Giáo án Tự nhiên xã hội - Bài: Cây rau + Con gà

Giáo án Tự nhiên xã hội - Bài: Cây rau + Con gà

Tự nhiên xã hội

CÂY RAU

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh

- Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau.

- Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây.

- GDKN: Nhận thức hậu quả không ăn rau và ăn rau không sạch. Kĩ năng ra quyết định thương xuyên ăn rau, ăn rau, ăn rau sạch. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây rau. Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.

- HS yêu thích môn học, thích khám phá thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Cây rau xanh, tranh ảnh trong SGK.

- HS: Vở bài tập TNXH.

 

doc 5 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội - Bài: Cây rau + Con gà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án soạn dạy bằng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Tự nhiên xã hội
Cây rau
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau.
- Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây.
- GDKN: Nhận thức hậu quả không ăn rau và ăn rau không sạch. Kĩ năng ra quyết định thương xuyên ăn rau, ăn rau, ăn rau sạch. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây rau. Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
- HS yêu thích môn học, thích khám phá thiên nhiên.
II. đồ dùng dạy học:
- GV: Cây rau xanh, tranh ảnh trong SGK.
- HS: Vở bài tập TNXH.
III. hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS chuẩn bị đồ dùng môn học đã mang đến lớp.
- HS hát tập thể.
- HS trưng bày cây rau đã mang đến lớp.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu giờ học.
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Phương pháp bàn tay nặn bột
Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề ( giới thiệu bài)
? Kể tên các loại rau mà em đã được ăn ở nhà?
? Em biết gì về cây rau cải. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài 22: Cây rau 
Bước 2:Hình thành biểu tượng của HS
- GV đưa cây rau cải và hỏi HS đó là cây rau gì
Em hãy mô tả bằng lời những hiểu biết của mìnhvề cây rau cải (HS làm việc cá nhân – Ghi vào vở ghi chép khoa học.
- Chia nhóm cho HS thảo luận và ghi lại những điều em biết về cây rau cải vào bảng nhóm.
- HS các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
- GV ghi nhận kết quả của HS không nhận xét đúng sai.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi (giả thuyết, dự đoán) và phương án tìm tòi.
- GV yêu cầu HS nêu câu hỏi đề xuất. 
- HD HS tìm hiểu câu hỏi “Cây rau cải có những bộ phận nào?”
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa ra dự đoán và ghi lại dự đoán vào bảng nhóm.
- Gọi HS trình bày phần dự đoán của nhóm mình trước lớp.
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
? Để tìm hiểu cây rau cải có những bộ phận nào ta phải sử dụng phương án gì?
- Yêu cầu HS tiến hành quan sát và ghi lại kết luận trong bảng nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày kết luận sau khi quan sát. 
- GV nhận xét so sánh phần dự đoán với kết quả quan sát
Ghi nhận kết quả.
Bước 5: Kết luận hợp thức hóa kiến. 
- GV đưa ra cây rau cải chỉ vào các bộ phận của cây và giới thiệu: Cây rau cả có các bộ phận: Rễ, thân, lá. 
- GV nêu các bộ phận của cây rau nói chung.
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Mục đích: Biết được lợi ích của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn.
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ trong SGK
- GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời.
? Khi ăn rau ta phải chú ý điều gì?
- GV nhận xét kết luận: Rau được trồng ở trong vườn ngoài ruộng nên rính nhiều bụi bẩn có thể có nhiều chất bẩn, chất độc do tới nước, thuốc trừ sâu...Vì vậy cần tăng cường trồng rau sạchvà rửa rau sạch trước khi ăn.
* Hoạt động 3: Trò chơi: "Đố bạn rau gì?"
- GV hướng dẫn HS cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Nghe.
- HS kể 
- Nghe
- HS trả lời
- HS ghi chép những hiểu biết của mình về cây rau cải
vào vở ghi chép khoa học.
- HS quan sát cây rau.
- HS quan sát và trao đổi trong nhóm.
- HS quan sát rồi cử đại diện lên trả lời.
- Nghe yêu cầu.
- Nêu câu hỏi đề xuất
+ Cây rau cải có nhiều lá hay ít lá? 
+ Câu rau cải có rễ không? + Cây rau cải có những bộ phận nào?...
- HS thảo luận nhóm để đưa ra dự đoán và ghi lại dự đoán vào bảng nhóm.
- HS tong nhóm trình bày phần dự đoán của nhóm mình trước lớp.
- HS nêu phương án ( cách tiến hành)
