Giáo án Tự nhiên xã hội 1 Tuần 32 đến 35

Giáo án Tự nhiên xã hội 1 Tuần 32 đến 35

Tuần : 32

Tiết : 32

 GIÓ

I.MỤC TIÊU :

- Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời có gió

- Nhận xét trời có gió hay không có gió; gió nhẹ hay gió mạnh bằng quan sát và cảm giác.

- Dùng vốn từ riêng để miêu tả cây cối khi có gió thổi và cảm giác.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

-Các hình trong SGK, hình vẽ cảnh gió to.

 

doc 11 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1824Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội 1 Tuần 32 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 32
Tiết : 32
 GIÓ
I.MỤC TIÊU : 
- Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời có gió
- Nhận xét trời có gió hay không có gió; gió nhẹ hay gió mạnh bằng quan sát và cảm giác.
- Dùng vốn từ riêng để miêu tả cây cối khi có gió thổi và cảm giác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Các hình trong SGK, hình vẽ cảnh gió to.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định :
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học 
2.Bài cũ :
-Khi trời nắng bầu trời như thế nào? 
+ Khi nắng bầu trời trong xanh có mây trắng, có Mặt trời sáng chói, 
-Nêu các dấu hiệu để nhận biết trời mưa?
+ Khi trời mưa bầu trời u ám, mây đen xám xịt phủ kín, không có mặt trời, 
- Giáo viên nhận xét. 
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét .
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài :
Giới thiệu bài :
 Hôm nay Cô và các em sẽ quan sát bầu trời để nhận biết rõ hơn về Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời có gió . Nhận xét trời có gió hay không có gió; gió nhẹ hay gió mạnh bằng quan sát và cảm giác. Qua bài : Gió 
+ Giáo viên ghi tựa bài học lênbảng lớp 
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới 
+ 03 học sinh nhắc lại tựa bài .
* Phát triển các hoạt động :
vHoạt động 1 : Quan sát tranh.
MT : Học sinh nhận biết các dấu hiệu khi trời có gió qua tranh, ảnh. Biết được dấu hiệu khi có gió nhẹ, gió mạnh.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 5 hình của bài trang 66 và 67 và trả lời các câu hỏi sau :
-Hình nào làm cho bạn biết trời đang có gió ?
-Vì sao em biết là trời đang có gió?
-Gió trong các hình đó có mạnh hay không ? Có gây nguy hiểm hay không ?
+Tổ chức cho các em làm việc theo nhóm quan sát và thảo luận nói cho nhau nghe các ý kiến của mình nội dung các câu hỏi trên.
Bước 2: Gọi đại diện nhóm mang SGK lên chỉ vào từng tranh và trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung.
Bước 3: Giáo viên treo tranh ảnh gió và bão lên bảng cho học sinh quan sát và hỏi:
-Gió trong mỗi tranh này như thế nào?
-Cảnh vật ra sao khi có gió như thế nào?
-Cho học sinh làm việc theo nhóm nhỏ quan sát và trả lời các câu hỏi.
-Giáo viên chỉ vào tranh và nói : Gió mạnh có thể chuyển thành bão (chỉ vào tranh vẽ bão), bão rất nguy hiểm cho con người và có thể làm đổ nhà, gãy cây, thậm chí chết cả người nữa.
Giáo viên kết luận: Trời lặng gió thì cây cối đứng yên, có gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động nhẹ. Gió mạnh thì nguy hiểm nhất là bão.
-Học sinh quan sát tranh và hoạt động theo nhóm.
-Hình lá cờ đang bay, hình cây cối nghiêng ngã, hình các bạn đang thả diều.
-Vì tạo cho cảnh vật lay động (cờ bay, cây nghiêng ngã, diều bay)
-Nhẹ, không nguy hiểm.
+ Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi trên, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh.
-Rất mạnh.
-Cây cối nghiêng ngã, nhà cửa siêu vẹo.
Học sinh nhắc lại.
+ Trời lặng gió thì cây cối đứng yên, có gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động nhẹ. Gió mạnh thì nguy hiểm nhất là bão.
vHoạt động 2 : Tạo gió.
