Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 3

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 3

I. Yêu cầu cần đạt:

 - Đọc được,viết được số 0, biết so sánh số 0 với các số đã học. Nhận biết được số 0 là số lượng vật của một nhóm không có vật nào.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học.

- Hình thành và phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, NL giao tiếp toán học.

 

docx 17 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2022
TIẾT 3: TOÁN
 SỐ 0
Yêu cầu cần đạt:
 - Đọc được,viết được số 0, biết so sánh số 0 với các số đã học. Nhận biết được số 0 là số lượng vật của một nhóm không có vật nào.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, yêu thích môn học. 
- Hình thành và phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, NL giao tiếp toán học.
- Kèm cặp: Hạ Vy, Hà My, Nhân
II. Đồ dùng dạy học: Ti vi - Mô hình số (trong bộ đồ dùng Toán)
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: HS đếm số từ 1 đến 9
- Lắng nghe GV NX chốt lại từ đó dẫn dắt vào bài học.
Khám phá:
 Hoạt động 1: Nhận biết số lượng 0 và cách đọc số 0
- HS quan sát hình và nêu số lượng bánh ở mỗi chiếc đĩa?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV giới thiệu: Đĩa bên phải không có chiếc bánh nào, ta nói số lượng bánh ở đĩa bên phải là “không”. Không được viết là 0 ,đọc là “không”.
- HS đọc số 0.
- Viết số 0 bảng con
3. Luyện tập
Bài tập1 (Cá nhân)	
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Chia sẻ trong nhóm
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- Hs tập viết số 0 vào VBT.
Bài tập 2a: (Cá nhân)
 - Hs làm bài cá nhân
 - Hs chia sẻ bài làm trước lớp.
 - Hs trả lời được câu hỏi: Khi nào ta có số 0? 
Bài tập 2b : (Làm bài cặp đôi )
 - Hs làm việc theo nhóm đôi.
 - Hs chia sẻ trước lớp, nhận xét.
4. Vận dụng:
 - HS lấy vở, bút, chì, tẩy, nói về số lượng đồ vật của mỗi em.
* HD học sinh về nhà đếm số con mèo, con chó, con chồn và viết số lượng con vật vào vở.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 4 : TIẾNG VIỆT
 Bài 11: h k kh
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, viết, học được cách đọc các tiếng/chữ có h, k, kh. Mở rộng vốn từ có h, k, kh. - II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa, mẫu chữ: h, k, kh chữ số: 0.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Khởi động: 
- HS chơi trò chơi bắn tên đọc các âm đã học
2. Khám phá: 
HĐ1: Khám phá âm mới
- Lắng nghe GV giới thiệu âm mới h k kh
b. Đọc âm mới, tiếng
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng: hề, kẻ, khế
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích: cá nhân, nhóm, lớp.
- GVnhận xét, sửa lỗi.
HĐ 2: Đọc từ ngữ ứng dụng
- HS quan sát tranh trong SGK
- HS quan sát, đọc từ ngữ dưới tranh: cá nhân, nhóm, lớp
- HS phân tích 1 số tiếng chứa âm mới: hồ, khe, kì, khỉ
- GV trình chiếu tranh, giải nghĩa 1 số từ
 3. Thực hành.
HĐ3: Tạo tiếng mới chứa h, k, kh
- HS ghép âm h, k, kh với các nguyên âm, dấu thanh đã học để tạo thành tiếng mới. 
- HS tự tạo tiếng mới - đọc tiếng mình tạo được.
- GV nhận xét.
- GV lưu ý HS: k chỉ kết hợp với i, e, ê
HĐ 4: Viết bảng con
* Hướng dẫn viết chữ h, k, kh:
- GV treo tranh mẫu chữ h, k, kh
- HD cách viết chữ h, k, kh - HS quan sát.
- Hướng dẫn viết không trung 
- HS dùng ngón trỏ viết không trung.
- HS viết bảng con.
* Hướng dẫn viết chữ :hề, kẻ, khế, số 0
- GV hướng dẫn cách viết chữ hề, kẻ, khế, số 0.
- Hướng dẫn viết không trung.
- HS viết bảng con.
- GV nhận xét.
BUỔI CHIỀU: 
TIẾT 1:TIẾNG VIỆT
 Bài 11: h k kh (T2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, hiểu được đoạn ứng dụng.	
- Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác (đọc). Năng lực giải quyết vấn đề (tìm được tiếng có chứa h, k, kh).
- Chăm chỉ, cẩn thận qua hoạt động tập viết.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa, mẫu chữ: h, k, kh chữ số: 0.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ 5: Đọc đoạn ứng dụng 
- HS quan sát tranh SGK
+ Tranh vẽ những ai? 
- HS quan sát trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, giới thiệu câu ứng dụng.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, h s đọc bài
- HS đánh vần, đọc trơn từng tiếng
- HS luyện đọc các tiếng có h, k, kh: Kì, hể, hả, Kha, khế, kho
- HS luyện đọc từng câu: cá nhân, lớp
- HS đọc nối tiếp câu theo nhóm.
- HS đọc cả đoạn: cá nhân, nhóm, lớp.
- GV nghe và chỉnh sửa
HĐ 6: Trả lời câu hỏi
- GV nêu yêu cầu bài tập
- HS đọc các tiếng ở 2 cột 
- HS trả lời câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV.
+ Bé Kì có gì? Dì Kha có gì?Ai có cá?Ai có khế?
4. Vận dụng. Tìm tiếng có âm h, k,kh đã học
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3: GDKNS
ATGT: ĐƯỜNG EM TỚI TRƯỜNG (TIẾT2) 
Yêu cầu cần đạt:
- Mô tả được một số hình ảnh thường gặp trên con đường tới trường.
- Nhận biết và phòng, tránh một số nguy hiểm có thể xảy ra trên con đường từ nhà đến trường.
Đồ dùng dạy học 
 GV: Tranh vẽ phóng to HS: Sách giáo khoa.
III.Hoạt động dạy học.
1. Khởi động: Hát bài đi học về
2.Thực hành:
HĐ1.Tình huống nào trong tranh có thể xảy ra tai nạn giao thông?
- HS quan sát tranh theo nhóm đôi, trao đổi :
+ Em nhìn thấy những gì trong các bức tranh và nói cho ban nghe?
- HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Trong quá trình HS trình bày, GV đặt câu hỏi để khai thác từng bức tranh.
- GV chốt lại nội dung của hoạt động.
HĐ2. Hành vi nào trong tranh có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
- HS quan sát tranh theo nhóm bốn, trao đổi :
+ Em nhìn thấy những gì trong các bức tranh và nói cho bạn nghe?
- Em đồng tình với hành vi tham gia giao thông nào trong từng bức tranh (bằng cách sử dụng thẻ)
- Em hãy nói lời khuyên cho với những hành vi chưa đúng?
- GV chốt lại nội dung chính và giáo dục HS.
3.Vận dụng: Thực hành đi đúng làn đường quy định.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
 Thứ 3 ngày 20 tháng 9 năm 2022
TIẾT 1:TIẾNG VIỆT
 BÀI 12: t, u, ư ( TIẾT 1)
I.Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, viết, học được cách đọc các tiếng/chữ có t, u, ư. Mở rộng vốn từ có t, u, ư. Viết được chữ số 1.
- Đọc, hiểu được đoạn ứng dụng
- Biết sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong gia đình, biết trả lời câu hỏi.
- HS hoạt động tích cực đọc viết
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa SGK, mẫu chữ: t, u, ư, chữ số: 1
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
- GV tổ chức trò chơi: Gọi thuyền - HS cả lớp tham gia đọc các tiếng có âm đã học
- GV nhận xét – tuyên dương.
2. Khám phá: 
HĐ1: Khám phá âm mới
a. Giới thiệu t, u, 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi đây là chữ gì? 
- HS đọc đồng thanh t, u, ư theo yêu cầu của giáo viên
- HS đọc đồng thanh
- HS chỉ ra t, u, ư trong các tiếng dưới tranh
b. Đọc âm mới, tiếng
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng: tổ, dù, dữ
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích : cá nhân, nhóm, lớp.
- GVnhận xét, sửa lỗi.
HĐ 2: Đọc từ ngữ ứng dụng
- HS quan sát tranh SGK
- HS quan sát, đọc từ ngữ dưới tranh: cá nhân, nhóm, lớp
- GV giải nghĩa 1 số từ 
3. Thực hành.
HĐ3: Tạo tiếng mới chứa t, u, ư
- HS ghép âm t, u, ư với các phụ âm, nguyên âm dấu thanh đã học để tạo thành tiếng mới. 
