Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 7

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 7

 Sau bài học, học sinh biết

- Nêu một số biểu hiện của tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.

- Biết vì sao cần tự giác khi làm việc ở trường.

- Hiểu được sự cần thiết của tự giác, đồng tình với thái độ, hành vi tự giác, không đồng tình với thái độ, hành vi chýa tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.

- Thực hiện được và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.

 

docx 29 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 7 
Khối 1
(Từ ngày 17/10 đến ngày 21/10 năm 2022)
Thứ, Buổi
Tiết
dạy
Môn
Tiết học
Tên bài dạy
Hai ( Sáng) 17/10/2022
1
(CC)HĐTN
19
SHDC: Trò chơi An toàn – Nguy hiểm
2
Đạo đức
7
Bài 4: Tự giác làm việc ở trường (T.1)
3
Tiếng Việt
73
ao eo (T.1)
4
Tiếng Việt
74
ao eo (T.2)
Ba ( Sáng)
18/10/2022
1
GDTC
2
Toán
19
Số 6 (T.2)
3
Tiếng Việt
75
au êu (T.1)
4
Tiếng Việt
76
au êu (T.2)
 Tư ( Sáng)
19/10/2022
1
Mỹ thuật
2
Toán
20
Số 7 (T.1)
3
Tiếng Việt
77
â âu (T.1)
4
Tiếng Việt
78
â âu (T.2)
(Chiều)
3
TNXH
13
Bài 7: Hoạt động ở trường em (T.1)
4
Tiếng Việt
79
iu ưu (T1)
5
Tiếng Việt
80
iu ưu (T2)
Năm(Sáng)
20/10/2022
1
GDTC
2
HĐTN
20
SH theo chủ đề: An toàn mỗi ngày
3
TV(TH)
81
Thực hành
4
TV(KC)
82
Kể chuyện: Rùa và thỏ
(Chiều)
3
Âm nhạc
4
TNXH
14
Bài 7: Hoạt động ở trường em (T.2)
5
T(BD)
Luyện tập 
Sáu
21/10/2022
1
TV(Ôn tập)
83
Ôn tập
2
TV(Ôn tập)
84
Ôn tập
3
Toán
21
Số 7 (T.2)
4
SHL(HĐTN)
21
SH lớp: Làm nhãn an toàn
 Duyệt BGH Tổ trưởng
ÑẠO ĐỨC
Bài 4: TỰ GIÁC LÀM VIỆC Ở TRƯỜNG (2 TIẾT)
Thời gian thực hiện: từ tuần 7 đến tuần 8
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 	Sau bài học, học sinh biết
- Nêu một số biểu hiện của tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.
- Biết vì sao cần tự giác khi làm việc ở trường.
- Hiểu được sự cần thiết của tự giác, đồng tình với thái độ, hành vi tự giác, không đồng tình với thái độ, hành vi chýa tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.
- Thực hiện được và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, SGV, tranh ảnh, truyện, video (nếu có).
- HS: SGK, VBT(nếu có).
III. HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1:
HOẠT ÐỘNG CỦA GV
HOẠT ÐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Biết được bạn nhỏ trong bài thơ đã tự giác tưới cây.
- Cách tiến hành:
GV đọc bài thơ: Vườn trường (tác giả Thanh Minh).
GV hướng dẫn cả lớp đọc đồng thanh lại bài thơ.
GV hỏi: Trong vườn trường có cây gì?
Ðể hoa luôn thắm tươi thì chúng ta phải làm gì?
+ Giới thiệu bài mới.
HS cả lớp lắng nghe.
Cả lớp đồng thanh.
HS trả lời cây hoa.
HS trả lời: tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu, vặt lá khô,
 2. Hình thành kiến thức mới:
Mục tiêu: Biết tự giác tham gia vào các hoạt động học tập, sinh hoạt ở trường.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Xem hình và trả lời câu hỏi
GV cho HS cả lớp xem và quan sát tranh từng hình (hình 1 và hình 2) và hỏi:
- Các bạn trong từng hình đang làm gì?
- Các bạn làm việc và ngồi học như thế nào?
GV nhận xét: Cả 2 hình, các bạn đã biết tự nguyện quyên góp và sắp xếp gọn gàng sách vở, ngồi học rất nghiêm và giơ tay xin giơ tay phát biểu.
