Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 8

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 8

- HS biết cộng thành thạo hai số có kết quả trong phạm vi 6. Nhớ và học thuộc bảng cộng 6, nắm được quy luật sắp xếp của bảng cộng 6.

- HS tự giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy.

- Chăm chỉ, trung thực và cẩn thận khi làm bài.

 

docx 19 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 163Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 
Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2022
TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
 HĐGDTCĐ: CẢM XÚC CỦA EM
Yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được cảm xúc của mình. Biết thể hiện cảm xúc phù hợp. Lựa chọn được cách để giúp bản thân dễ chịu hơn khi gặp những cảm xúc buồn, tức giận,
- Hs năng động, sáng tạo, hợp tác chia sẻ cùng bạn khi học.
- HS biết chia sẻ khi mọi người xung quanh buồn hay tức giận.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Nhạc bài nụ cười thẻ từ cảm xúc, 4 chiếc mặt nạ vẽ gương mặt đơn giản thể hiện vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận ( hình gợi ý SGK tr 20)
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Khởi động: Tổ chức trò chơi: “Nụ cười”
2. Khám phá:
Hoạt động 1. Sinh hoạt dưới cờ.
- Sinh hoạt chung toàn trường theo nội dung của Đội.
Hoạt động 2. Sinh hoạt trong lớp.
a. Trò chơi: Mặt nạ cảm xúc
- HS tưởng tượng mình là nghệ sỹ kịch câm thể hiện khuôn mặt: vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, lớp làm theo bạn (mỗi lần làm che hai bạn tay lên mặt khi mở tay ra thì thể hiện khuôn mặt theo 4 cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận
- HS nghe GV gợi ý: Em đã từng thấy vui khi nào?, buồn khi nào? Ngạc nhiên khi nào? Tức giận khi nào?
Kết luận: Chúng ta hoàn toàn có thể thể hiện cảm xúc của bản thân qua nét mặt một cách phù hợp.
b. Các tình huống cảm xúc
- HS chơi bắt thăm thẻ từ buồn. vui, ngạc nhiên, tức giận theo nhóm sau đó các nhóm bàn bạc thể hiện bằng động tác cơ thể mình bắt thăm được:
- GV kết luận 
3. Vận dụng, trải nghiệm
Chia sẻ với người thân vui, buồn, tức giận, bực, khó chịu. Chúng ta cần khiểm soát được những cảm xúc ấy.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3: TOÁN
 CỘNG TRONG PHẠM VI 6 (Tiết 2)
 I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết cộng thành thạo hai số có kết quả trong phạm vi 6. Nhớ và học thuộc bảng cộng 6, nắm được quy luật sắp xếp của bảng cộng 6.
- HS tự giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy.
- Chăm chỉ, trung thực và cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Toán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Trò chơi: “ Ai nhanh ai đúng”
2. Thực hành: 
Bài 4:
- HS lên bảng điền và yêu cầu HS giải thích tại sao điền số đó.
- HS nhận xét.
- HS đọc lại các phép tính.
 Bài 5: 	
- HS nghe GV đọc đề bài.
- HS quan sát tranh và nghe GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ HS nêu phép tính.
+ HS viết phép tính vào vở.
- Tương tự với b, c: GV cho HS quan sát, trả lời các câu hỏi và viết vào vở.
- GV nhận xét và nhắc lại: Số nào cộng với 0 cũng bằng chính nó.
- HS đọc bảng cộng 6 có bổ sung các phép cộng các số với 0.
Bài 6:
- HS nghe GV đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm: nên tính rồi so sánh hai vế.
- HS làm vở và một số HS lên làm bảng con.
- GV giúp đỡ những em còn hạn chế và nhắc lại cách làm dạng điền dấu >, <, =. 
 3. Vận dụng, trải nghiệm
- Đọc cho người thân nghe bảng cộng 6
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 4: TIẾNG VIỆT
 BÀI 36: EN, ET
I.Yêu cầu cần đạt:
- Hs đọc, viết được các vần en, et và các tiếng/chữ có en, et.
-Tạo được tiếng chứa vần en, et. 
- Hs biết thể hiện tình yêu thương với con vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn bảng phụ: en, et, sen, vẹt.
III. Hoạt động dạy học: 
TIẾT 1 
 1.Khởi động: HS chơi trò chơi “ Ô cửa bí mật”
 2. Khám phá: 
+ Giới thiệu vần en, et
- GV giới thiệu từ mới, tiếng, vần: en
- Vần et GV làm tương tự.