- HS tự tạo tiếng mới - đọc tiếng mình tạo được.
- GV nhận xét.
HĐ 4: Viết bảng con
* Hướng dẫn viết chữ t, u, ư, số 1
- HS quan sát HD cách viết t, u, ư, 1 
- HS viết không trung 
- HS dùng ngón trỏ viết không trung.
- HS viết bảng con.
* Hướng dẫn viết chữ : tổ, củ, từ
- HS viết không trung.
- HS viết bảng con.
- GV nhận xét.
Tiết 2
HĐ5: Đọc đoạn ứng dụng 
- HS quan sát tranh SGK, trả lời câu hỏi
+ Tranh vẽ những ai? + Bé đang làm gì?
- GV nhận xét, giới thiệu câu ứng dụng.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, HS đọc bài
- HS đánh vần, đọc trơn từng tiếng
- HS luyện đọc các tiếng có t, u, ư: tò, Tí, đu đủ, tư, củ từ
- HS luyện đọc từng câu - Đọc nối tiếp câu theo nhóm - Đọc cả đoạn (cá nhân, nhóm, lớp).
- HS nghe GV sửa lỗi
HĐ 6: Trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe GV hướng dẫn bài tập. HS trả lời câu hỏi: Tí có gì ?
- HS trả lời - GV nhận xét
4. Vận dụng:
- Tìm tiếng có chứa âm t và đặt câu với tiếng đó.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3: TC TOÁN
 ÔN LUYỆN
 I.Yêu cầu cần đạt:
- Đếm, đọc, viết được các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. 
- Biết cẩn thận, nhanh nhẹn, đếm, đọc viết được các số từ 0 đến 9. 
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng học Toán 1
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Khởi động
- HS quan sát đếm số lượng mỗi đồ vật có trong lớp học?
Vd : Có 1 cái bảng lớp, có 4 cái quạt treo tường, ..
- Hs nêu ý kiến
2. Thực hành :
Bài 1 : Viết số
- Hs viết các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Gv q/s giúp đỡ hs viết chưa đúng
Bài 2: Mỗi loại có bao nhiêu ?
- HS q/s một số đồ vật .HS quan sát , đếm xem mỗi loại có bao nhiêu ?
- HS khác nhận xét câu trả lời. Nhắc lại câu trả lời của bạn.
- Nghe GV nhận xét tuyên dương HS.
Bài 3 : Đếm số
- HS đếm xuôi từ 0-9, đếm ngược từ 9-0
- HS HĐ nhóm 4. Trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Vận dụng:
- Đếm và viết vào vở ô li các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. theo thứ tự và đếm ngược 9,8,7,6,5,4,3,2,1,0.
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
 TIẾT 4: ĐẠO ĐỨC 
 EM YÊU GIA ĐÌNH ( TIẾT 3)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình.
- Biết thể hiện hành động yêu thương gia đình. 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Khởi động: Hát bài hát về gia đình. 
2. Thực hành:
HĐ1: Em sẽ làm gì trong mỗi tình huống sau?
- GV chia 2 nhóm ứng với 2 tình huống
- Các nhóm thảo luận cách ứng xử tình huống được giao
Từng nhóm lên đóng vai tình huống
HS trả lời câu hỏi của GV: Em có vui khi thực hiện việc đó không?
- GV nhận xét đánh giá câu trả lời của HS.
HĐ2: Em hãy thể hiện hành động yêu thương trong từng tình huống cụ thể ở gia đình em.
- HS suy nghĩ và thực hiện bài tập, một số học sinh phát biểu ý kiến trước lớp.
GV nhận xét và chốt ý: Cách thể hiện tình yêu thương gia đình: đi nhẹ nói khẽ cho ông bà nghỉ ngơi, nói lời yêu thương, phụ giúp việc nhà, nhường nhịn lẫn nhau,
3.Vận dụng: Nêu những việc mình đã làm để thể hiện hành động yêu thương gia đình em.
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1:TIẾNG VIỆT
 BÀI 13: l, m, n ( Tiết 1)
I.Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, viết, học được cách đọc các tiếng/chữ có l, m, n. 
- Viết được chữ số 2.
- HS biết giao tiếp và hợp tác: Giao tiếp với các bạn trong lớp. 
- HS tự giác đọc bài, viết bài.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa SGK, mẫu chữ: l, m, n, chữ số: 2
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Khởi động: 
- HS lên bảng đọc từ: tổ cò, dù dì hà, cô tư.
