A. MỤC TIÊU: Hs biết
- Nêu một số tác hại của muỗi.
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh về con muỗi, cá vàng, bọ gậy.
- Hình con muỗi phóng to.
C. LÊN LỚP:
Ngày soạn : 22 – 03 – 2010 Ngày giảng : 23/ 03/ 2010 ( 1H) 24/ 03/ 2010 ( 1D) 25/ 03/ 2010 ( 1E). Tự nhiên – xã hội ( bài 28) Con muỗi A. mục tiêu: Hs biết Nêu một số tác hại của muỗi. Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ. B. đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh về con muỗi, cá vàng, bọ gậy. Hình con muỗi phóng to. C. lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Cơ thể con mèo có mấy bộ phận. Đó là những bộ phận nào? - Cơ thể con mèo có 4 phần. Đó là: đầu, mình, đuôi và 4 chân. - Nuôi mèo để làm gì? - Mèo là con vật có ích hay có hại? - Nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh. - Mèo là con vật có ích. - Hs khác nhận xét - Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: * HĐ 1: Giới thiệu bài Trong các giờ học trước các em đã học về con gà và con mèo. Đó đều là những con vật có ích; gà thì cung cấp thịt và trứng, mèo thì giúp ta bắt chuột và làm cảnh. Nhưng có phải tất cả các con vật đều có ích không? Trong giờ TN - XH hôm nay, lớp ta cùng tìm hiểu qua bài 28: Con muỗi. - Nhắc lại tên bài. * HĐ 2: Quan sát con muỗi - Cho hs quan sát tranh con muỗi trong SGK, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Con muỗi to hay nhỏ? + Khi đập muỗi, em thấy cơ thể của nó cứng hay mềm? + Con muỗi dùng vòi để làm gì? + Muỗi di chuyển bằng gì? - Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi - Đại diện các nhóm báo cáo - Nhóm khác nhận xét, bổ xung. - Treo tranh con muỗi phóng to - Đâu là vòi của con muỗi? - Gọi hs lên chỉ đầu, mình, chân, cánh. - Quan sát tranh - Lên chỉ. - Lên chỉ các bộ phận bên ngoài của con muỗi. →KL: Muỗi là một loài sâu bọ nhỏ, bé hơn ruồi. Con muỗi có 4 bộ phận chính: đầu, mình, chân và cánh. Muỗi bay bằng cánh và đậu bằng chân, nó dùng vòi để hút máu người. * HĐ 3: Quan sát tranh - Nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: - Quan sát tranh và thảo luận + Muỗi thường sống ở đâu? - Muỗi sống ở nơi ẩm thấp, tối. + Muỗi đốt có tác hại gì? Hãy kể tên một số bệng do muỗi gây ra mà em biết? + Em cần làm gì để không bị muỗi đốt? →KL: Muỗi sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp. Muỗi hút máu người, là con vật trung gian truyền bệnh từ người này sang người khác. Cách phòng: Đi ngủ phải mắc màn, tẩm thuốc chống muỗi vào màn. Phun thuốc trừ muỗi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng; khơi thông cống rãnh, đậy kín chum đựng nước. Thả cá vàng vào bể nước để diệt bọ gậy. - Muỗi đốt sẽ truyền một số bệnh nguy hiểm cho con người như: sốt rét, sốt xuất huyết. - Giữ vệ sinh nơi ở; phun thuốc diệt muỗi; đi ngủ phải nằmàn; * HĐ 4: Liên hệ thực tế + Em bị muỗi đốt hoặc nghe thấy tiếng muỗi kêu vào thời gian nào trong ngày? - Muỗi thường đốt và lúc trời tối + Khi bị muỗi đốt em cảm thấy như thế nào? + Theo em muỗi là con vật có ích hay có hại? Vì sao? 3. Củng cố, dặn dò: - Chơi trò chơi “ Hỏi nhanh, đáp đúng” - Đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm cho hs trả lời nhanh 1, Muỗi sống ở đâu? a, Nơi khô ráo, sạch sẽ c, Nơi ẩm thấp, tối tăm ( như bụi cây, cống rãnh, ) b, Nơi có nhiều ánh nắng. 2, Muỗi gây ra tác hại: a, Bị ngứa c, Không gây hại b, Truyền một số bệnh như: sốt rét, sốt xuất huyết và một số bệnh nguy hiểm khác 3, - Nhận xét, tuyên dương hs trả lời nhanh và đúng. - Nhắc lại nội dung bài - Về nhà thực hiện như bài học, chuẩn bị bài 29: Nhận biết cây cối và con vật. - Khi bị muỗi đốt sẽ bị ngứa. - Muỗi là con vật có hại vì nó gây ra các bệnh nguy hiểm cho con người. - Nghe và trả lời nhanh câu hỏi. - Hs khác nhận xét. - Nhắc lại 4 bộ phận chính của con muỗi. - Lắng nghe và thực hiện.
Tài liệu đính kèm: