Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 8

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 8

-Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ai, oi ( lái xe, thổi còi ).

- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ai, oi. Đánh vần và ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “i”;

- Viết được các vần ai, oi và các tiếng, từ ngữ có các vần ai, oi (lái xe, cái còi) .

- Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ đơn giản.

- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.

 

docx 26 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 8
Khối 1
(Từ ngày 24/10 đến ngày 28/10 năm 2022)
Thứ, ngày
Tiết
Tiết CM
Môn
Tên bài dạy
Hai ( Sáng) 24/10/2022
1
22
(CC)HĐTN
SHDC: Thi đội mũ bảo hiểm đúng và nhanh
2
8
Đạo đức
Bài 4: Tự giác làm việc ở trường (T.2)
3
85
Tiếng Việt
ai oi (T.1)
4
86
Tiếng Việt
ai oi (T.2)
Ba ( Sáng)
25/10/2022
1
GDTC
2
22
Toán
Số 8 (T.1)
3
87
Tiếng Việt
ôi ơi (T.1)
4
88
Tiếng Việt
ôi ơi (T.2)
 Tư ( Sáng)
26/10/2022
1
Mỹ thuật
2
23
Toán
Số 8 (T.2)
3
89
Tiếng Việt
ui ưi (T.1)
4
90
Tiếng Việt
ui ưi (T.2)
(Chiều)
3
15
TNXH
Bài 8: Lớp học của em (T.1)
4
91
Tiếng Việt
ay ây (T.1)
5
92
Tiếng Việt
ay ây (T.2)
Năm(Sáng)
27/10/2022
1
GDTC
2
23
HĐTN
SH theo chủ đề: Để mỗi ngày là một ngày vui
3
93
TV(TH)
Thực hành
4
94
TV(KC)
Kể chuyện: Cho nhau đồ chơi
(Chiều)
3
Âm nhạc
4
16
TNXH
Bài 8: Lớp học của em (T.2)
5
T(BD)
Luyện tập 
Sáu
28/10/2022
1
95
TV(Ôn tập)
Ôn tập
2
96
TV(Ôn tập)
Ôn tập
3
24
Toán
Số 9 (T.1)
4
24
SHL(HĐTN)
SH lớp: Cùng chơi trò chơi tập thể
Tổ trưởng GV
 Phan Thị Thúy Hằng
MÔN TIẾNG VIỆT 
CHỦ ĐỀ 8: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI
BÀI 1: ai - oi
Thời gian thực hiện: thứ.ngày .tháng.năm
I. YCCĐ:
- Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Đồ chơi – trò chơi (lái xe, leo núi, nhảy dây, máy bay giấy,)
-Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ai, oi ( lái xe, thổi còi ).
- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ai, oi. Đánh vần và ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “i”; 
- Viết được các vần ai, oi và các tiếng, từ ngữ có các vần ai, oi (lái xe, cái còi) .
- Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ đơn giản.
- Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên : SGV, VBT, thẻ từ, chữ có các vần ai – oi, bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc, tranh chủ đề.
2. Học sinh : SHS, VTB
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ KHỞI ĐỘNG: 
*Mục tiêu: Ôn lại bài ôn tập tuần 7, tạo hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, biết trao đổi với các bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái có tên gọi chứa chữ ,vần
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”.Quản trò yêu cầu các bạn học sinh đọc câu, đoạn/ viết từ ngữ/ nói câu có tiếng chứa vần, trả lời một vài câu hỏi về nội dung của các bài đọc thuộc chủ đề Thể thao
- GV giới thiệu bức tranh trong SGK trang 80 và trả lời câu hỏi:
 + Trong tranh, em thấy có những gì ? ( gv ghi lại các tiếng HS nêu được ) 
- Gv rút ra tên chủ đề:.và giới thiệu bài: (ai, oi).
- HS đọc và viết thực hiện theo yêu cầu. Lớp theo dõi và nhận xét . 
-HS quan sát và trả lời cá nhân 
-Em thấy trong tranh có : xe tải, túi đồ chơi, nhảy dây, máy bay giấy,cái xe, lái xe, bé gái, bé trai, cái còi, thổi còi.
-HS nhắc lại tên chủ đề .
- HS lắng nghe, nhắc lại tựa bài
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI :
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ai, oi. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “i”.Viết được các vần ai, oivà các tiếng, từ ngữ có các vần ai, oi.
