Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 (cả năm)

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 (cả năm)

I. Mục tiêu:

- Biết được một số loại giấy, bìa và dụng cụ( thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công

II. Đồ dùng dạy - học:

- Giáo viên: Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công ( kéo, hồ dán, thước kẻ).

- Học sinh: Các loại dụng cụ thủ công.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 41 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1578Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ sáu ngày 19 tháng 08 năm 2011
Thủ công
Bài 1 : Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công
I. Mục tiêu:
- Biết được một số loại giấy, bìa và dụng cụ( thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán) để học thủ công
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công ( kéo, hồ dán, thước kẻ).
- Học sinh: Các loại dụng cụ thủ công.
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: ( 2 phút )
 2. Các hoạt động:
 HĐ1: Giới thiệu giấy, bìa
 (10 phút)
 Nghỉ giải lao (3 phút)
HĐ2: Giới thiệu dụng cụ TC
(10 phút)
3. Củng cố, dặn dò (5 phút)
G: ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng HT của HS
G: Giới thiệu nội dung bài học -> ghi đầu bài.
G: Đưa ra 2 loại giấy, 1 loại không có ô kẻ, 1 loại có ô kẻ.
- Loại không có ô kẻ ở lớp 1 không dùng được
- Loại có ô kẻ ở lớp 1 dùng được
H: Lấy giấy màu bố mẹ đã mua ra quan sát, phân biệt loại giấy dùng được và không dùng được
G: Quan sát, giúp đỡ.
-Nhắc học sinh phải mua đủ các màu.
H: Hát, múa, vận động
G: Giới thiệu với HS một số dụng cụ học thủ công, HS quan sát, nhận biết.
- Thước: được làm bằng gỗ hoặc nhựa dùng để đo chiều dài, trên mặt thước có ghi vạch, số.
- Bút chì: dùng để kẻ, vẽ.
- Kéo: dùng để cắt.
- Hồ: dùng để dán giấy, được chế biến từ bột sắn khi dùng cần bôi vừa phải.
G: Nhận xét chung giờ học.
Dặn học sinh chuẩn bị bài 2
Ký duyệt
...
...
...
...
...
Tuần 2
Thứ sáu ngày 26 tháng 08 năm 2011
Thủ công
Bài 2: Xé, dán hình chữ nhật
I. Mục tiêu:
- Biết cách xé, dán hình chữ nhật.
- Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé có thể chưa thẳng, bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: Các loại giấy màu, kéo, hồ dán, giấy trắng làm nền, khăn lau tay. Bài mẫu về xé, dán của HS năm trước.
- Học sinh: Giấy màu, kéo, hồ dán, giấy trắng làm nền, khăn lau tay. Vở thủ công. Giấy nháp có kẻ ô, bút chì.
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: (1 phút )
 2. Các hoạt động:
 HĐ1: Nhắc lại qui trình
 ( 8 phút)
 HĐ2.Thực hành: ( 21 phút ) 
3. Củng cố, dặn dò (3 phút)
G: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng HT của HS
G: Giới mục tiêu bài học 
H: Nhắc lại cách xé, dán 
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Cho HS quan sát bài mẫu về xé, dán của HS năm trước.
H: Quan sát, nhận biết cách xé, dán, cách trình bày của các bạn, nắm chắc hơn cách xé, dán
G: Nêu yêu cầu
H: Xé hình chữ nhật, hình tam giác( cá nhân)
G: Quan sát, giúp đỡ các đối tượng HS để các em đều hoàn thành bài tập.
- Lưu ý HS xé tạo răng cưa nhỏ cho hình đẹp
- Dán hình phẳng,..
H: Trưng bày sản phẩm
H+G: Nhận xét, đánh giá 
H: Nhắc lại cách xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác
G: Nhận xét chung giờ học.
H: Chuẩn bị dụng cụ học tập cho giờ học sau,
Ký duyệt
...
...
...
Tuần 3
Thứ năm ngày 08 tháng 09 năm 2011
Tự nhiên- xã hội
 Bài 3: Nhận biết các vật xung quanh
I.Mục tiêu:
- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể: đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.