MT : Học sinh mô tả được cảm giác khi có gió thổi vào mình.
vCách tiến hành :
Bước 1: Cho học sinh cầm quạt vào mình và trả lời các câu hỏi sau : Em cảm giác như thế nào? 
Bước 2: Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi.
-Học sinh thực hành và trả lời câu hỏi
-Mát, lạnh.
-Đại diện học sinh trả lời.
vHoạt động 3 : Quan sát ngoài trời.
MT : Học sinh nhận biết trời có gió hay không có gió, gió mạnh hay gió nhẹ.
v Cách tiến hành :
Bước 1: Cho học sinh ra sân trường và giao nhiệm vụ cho học sinh.
Quan sát xem lá cây, ngọn cỏ, lá cờ  có lay động hay không ?
Từ đó rút ra kết luận gì ?
Bước 2: Tổ chức cho các em làm việc và theo dõi hướng dẫn các em thực hành.
Bước 3: Tập trung lớp lại và chỉ định một số học sinh nêu kết quả quan sát và thảo luận trong nhóm.
Giáo viên kết luận: Nhờ quan sát cây cối cảnh vật xung quanh và cảm nhận của mỗi người mà ta biết trời lặng gió hay có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
+ Tập trung lớp lại và chỉ định một số học sinh nêu kết quả quan sát và thảo luận trong nhóm.
+ Đại diện Học sinh nêu lại ý chính .
+ Nhờ quan sát cây cối cảnh vật xung quanh và cảm nhận của mỗi người mà ta biết trời lặng gió hay có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
4.Củng cố – Dặn dò :
-Làm sao ta biết có gió hay không có gió?
-Gió nhẹ thì cây cối, cảnh vật như thế nào ? 
+Gió mạnh thì cảnh vật cây cối như thế nào ?
-Cây cối cảnh vật lay động " có gió, cây cối cảnh vật đứng im " không có gió.
-Gió nhẹ cây cối  lay động nhẹ, gió mạnh cây cối  lay động mạnh.
-Về xem lại bài.
-Chuẩn bị : “Trời nóng, trời rét”.
- Học sinh ghi nhớ lời dặn của giáo viên . 
=========T]T========
Tuần : 33.
	Tiết : 33
TRỜI NÓNG, TRỜI RÉT
(THMT liên hệ )
I.MỤC TIÊU : 
 	- Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết : nóng , rét .
- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày nóng , rét .. 
-Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết.
Ä Tích hợp môi trường :
- Thời tiết nắng, mưa, gió, nóng, rét là một yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Có ý thức giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Các hình trong SGK. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định :
- Hát - ổn định lớp để vào tiết học 
2.Bài cũ :
-Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết trời lăïng gió hay có gió ?
- Khi lặng gió cây cối đứng im, khi có gió cây cối lay động.
-Nhận xét. 
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài :
 Hôm nay Cô và các em sẽ quan sát bầu trời để nhận biết rõ hơn về Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết : nóng , rét .Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày nóng , rét .. Qua bài : Trới nóng , trời rét .
+ Giáo viên ghi tựa bài học lênbảng lớp 
+ - Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới .
02 Hsi nhắc lại tựa bài .
* Phát triển các hoạt động :
vHoạt động 1 : Làm việc với SGK.
MT : Học sinh nhận biết các dấu hiệu khi trời nóng, trời rét.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình trong SGK và trả lời các câu hỏi sau :
Tranh nào vẽ cảnh trời nóng, tranh nào vẽ cảnh trời rét ? Vì sao bạn biết ?
Nêu những gì bạn cảm thấy khi trời nóng, trời rét ?
-Tổ chức cho các em làm việc theo cặp quan sát và thảo luận nói cho nhau nghe các ý kiến của mình nội dung các câu hỏi trên.
Bước 2: Gọi đại diện nhóm mang SGK lên chỉ vào từng tranh và trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung.
Giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ và trả lời:
Kể tên những đồ dùng cần thiết giúp chúng ta bớt nóng hay bớt rét.
Giáo viên kết luận : 
Trời nóng thường thấy người bức bối khó chịu, toát mồ hôi, người ta thường mặc áo tay ngắn màu sáng. Để làm cho bớt nóng người ta dùng quạt hay điều hoà nhiệt độ, thường ăn những thứ mát như nước đá, kem 