- GV giới thiệu 2 vần sẽ học: en, et
 + Đọc vần mới, tiếng/từ khóa
Vần en: Hs lắng nghe Gv hướng dẫn đánh vần: en: e - nờ - en. Đọc trơn.
- Hs đọc, Gv nhận xét, sửa lỗi.
- HS phân tích tiếng sen
Vần et: GV thực hiện tương tự như vần en: e – tờ - et
- GV sửa lỗi phát âm
- HS nêu 2 vần vừa học: en, et
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích các vần, tiếng khoá, từ khóa vừa học
b. Đọc từ ngữ ứng dụng
- HS quan sát tranh SGK hoặc trên màn hình, đọc thầm từ ngữ dưới mỗi tranh
- Hs đọc, Gv nhận xét, sửa lỗi nếu có
- GV trình chiếu tranh, giải nghĩa 1 số từ
c.Tạo từ mới chứa en, et
- HS chọn phụ âm bất kì ghép với en (sau đó là et) để tạo thành tiếng, chọn tiếng có nghĩa, 
d. Viết (vào bảng con)
- HS quan sát chữ mẫu: en – sen
- Hs quan sát Gv viết mẫu, lưu ý độ cao con chữ, nét nối, vị trí dấu thanh
- GV quan sát, nêu lỗi sai để hs chữa.
- GV thực hiện tương tự với: et – vẹt
3 Vận dụng:
- Tìm từ ngữ chứa tiếng/chữ có vần en, et và đặt câu với từ ngữ tìm được.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
BUỔI CHIỀU: 
TIẾT 1: TIẾNG VIỆT
 BÀI 36: EN, ET
I.Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, hiểu bài bài Én nhỏ; đặt và trả lời được câu hỏi về lí do khiến nhân vật trong bài đáng khen.
- Hs năng động, sáng tạo, chia sẻ với bạn.
- Hs biết thể hiện tình yêu thương với con vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn bảng phụ: en, et, sen, vẹt.
III. Hoạt động dạy học: 
TIẾT 2 
 1.Khởi động: Ôn bài tiết 1
2.Thực hành
 a. Đọc đoạn ứng dụng
+ Giới thiệu 
- HS quan sát tranh và TLCH
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài đọc.
+ Đọc thành tiếng
- Hs nghe Gv đọc mẫu. Hd hs đọc.
- Hs đọc, Gv nghe và chỉnh sửa.
- GV giới thiệu phần câu hỏi
 b.Trả lời câu hỏi
- Bé Hạnh làm gì cho én? (Bé Hạnh đan cho én cái tổ len.)
+Nói và nghe
- HS luyện nói theo cặp, sau đó một số cặp nói trước lớp: Vì sao bé Hạnh đáng khen? ( Vì bé Hạnh đã giúp đỡ chim én/ vì bé Hạnh đã đan cho chim én cái tổ len/ vì bé Hạnh yêu thương loại vật...)
 c. Viết (vào vở tập viết)
- HS viết vào vở TV1/1, tr.27-28: en, et, sen, vẹt (cỡ vừa).
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sữa bài của một số HS.
 3. Vận dụng:
- Tìm từ ngữ chứa tiếng/chữ có vần en, et và đặt câu với từ ngữ tìm được.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3: GDKNS
 TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN: KỂ CHUYỆN BÉ NGHE ( CỔ TÍCH VN)
I.Yêu cầu cần đạt: 
- Trẻ yêu thích truyện cổ tích Việt Nam.
- Hình thành nhân cách qua những bài học rút ra từ những câu truyện cổ tích.
II. Đồ dùng dạy học:
- Truyện kể: Chiếc bình vôi.
- Tranh minh hoạ truyện kể. 
- Một số truyện cổ tích Việt Nam.
- Địa điểm: Trong lớp.
III. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động: HS chơi trò chơi 
2. Thực hành
a. Trước khi kể 
- Gợi ý trao đổi tranh minh hoạ tên truyện: 
+ Quan sát tranh em thấy gì?
+ Dựa vào hình ảnh minh hoạ trong tranh em hãy đoán xem hôm nay cô sẽ kể chuyện gì? 
- Giới thiệu truyện: Giới thiệu tên một số truyện cổ tích Việt Nam và nhấn mạnh truyện kể hôm nay là truyện Chiếc bình vôi
b.Trong khi kể 
- Kể chuyện kết hợp tranh minh hoạ
- Kết hợp trò chuyện:
+ Trang 3: Gã trộm nghe vợ người ăn mày nói vậy thì có còn muốn đi ăn trộm nữa không?