II.Đồ dùng dạy - học:
- G: 1 số đồ vật 
- H: Vở bài tập – sgk
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút )
 - Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1 phút )
2. Nội dung:
a. Mô tả 1 số vật xung quanh 
b. Vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh
 ( 10 phút )
- Nhờ các bộ phận: mắt, mũi, lưỡi, tai, tay mà ta nhận biết được các vật xung quanh.
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút )
G: Nêu yêu cầu trò chơi, HD cách chơi, nêu rõ luật chơi.
H: Lần lượt thực hiện trò chơi ( 3 lượt) 
H+G: Quan sát, nhận xét.
G: Giới thiệu trực tiếp qua trò chơi.
H: Quan sát một số đồ vật thật, trao đổi theo nhóm( đôi). Nói cho nhau nghe về hình dáng, màu sắc, đặc điểm của các đồ vật đó.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
( 3 nhóm )
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng
H: Nhắc lại( 2 em)
G: Nêu vấn đề
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ
H: Thảo luận theo các câu hỏi:
- Nhờ đâu mà bạn biết được màu sắc của 1 vật?
- Nhờ đâu mà bạn biết được hình dáng của 1 vật?
- Nhờ đâu mà bạn biết được mùi vị của 1 vật?
H: Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
H+G: Trao đổi, thảo luận, liên hệ
G: Nêu vấn đề,
H: Nhắc lại ND bài học( 2 em)
G: Nhận xét chung giờ học, nhắc HS giữ gìn sức khỏe tốt.
- Chuẩn bị trước bài 4
Ký duyệt
...
...
...
...
Tuần 4
Thứ năm ngày 15 tháng 09 năm 2011
Tự nhiên- xã hội
Bài 4: bảo vệ mắt và tai
I.Mục tiêu:
- Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
II.Đồ dùng dạy - học:
- G: 1 sốtranh, ảnh có liên quan đến mắt và tai
- H: Vở bài tập, SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Kiểm tra bài cũ: ( 2 phút )
 - Để bảo vệ mắt và tai em cần làm gì?
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1 phút )
2. Nội dung:
a. Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt ( 10 phút )
 Nghỉ giải lao ( 2 phút )
b. Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai ( 10 phút )
.
c. Liên hệ: Cần giữ gìn, bảo vệ mắt và tai ( 7 phút )
3. Củng cố, dặn dò: (3 phút )
H: lên bảng trình bày( 2 em)
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Giới thiệu trực tiếp qua bài hát
H: Nhắc lại các việc cần làm và không nên làm để bảo vệ mắt
G: Đưa ra thêm 1 số tình huống giúp HS lựa chọn, củng cố ND trên
H: Thực hành vệ sinh mắt theo HD của giáo viên ( nhóm)
- Đại diện nhóm thực hiện trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, 
H: Hát, vận động
G: Nêu vấn đề
H+G: Trao đổi, thảo luận
H: Nêu được Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai 
H: Thực hành vệ sinh tai theo HD của giáo viên ( nhóm)
- Đại diện nhóm thực hiện trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, 
H: Nhắc lại những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai. 
G: Nhận xét chung giờ học, nhắc HS giữ gìn sức khỏe tốt.
- Chuẩn bị trước bài 4
Ký duyệt
...
...
...
...
Tuần 5
Thứ năm ngày 22 tháng 09 năm 2011
Tự nhiên - xã hội
Bài 5: vệ sinh thân thể
I. Mục tiêu:
- Nêu được các việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể. Biết cách rửa mặt, rửa chân tay sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, VBT
- HS: SGK, vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy- học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 - Vệ sinh thân thể( tiết 1)
B.Bài mới
 1,Giới thiệu bài: (2 phút)
 2,Nội dung
a)Kể tên những việc nên làm và không nên làm về vệ sinh thân thể. 
- Thường xuyện tắm gội bằng xà phòng, thay quần áo
b) Thực hành chỉnh lại trang phục, đầu tóc. ( 30 phút)
3.Củng cố - dặn dò: (2 phút)
H: Kể những việc cần làm để vệ sinh thân thể.
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Giới thiệu bài mới
H: Nhớ lại những việc thường làm. 
- Kể trước lớp những việc mình đã làm hàng ngày để giữ gìn thân thể, quần áo.
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại
H: Nhắc lại ( 2 em)
G: Nêu yêu cầu
H: Thực hành sửa lại trang phục( nhóm đôi)
- Đại diện nhóm thực hành trước lớp.
H+G: Nhận xét, đánh giá.