Trời rét quá làm cho cơ thể run lên, da sởn gai ốc, tay chân cóng (rất khó viết). Những khi trời rét ta mặc quần áo được may bằng vải dày như len, dạ. Rét quá cần dùng lò sưởi và dùng máy điều hoà nhiệt độ làm tăng nhiệt độ trong phòng, thường ăn thức ăn nóng
-Học sinh quan sát tranh và hoạt động theo nhóm 2 học sinh.
-Tranh 1 và tranh 4 vẽ cảnh trời nóng.
-Tranh 2 và tranh 3 vẽ cảnh trời rét.
-Học sinh tự nêu theo hiểu biết của các em.
-Đại diện các nhóm trả lời các câu hỏi trên, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh.
-Quạt để bớt nóng, mặc áo ấm để giảm bớt lạnh, 
-Học sinh nhắc lại.
+ Trời nóng thường thấy người bức bối khó chịu, toát mồ hôi, người ta thường mặc áo tay ngắn màu sáng. Để làm cho bớt nóng người ta dùng quạt hay điều hoà nhiệt độ, thường ăn những thứ mát như nước đá, kem 
- Trời rét quá làm cho cơ thể run lên, da sởn gai ốc, tay chân cóng (rất khó viết). Những khi trời rét ta mặc quần áo được may bằng vải dày như len, dạ. Rét quá cần dùng lò sưởi và dùng máy điều hoà nhiệt độ làm tăng nhiệt độ trong phòng, thường ăn thức ăn nóng
vHoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm.
MT : Học sinh biết ăn mặc đúng thời tiết
vCách tiến hành :
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Các em hãy cùng nhau thảo luận và phân công các bạn đóng vai theo tình huống sau : “Một hôm trời rét, mẹ đi làm rất sớm và dặn Lan khi đi học phải mang áo ấm. Do chủ quan nên Lan không mặc áo ấm. Các em đoán xem chuyện gì xảy ra với Lan? ”
Bước 2: Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi và sắm vai tình huống trên.
-Tuyên dương nhóm sắm vai tốt.
-Học sinh phân vai để nêu lại tình huống và sự việc xãy ra với bạn Lan.
-Lan bị cảm lạnh và không đi học cùng các bạn được.
-Học sinh thực hành và trả lời câu hỏi.
+ - Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm sắm vai tốt.
4.Củng cố – Dặn dò :
-GV : Ăn mặc đúng thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể, phòng chống một số bệnh như : cảm nắng, cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu 
Ä Tích hợp môi trường :
- Thời tiết nắng, mưa, gió, nóng, rét là một yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Có ý thức giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt.
-Dặn dò: Học bài, xem bài mới.
+ Học sinh trả lời lại nội dung câu hỏi của giáo viên .
Ä Tích hợp môi trường :
- Giáo dục cho hsi biết thời tiết nắng, mưa, gió, nóng, rét là một yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Có ý thức giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.
- Lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tổng kết tiết học .
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 
=========T]T========
Tuần : 34
Tiết : 34
THỜI TIẾT
(THMT LIÊN HỆ )
I.MỤC TIÊU :
- Nhận biệt thay đổi của thời tiết .
- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi 
- Nêu cách tìm thông tin về dự báo thời tiết hằng ngày : nghe đài , xem ti vi , đọc báo .
Ä Tích hợp môi trường :
 Thời tiết nắng, mưa, gió, nóng, rét là một yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Có ý thức giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Các hình trong SGK, hình vẽ các hiện tượng về thời tiết các bài trước đã học.. 
-Giấy khổ to, bút màu, 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định :
2.Bài cũ :
-Hãy kể các hiện tượng về thời tiết mà em biết ?
-Các hiện tượng về thời tiết đó là: nắng, mưa, gió, rét, nóng, 
-Nhận xét. 
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài :
 Hôm nay Cô và các em sẽ quan sát bầu trời để nhận biết rõ hơn về Nhận biệt thay đổi của thời tiết . Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi Nêu cách tìm thông tin về dự báo thời tiết hằng ngày : nghe đài , xem ti vi , đọc báo .. Qua bài : Thời tiết .