- Tiếp tục kể đến hết trang 7.
+ Trang7: Theo em sau khi đem nước về cúng phật gã trộm có quay lại nạp mình cho cọp ăn thịt không? 
- Tiếp tục kể cho đến hết.
c.Sau khi kể 
- Cô vừa kể chuyện gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào? 
- Giao việc.
- Đến trò chuyện cùng học sinh.
- Tặng thẻ đánh dấu sách cho những HS trình bày rõ ràng, đúng nội dung truyện kể.
- Phật Bà chỉ hiện ra rước linh hồn của gã trộm mà không rước linh hồn của vị sư sãi. Theo em là vì sao?
* GV chốt ý: Gã trộm biết sửa lỗi, làm việc thiện, tính tình hiền lành nên phật rước, còn ông sãi là người tu hành nhưng tính tình đôc ác nên Phật không rước.
- Câu chuyện khuyên chung ta điều gì?
* Giáo dục HS: Ở hiền thì gặp lành, nên làm điều thiện không nên làm việc ác.
- Giới thiệu một số truyện cổ tích Việt Nam.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
 Tiết sau các em sẽ giới thiệu ngắn gọn về câu chuyện mà em mượn về nhà như : Tên truyện? Mấy nhân vật? Tên nhân vật? Được nghe đọc mấy lần? 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
Thứ 3 ngày 25 tháng 10 năm 2022
TIẾT 1&2:TIẾNG VIỆT
BÀI 37: ÊN, ÊT ( Tiết 1)
I.Yêu cầu cần đạt:
- Hs đọc, viết được các vần ên, êt và các tiếng/chữ có ên, êt.
- Tạo được tiếng chứa vần ên, êt.
- Đọc, hiểu bài Nghỉ hè; đặt và trả lời được câu hỏi về việc đã được mẹ dạy làm.
- Hình thành năng lực sáng tạo cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh/ ảnh/ slide minh họa bài học.
- Bảng phụ viết sẵn bảng phụ: ên, êt, bến xe, dệt lụa.
III. Hoạt động dạy học:
 1.Khởi động: HS chơi trò chơi “ Ô cửa bí mật”
 2. Khám phá: 
a. Giới thiệu vần ên, êt
- GV giới thiệu từ mới, tiếng, vần: ên – bến xe
- Vần êt Gv làm tương tự.
- GV giới thiệu 2 vần sẽ học: ên, êt
+ Đọc vần mới, tiếng khóa, từ khóa
Vần ên:
 - Hs lắng nghe Gv hướng dẫn đánh vần: ên: ê - nờ - ên. Đọc trơn.
- Hs đọc, Gv nhận xét, sửa lỗi.
- Phân tích tiếng bến
Vần êt: GV thực hiện tương tự như vần en: ê – tờ - êt
- GV sửa lỗi phát âm
- HS nêu 2 vần vừa học: ên, êt
- GV chỉ cho HS đánh vần, đọc trơn, phân tích các vần, tiếng khoá, từ khóa vừa học
b. Đọc từ ngữ ứng dụng
- HS quan sát tranh SGK hoặc trên màn hình, đọc thầm từ ngữ dưới mỗi tranh
- Hs đọc, Gv nhận xét, sửa lỗi nếu có
- GV trình chiếu tranh, giải nghĩa 1 số từ
c.Tạo tiếng,từ mới chứa ên, êt
- HS chọn phụ âm bất kì ghép với ên (sau đó là êt) để tạo thành tiếng, chọn tiếng có nghĩa, 
d. Viết (vào bảng con)
- HS quan sát chữ mẫu: ên - bến xe
- Hs quan sát Gv viết mẫu, lưu ý độ cao con chữ, nét nối, vị trí dấu thanh
- GV quan sát, nêu lỗi sai để hs chữa.
- GV thực hiện tương tự với: êt - dệt lụa
( Tiết 2)
3. Thực hành
a. Đọc đoạn ứng dụng
+ Giới thiệu 
- HS quan sát tranh và TLCH
- GV giới thiệu bài đọc.
+ Đọc thành tiếng
- Hs nghe Gv đọc mẫu. Hd hs đọc.
- Hs đọc, Gv nghe và chỉnh sửa.
b.Trả lời câu hỏi
- Mẹ dạy Vân làm gì? (Mẹ dạy Vân đãi hến, tết nơ.)