G: Kết luận
H: Nhắc lại những việc cần làm để giữ vệ sinh. những việc làm hợp vệ sinh
G: Gợi ý: “Hãy nêu các việc làm cần khi tắm”
H: Trả lời ( 2 em)
H: Nhận xét, bổ sung
G: Chốt nội dung bài
G: Dặn học sinh cần thực hiện tốt bài học
Ký duyệt
...
...
...
Tuần 6
Thứ năm ngày 29 tháng 09 năm 2011
Tự nhiên - xã hội
Bài 6: chăm sóc bảo vệ răng
I. Mục tiêu:
- Cách giữ vệ sinh răng miệng, đề phòng sâu răng.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách.
II.Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bàn chải, kem đánh răng, bộ hàm răng
- HS: Bàn chải, kem đánh răng
III.Các hoạt động dạy- học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 - Trò chơi: “Ai nhanh ai khoẻ”
B.Bài mới
 1,Giới thiệu bài: (2 phút)
 2,Nội dung
a)Thảo luận nhóm (10 phút)
MT: HS biết thế nào là răng khoẻ, thế nào là răng sún, bị sâu thiếu vệ sinh.
Kết luận: răng của trẻ em đủ 20 chiếc gọi là răng sữa.
b-Làm việc với Sgk: (9 phút)
MT: Nhận ra việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng
Kết luận: Đánh răng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, trước khi đi ngủ không nên ăn đồ ngọt nhiều mà sún răng.
 c. Thực hành đánh răng
3.Củng cố - dặn dò: (2 phút)
G: Hướng dẫn
H: Chơi trò chơi
G: Giới thiệu bài mới
H: Cứ 2 bạn quay mặt vào nhau, quan sát hàm răng của nhau.
Nhận xét hàm răng của bạn
HS phát biểu( 5-8 em)
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Kết luận
G: Hướng dẫn học sinh quan sát hình (Sgk) chỉ và nói tên những việc làm của bạn trong hình nêu rõ việc làm nào đúng, việc nào sai
H: Trình bày trước lớp( 3 em)
H+G: Nhận xét, bổ sung
G: Kết luận
H: Liên hệ
G: Hướng dẫn
H: Đánh răng theo HD của GV
G: Quan sát, uốn nắn
H+G: Nhận xét, bổ sung, nhắc nhở HS đánh răng còn chưa đúng cách.
G: Chốt nội dung bài
G: Dặn học sinh cần thực hiện tốt bài học
Ký duyệt
...
...
...
...
...
Tuần 7
Thứ năm ngày 06 tháng 10 năm 2011
Tự nhiên - xã hội
Bài 7: thực hành đánh răng và rửa mặt
I. Mục tiêu:
- Biết đánh răng, rửa mặt đúng cách.
II. Đồ dùng dạy - học:
- G: Hàm răng, bàn chải, cốc, khăn mặt.
- H: SGK, 
III.Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Chơi trò “Cô giáo bảo”
B.Bài mới:
 1,Giới thiệu bài: (2 phút)
 2,Nội dung
a) HĐ1: Thực hành đánh răng (14 phút)
MT: Biết đánh răng đúng cách
 Nghỉ giải lao: (5 phút)
b)HĐ2: Thực hành rửa mặt đúng cách 
3.Củng cố - dặn dò: (2 phút)
G: Tổ chức trò chơi -> nêu quy tắc chơi
H: Làm theo yêu cầu của giáo viên 
G: Giới thiệu trực tiếp
G: Cho học sinh quan sát mô hình hàm răng 
H: Chỉ vào mặt trong của răng 
+Mặt ngoài của răng 
+Mặt nhai của răng 
G? hàng ngày, em quen chơi răng như thế nào?
H: Lên thực hành các động tác chải răng bàn chải trên mô hình hàm răng
H: Nhận xét xem bạn nào đúng bạn nào sai
G: Nêu các bước 
+Chuẩn bị cốc và nước sạch
+Cho kem đánh răng vào bàn chải
+Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng 
+Súc miệng kĩ rồi nhổ ra vài lần
+Rửa sạch và cất bàn chải vào đúng chỗ
H: Thực hành đánh răng của mình (6H)
G: Gọi học sinh nêu cách rửa mặt hợp v ... con vật đó
H: Treo tranh mỗi nhóm cử 2 học sinh lên trình bày kết quả làm cuả nhóm mình
H: Giới thiệu các con vật có lợi hoặc có hại
G: Kết luận
G: Nhận xét tiết học
Khen một số em có cố gắng
Ký duyệt
...