Hoạt động 2: Thảo luận
Thảo luận nhóm 4, mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng thành viên, cử đại diện HS trong nhóm phát biểu ý kiến.
GV đưa câu hỏi thảo luận:
- Các bạn trong mỗi hình đang làm gì? 
- Các bạn đã tự giác trong học tập và sinh hoạt như thế nào?
GV chốt ý: Các bạn phải tự giác tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt ở trường một cách rất nghiêm túc để kết quả học tập tốt hơn.
- GV hỏi các em kể thêm những biểu hiện tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường mà em đã thực hiện hoặc đã chứng kiến?
- GV tuyên dương, nhận xét.
- Hình 1: Các bạn HS đang quyên góp sách vở để hỗ trợ các bạn vùng lũ.
- Hình 2: Các bạn HS tự giác ngồi học nghiêm túc và giơ tay xin trả lời.
- HS nhận xét bạn trả lời.
- Thảo luận nhóm 4
- Hình 1: Hai bạn HS đang tưới nước cho bồn hoa ở sân trường.
- Hình 2: Ba bạn HS đang cùng nhau thảo luận.
- Hình 3: Một bạn HS đang tự giác bỏ rác vào thùng rác ở trường.
- Hình 4: Hai bạn HS đang ở thư viện trường, một bạn đọc sách, một bạn chọn sách trên kệ.
- HS các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của của nhóm mình và đại diện nhóm lên chia sẻ:
- HS các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
HS trả lời:
- Tự giác về trang phục, vệ sinh trường lớp: quần áo, tóc, móng tay, móng chân luôn cắt ngắn gọn gàng, sạch sẽ.
- Tự giác trong giờ học: nghiêm túc ngồi học lắng nghe và giơ tay phát biểu ý kiến.
- Tự giác trong giờ chơi: chõi các trò chơi nhẹ nhàng, vui nhộn (những trò chơi không gây nguy hiểm).
- Tự giác trong giờ ngủ:.
- Tự giác trong giờ ãn:.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.
LUYỆN TẬP( Chia sẻ)
- Mục tiêu: HS hiểu và biết việc làm nào nên làm và việc làm nào không nên làm.
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động theo nhóm 4: cử nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, cử ðại diện lên chia sẻ.
GV cho HS quan sát từng hình và hỏi:
GV hỏi: Các bạn trong từng hình đang làm gì?
 - Em đồng tình hay không ðồng tình với việc làm của bạn (các bạn) trong hình hay không? Vì sao?
GV tuyên dương, nhận xét
- GV hỏi các em vì sao phải tự giác làm việc ở trường (nội quy lớp học, vệ sinh, học tập, thể dục thể thao,)?
- GV tuyên dương, nhận xét và bổ sung.
Các nhóm thảo luận và chia sẻ.
- Hình 1: Một bạn nam đang hái hoa ở sân trường.( Không đồng tình với bạn nam )
- Hình 2: Nhóm các bạn HS đang vệ sinh trường lớp.(Ðồng tình)
- Hình 3: Các bạn HS đang thể dục.(Ðồng tình )
- Hình 4: Các bạn HS đang sinh hoạt tập thể.(Ðồng ý)
- Các bạn nhóm khác nhận xét, bổ sung theo ý của mình.
- Trường, lớp học có nội quy nên HS cần phải chấp hành.
4/Vận dụng
GV hỏi HS:
- Chúng ta vừa học xong bài gì?
- Như thế nào là tự giác?
- Các em đã tự giác làm những việc gì trong học tập, sinh hoạt ở trường?
- Các em vừa học xong tiết 1 bài Tự giác làm việc ở trường học. Về nhà các em chuẩn bị tiếp tiết 2 của bài này để tuần sau chúng ta Chia sẻ và Luyện tập đạt kết quả tốt hơn.
- Ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tự giác nghiêm túc trong học tập giúp các em tiếp thu bài tốt, kết quả học tập cao hơn.
- Thể dục thể thao phù hợp với với lứa tuổi các em, giúp các em khỏe mạnh.
-HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
TIẾT 2
HOẠT ÐỘNG CỦA GV
HOẠT ÐỘNG CỦA HS
1. Luyện tập
- Mục tiêu: Các em xử lý được tình huống của GV.
- Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Xử lý tình huống
GV cho HS dđóng vai và xử lý tình huống sau:
- Em sẽ tự giác làm gì để tham gia giờ chào cờ đầu tuần?
+Trường hợp 1: Có 1 HS mặc không đúng đồng phục (quần áo hoặc dép lê) khi tham gia chào cờ, em sẽ xử lý nhý thế nào?
+Trường hợp 2: Có 2 HS không nghiêm túc khi tham gia chào cờ?
GV chốt ý lại cần lýu ý: 
+ Ðến trường ðúng giờ quy định để dự lễ chào cờ.
+ Mặc trang phụ quy ðịnh.
+ Sắp ghế, chỗ ngồi.
+ Tham gia các hoạt ðộng trong nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca, tư thế nghiêm, hoạt động tập thể.
+ Lắng nghe phát biểu ý kiến, dặn dò của các thầy, cô giáo .
Các cặp HS lên đưa ra ý kiến và xử lý từng tính huống xảy ra.
+Trường hợp 1: Nhắc nhở bạn lần sau chú ý kiểm tra lại cách ãn mặc trước khi đến lớp để thực hiện nghiêm nội quy trường lớp đã đề ra.
+ Trường hợp 2: Gọi 2 bạn HS ra chỗ khác rồi nhắc nhở nhẹ nhàng các bạn không nên làm như thế vì như thế chúng ta không tôn trọng những người đã ngã xuống cho chúng ta được tự do đến trường như ngày hôm nay. Ðể 2 bạn nhận ra lỗi của mình để các em hứa sẽ sửa đổi và không tái phạm nữa.
- HS nhận xét, bổ sung cách xử lý của các bạn.
 Hoạt động 2: Liên hệ bản thân
a) Kể lại một việc em đã tự giác làm ở trường và cho biết lợi ích của việc làm đó?
b) Ở trường, em còn chưa tự giác làm việc gì? 
Em sẽ phấn đấu thực hiện như thế nào?
GV chốt ý: Các em nên chăm chỉ rèn luyện để thực hiện hiệu quả những việc mình còn hạn chế. Các em nên lập kế hoạch từng ngày mình sẽ làm những việc gì ðể mình cố gắng thực hiện cho tốt.
HS kể: Tự ý thức ăn mặc, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ; tự giác tham gia các hoạt động học tập nghiêm túc; 
HS kể: Chưa tự giác dọn dẹp vệ sinh trường, lớp; Còn nhiều hôm chưa mặc đúng đồng phục; Chưa thực hiện đúng nội quy trường lớp.
- Em sẽ luôn luôn ghi nhớ nội quy trường lớp để tự giác thực hiện tốt những việc làm ấy.
2. Thực hành
Hoạt động 1: Tập hát Quốc ca cho HS.
- Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa của bài hát Quốc ca.
- Cách tiến hành: 
+GV cho HS xem video clip về hoạt động chào cờ và hát Quốc ca.
+GV nói về nội dung, ý nghĩa của bài hát để các em hiểu và ghi nhớ sâu hơn.
+GV chia bài hát thành từng phần, hát mẫu và cho các em luyện tập hát từng câu.
+Tổ chức các nhóm học hát nhanh thuộc và thi xem nhóm nào hát hay hơn?
*Tập tư thế chào cờ:
+Cho HS xem video clip hướng dẫn tư thế chào cờ.
+GV làm mẫu.
+Các nhóm luyện tập và thi đua giữa các nhóm.
- GV mời một số HS làm đúng lên hướng dẫn và làm mẫu cho các bạn.
GV chốt ý: Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca là hoạt động thiêng liêng, ðược tổ chức thường kì hằng tuần và trong các dịp quan trọng. Các em cần ghi nhớ và tự giác luyện tập nghiêm túc để thể hiện trách nhiệm của một HS, một công dân.
HS lắng nghe và nhẩm theo.
HS chăm chú lắng nghe và ghi nhớ.
HS học hát từng câu.
Các nhóm thi đua nhau học và hát.
HS chăm chú quan sát.
HS quan sát GV làm và tập làm theo.
HS các nhóm thi đua nhau.