- GV nhận xét – giới thiệu bài mới
2. Khám phá: 
HĐ1: Khám phá âm mới
a. Giới thiệu l m n
 - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi: đây là chữ gì? ( l, m, n )
- HS đọc đồng thanh l, m, n - HS đọc  ... dùng dạy học
- Đồ dùng dạy toán: mô hình số. Phiếu học tập(BT2)
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động
- HS chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”.
+ Lớp chia thành 2 đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Sau khi hô số nào thì HS dùng tay đập vào số đã ghi sẵn trên bảng. Đội nào nhanh hơn thì được 1 bông hoa.
+Trưởng ban học tập điều hành trò chơi.
- HS nghe GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.
2. Thực hành:
Bài tập 1: (Hoạt động cá nhân)
- HS quan sát tranh, 
- HS làm bài dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV
- HS chia sẻ trước lớp, đánh giá lẫn nhau, HS được GV nhận xét.
- HS đọc số vừa tìm được.
Bài tập 2
- HS quan sát tranh 
- HS hoạt động nhóm đôi và làm bài vào phiếu học tập.GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ những nhóm còn hạn chế.
- Đại diện nhóm chia sẻ. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3 (Hoạt động cả lớp)
- HS quan sát tranh trả lời được câu hỏi: Có bao nhiêu con gà?
- HS viết số vào bảng con (10)
- Các câu hỏi b, c, d , HS làm tương tự.
- HS nghe GV chốt kết quả: 10 con gà, 3 con mèo, 7 con bướm, 0 con thỏ.
3. Vận dụng:
 Cùng chơi: Trò chơi “Lấy đúng, lấy nhanh”.
- HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi.- HS chơi 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
--------------------------------------------------
 TIẾT 2:TIẾNG VIỆT
 Bài 14: nh th p - ph (Tiết 2)
I.Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, hiểu được đoạn ứng dụng.
- Biết giao tiếp với các bạn trong nhóm Tự giác đọc bài, viết bài.
- Biết chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu chữ, chữ số: nh, ph, th, 3
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động 
- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh, ai đúng: Thi ghép các tiếng chứa âm nh th p - ph 
- HS thi đua giữa 3 tổ
2.Thực hành:
HĐ1: Đọc đoạn ứng dụng 
- HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe GV nhận xét, giới thiệu câu ứng dụng.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc bài
- HS đánh vần, đọc trơn từng tiếng
- HS luyện đọc các tiếng có nh, th, ph: Nhà, Thi, phố, nhỏ, phở
- HS luyện đọc từng câu - đoạn (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV nghe và chỉnh sửa
HĐ2: Trả lời câu hỏi
- HS trả lời câu hỏi của GV.
3. Vận dụng:
- Tìm tiếng có âm đã học, tập nói câu chứa tiếng đã học
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
..
TIẾT 4: TIẾNG VIỆT
BÀI 15: ÔN TẬP
I.Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, viết được các tiếng chứa âm đã học trong tuần : h, k, kh, t, u, ư, l, m, n, nh, th, p- ph.
- Đọc hiểu các câu, đoạn ứng dụng.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa từ khóa: kè đá, cà phê, cổ thụ, nhà kho, lư đá.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Khởi động 
- HS hát bài : Lớp chúng mình đoàn kết
+ Trong tuần các em đã được học những âm nào?
+ Các âm đã học được chia thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những âm nào?
2. Khám phá 
HĐ1. Đọc ghép âm, vần, thanh thành tiếng.
- GV treo bảng phụ hướng dẫn và yêu cầu HS đọc thầm 
- HS đọc cá nhân nối tiếp
- GV chỉnh sửa những em phát âm chưa chính xác, giải thích thêm nghĩa của những từ trên.
HĐ2: Tìm từ ngữ phù hợp với tranh
- HS đọc các từ ngữ trong tranh - GV chỉnh sửa phát âm
- HS chơi trò chơi: “Tìm nhanh tên cho tôi” dưới sự hướng dẫn của GV
- GV nhận xét – tuyên dương.
HĐ3: Viết bảng con
* cà phê, cổ thụ
- GV viết mẫu 
- HS quan sát độ cao của các chữ, cách đặt dấu thanh, cách nối nét dưới sự hướng dẫn của GV 
- HS viết bảng con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
3. Vận dụng
- Tìm các từ ngữ chứa tiếng chữ có âm/ chữ đã học trong tuần.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
----------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 23 tháng 9 năm 2022
TIẾT 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 15: ÔN TẬP (T2)
I.Yêu cầu cần đạt:
- Đọc hiểu các câu, đoạn ứng dụng.