...
...
...
Tuần 30
Thứ năm ngày 05 tháng 04 năm 2012
Tự nhiên - xã hội
Bài 30: trời nắng – trời mưa
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nắng, mưa.
- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe trong những ngày mưa nắng.
II.Đồ dùng dạy - học:
G: SGK, Các hình ở bài 30
H: SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Kiểm tra bài cũ: (7P)
B.Bài mới: (26P)
1,Giới thiệu bài:
2,Nội dung 
a)Những dấu hiệu chính của trời nắng và trời mưa:
- Trời nắng: bầu trời trong xanh, mây trắng, mặt trời chiếu sáng,....
- Trời mưa: bầu trời phủ đầy mây xám, khi trời mưa có những giọt mưa rơi xuống làm đường lầy lội,...
b) Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa.
3,Củng cố dặn dò: (4P)
H: Nêu đặc điểm chính của
- Cây rau, cây gỗ
- Con cá, con gà
- Con mèo, con muỗi
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Giới thiệu trực tiếp
H: Quan sát tranh SGK
- Trao đổi nhóm, chỉ ra được những dấu hiệu của trời nắng và trời mưa
H: Phát biểu trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng
H: Nhắc lại
G: Nêu câu hỏi
H+G: đàm thoại
- Tại sao khi đi dưới trời nắng phải đội mũ, nón .......
- Khi đi dưới trời mưa phải làm gì?
H: Phát biểu tự nhiên
H+G: Nhận xét, bổ sung, liên hệ
G: Kết luận
G: Nhận xét tiết học
Khen một số em có cố gắng
H: Ôn lại bài ở nhà
Ký duyệt
...
...
...
...
Tuần 31
Thứ năm ngày 12 tháng 04 năm 2012
Tự nhiên - xã hội
Bài 31: thực hành quan sát bầu trời
I. Mục tiêu: 
- Biết mô tả khi quan sát bầu trời, những đám mây, cảnh vật xung quanh khi trời nắng, mưa.
II.Đồ dùng dạy - học:
G: SGK
H: SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Kiểm tra bài cũ: (7P)
B.Bài mới: (26P)
1,Giới thiệu bài:
2,Hoạt động 1 (15P)
-Học sinh biết quan sát, nhận xét và sử dụng vốn từ riêng để mô tả bầu trời và những đám mây
3,Hoạt động 2 (10P)
4,Củng cố dặn dò: (4P)
H: Nêu tại sao đi dưới trời nắng phải đội mũ nón
-Để không bị ướt khi đi dưới trời mưa phải làm gì?
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Giới thiệu trực tiếp
H: Quan sát bầu trời
Cách tiến hành 
*Bước 1:
G: Nêu nhận xét của học sinh khi ra ngoài trời quan sát
+Quan sát bầu trời
-Nhìn lên bầu trời em có trông thấy mặt trời và những khoảng trời xanh không?
-Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây?
+Những đám mây đó có màu gì? Chúng đứng yên lặng hay di chuyển?
+Sân trường, cây cối mọi vật lúc này khô ráo hay ướt?
+Em có trông thấy ánh nắng vàng hoặc những giọt mưa rơi không?
*Bước 2:
G: Tổ chức ra sân chơi để quan sát
G: Nêu câu hỏi
H: Trả lời
G: Kết luận
H: Nói bầu trời và cảnh vật xung quanh
H: Dùng tranh để nói kết quả quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh
H: Vào lớp
G: Nhận xét tiết học
Khen một số em có cố gắng
H: Ôn lại bài ở nhà
Ký duyệt
...
...
...
...
Tuần 32
Thứ năm ngày 19 tháng 04 năm 2012
Tự nhiên - xã hội
Bài 32: gió
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời có gió. Nêu một số tác dụng của gió đối với đời sống con người. Ví dụ: Phơi khô, hóng mát, thả diều, thuyền buồm, cối xay gió
II. Đồ dùng dạy - học:
G: SGK
H: SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Kiểm tra bài cũ: (7P)
B.Bài mới: (26P)
1,Giới thiệu bài:
2,Nội dung:
a)Tìm hiểu SGK (10P)
b) Quan sát ngoài trời (14P)
3,Củng cố dặn dò: (4P)
G: Đặt câu hỏi
Em nào có biết hôm nay trời nắng hay mưa? Vì sao biết là nắng, vì sao biết là mưa?