2.1 Nhận diện vần mới
a. Nhận diện vần ai
- GV viết vần ai đọc mẫu.
- Yêu cầu HS phân tích vần “ai”
- Yêu cầu HS nhận xét
- Yêu cầu HS đánh vần “ai”
- GV nhận xét.
b. Nhận diện vần oi 
- GV viết vần oi đọc mẫu.
- Yêu cầu HS phân tích vần “oi”
- Yêu cầu HS nhận xét
- Yêu cầu HS đánh vần “oi”
- GV nhận xét.
c. Tìm điểm giống nhau giữa vần ai, oi.
- GV yêu cầu HS so sánh tìm điểm giống và khác nhau giữa các vần ai, oi
2.2. Đánh vần đọc trơn từ khóa.
- Yêu cầu HS tìm vần mới trong tiếng đại diện “lái” và phân tích tiếng “lái”.
+ Yêu cầu HS đánh vần tiếng lái. 
+ Yêu cầu HS đọc trơn tiếng lái.
+ Yêu cầu đánh vần và đọc trơn thêm tiếng còi.
- Cho HS quan sát tranh, giới thiệu từ khóa lái xe.
+Yêu cầu HS tìm vần mới trong từ lái xe 
+ Yêu cầu HS đánh vần tiếng khóa “ lái”. 
+ Yêu cầu HS đọc trơn từ khóa “ lái xe”
- Cho Hs quan sát tranh, giới thiệu từ khóa cái còi
+Yêu cầu HS tìm vần mới trong từ cái còi
+Yêu cầu HS đánh vần tiếng khóa “ còi”. 
+Yêu cầu HS đọc trơn từ khóa “ cái còi”
- Yêu cầu hs đọc lại toàn bảng.
2.3. Tập viết
- Viết vào bảng con:
* Viết vần ai, lái xe
- GV vừa thao tác viết vừa hướng dẫn cách viết trên bảng lớp vần ai, lái xe.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
* Viết từ oi, cái còi
- GV vừa thao tác viết vừa hướng dẫn cách viết trên bảng lớp vần oi, cái còi.
- GV cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét
* Viết vào vở tập viết:
+ Yêu cầu HS viết ai, lái xe, oi, cái còi vào vở tiếng việt ( VTV)
+Yêu cầu HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
 +Yêu cầu HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
+ GV nhận xét.
 Hoạt động tiếp nối
- GV gọi HS đọc lại bài.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài học tiết 2.
- Nhận xét tiết học.
- HS nhận diện vần mới.
- HS quan sát, phân tích vần ai gồm âm a đứng trước, âm i đứng sau
- HS chia sẻ và nhận xét bạn
- HS đánh vần cá nhân, đồng thanh
- HS nhận diện vần mới.
- HS quan sát, phân tích vần oi gồm âm o đứng trước, âm i đứng sau
- HS chia sẻ nhận xét bạn
- HS đánh vần cá nhân, đồng thanh
- HS so sánh : giống nhau có âm i, khác nhau vần ai có âm a, vần oi có âm o
- HS thực hiện : tiếng lái gồm âm l, vần ai và thanh sắc.
- Cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- Cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- Cá nhân, nhóm , đồng thanh.
- HS thực hiện
- Cá nhân, đồng thanh.
- Cá nhân, đồng thanh.
- HS thực hiện
- Cá nhân, đồng thanh.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Cả lớp thực hiện
- HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của vần ai và từ lái xe
- HS viết vào bảng con và nhận xét bài của mình và của bạn.
- HS quan sát cách GV viết và phân tích cấu tạo của vần oi và từ cái còi
- HS viết vào bảng con và nhận xét bài của mình và của bạn.
- HS thực hiện viết vào vở tập viết.
- HS nhận xét bài mình, bài bạn và sửa lỗi nếu có.
- HS chọn biểu trưng đánh giá phù hợp cho bài của mình.
TIẾT 2
LUYỆN TẬP-THỰC HÀNH:
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.
a/ Nhận diện, đánh vần, đọc trơn và hiểu nghĩa các từ mở rộng.
- GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu các từ mở rộng chứa vần ai, oi ( voi, gà mái, xe tải, sỏi màu )
- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa các từ mở rộng 
- GV yêu cầu HS tìm thêm các từ có chứa oi, ai 
- Yêu cầu đặt câu chứa từ vừa tìm được 
- Cho HS trao đổi nhận xét
- Yêu cầu HS đọc cho nhau nghe theo nhóm đôi.