HS lên hướng dẫn và làm mẫu, các bạn khác làm theo.
HS nhận xét bạn nào làm đúng, làm đẹp; bạn nào làm chưa ðúng, chưa đẹp và giúp bạn sửa lại.
HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động của Sao Nhi đồng và tự giác tham gia.
- Mục tiêu: giúp HS hiểu được Sao Nhi đồng là gì? Sao Nhi đồng có những hoạt động gì? Và mỗi HS có một tên Sao của mình.
- Cách tiến hành: GV mời một số anh chị phụ trách Sao đến để giúp các em tìm hiểu, hướng dẫn hoạt động, chia sẻ kinh nghiệm.
- GV giúp các em tìm hiểu Sao Nhi đồng bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
+Sao Nhi đồng là gì? Tại sao cần có Sao Nhi đồng?
+Sao Nhi đồng có những hoạt động gì?
+Lớp của mình sẽ tổ chức hoạt động Sao Nhi đồng như thế nào?
+Khi tham gia Sao Nhi đồng, em nghĩ mình sẽ tự giác tham gia các hoạt động như thế nào?
+Em muốn cùng các bạn tham gia hoạt động nào?
GV cho các em tự giới thiệu về Sao của mình.
GV chốt ý: Các em cần cố gắng rèn luyện để hình thành thói quen tự giác khi ở trường và trong các hoạt động khác.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS giới thiệu.
3. Ghi nhớ:
GV đọc và cho HS ... ạn; sửa lỗi nếu có. 
- HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài viết của mình.
- GV nhận xét
 - HS đọc từ ngữ đã cho, xác định nội dung cần điền. 
- HS thực hiện.
- HS viết vào VBT để hoàn thành câu (Mèo trèo cau/ Có chú mèo/ Trèo tàu cau/ Nghe gió reo/ Kêu meo meo).
- HS báo cáo
- HS tham gia.
4/ VẬN DỤNG:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ có âm chữ đã học.
 -Giáo viên dặn học sinh.
- HS đọc lại các vần đã học trong tuần
- GV nhận xét.
- Chuẩn bị bài Ôn tập và kể chuyện.
- NX tiết học
- Học sinh nhận diện lại tiếng, từ có âm chữ mà học sinh thường mắc lỗi khi đọc viết.
- Học sinh chuẩn bị: Bài Ôn tập và kể chuyện.
-HS đọc
-HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ...
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
MÔN TIẾNG VIỆT 
KỂ CHUYỆN : RÙA VÀ THỎ
Thời gian thực hiện: thứ.ngày .tháng.năm
I. YCCĐ : Giúp HS:
- Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Rùa và thỏ, tên chủ đề Thể thao và tranh minh hoạ.
- Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ và câu gợi ý dưới tranh.
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
- Sử dụng âm lượng, ánh mắt phù hợp với từng đoạn của câu chuyện khi kể. 
- Biết tin yêu và biết noi theo những tấm gương chăm chỉ, trung thực. 
- Biết chia sẻ trước thành công hoặc thất bại của người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC* GV: SGV, Nội dung truyện ; – Tranh minh hoạ truyện ; * HS: SHS
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Học sinh phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Rùa và thỏ, tên chủ đề Thể thao và tranh minh hoạ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nhắc lại truyện kể tuần trước: Tên câu chuyện là gì? Câu chuyện kể về những ai?, Em thích nhân vật, tình tiết nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét.
- GV hướng dẫn HS mở SGK, trang 79.
- GV mời HS đánh vần và đọc trơn tên truyện Rùa và thỏ.
- GV gợi ý HS dựa vào tranh minh họa để phán đoán nội dung câu chuyện
- Chia nhóm để HS cùng nhau trao đổi
- GV hỏi HS những câu hỏi gợi ý:
+ Trong các bức tranh có những con vật nào?
+ Những con vật nào xuất hiện nhiều?
+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?
GV giới thiệu bài mới.
- HS nhắc lại tên chuyện: Khỉ và sư tử
- HS xung phong trả lời.
- HS mở SGK, trang 79, thực hiện theo hướng dẫn của GV
- 1-2 HS đánh vần và đọc trơn
-HS quan sát, suy nghĩ
-Thảo luận nhóm
-Đại diện các nhóm trả lời
Trong các bức tranh có những con vật: rùa, thỏ, gấu.