H: Trả lời
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Giới thiệu trực tiếp
H: Nhận biết các giới thiệu khi trời đang có gió qua các hình ảnh trong SGK và phân biệt cho biết có gió nhẹ hay gió mạnh
G: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 32 ở SGK
H: Quan sát tranh theo cặp
So sánh trạng thái của lá cờ để tìm ra sự khác biệt hiện tượng đó là do gió gây ra
G: Yêu cầu học sinh trả lời hình vẽ: cậu bé đang cầm quạt trong SGK
G: Kết luận
H: Nhận biết trời có gió hay không có gió, gió mạnh hay nhẹ
G: Giao nhiệm vụ cho học sinh khi ra ngoài trời quan sát nhìn lá cây, ngọn cỏ... rồi rút ra kết luận
G: Tổ chức cho học sinh ra ngoài trời
H: Nêu nhận xét của mình
G: Đi đến các nhóm để kiểm tra
G: Tập hợp lên báo cáo kết quả của các nhóm
H+G: Nhận xét, đánh giá, kết luận
Trò chơi chong chóng
G: Nhận xét tiết học
Khen một số em có cố gắng
H: Ôn lại bài ở nhà
Ký duyệt
...
...
...
...
Tuần 33
Thứ năm ngày 26 tháng 04 năm 2012
Tự nhiên - xã hội
Bài 33: trời nóng, trời rét
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết: nóng, rét.
- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe trong những ngày nóng, rét. Kể về mức độ nóng, lạnh của địa phương nơi em sống.
II.Đồ dùng dạy - học:
G: SGK, tranh SGK, tranh ảnh trang phục 4 mùa
H: SGK, tranh ảnh trang phục 4 mùa
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Kiểm tra bài cũ: (7P)
B.Bài mới: (26P)
1,Giới thiệu bài:
2,Nội dung:
a)Nhận biết trời nóng, trời rét 
- Trời nóng: Người bức bối, toát mồ hôi .... Thường mặc sáo ngắn tay, màu sáng,.....
- Trời rét: Chân tay run, cóng, người lạnh run rẩy, da sởn gai ốc, .... Thường mặc quần áo may bằng vải dầy, màu sẫm,......
* Nên ăn mặc phù hợp với thời tiết để đảm bảo sức khoẻ
Nghỉ giải lao
b) Trò chơi 
3,Củng cố dặn dò: (4P)
G: Đặt câu hỏi
-Hôm nay trời nóng hay trời rét? Vì sao em biết?
H: Trả lời
G: Giới thiệu qua KTBC
H: Quan sát tranh SGK và tranh GV sưu tầm
G: Hướng dẫn học sinh mô tả cảnh trời nóng, trời rét
H: Quan sát tranh, trao đổi theo cặp
- Phát biểu trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, liên hệ
G: Kết luận
G: Nêu tên trò chơi, HD cách chơi, luật chơi
H: Làm quen với các tấm bìa ghi tên các đồ dùng phù hợp với mùa hè và mùa đông
G: Tổ chức cho học sinh chơi thử
H: Chơi theo 2 đội
H+G: Động viên, khuyến khích học sinh chơi vui và hiệu quả
G: Nhận xét tiết học
Khen một số em có cố gắng
H: Ôn lại bài ở nhà
Ký duyệt
...
...
...
...
Tuần 34
Thứ năm ngày 03 tháng 05 năm 2012
Tự nhiên - xã hội
Bài 34: thời tiết
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi. Nêu cách tìm thông tin về dự báo thời tiết hằng ngày: nghe đài, đọc báo, xem tivi.
II.Đồ dùng dạy - học:
G: SGK, tranh SGK, dụng cụ chuẩn bị cho trò chơi( dự báo thời tiết). Giấy khổ to, băng dính
H: SGK, Tranh ảnh về thời tiết đã học ở các bài trước
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Kiểm tra bài cũ: 7P
- Nắng, mưa, gió, nóng, rét
- Bão, sấm, chớp,...