- GV nhận xét
b/Đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc mở rộng.
- GV giới thiệu bài đọc. GV đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc nhẩm tìm tiếng có vần mới học trong bài .
- GV hướng dẫn HS tìm và luyện đọc từ khó 
- Yêu cầu HS đọc câu nối tiếp nhau.
- Gv nhận xét tuyên dương.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài cho nhau nghe.
- GV theo dõi sửa sai nếu có. Nhận xét tuyên dương
- GV hướng dẫn HS nội dung của đoạn, bài.
+ Ba mua những gì cho em bé?
+ Xe gì có còi?
+ Còi xe kêu như thế nào?
GV nhận xét
- HS quan sát tranh.
- HS giải thích nghĩa các từ mở rộng 
- HS tìm thêm các từ có chứa oi, ai 
- HS đặt câu với từ vừa tìm được.
- HS nhận xét lẫn nhau.
- HS thực hiện đọc cho nhau nghe theo nhóm đôi.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS thực thiện ( sỏi, tải, còi )
- HS tìm và luyện đọc đánh vần chữ có âm vần khó 
- HS đọc cá nhân nối tiếp.
 - HS nhận xét bạn.
 - HS đọc cho nhau nghe nhóm đôi.
 - HS đọc cá nhân trước lớp 
- Đọc đồng thanh.
- HS tìm hiểu nội dung của đoạn, bài.
+Ba mua cho bé sỏi màu, xe tải và xe ngựa
+Xe tải có còi
+Còi xe kêu pí po pí po
4/ VẬN DỤNG:
* Mục tiêu: Học sinh biết thực hành chào hỏi.
- Yêu cầu HS đọc câu lệnh “ Chào hỏi”
-Yêu cầu HS quan sát tranh 
+ “Tranh vẽ những ai?
+ Đang làm gì?”
- GV hướng dẫn HS chào những ai?, chào khi nào?, chào như thế nào?,
- GV cho HS thực hành chào hỏi ( nhóm, trước lớp hoặc đóng vai )
- Yêu cầu HS nêu việc vận dụng bài tập chào hỏi khi về nhà, khi tham gia các hoạt động,..
* Củng cố, dặn dò 
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
- Về đọc lại bài, tìm thêm tiếng, từ, câu có chứa âm mới học ai, oi
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị cho tiết học sau ( Bài ôi – ơi )
- HS quan sát tranh.
 HS nêu được tranh vẽ bạn học sinh đang chào cô giáo và bố mẹ.
- HS lắng nghe
- HS thực hành
- HS thực hiện
- HS đọc bài ( cá nhân, đồng thanh)
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
MÔN TOÁN
SỐ 8 (2 TIẾT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Biết số 8 và dãy số từ 1 đến 8; bảng tách - gộp8.
- Đếm, lập số, đọc, viết số 8; nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 8; so sánh các số trong phạm vi 8; phân tích, tổng hợp số; giới thiệu bảng tách - gộp 8.
- Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học; sử dụng công cụ, phương tiện toán học; giao tiếp toán học.
- Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; 8 khối lập phương, các thẻ chữ số từ 1 đến 8, các thẻ chấm tròn theo bài thực hành 3; ...
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 8 khối lập phương, các thẻ chữ số từ 1 đến 8, các thẻ chấm tròn theo bài thực hành 3; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động; ôn lại kiến thức cũ.
- Giáo viên yêu cầu 7 học sinh đứng trước lớp.Các bạn dưới lớp nói cấu tạo 7, kết hợp ngôn ngữ cuộc sống, phân tích theo các dấu hiệu khác nhau. Ví dụ:Giới tính (7 bạn gồm 5 nam và 2 nữ); Trang phục; Kích cỡ (cao – thấp, mập – ốm); 
- Học sinh cả lớp thực hiện trò chơi.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
* Mục tiêu:Giúp học sinh đếm, lậ ... p kiểm tra kiến thức cũ.
- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh mắt nhất.GV phát cho các nhóm 1 bảng rất nhiều vần trong 1 bức tranh vẽ liên quan đến chủ đề.. Nhiệm vụ của HS là tìm từ ngữ có vần đươc học và khoanh tròn
- GV cho HS đọc câu, đoạn, viết từ ngữ; nói câu có chứa tiếng có vần đã học trong tuần.
- GV nhận xét, chuyển ý và giới thiệu bài học.
- HS tham gia trò chơi.