+ Nói và nghe:
- HS luyện nói theo cặp, sau đó một số cặp nói trước lớp: Mẹ dạy bạn làm gì? (Mẹ dạy tớ chải tóc, gấp quần áo, nhạt rau, lau nhà, sắp xếp sách vở...)
c. Viết ( vào vở tập viết)
- HS viết vào vở TV1/1, tr.28: ên, êt, bến xe, dệt lụa (cỡ vừa).
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và chữa bài của một số HS.
3. Vận dụng:
- Tìm từ ngữ chứa tiếng/chữ có vần ên, êt và đặt câu với từ ngữ tìm được.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3: TĂNG CƯỜNG TOÁN
 ÔN LUYỆN: CỘNG TRONG PHẠM VI 6.
I.Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh biết cộng thành thạo hai số có kết quả trong phạm vi 6
-Thuộc bảng cộng trong vi phạm vi 6.Viết được phép tính cộng có kết quả bằng 5, 6. 
- HS ... ếu.
Bài 4:
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS làm bài nhóm đôi.
- HS nắm chốt kiến thức: đổi chỗ hai số trong phép tính cộng thì kết quả không thay đổi
 4. Vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ với người thân về bảng cộng trong phạm vi 9.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 2:TIẾNG VIỆT
 BÀI 39: ON, OT ( Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
Đọc - hiểu được bài Quả ngon; đặt và trả lời được câu hỏi về các loại quả mẹ hay mua về nhà.
- Hình thành được năng lực sáng tạo.
- HS có ý thức quan sát, ghi nhớ tên gọi và đặc điểm các loại quả.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh/ ảnh/ slide minh họa bài học.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Khởi động:
2. Thực hành
 a. Đọc đoạn ứng dụng
+ Giới thiệu
- HS quan sát tranh và nêu được tranh vẽ ai. 
+ Đọc thành tiếng.
 - HS đọc nhẩm (đủ cho mình nghe) tiếng nào chưa đọc trơn được thì đánh vần.
 - HS nghe GV đọc mẫu và đọc thầm theo.
 - HS đọc các từ có tiếng chứa vần on, ot, ngọt, nhót, ngon.
- HS luyện đọc nối tiếp câu theo nhóm.
- HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, sửa sai.
 b.Trả lời câu hỏi:
 - Các thứ quả mẹ Hân mua thế nào? (Các thứ quả mẹ Hân mua rất ngon.)
 - Hân thế nào? Vì sao em biết? ( Hân rất vui, rất thích thú với các loại quả mẹ mua. Vì em thấy nét mặt Hân vui vẻ, miệng đang cười, mắt sáng lấp lánh.)
+ Nói và nghe
- HS luyện nói theo cặp, sau đó một số cặp nói trước lớp: Mẹ bạn hay mua gì? c. c. Viết (vào vở tập viết)
- HS viết vào vở TV1/1, tr.28-29: on, ot, nón lá, quả nhót (cỡ vừa).
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sữa bài của một số HS.
3. Vận dụng:
- Tìm tiếng, từ có vần on, ot và đặt câu với từ ngữ tìm được.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 4: TIẾNG VIỆT
 BÀI 40: ÔN TẬP 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, viết được các vần, các tiếng/ chữ chứa các vần đã học trong tuần en, et, ên, êt, in, it, on, ot. 
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ vừa từ ngữ ứng dụng; viết (chính tả nhìn - viết) chữ cỡ vừa câu ứng dụng. 
- Hs chăm chỉ học tập. Có trách nhiệm với bản thân. Yêu thích môn học.
Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn: Thợ rèn, lon ton, bánh tét, bồ kết, đàn vịt, chót vót.
III.Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Khởi động: 
- HS thi đua kể các vần đã học trong tuần.
2. Khám phá:
a. Đọc ( ghép âm, vần và thanh thành tiếng)
- HS quan sát, đọc thầm bài trong SGK tr.92.
- HS đọc cá nhân, nối tiếp các tiếng ghép ở cột 4 
- Hs đọc lại các vần đã học ở cột 2: en, et, ên, êt, in, it, on, ot.
b. Tìm từ ngữ phù hợp với tranh
- HS đọc từ ngữ ứng dụng trong SGK tr.92. 
- HS tìm và nối tranh phù hợp với từ trong VBT1/1 hoặc phiếu bài tập.
c.Viết vào bảng con
- HS quan sát chữ mẩu: Thợ rèn
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu thanh, cách nối nét.
- HS quan sát GV viết mẫu: thợ rèn. 
- HS viết bảng con: thợ rèn. 