- HS quan sát cây rau cải đã chuẩn bị và ghi lại kết quả quan sát vào bảng nhóm
- Trình bày kết luận sau khi quan sát. 
- Nghe.
- HS chỉ trên cây rau cải và nhắc lại. 
- Nghe HD cách chơi.
- HS chơi.
4. Củng cố:
 - GV nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò
 - Dặn dò các em về nhà học bài.
 - Chuẩn bị bài giờ sau.
- Học sinh nêu tên bài vừa học.
- Nghe.
- Nghe và thực hiện ở nhà.
Tự nhiên xã hội
 con gà
I. Mục tiêu: Giúp HS	
 - Nêu ích lợi của con gà.
 - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con gà trên hình vẽ hay vật thật.
 - HS yêu thích và chăm sóc gà để có lợi ích cao.
II. đồ dùng dạy học:
 - GV: Tranh ảnh về các loại gà.
 - HS: Vở bài tập TNXH.
III. các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các loại cá mà em biết?
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS hát tập thể.
- 2, 3 HS kể tên các loại cá.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu giờ học.
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: Phương pháp bàn tay nặn bột
Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề ( giới thiệu bài)
? Kể tên các loại gà mà em đã được biết?
? Em biết gì về con gà. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài 26: Con gà 
Bước 2:Hình thành biểu tượng của HS
- GV đưa hình ảnh con gà và hỏi HS đó là con gì? 
- Em hãy mô tả bằng lời những hiểu biết của mình về con gà (HS làm việc cá nhân – Ghi vào vở ghi chép khoa học.
- Chia nhóm cho HS thảo luận và ghi lại những điều em biết về con gà vào bảng nhóm.
- HS các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
- GV ghi nhận kết quả của HS không nhận xét đúng sai.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi (giả thuyết, dự đoán) và phương án tìm tòi.
- GV yêu cầu HS nêu câu hỏi đề xuất. 
- HD HS tìm hiểu câu hỏi “Các bộ phận bên ngoài của con gà là gì?”
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa ra dự đoán và ghi lại dự đoán vào bảng nhóm.
- Gọi HS trình bày phần dự đoán của nhóm mình trước lớp.
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
? Để tìm hiểu “ Các bộ phận bên ngoài của con gà là gì?” ta phải sử dụng phương án nào?
- Yêu cầu HS tiến hành quan sát và ghi lại kết luận trong bảng nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày kết luận sau khi quan sát. 
- GV nhận xét so sánh phần dự đoán với kết quả quan sát
Ghi nhận kết quả.
Bước 5: Kết luận hợp thức hóa kiến. 
- GV hình ảnh con gà và chỉ vào các bộ phận bên ngoài giới thiệu: Gà gồm các bộ phận:( đầu, mình, lông, chân. Gà di chuyển được nhờ 2 chân)
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh các con gà trong SGK để phân biệt gà trống, gà mái, gà con.
- Gà trống, gà mái, gà con khác nhau ở những điểm nào?
* Hoạt động 2: Đi tìm kết quả
+ Mục đích: Củng cố về con gà cho HS và biết được ích lợi của con gà. 
GV nêu câu hỏi:
? Gà cung cấp cho chúng ta những gì?
- Cho HS thảo luận ghi kết quả vào bản nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ GVNXKL: Gà mang lại cho chúng ta rất nhiều ích lợi. Trứng gà, thịt gà là loại thực phẩm giầu dinh dưỡng và rất cần thiết cho con người.
4. Củng cố:
- GV nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- Liên hệ thực tế và giáo dục học sinh. 
5. Dặn dò
- Dặn dò các em về nhà học bài
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- Nghe.
- HS kể 
- Nghe
- HS trả lời
- HS ghi chép những hiểu biết của mình con gà vào vở ghi chép khoa học.
- HS trao đổi trong nhóm.
- HS quan sát rồi cử đại diện lên trả lời.
- Nghe.
- Nghe yêu cầu.
- Nêu câu hỏi đề xuất
+ Con gà có cánh không? 
+ Con gà có nhiều lông phải không? 
+ Các bộ phận bên ngoài của con gà là gì ?...
- HS thảo luận nhóm để đưa ra dự đoán và ghi lại dự đoán vào bảng nhóm.
- HS trong nhóm trình bày phần dự đoán của nhóm mình trước lớp.
- HS nêu phương án ( cách tiến hành)
- HS quan sát hình ảnh về con gà đã chuẩn bị và ghi lại kết quả quan sát vào bảng nhóm
- Trình bày kết luận sau khi quan sát. 
- Nghe.
- HS chỉ trên hình ảnh và nhắc lại tên các bộ phận bên ngoài của con gà. 
- HS quan sát hình ảnh các con gà trong SGK để phân biệt gà trống, gà mái, gà con.
- Gà trống, gà mái, gà con khác nhau ở kích thước, màu lông và tiếng kêu.
- Nghe.
- Nghe yêu cầu
- Học sinh thảo luận nhóm và ghi ra bảng nhóm.
- Các nhóm trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình.
 - Nghe. 
- Nghe.
- HS liên hệ thực tế.
- Nghe và thực hiện ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai cay va Con ga - Copy.doc