- Viết được các tiếng, từ có trong bài.
- Biết giao tiếp và hợp tác . Biết yêu thương ông bà. Yêu thiên nhiên, biết lao động chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa từ khóa: kè đá, cà phê, cổ thụ, nhà kho, lư đá.
III. Các hoạt động dạy học:
3.Thực hành:
HĐ4: Đọc đoạn ứng dụng 
a. Giới thiệu
- HS quan sát tranh và hỏi: 
+ Tranh vẽ những ai? Mẹ và bé đang làm gì?
b. Đọc thành tiếng.
- HS đọc nhẩm
- GV đọc mẫu
- HS đọc nối tiếp câu - cả đoạn (cá nhân, nhóm, lớp )
HĐ 5: Thực hiện bài tập
- HS thực hiện bài tập: Ai như thế nào?
+Bé nhớ ai? Mẹ nhớ ai?
- HS trả lời - GV nhận xét
HĐ 6: Viết chính tả 
- GV hướng dẫn viết mẫu câu: Bé nhớ mẹ
- HS trình bày vào vở.
- HS lắng nghe GV đọc để viết bài 
- GV đọc lại để HS soát lỗi.
4. Vận dụng
- Tìm các từ ngữ chứa tiếng chữ có âm/ chữ đã học trong tuần.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3:TIẾNG VIỆT
 TẬP VIẾT
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS viết được các từ, số: kẻ đá, cá thu, nhà kho, 0, 1, 2, 3.
- Viết đúng chữ mẫu, đẹp trình bày sạch sẽ
- HS có ý thức tự giác viết bài. 
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hs viết k, th, nh
2. Luyện tập
HĐ1: GV giới thiệu mẫu
- GV trình chiếu mẫu chữ, chữ số: kẻ đá, cá thu, nhà kho, 0, 1, 2, 3 - HS đọc 
- HS tìm và nêu các âm trong tuần có ở các tiếng trên
- HS nêu
HĐ2: Viết bảng con:
- HS quan sát từ: kẻ đá, cá thu, nhà kho (cỡ vừa) 0, 1, 2, 3 (cõ nhỏ) và HD về độ cao, độ rộng.
- GV viết mẫu, lưu ý HS nét nối các con chữ, vị trí dấu thanh.
- HS quan sát - viết bảng con
- GV quan sát, uốn nắn
HĐ3:Viết vở Tập viết:
- HS viết vào vở Tập viết
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GV uốn nắn, giúp đỡ HS còn khó khăn khi viết và HS viết chưa đúng.
- GV nhận xét vở của 1 số HS
3. Vận dụng
- Viết tiếng, từ có phụ âm, kh, nh, th
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 4: TĂNG CƯỜNG TOÁN
 ÔN LUYỆN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đếm, đọc, viết được các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. 
- HS biết cẩn thận, nhanh nhẹn
- Biết giao tiếp và sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng học Toán 1
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Khởi động
- HS quan sát đếm số lượng mỗi đồ vật có trong lớp học?
Vd : Có 1 cái bảng lớp, có 4 cái quạt treo tường, ..
- Hs nêu ý kiến
Thực hành:
Bài 1 : Viết số
- Hs viết các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- GV q/s giúp đỡ hs viết chưa đúng
Bài 2: Mỗi loại có bao nhiêu ?
- .HS quan sát một số đồ vật và đếm xem mỗi loại có bao nhiêu ?
- HS khác nhận xét câu trả lời. Nhắc lại câu trả lời của bạn.
- Nghe GV nhận xét tuyên dương HS.
Bài 3 : Đếm số
- HS đếm xuôi từ 0-9, đếm ngược từ 9-0
- HS HĐ nhóm 4. Trình bày trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. Vận dụng
- Đếm các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. theo thứ tự và đếm ngược 9,8,7,6,5,4,3,2,1,0.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
BUỔI CHIỀU:
 TIẾT 1:TIẾNG VIỆT
 KỂ CHUYỆN: ( XEM - KỂ) ANH EM KHỈ LẤY CHUỐI
I.Yêu cầu cần đạt:
- Kể được câu chuyện “Anh em khỉ lấy chuối” bằng 1-3 câu; Hiểu được kết quả, niềm vui của lao động.
- HS biết chăm chỉ yêu lao động, yêu thiên nhiên. 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động
- GV cho HS xem tranh và hỏi: Đây là con gì?
- GV giới thiệu bài
2. Thực hành:
a. Kể theo từng tranh
- GV trình chiếu tranh hỏi – HSTL
+ Hai anh em khỉ muốn làm gì? 
+ Hai bạn ấy đã nghĩ ra cách gì?
+ Tiếp theo, hai bạn ấy làm thế nào? 
+ Chuyện kết thúc như thế nào?
b. Kể toàn bộ câu chuyện
- HS kể nối tiếp lại toàn bộ câu chuyện.
- HS kể theo nhóm 4. Mỗi HS kể 1 tranh.
- HS kể nội dung 4 bức tranh trong nhóm 
- HS khác trong nhóm nghe, góp ý.
c. Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
- 2- 4 HS lên bảng, vừa chỉ vào tranh vừa kể
- HS khác nghe, cổ vũ.
- GV nhận xét – tuyên dương
3. Vận dụng
+ Câu chuyện kể về nhân vật nào?
+ Qua câu chuyện em học tập được gì?
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 2:TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
 ÔN LUYỆN
Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, viết được các chữ: l, m, n, nh, th, p- ph đã học.	
- Rèn kĩ năng đọc đúng, viết đẹp
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ giao tiếp và hợp tác tốt, năng lực giải quyết vấn đề
II. Đồ dùng dạy học: Bộ ĐDTV, bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- Gv chiếu trannh các con vật có các chữ cái đã học.HS quan sát hỏi đáp về tên các con vật trong tranh. 
2. Thực hành:
a. Luyện đọc: 
- HS đọc các chữ cái: l, m, n, nh, th, p- ph.
- HS đọc các chữ không theo thứ tự do GV chỉ
- Các nhóm tìm nhanh các chữ do GV yêu cầu trong bộ ĐDTV. 
- HS HĐ nhóm 4
b. Luyện viết: 
- HS nhắc lại độ cao, độ rộng các chữ: l, m, n, nh, th, p- ph.
- Luyện viết bảng con
- GV quan sát, uốn nắn
- Luyện viết vở: lê, me, na, nhà lá, phố
- GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn khó khăn khi viết và HS viết chưa đúng.
- GV nhận xét vở của 1 số HS.
3. Vận dụng
- Tìm tiếng từ có âm đã học. Nói câu có âm l, m, n, nh, th, p- ph.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
--------------------------------------------------
TIẾT 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
HỌC SINH CHIA SẺ THU HOẠCH VÀ PHẢN HỒI TRÒ CHƠI: 
LÀM THEO HIỆU LỆNH TRỐNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS hiểu được tác dụng của việc lắng nghe tích cực: rèn luyện sự tập trung, các kĩ năng học tập như nghe giảng, phát biểu xây dựng bài, ghi nhớ, .
- HS nhận biết được những việc nên làm vào giờ học, những việc nên làm vào giờ chơi và biết cách điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.
- Tạo cảm xúc tích cực, vui vẻ giữa các thành viên trong lớp. HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: Bàn ghế kê theo dãy.: Bóng gai, sticker quà.
III. Các hoạt động dạy học:	
1. Khởi động
- Cả lớp hát theo đĩa: Lớp chúng mình đoàn kết
Thực hành:
a. Hoạt động sinh hoạt theo chủ điểm: Giờ học, giờ chơi
+. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước.
- HS ngồi theo tổ thành vòng tròn và kể cho nhau nghe những gì mình thường làm trong giờ học và giờ ra chơi.
+. Hoạt động nhóm : Làm theo hiệu lệnh tiếng trống. 
- GV thống nhất về hiệu lệnh và nhắc nhở chung.
- HS thực hiện theo hiệu lệnh của GV.
- HS giải tán và tập trung lại theo hiệu lệnh đã quy định (thực hiện nhiều lần).
- Tổ nào nhiều lần tập trung nhanh hơn, tổ ấy chiến thắng và nhận được sticker. 
3. Tổng kết.
- GV yêu cầu HS về nhà kể cho bố mẹ, người thân các biểu hiện của người biết lắng 
nghe tích cực và phát hiện xem trong gia đình, ai là “Người nghe tích cực” nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_3.docx