+ Giáo viên ghi tựa bài học lênbảng lớp 
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới .
+ 03 học sinh nêu lại tựa bài . 
* Phát triển các hoạt động :
vHoạt động 1 : Trò chơi.
MT : Học sinh nhận biết các hiện tượng của thời tiết qua tranh và thời tiết luôn luôn thay đổi.
Các bước tiến hành:
Bước 1 : Giáo viên phổ biến cách chơi.
-Chọn đúng tên dạng thời tiết ghi trong tranh.
Cài tên dạng thời tiết tranh nào vẽ cảnh trời nóng, tranh nào vẽ cảnh trời rét ? Vì sao bạn biết ?
Bước 2 : Học sinh tiến hành chơi, mỗi lần 2 học sinh tham gia chơi, lần lượt đến tất cả các em đều chơi.
Bước 3 : Giáo viên nhận xét cuộc chơi.
Giáo viên nêu câu hỏi :
-Nhìn tranh các em thấy thời tiết có thay đổi như thế nào?
Giáo viên kết luận: Thời tiết luôn luôn thay đổi trong một năm, một tháng, một tuần thậm chí trong một ngày, có thể buổi sáng nắng, buổi chều mưa.
Vậy muốn biết thời tiết ngày mai như thế nào, ta phải lam gì ?
Giáo viên nêu: Chúng ta cần theo dõi dự báo thời tiết để biết cách ăn mặc cho phù hợp đảm bảo sức khoẻ.
-Học sinh quan sát tranh và hoạt động theo nhóm 2 học sinh.
-Đại diện từng nhóm nêu kết quả thực hiện.
-Thời tiết thay đổi liên tục theo ngày, theo tuần,  
-Nhắc lại.
Nghe đài dự báo thời tiết khí tượng thuỷ văn, 
vHoạt động 2 : Thực hiện quan sát.
MT : Học sinh biết thời tiết hôm nay như thế nào qua các dấu hiệu về thời tiết.
vCách tiến hành :
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ và định hướng cho học sinh quan sát : Các em hãy quan sát bầu trời, cây cối hôm nay như thế nào ? Vì sao em biết điều đó ?
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn các em ra hành lang hoặc sân trường để quan sát.
Bước 3: Cho học sinh vào lớp.
-Gọi đại diện các em trả lời câu hỏi nêu trên.
vHoạt động 3 : Trò chơi ăn mặc hợp thời tiết.
MT : Rèn luyện kĩ năng ăn mặc phù hợp với thời tiết cho học sinh.
vCách tiến hành :
Bước 1: Giáo viên phổ biến cách chơi: đưa ra các tranh có những học sinh ăn mặc theo thời tiết.
-Cho học sinh nhìn tranh nối đúng cách ăn mặc đúng theo tranh theo thời tiết.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh tiến hành chơi.
-Tuyên bố người thắng cuộc động viên khuyến khích các em.
+ Giáo viên phổ biến cách chơi: đưa ra các tranh có những học sinh ăn mặc theo thời tiết.
-Cho học sinh nhìn tranh nối đúng cách ăn mặc đúng theo tranh theo thời tiết.
-Tuyên bố người thắng cuộc động viên khuyến khích các em.
4.Củng cố – Dặn dò :
Ä Tích hợp môi trường :
- Thời tiết nắng, mưa, gió, nóng, rét là một yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.Có ý thức giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.
Ä Tích hợp môi trường :
+ Giáo dục cho học sinh biết thời tiết nắng, mưa, gió, nóng, rét là một yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.Có ý thức giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt.
- Học bài, sưu tầm các tranh ảnh, ca dao, tục ngữ nói về thời tiết, xem bài mới “Ôn tập : Tự nhiên”.
- Lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tổng kết tiết học .
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 
=========T]T========
Tuần : 35
Tiết : 35
ÔN TẬP : TỰ NHIÊN
I.MỤC TIÊU : 
- Biết quan sát , đặc câu hỏi và trả lời câu hỏi về bầu trời , cảnh vật tự nhiên xung quanh 
.-Quan sát, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về cảnh quan tự nhiên ở khu vực xung quanh trường.
-Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
-Các tranh ảnh giáo viên và học sinh sưu tầm được về chủ đề thiên nhiên.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định :
2.Bài cũ : 