- Những con vật xuất hiện nhiều là rùa và thỏ.
Câu chuyện diễn ra ở trong rừng.
- HS lắng nghe và liên hệ nội dung câu chuyện với phán đoán lúc trước của mình
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* Mục tiêu: Học sinh nghe kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ và câu gợi ý dưới tranh; trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân.
* Cách tiến hành: Nghe kể chuyện
- GV kể mẫu lần một toàn bộ câu chuyện 
- GV hướng dẫn HS liên hệ nội dung câu chuyện với những phán đoán lúc trước của mình
- GV kể lần hai, kể từng đoạn theo đúng trật tự diễn biến của câu chuyện.
- Cho HS quan sát tranh minh họa
-HS lắng nghe và quan sát tranh, ghi nhớ nội dung câu chuyện
3/ LUYỆN TẬP - THỰC HÀNH:
* Mục tiêu: Học sinh kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ và câu gợi ý dưới tranh; trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể chuyện nhóm, cá nhân.
* Cách tiến hành:Luyện tập kể chuyện
- Cho HS kể lại chuyện với các bạn theo nhóm nhỏ
- HS, nhóm HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. 
* Lưu ý giọng điệu, cửu chỉ của các nhân vật.
- Gợi ý HS đánh giá về các nhân vật và nội dung câu chuyện:
- Nhân vật nào nổi tiếng nhanh nhẹn, nhân vật nào được xem là chậm chạp?
- Vì sao Thỏ thua Rùa?
- Em thích nhân vật nào? Vì sao? - GV nhận xét.
-HS kể với âm lượng nhỏ, đủ nghe trong nhóm nhỏ
-HS, nhóm HS kể trước lớp
4. VẬN DỤNG:
* Mục tiêu: Liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân.
* Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS nhắc lại tên truyện, số lượng các nhân vật, nhân vật yêu thích
-Nhắc nhở HS đọc, nghe kể thêm truyện ở nhà, hướng dẫn HS đọc mở rộng (nếu có)
-Chuẩn bị bài học sau: chủ đề Đồ chơi, trò chơi
-HS suy nghĩ và nhận xét.
- HS nhận xét bạn.
-HS xung phong phát biểu
-HS thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ..
....................................................................................................................................................................................................................................................
MÔN TIẾNG VIỆT 
Bài 5: ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
ÔN TẬP 
Thời gian thực hiện: thứ.ngày .tháng.năm
I. YCCĐ: Giúp HS:
- Củng cố được các vần ao, eo, au, êu, âu, iu, ưu.
- Sử dụng được các vần đã học trong tuần để ghép tiếng mới. 
- Đánh vần tiếng có vần được học trong tuần, đọc trơn bài đọc. 
- Thực hiện đúng các bài tập chính tả.
- Viết đúng cụm từ ứng dụng. 
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: GV: - SHS, VTV, VBT, SGV. 
- Một số tranh ảnh, mô hình hoặc vật thật dùng minh hoạ kèm theo thẻ từ (nếu có). - Bảng ghi các nội dung cần rèn đọc.
HS : - SHS, VTV, VBT
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ KHỞI ĐỘNG:
* YCCĐ: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- HS tham gia trò chơi. Truyền điện nói câu chứa tiếng có vần iu, ưu.
- GV nhận xét, chuyển ý.
- GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 nêu ra các vần đã học trong tuần
- Giới thiệu tiết ôn tập
- HS tham gia trò chơi.
- HS nhận xét
- HS kể các vần
- HS học bài Ôn tập
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
* Mục tiêu: Học sinh củng cố được các vần ao, eo, au, êu, âu, iu, ưu; sử dụng được các vần đã học trong tuần để ghép tiếng mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:Ôn tập các vần được học trong tuần
-YC HS mở SHS, trang 78. 
- YC HS đọc các vần vừa học trong tuần cá nhân, sau đó đọc nhóm đôi.
- GV nhận xét.
- YC HS tìm điểm giống nhau giữa các vần ao, eo; au, êu, âu, iu,ưu.
- GV nhận xét
 -YC HS tìm từ ngữ có tiếng chứa vần ao, eo, au, êu, âu, iu, ưu. 
- YC HS nói câu có từ ngữ có tiếng chứa vần ao, eo, au, êu, âu, iu, ưu.
- HS mở SHS, trang 78.
- HS thực hiện.
- HS báo cáo
- HS đọc cá nhân. ĐT.
- HS TL vần ao, eo giống nhau đều có âm o đứng sau.Vần au, êu, âu, iu,ưu giống nhau đều có âm u đứng sau
- HS nhận xét.
3/ LUYỆN TẬP:
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần đồng thanh và bước đầu đọc trơn bài đọc.Thực hiện đúng các bài tập chính tả.Viết đúng cụm từ ứng dụng, rèn luyện việc viết nối thuận lợi và không thuận lợi.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
3.1 Luyện tập đánh vần, đọc trơn từ ngữ.
 - HS nghe GV đọc bài.
- YC HS đọc thầm,tìm tiêng có vần được học trong tuần
- GV nhận xét
 - YC HS đánh vần và đọc trơn các tiếng có vần được học trong tuần (đều, theo, đấu, cầu).
3.2 Luyện tập đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc 
- YC 1 HS đọc mẫu
- HS đọc thành tiếng bài đọc.
- HS tìm hiểu về bài đọc :
+Cả nhà Hà thế nào?
+ Hà theo mẹ đi đâu?
+ Bo theo ba đi đâu?
- Em có thích thể thao không?
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó thảo luận nhóm 4.
- GV nhận xét.
- HS thực hiện cá nhân.
- HS nêu.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân, ĐT
- HS đọc
- Cá nhân
- HS đọc 
- HS thực hiện.
- HS trả lời
- HS nhận xét
 Tiết 2
 3.3. Tập viết cụm từ ứng dụng
- YC HS đánh vần các tiếng, từ có trong cụm từ ứng dụng rủ nhau đi bộ. (GV giải thích nghĩa của cụm từ).
- YC HS tìm từ có chứa vần đã học trong tuần.
–GV viết mẫu. YC HS quan sát cách GV viết và phân tích hình thức chữ viết của tiếng trong cụm từ.
- GV nhận xét.
 - HS đọc trơn cụm từ ứng dụng; viết cụm từ ứng dụng vào vở.
- GV KT, nhận xét.
3.4. Bài tập chính tả
- HS thực hiện bài tập chính tả vào VBT .
- YC hs làm cá nhân. 1 HS làm bảng lớp.
- YC HS nhận xét bài bạn.
- GV NX
- YC kiểm tra bài làm, tự đánh giá, sửa lỗi nếu có. 
- GV nhận xét.
- HS đọc cá nhân, ĐT
- HS lắng nghe.
- HS nêu: nhau
- HS quan sát.
- HS nêu.
- HS nhận xét bạn.
- HS đọc CN, ĐT.
- HS viết bài.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- HS nhận xét.
 - HS kiểm tra bài làm, tự đánh giá.
4. Vận dụng:
* Mục tiêu:Giúp học sinhmở rộng vốn từ và phát triển lời nói về chủ đề Thể thao về các phương diện như môn thể thao, vật dụng cho các hoạt động thể thao, sự yêu thích, biết những trò chơi thể thao nào.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- HS luyện nói về chủ đề Thể thao .
- Nêu những trò chơi thể thao em biết?
- Em đã tham gia những trò chơi thể thao nào?
- Tham gia các hoạt động thể thao có lợi ích gì?
- YC HS suy nghĩ cá nhân, sau đó thảo luận nhóm đôi.
(GV chủ động hỏi thêm khi HS báo cáo. ( Trò chơi thể thao đó cần vật dụng gì? ...)
- GV nhận xét
*Củng cố, dặn dò
- HS nhận diện lại tiếng từ chứa vần vừa được ôn tập, nhắc lại mô hình vần được học.
- Hướng dẫn HS đọc, viết thêm ở nhà, ở giờ tự học, hướng dẫn HS đọc mở rộng. 
- HS biết chuẩn bị cho tiết học sau (Kể chuyện Rùa và thỏ).
- HS thực hiện.
- HS báo cáo.
- HS chia sẻ.
- HS nhận xét.
- HS đọc bài ôn tập.
- Nhắc lại các vần được học.
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ..
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_7.docx