- HS đọc câu, đoạn, viết từ ngữ; nói câu có chứa tiếng có vần đã học.
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
* Mục tiêu: Học sinh củng cố được các vần ai, oi; ôi; ơi; ui, ưi; ay, ây sử dụng được các vần đã học trong tuần để ghép tiếng mới. Học sinh đánh vần và bước đầu đọc trơn bài đọc; luyện nói và mở rộng vốn từ về chủ đề của tuần học.
a/Ôn tập các vần được học trong tuần:
- GV cho HS chơi trò chơi “Ong tìm tổ”. GV hướng dẫn luật chơi.
- GV nhận xét và yêu cầu HS đọc lại các vần ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây.
- GV yêu cầu HS tìm điểm giống nhau giữa các vần ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây.
- GV cho HS thi đua tìm từ ngữ chứa tiếng có vần ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây
- GV lắng nghe và nhận xét.
- GV yêu cầu HS nói câu có từ ngữ chứa tiếng có vần vừa tìm .
- GV lắng nghe và chỉnh sửa cho HS.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài ôn tập.
- HS tham gia trò chơi và tìm ra các vần ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
- vần ai, oi, ôi, ơi, ui, ưi giống nhau đều có âm i đứng sau
- vần ay, ây giống nhau đều có âm y đứng sau.
- HS thực hiện nối tiếp.
b/ Luyện tập đánh vần, đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc.
- GV yêu cầu HS mở SGK/88 và giới thiệu bài đọc.
- GV đọc mẫu bài “ Quà của bé ” và yêu cầu HS tìm các tiếng có vần được học trong tuần.
- GV mời 1 HS lên bảng gạch chân các vần đã học có trong bài.
- GV yêu cầu HS đánh vần các tiếng có vần đã học trong tuần 
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng văn bản 
( tập đọc trơn )
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về văn bản qua các câu hỏi gợi ý :
+ Tên của bài thơ em vừa đọc là gì?
+ Tác giả của bài đó là ai?
+ Bài em vừa đọc là thơ hay là văn?
+ Có những nhân vật nào được nhắc đến trong bài?
+ Bé nhận được những trò chơi gì?
+ Ai đã chơi cùng bé?
+ Em thích món đồ chơi nào nhất?
GV nhận xét và chuyển sang tiết 2.
- HS lắng nghe.
- HS vừa nghe GV đọc vừa dung ngón trỏ chỉ vào các tiếng có vần được học trong tuần (gửi, túi, chơi, hơi, còi, gọi, ơi, lại, vui, này, đây).
- HS thực hiện trên bảng lớp.
 - HS thực hiện đánh vần
- HS đọc thành tiếng văn bản.
- HS tìm hiểu về văn bản. HS thảo luận nhóm đôi.
+ Tên của bài thơ là Quà gửi bé
+ Tác giả của bài đó là Hải Châu
+ Bài em vừa đọc là thơ 
+ Có những nhân vật ba và bé được nhắc đến trong bài
+ Bé nhận được những trò chơi xe hơi, ngựa gỗ, chì màu.
+ Cả nhà đã chơi cùng bé
+ HS trả lời theo ý kiến của mình.
TIẾT 2
3/ LUYỆN TẬP- THỰC HÀNH
* Mục tiêu: Học sinh thực hiện đúng các bài tập chính tả; viết đúng cụm từ ứng dụng.
3.1 Tập viết cụm từ ứng dụng
- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng chơi nhảy dây ( GV giải thích nghĩa của cụm từ).
- GV yêu cầu HS tìm từ có chứa vần đã học trong tuần (chơi, nhảy, dây)
- GV hướng dẫn HS viết và phân tích hình thức chữ viết của tiếng trong cụm từ.
- GV nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS tìm chơi, nhảy, dây
4.2 Bài tập chính tả
- HS thực hiện bài tập chính tả vào VBT 
- GV hướng dẫn HS làm bài và tự đánh giá.
- HS thực hiện bài tập chính tả vào VBT
- Học sinh kiểm tra bài làm, tự đánh giá bài của mình
4/ VẬN DỤNG:
* Mục tiêu:Giúp học sinhmở rộng vốn từ và phát triển lời nói về chủ đề Đồ chơi - trò chơi.
- GV hướng dẫn HS luyện nói chủ đề Đồ chơi – trò chơi.
- GV cho HS nói về các trò chơi và đồ chơi mà em yêu thích
- GV cho HS đọc bài thơ, hát các bài hát có liên quan đến chủ đề Đồ chơi – trò chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Củng cố, dặn dò 
- GV cho nhận diện lại tiếng/từ chứa vần vừa được ôn tập, nhắc lại mô hình vần được học.
- Hướng dẫn HS đọc, viết thêm ở nhà, ở giờ tự học, hướng dẫn HS đọc mở rộng.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau (Cho nhau đồ chơi).
- HS chia sẻ ý kiến của mình.
- HS đọc bài thơ, hát các bài hát có liên quan đến chủ đề Đồ chơi – trò chơi.
-HS thực hiện
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
MÔN TOÁN
Bài: SỐ 9 (2 Tiết )
Thời gian thực hiện: từ tuần 8 đến tuần 9
YCCĐ:
 - Đếm, lập số, đọc, viết số 9.
- Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 9.
- So sánh các số trong phạm vi 9.
- Phân tích, tổng hợp số. Giới thiệu bảng tách – gộp số 9.
- Tư duy và lập luận toán học, sử dụng công cụ, phương tiện toán học, giao tiếp toán học.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: 9 khối lập phương, các thẻ chữ số từ 1 đến 9
- HS: 9 khối lập phương
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
1/ KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động; ôn lại kiến thức cũ.
Trò chơi “Tiếp sức” 
- GV chuẩn bị 3 sơ đồ tách- gộp trên bảng, HS sẽ nghe hiệu lệnh yêu cầu của GV nhanh chóng di chuyển lên sơ đồ chọn thẻ số thích hợp. Sau đó, nhanh chóng quay trở về đập tay tiếp sức cho bạn tiếp theo thực hiện yêu cầu mới. 
- GV nhận xét chung
- Cả lớp tham gia
- HS lắng nghe
2/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
* Mục tiêu:Giúp học sinh đếm, lập số, đọc, viết số 9
 Giới thiệu số 9 
- GV đưa tranh trái măng cụt và hỏi: 
+ Tranh vẽ gì ? Có bao nhiêu trái măng cụt ?
- GV đưa chấm tròn và hỏi: Có bao nhiêu chấm tròn?
- GV: Có 9 trái măng cụt, có 9 chấm tròn, ta có số 9
- GV giới thiệu bài: Số 9
- GV :Số 9 được viết bằng chữ số 9, đọc là “ chín ”
- GV đọc mẫu: “ Chín”
- GV hướng dẫn viết số 9
- GV nhận xét, chốt, chuyển hoạt động
HS quan sát và trả lời
+ Tranh vẽ trái măng cụt và có 9 trái măng cụt
HS quan sát: có 9 chấm tròn
Cả lớp đồng thanh
HS nhắc lại
- HS đọc cá nhân, tổ, cả lớp
- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện viết vào bảng con
- HS nhận xét bảng của bạn
3/ LUYỆN TẬP- THỰC HÀNH
 * Mục tiêu:Giúp học sinh so sánh các số trong phạm vi 9; phân tích, tổng hợp số. Giới thiệu bảng tách - gộp 9.
a/Thực hành đếm, lập số 
- GV vỗ tay 9 cái và hỏi: Cô vừa vỗ tay mấy cái?
- GV yêu cầu HS bật ngón tay lần lượt từ 1 tới 9 
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 
+ 1 bạn: vỗ tay
+ 1 bạn: đếm khối lập phương
+ 1 bạn: bật ngón tay
+ 1 bạn: viết bảng con
- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương nhóm HS
b/ Hoạt động 3: Tách – gộp 9 
- GV thao tác trên bảng: Cô có mấy khối lập phương?
- GV yêu cầu HS lấy 9 khối lập phương để lên bàn
- GV yêu cầu HS tách 9 khối vuông thành 2 phần bất kỳ, ghi vào sơ đồ tách – gộp
- GV thao tác trên bảng: 9 gồm 8 và 1
- GV hệ thống lại: đặt 4 bảng con của HS lên bảng
- GV thiết lập bảng tách – gộp thu gọn
- GV chốt
- HS lắng nghe
- HS trả lời: 9 cái
-HS bật ngón tay theo tiếng vỗ tay của GV
- HS làm việc nhóm 4 và thực hiện xoay vòng cho nhau
- Đại diện nhóm thực hiện
- HS nhận xét
- 9 khối lập phương
- HS đếm và lấy 9 khối lập phương
- HS tách làm 2 phần và viết sơ đồ tách – gộp vào bảng con
- HS trình bày 
- HS luân phiên lên bảng viết để hoàn thiện bảng thu gọn
- HS đọc các sơ đồ tách gộp
- HS lắng nghe, trả lời
- HS nhận xét, bổ sung
4/ VẬN DỤNG: Đất nước em 
* Mục tiêu:Mở rộng kiến thức cho học sinh về Cửu Đỉnh và tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- GV đưa hình ảnh và giới thiệu về Cửu Đỉnh
- GV hỏi: Cửu Đình có nghĩa là gì? Nằm ở thành phố nào ?
