Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 - Tiết 25 - Con cá

Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 - Tiết 25 - Con cá

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

 MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tiết: 25

Bài dạy: CON CÁ

Ngày soạn: 15 / 02/ 2017

Ngày dạy: 21/02/2017

GVHD: Võ Thị Mỹ Linh

SV: Phạm Thị Cẫm Vân

I.Mục tiêu:

- Học sinh biết kể được tên và nêu ích lợi của cá.

- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật.

- Giáo dục học sinh biết yêu quý, bảo vệ và chăm sóc cá.

II.Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Giáo án điện tử.

- Máy chiếu, máy tính.

2. Học sinh

Sách giáo khoa(SGK), vở bài tập.

 

doc 6 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 - Tiết 25 - Con cá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết: 25
Bài dạy: CON CÁ
Ngày soạn: 15 / 02/ 2017
Ngày dạy: 21/02/2017
GVHD: Võ Thị Mỹ Linh
SV: Phạm Thị Cẫm Vân
I.Mục tiêu: 
- Học sinh biết kể được tên và nêu ích lợi của cá.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật.
- Giáo dục học sinh biết yêu quý, bảo vệ và chăm sóc cá.
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án điện tử.
- Máy chiếu, máy tính.
2. Học sinh
Sách giáo khoa(SGK), vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên(GV)
Hoạt động của học sinh(HS)
I. Khởi động: 
Ổn định: Hát
Kiểm tra kiến thức cũ: Cây gỗ
Tiết trước các em được học bài gì?
Kể tên một số loại cây dùng để lấy gỗ?
Cây gỗ gồm những bộ phận nào?
Nhận xét, tuyên dương.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Để biết bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về con vật nào cô sẽ cho các em xem một đoạn clip. Các em hãy chú ý lắng nghe và quan sát xem đoạn clip nhắc đến con vật nào?
* Để giúp các em biết được cá sống ở đâu, cá có những bộ phận nào và cá có ích lợi gì, cô cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Bài 25: Con cá.
- GV viết tên bài trên bảng lớp. 
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Cá sống ở đâu? 
- Theo suy nghĩ của em thì cá có thể sống được ở đâu?
- Để biết cá sống ở những nơi nào các em hãy quan sát những hình ảnh sau.
 (Cho HS xem một số hình ảnh cá ở biển, ở sông, ở ao, hồ,).
*Qua những hình ảnh vừa rồi bạn nào cho cô biết cá sống ở những nơi nào?
- Kết luận: Cá sống dưới nước. Cá sống ở ao, hồ, sông, suối, biển.(Hình ảnh ao, hồ, sông, suối, biển)
*Kể tên một số loài cá mà em biết?
- Nhận xét HS.
- Hãy kể tên một số loài cá sống ở ao, hồ, sông, suối mà em biết?
 - Đưa hình ảnh, giới thiệu: Trên màn hình của cô cũng có một số loài cá quen thuộc sống được ở ao, hồ, sông, suối.
- Gọi HS đọc tên các loài cá trên màn hình.
*Ở suối còn có cá tầm. Đây là loài cá quý và mắc tiền.
- Kết luận: Cá sống ở ao, hồ, sông, suối được gọi là cá nước ngọt.
* Bạn nào có thể kể tên cho cô một số loài cá sống ở biển mà em biết? 
- Cho HS xem hình ảnh một số loài cá sống ở biển, giới thiệu: Và đây là một số loài cá sống ở biển. Cho HS đọc tên những loài cá đó. Cá đuối, cá mập,... là những loài cá lớn, cá nục, cá thu là những loài cá nhỏ.
Kết luận: Cá sống ở biển được gọi là cá nước mặn.
Giảng: Cá tầm là cá có thể sống được ở cả sông và biển nên gọi bằng cá nước mặn hay cá nước ngọt đều được. Cá heo là một loài cá rất thông minh và thân thiện với con người. Cá heo có thể cứu người, ngoài ra người ta có thể huấn luyện cá heo để làm xiếc.
- Kết luận: Cá sống dưới nước. Cá sống ở ao, hồ, sông, biển,...
Ngoài những loài cá nước ngọt và cá nước mặn còn có một số loài cá sống ở vùng cửa sông giáp với biển được gọi là cá nước lợ, các em sẽ được tìm hiểu ở các lớp trên.
* Qua hoạt động vừa rồi các em đã biết môi trường sống của cá là ở dưới nước.Ghe tàu đổ xăng dầu ra biển cũng làm cá chết. Vậy chúng mình cần có ý thức bảo vệ giữ gìn nguồn nước như không vứt rác bừa bãi và hóa chất độc hại làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng môi trường sống của cá.
 Vậy cá có những bộ phận nào để thích nghi với môi trường sống của mình cô cùng các em đến với hoạt động 2: Các bộ phận của cá.
b. Hoạt động 2: Các bộ phận của cá.
- Thảo luận nhóm đôi: Trong thời gian 3 phút, quan sát con cá để tìm ra các bộ phận bên ngoài của con cá.
-Gọi đại diện 4 nhóm lên bảng chỉ các bộ phận của con cá.
-Có nhóm nào bổ sung thêm gì không?
*Qua phần trình bày của các em, cô thấy các em đều nói được một số bộ phận của cá. Cô có lời khen tất cả các em.
Kết luận: Cá có 4 bộ phận chính là: đầu, mình, đuôi và các vây.
- GV khoanh vào phần đầu cá trên màn hình và hỏi:
H: Đầu cá có những gì?
GV: Đây là mình và đuôi cá được bao phủ bởi các lớp vảy cứng để bảo vệ cơ thể cá. Đây là mang cá, mang có tác dụng gì các em sẽ được tìm hiểu ở phần sau.
* Cá có 4 bộ phận chính (Đầu, mình, đuôi và vây).Cá sử dụng các bộ phận này như thế nào để thích nghi với môi trường sống ở dưới nước. Cô mời các em cùng hướng lên màn hình xem 1 đoạn clip.
-Em nhìn thấy gì qua đoạn clip vừa rồi?
-Khi bơi, bộ phận nào của cá chuyển động? 
-Miệng và mang cá như thế nào?
* Khi bơi, cá uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển. Vây cá giúp cá giữ thăng bằng và chuyển hướng khi bơi. Cá há miệng cho nước chảy vào, khi cá ngậm miệng nước chảy qua các lá mang khi đó mang cá lấy ôxi tan trong nước giúp cá thở đấy các em.
-Vậy bạn nào cho cô biết cá sử dụng những bộ phận nào để bơi?
- Cá thở bằng gì?
- Kết luận: Qua phần tìm hiểu vừa rồi các em biết cá gồm 4 bộ phận chính: đầu, mình, đuôi và vây. Cá thở bằng mang và cá bơi bằng vây và đuôi.
* Như các em vừa mới học thì cá là con vật sống dưới nước. Vậy làm thế nào để bắt được cá, cô cùng cả lớp cùng đến với hoạt động 3
c. Hoạt động 3: Cách đánh bắt cá. 
- Yêu cầu học sinh quan sát màn hình (màn hình chiếu tranh bắt cá trong SGK)
* Các em nhìn thấy gì trong bức ảnh?
- Gv nhận xét và kết luận: Người trong ảnh đang kéo vó để bắt cá.
* Kể một số cách đánh bắt cá khác mà em biết ?
- Cho HS xem hình vẽ trên màn hình và giới thiệu các cách đánh bắt cá, lồng giáo dục ý thức học sinh.
* Đánh bắt cá bằng nơm được sử dụng khi nào?
GV giới thiệu: đánh bắt cá bằng kéo lưới được sử dụng ở những nơi có mặt nước rộng.
- Ngoài các cách đánh bắt cá trên, hiện nay ở một số nơi sử dụng mìn nổ, dùng điện để đánh bắt cá, cách đánh bắt cá này đã bị nghiêm cấm vì làm cho cá chết hàng loạt gây ô nhiễm môi trường nước, nguy hiểm đến tính mạng con người. Dù cho có nhiều cách đánh bắt cá như thế nhưng các em không được đánh bắt cá bừa bãi, chỉ bắt những con cá đủ lớn, không nên bắt những con cá con.