-Hãy kể các hiện tượng về thời tiết mà em biết ? Nêu cách ăn mặc thích hợp theo thời tiết ?
-Các hiện tượng về thời tiết đó là: nắng, mưa, gió, rét, nóng, 
-Thời tiết nóng mặc áo quần mỏng cho mát. Thời tiết lạnh thường mặc áo ấm để bảo vệ sức khoẻ.
vHoạt động 1 : Làm việc với các tranh ảnh hoạc vật thật về cây cối.
MT : HS nhớ lại tất cả các cây đã học.
Các bước tiến hành :
Bước 1: Giáo viên phổ biến cách chơi.
-Chọn tất cả tranh ảnh của các cây rau, cây hoa dán vào tờ giấy do giáo viên phát cho mỗi tổ, các cây thật để lên bàn theo 2 nhóm cây (rau và hoa)
Tổ chức cho các em làm việc theo nhóm 8, dán, chỉ vào cây và nói cho nhau nghe.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh mang sản phẩm của nhóm mình lên bảng, đại diện nhóm lên chỉ và nói tên cây cho cả lớp cùng nghe.
Giáo viên tuyên dương nhóm đã sưu tầm được nhiều cây đặc biệt là các cây mới.
-Lắng nghe yêu cầu của giáo viên.
-Học sinh nhận giấy, làm việc theo nhóm 8, chọn tranh ảnh, dán và nói cho nhau nghe về các loại cây mà em biết.
-Đại diện từng nhóm nêu kết quả thực hiện trước lớp (chỉ vào tranh và nói cho mọi người cùng nghe.)
vHoạt động 2 : Làm việc với các tranh ảnh ho?c vật thật về động vật.
MT : Học sinh nhớ lại các con vật và giới thiệu một số các con vật mới mà các em đã tìm hiểu được qua thực tế.
Các bước tiến hành :
Bước 1: Giáo viên phổ biến cách chơi.
-Chọn tất cả các tranh ảnh về các con vật dán vào tờ giấy do giáo viên phát cho mỗi tổ theo 2 nhóm (nhóm con vật có hại và nhóm con vật có ích). Tổ chức cho các em làm việc theo nhóm 8, dán, chỉ vào tranh và nói cho nhau nghe.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh mang sản phẩm của nhóm mình lên bảng, đại diện nhóm lên chỉ và nói tên con vật cho cả lớp cùng nghe, đặt các câu đố, bài thơ, bài hát về các con vật để đố các nhóm khác.
-Giáo viên tuyên dương nhóm đã sưu tầm được nhiều con vật.
-Lắng nghe yêu cầu của giáo viên.
-Học sinh nhận giấy, làm việc theo nhóm 8, chọn tranh ảnh, dán và nói cho nhau nghe về các con vật nào có hại, con vật nào có ích.
-Đại diện từng nhóm nêu kết quả thực hiện trước lớp (chỉ vào tranh và nói cho mọi người cùng nghe, nêu câu đố, giải câu đố, )
vHoạt động 3 : Quan sát thời tiết.
MT : Học sinh nhớ lại các dấu hiệu về thời tiết đã học.
vCách tiến hành :
Bước 1: Giáo viên định hướng cho học sinh quan sát.
-Quan sát xem có mây không ?
-Có gió không ? gió nhẹ hay mạnh ?
-Thời tiết hôm nay nóng hay rét ?
-Có mưa hay có mặt trời không ?
Bước 2: Đưa học sinh ra sân hay hành lang để quan sát.
-Tổ chức cho các em quan sát theo nhóm và nói cho nhau nghe những điều quan sát được. Gọi đại diện các nhóm nói trước lớp cho cả lớp cùng nghe.
-Cho học sinh vào lớp, cho các em xếp tranh theo các chủ đề.
-Học sinh ra sân.
-Quan sát và nói cho nhau nghe về các câu hỏi giáo viên đăït ra.
-Đại diện các nhóm nêu kết quả quan sát được.
-Xếp tranh theo chủ đề đã học.
Đưa học sinh ra sân hay hành lang để quan sát.
-Tổ chức cho các em quan sát theo nhóm và nói cho nhau nghe những điều quan sát được. Gọi đại diện các nhóm nói trước lớp cho cả lớp cùng nghe.
-Cho học sinh vào lớp, cho các em xếp tranh theo các chủ đề.
4.Củng cố – Dặn dò :
Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt.
-Học bài xem lại các bài.
- Lắng nghe giáo viên nhận xét , đánh giá tổng kết tiết học .
- Học sinh ghi nhớ dặn dò của giáo viên 
 	Duyệt Ban giám hiệu Duyệt Tổ chuyên môn 
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
....................................................................	...........................................................
Ngày ...... Tháng...... Năm 20......	 Ngày ...... Tháng...... Năm 20......
 Hiệu trưởng Tổ trưởng chuyên môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH 1 tuian 32 - 35.doc