- HS thảo luận xác định vị trí tỉnh Thừa Thiên – Huế trên bản đồ Việt Nam
- GV đưa hình ảnh bản đồ Việt Nam
- GV nhận xét, chốt ý
*. Củng cố 
- GV yêu cầu HS đọc bảng tách – gộp 9
- Dặn hs chuẩn bị cho tiết 2
+ 9 cái đỉnh
+ Sông Cửu Long
+ 
HS lắng nghe
- Hs đọc
TIẾT 2
1/ KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động.
- Giáo viên cho cả lớp chơi trò chơi “Cô bảo” để tạo nhóm 9, chẳng hạn: 9 bạn gồm 3 nam và còn lại là nữ; 9 bạn gồm 4 cao và còn lại là thấp.
- Học sinh thực hiện trò chơi.
2/ LUYỆN TẬP - THỰC HÀNH:
* Mục tiêu:Giúp học sinh làm tốt các bài tập trong sách học sinh.
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS đếm và chọn thẻ số tương ứng với số chấm tròn 
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS đọc dãy số trên bảng: Từ 1 đến 9; Từ 9 đến 1
GV hỏi: Ô vuông sau hơn ô vuông đứng trước mấy chấm tròn ?
GV nhận xét, chốt ý: Trong dãy số này, cứ thêm 1 vào một số ta được số ngay sau đó. 
GV yêu cầu HS thảo luận tìm số thích hợp thay cho 
“ ?” ở các dãy số
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm việc tốt
Bài 2: 
- GV hỏi: 
+ Bức tranh vẽ gì?
+ 4 ngôi nhà có điểm gì đặc biệt ? 
+ Tại sao nhà của mèo lại có số như vậy ?
GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành 3 sơ đồ còn lại, giải thích cách làm
GV nhận xét, tuyên dương nhóm HS làm việc tốt
Mở rộng:
GV hỏi: Vịt và ếch có chung đặc điểm gì? Gà và mèo có chung đặc điểm gì ?
- GV yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ tách – gộp dựa trên 2 dấu hiệu trên 
- GV nhận xét, chốt nội dung
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bài tập 
- GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn”
- GV chia lớp thành 3 tổ. Các tổ nhanh chóng chuyền bảng của tổ lần lượt xuống từng bàn rồi điền nhanh kết quả bài tập vào bảng. Nhóm nào nhanh hơn, đúng nhiều hơn là nhóm chiến thắng. 
- GV nhận xét, chốt ý
HS thực hiện chọn thẻ số tương ứng
HS trình bày 
HS nhận xét, bổ sung 
Cả lớp đồng thanh
HS trả lời:1 chấm tròn
HS nhận xét, bổ sung
HS làm việc nhóm 2
Đại diện nhóm đọc dãy số
HS nhận xét, bổ sung
Bài 2
HS trả lời
+ Mèo, gà, vịt, ếch và 4 ngôi nhà
+ Đều là sơ đồ tách – gộp
+ Có 8 con mèo gồm 1 mèo mẹ và 7 mèo con
HS làm việc nhóm 4
Đại diện nhóm trình bày
HS nhận xét, bổ sung
- HS trả lời: Vịt và ếch biết bơi; Gà và mèo không biết bơi. 
- HS thực hiện trên bảng con
- HS trình bày 
- HS nhận xét, bổ sung 
Bài 3:
- HS làm việc nhóm đôi
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp
- HS tham gia trò chơi
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS nhận xét, bổ sung 
- Cả lớp đồng thanh đọc bài làm
4/ VẬN DỤNG:
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng?”: 
- Dặn về đếm số cho người thân nghe và xem trước bài Số 0
- Học sinh đọc, viết các số từ 1 đến 9 và ngược lại, nói cách lập số 9.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_8.docx