B.Bài mới: 
1,Giới thiệu bài: 1 P 
2,Nội dung:
a)Mô tả các hiện tượng của thời tiết 12P 
- HS biết sắp xếp các tranh, ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn luôn thay đổi.
Nghỉ giải lao
b)Lợi ích của việc dự bào thời tiết 
 7P 
- Cần ăn mặc phù hợp với thời tiết
3,Củng cố dặn dò: 8P
* Trò chơi: Dự báo thời tiết
H: Kể tên một số hiện tượng thời tiết đã học
- Những hiện tượng khác của thời tiết?
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Giới thiệu qua KTBC
H: Sắp xếp tranh, ảnh các em sưu tầm mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn luôn thay đổi lên giấy khổ to
 VD: Trời lúc nắng, lúc mưa, trời lặng gió,...
H: Trưng bày sản phẩm
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá
G: Nêu câu hỏi. HD học sinh trả lời;
- Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng ( mưa )
- Em mặc như thế nào khi trời nắng, trời rét?
H: Trao đổi nhóm đôi
- Phát biểu trước lớp
H+G: Nhận xét, bổ sung, liên hệ
G: Kết luận
G: Nêu tên trò chơi, HD cách chơi, luật chơi
H: Làm quen với các tấm bìa ghi tên các đồ dùng phù hợp với mùa hè và mùa đông
G: Tổ chức cho học sinh chơi thử
H: Chơi theo 2 đội
H+G: Động viên, khuyến khích học sinh chơi vui và hiệu quả
G: Nhận xét tiết học
Khen một số em có cố gắng
H: Ôn lại bài ở nhà
Ký duyệt
...
...
...
...
Tuần 35
Thứ năm ngày 10 tháng 05 năm 2012
Tự nhiên - xã hội
Bài 35: ôn tập: tự nhiên
I. Mục tiêu: 
- Biết quan sát, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về bầu trời, cảnh vật tự nhiên xung quanh.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: SGK, bảng phụ.
HS: Tranh,ảnh học sinh sưu tầm được về chủ đề Tự nhiên
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
A.Kiểm tra bài cũ: 3P
- Kể tên các chủ đề đã học trong cả năm học( 3 chủ đề)
B.Bài mới:
1,Giới thiệu bài: 1P
2,Nội dung: 
a)Trưng bày các tranh, ảnh về cây cối, con vật, thời tiết 19P
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Thực vật
Động vật
Thời tiết
- Rau cải, Bắp cải, xúp lơ, rau bí, rau muống, ..
- Hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa huệ,......
- Con cá, con gà, con mèo, con chó, con khỉ, con trâu, con bò,...
- Con hổ, con rắn, con rết, con báo, ....
- Mưa to gió lớn, lũ cuốn, mưa phùn, lốc, trời nắng, trời rét, ..............
b)Tham quan cảnh quan thiên nhiên ở khu vực xung quanh trường( Nếu sắp xếp được thời gian) 14P 
- Quan sát thời tiết
- Quan sát cây cối, con vật
3,Củng cố – dặn dò: 3P
H: Phát biểu
- Con người và sức khoẻ
- Xã hội
- Tự nhiên
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá
G: Giới thiệu tên của bài học: Ôn tập Tự nhiên
G: Nêu yêu cầu phần ôn tập.
- HD học sinh học tập theo nhóm
H: Trao đổi nhóm, Sắp xếp các tranh ảnh đã sưu tầm được theo 3 nhóm
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
+Nhóm 1: Mỗi bạn giới thiệu về một loại cây rau và hoa.
+ Nhóm 2: Mỗi bạn giới thiệu về một loài vật
+ Nhóm 3: Mỗi bạn giới thiệu về một hiện tượng của thời tiết.
H+G: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
G: Nêu yêu cầu 
- HD học sinh cách đi tham quan
H: Quan sát và trao đổi cùng bạn:
- Bầu trời hôm nay màu gì?
- Có mây không? mây màu gì?
- Bạn có cảm thấy gió đang thổi không? Gió nhẹ hay gió mạnh?
- Thời tiết hôm nay nóng hay rét?
.............................
G: Nhận xét tiết học
- Đánh giá quá trình học tập của học sinh trong toàn năm học
- Dặn dò học sinh ôn lại bài trong hè.
Ký duyệt
...
...
...
...

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH1.doc