- Thực hiện tương tự với: lon ton
d .Viết vào vở tập viết
- HS viết vào vở TV1/1, tr.29: thợ rèn, lon ton (cỡ vừa).
3.Vận dụng, trải nghiệm.
- HS chia sẻ với người thân những tiếng, từ chứa vần en, et, ên, êt, in, it, on, ot.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
Thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2022
TIẾT 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 40: ÔN TẬP (TIẾT 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc - hiểu được bài Dế mèn đáng khen; 
- Biết yêu thương, chia sẻ, thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
- Hs chăm chỉ học tập. Có trách nhiệm với bản thân. Yêu thích môn học.
Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn: Thợ rèn, lon ton, bánh tét, bồ kết, đàn vịt, chót vót.
III.Các hoạt động dạy học
1.Khởi động: 
- HS thi đua kể các vần đã học trong tuần.
2. Thực hành
 a. Đọc bài ứng dụng: Dế mèn đáng khen.
+ Giới thiệu bài đọc
- HS quan sát tranh 1và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những ai? Dế nhỏ đang làm gì?
 + Đọc thành tiếng
- HS đọc nhẩm (đủ cho mình nghe) tiếng nào chưa đọc trơn được thì đánh vần.
- HS nghe đọc mẫu và đọc nhẩm theo.
- HS đọc nối tiếp câu theo nhóm .
- HS đọc cả bài.
b. Trả lời câu hỏi
- HS trả lời câu hỏi: Dế mèn làm gì cho mẹ? 
c. Viết 
- HS nhìn SGK tr.93, đọc câu: Dế mèn thật đáng khen.
- HS nhìn - viết vào vở Chính tả.
- HS viết xong, đọc chậm để soát bài.
- Hs đổi vở, rà soát lỗi cho nhau, nhắc bạn sữa lỗi.
3.Vận dụng, trải nghiệm.
- HS chia sẻ với người thân những tiếng, từ chứa vần en, et, ên, êt, in, it, on, ot.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3: TIẾNG VIỆT
 TẬP VIẾT
I. Yêu cầu cần đạt:
-Viết đúng kiểu chữ thường,cỡ vừa các TN ứng dụng; Viết đúng chữ số cỡ nhỏ; Viết (Chính tả nhìn - viết) cỡ vừa câu ứng dụng.
- Biết chia sẻ với bạn về kĩ năng viết đẹp, viết đúng. Ngồi đúng tư thế khi viết.
- Tự giác viết bài. Biết trình bày bài sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh/ ảnh/ slide minh họa bài học.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Khởi động: 
- Trò chơi: Thi Ai nhanh, ai đúng.
2. Khám phá:
a.Giới thiệu
- HS quan sát mẫu chữ: nhào lộn, cơn mưa, đốt lửa, thớt gỗ
b. Viết bảng con
- HS quan sát từ: nhào lộn
- HS phân tích độ cao độ rộng của các con chữ, khoảng cách giữa các chữ trong từ: nhào lộn
- HS quan sát viết mẫu, lưu ý nét nối các con chữ.
- HS viết vào bảng con, gv quan sát, chỉnh sửa chữ viết cho HS.
c. Viết vở Tập viết:
- HS viết vào vở TV: nhào lộn, cơn mưa, đốt lửa, thớt gỗ
- Hs lưu ý viết đúng chính tả
3. Vận dụng, trải nghiệm
Chia sẻ với người thân cùng viết lại: nhào lộn, cơn mưa, đốt lửa, thớt gỗ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 4: TĂNG CƯỜNG TOÁN
 ÔN LUYỆN: CỘNG BẰNG CÁCH ĐẾM TIẾP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết đếm tiếp để tìm kết quả phép tính. 
- Tìm nhanh được phép tính cộng a+b thì bắt đầu từ a đếm tiếp b bước nữa. 
- Biết đếm tiếp bằng cách dùng mô hình số ( hình vuông, que tính, ngón tay) 
- HS nhanh nhẹn khi học toán,làm bài cẩn thận, 
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng toán
III.Hoạt động dạy học
1. Khởi động: Tổ chức trò chơi 
2. Thực hành: 
Bài 1: Cộng rồi viết kết quả vào ô trống.
- HS làm bài cá nhân vào vở BTT.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2: Cộng bằng cách đếm tiếp.
- HS tự thực hiện vào VBT.
 VD: 4+2 =? Đếm 4,5,6 (4+2 = 6)
- GV NX, chốt lại.
Bài 3: Điền số vào các ô rồi trả lời câu hỏi.