- Vừa rồi cô đã giới thiệu cho các em một số cách đánh bắt cá thường sử dụng. Các em có biết người ta bắt cá làm gì không? Ăn cá có ích lợi gì, cô cùng các em đến với hoạt động 4.
d. Hoạt động 4: Ích lợi của cá. (màn hình)
* Hằng ngày, bố mẹ thường làm cho các em ăn những món ăn gì từ cá?
- Cho HS xem một số hình ảnh các món ăn từ cá.( Cá kho, cá chiên, cá nướng, lẩu cá,...)
- Trong số các món ăn được làm từ cá em thích món ăn nào nhất?
- Khi ăn cá các em cần chú ý điều gì?
GV: Chiếu hình ảnh xương cá và giáo dục HS ăn cẩn thận không để bị hóc xương. Không ăn cá độc (Cá nóc).
- Vậy ăn cá có tác dụng gì?
-Mời 2 HS nêu
- Giảng: Cá có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giúp xương phát triển. Chúng ta cần ăn cá trong mỗi bữa ăn, nên ăn ít nhất mỗi tuần lễ 1 – 2 bữa cơm với cá. 
* Cá được nuôi chủ yếu là làm thức ăn, ngoài ra người ta còn nuôi cá làm gì nữa, các em cùng xem một số hình ảnh sau. (nước mắm, thuốc, cá cảnh,)
* Qua những hình ảnh vừa rồi, bạn nào cho cô biết, ngoài làm thức ăn, cá còn được dùng làm gì?
- Nhận xét HS.
Kết luận: Cá dùng để làm thức ăn, làm nước mắm, làm thuốc, làm cảnh,
* Qua các hoạt động, các em đã biết nơi sống của cá, các bộ phận của cá, cách đánh bắt và lợi ích của cá.
Bây giờ cô sẽ thưởng cho các em một trò chơi. 
3. Củng cố: Trò chơi: Ai nhanh ai đúng?
- Nêu cách chơi, luật chơi: 
Trên màn hình sẽ lần lượt là hình ảnh về một loài cá. Khi cô chiếu hình lên, bạn nào biết đó là loài cá gì thì nhanh chóng giơ tay trả lời. Ai nhanh nhất và trả lời đúng nhất thì sẽ nhận được một phần thưởng. Nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho bạn khác. Các em đã rõ luật chơi chưa? Chúng ta cùng bắt đầu trò chơi.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Đáp án: 1. Cá trê
 2. Cá mập
 3. Cá La Hán
 4. Cá heo
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Tổng kết, dặn dò, nhận xét: 
 Tiết học hôm nay các em học bài gì?
Nhận xét giờ học.
Dặn dò HS: Về xem lại bài và chuẩn bị bài: Con gà.
-Hát
- HS trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi (Con vật được nhắc đến là con cá.)
-HS trả lời: Cá sống dưới nước. Cá sống ở biển, ao, hồ, ruộng, đầm lầy, chậu,...
- Theo dõi hình ảnh.
- HS trả lời: Cá sống dưới nước. Cá sống ở biển, ao, hồ, ruộng, đầm lầy, chậu,...
- 10 HS kể
-HS kể
- HS đọc
- 2HS kể.
- HS đọc tên các loài cá.
- Theo dõi, lắng nghe.
-Học sinh thảo luận để tìm các bộ phận bên ngoài của con cá
- HS lên chỉ vào màn hình và giới thiệu các bộ phận của con cá.
- HS bổ sung ( nếu có)
-1 HS nhắc lại
- 1HS trả lời: Mắt, miệng, mang
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS trả lời: Một con cá đang bơi
- HS1: Đuôi và vây cá vẫy vẫy.
- HS2: Khi bơi, đuôi và vây cá chuyển động.
-HS1: Miệng cá mở ra đớp nước
-HS2: Mang cá mở ra khép lại
- HS lắng nghe
- Vây và đuôi
- Cá thở bằng mang.
-HS nhắc lại
- Hs trả lời.
- HS kể
- HS quan sát nêu tên các cách đánh bắt cá
- HS: khi nước gần cạn hoặc vùng nước nông.
- Theo dõi trên màn hình.
- Cá kho, cá chiên, cá nấu canh, cá nấu lẩu, cá sốt cà chua,...
- HS quan sát
- HS trả lời
-Bỏ xương
- ăn cá thông minh
- ăn cá có lợi cho sức khoẻ, bổ xương.
-Xem ảnh
- Cá để làm thuốc, làm nước mắm, làm cảnh
- Lắng nghe.
-Lắng nghe 
-Hs tham gia chơi
-Con cá
-Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_25_Con_ca.doc