+ Có tất cả bao nhiêu bao nhiêu bông hoa?
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó tự làm bài vào vở bài tập Toán. 
- Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm, trả lời đúng.
- GV thu 1 số vở để nhận xét, đánh giá.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1:TIẾNG VIỆT
KỂ CHUYỆN: ( XEM - KỂ) THỎ CON KHÔNG VÂNG LỜI 
 I. Yêu cầu cần đạt:
- Kể được câu chuyện Thỏ con không vâng lời bằng 4- 5 câu.; hiểu được lời khuyên trong chuyện: các bạn nhỏ cần biết vâng lời mẹ.
- Kể được câu chuyện rõ ràng theo từng tranh
- HS biết vâng lời ba mẹ, người thân .
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa SGk
III.Các hoạt động dạy học:	 
 1. Khởi động: 
2 em kể lại câu chuyện tiết trước.
GV nhận xét đánh giá
2. Khám phá:
a . Kể theo từng tranh
- HS quan sát bức tranh 1 và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát bức tranh 2 và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát bức tranh 3 và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát bức tranh 4 và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi: Khi được bác gấu đưa về nhà, thỏ con đã làm gì?
b. Kể toàn bộ câu chuyện:
- HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm
- HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
- HS lên bảng, vừa chỉ vào nội dung từng tranh, vừa kể chuyện. Các bạn trong lớp lắng nghe, cỗ vũ cho bạn.
Vận dụng, trải nghiệm:
- Chia sẻ, kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 2: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN: BÀI 38,39.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh đọc, viết được bài 38,39, làm đúng các bài tập trongVBTTV.
- Học sinh viết đúng, đẹp
- HS có hứng thú học tập. Học sinh biết cẩn thân, chăm chỉ khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy tính, bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học
1. Khởi động: 
- 2 HS đọc lại bài 37: ên, êt
- GV nhận xét đánh giá	
2. Thực hành:
HĐ 1: Đọc bài trong SGK ( bài 38, 39)
- HS đọc bài nhóm đôi
- HS luyện đọc cá nhân trước lớp
- Chỉnh sửa và nhận xét cách đọc của học sinh
HĐ2: Làm vở bài tập.
- HS làm vào vở theo hướng dẫn của GV.
- GV kiểm tra nhận xét.
HĐ3: Luyện viết
- GV treo mẫu chữ cần viết
- HS nhìn viết các từ, câu mà GV đưa ra. 
- GV nhận xét vở của 1 số HS
3.Vận dụng, trải nghiệm: 
- Chia sẻ với người thân những điều đã học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP, HỌC SINH CHIA SẺ,THU HOẠCH VÀ PHẢN HỒI
CHIA SẺ CẢM XÚC
I. Yêu cầu cần đạt
- HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 
 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 8 “Cảm xúc của em”.HS biết chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước và cùng nhau tiếp tục quan sát cuộc sống và những người xung quanh bằng ánh mắt tích cực để phát hiện được những điều thú vị đáng yêu. 
- HS có năng lực tự quản, kỹ năng về xây dựng tập thể 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa hay sicke khen thưởng
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát
2. Khám phá
HĐ1. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau:
a. Sơ kết tuần học
- Lớp trưởng mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
- GV nhận xét chung tinh thần làm việc của các trưởng ban và cho lớp nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 
b.Xây dựng kế hoạch tuần tới
- Lớp trưởng nêu cầu các trưởng ban dựa và nội dung cô giáo vừa phổ biến, các bạn lập kế hoạch thực hiện. 
3. Thực hành.
HĐ2. Tổ chức sinh hoạt theo chủ đề : 
a. Cảm xúc của em
 - Đặt hộp trước tổ nhóm, lần lượt kể về niềm vui trong tuần của mình và bỏ mặt cười vào hộp: Ví dụ Tớ rất vui vì tớ được cô khen tuần này học tiến bộ
b. Hoạt động nhóm: 
- HS tìm từ và hành động biểu thị cảm xúc buồn vui, khóc, khó chịu chán nản,im lặng, lặng thinh, gãi đầu gãi tai,
- Kết luận: Mọi trạng thái cảm xúc của con người xảy đến tự nhiên, bình thường, ai cũng có thể vui, buồn, bực, giận, khó chịu.Chúng ta cần biết kiểm soát được cảm xúc đó, chia sẻ với mọi người thì sẽ bớt buồn hoặc sẽ thêm vui.
 4.Vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ với người thân về việc làm tốt trong tuần qua.
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_8.docx