Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 - Tuần 21 đến 24

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 - Tuần 21 đến 24

TUẦN: 21 môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT: 21 bài: cuộc sống xung quanh (tiết 1)

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức – Kĩ năng:

- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi HS ở.

+ HS khá, giỏi: Mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị.

Thái độ:

- Giữ gìn môi trường sống quanh em.

GDBVMT (liên hệ): Biết được môi trường cộng đồng: cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và các vấn đề môi trường của cuộc sống xung quanh

+ Có ý thức bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị

Tranh ảnh trong SGK trang 45 – 47.

1 số tranh ảnh về các nghề nghiệp (HS sưu tầm).

1 số tấm gắn ghi các nghề nghiệp.

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông

 

doc 8 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 - Tuần 21 đến 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11 – 01 – 2010	Ngày dạy: 12 – 01 – 2010
TUẦN: 21	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 21	BÀI: CUỘC SỐNG XUNG QUANH (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi HS ở.
+ HS khá, giỏi: Mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị.
Thái độ:
- Giữ gìn môi trường sống quanh em.
GDBVMT (liên hệ): Biết được môi trường cộng đồng: cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và các vấn đề môi trường của cuộc sống xung quanh
+ Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
Tranh ảnh trong SGK trang 45 – 47.
1 số tranh ảnh về các nghề nghiệp (HS sưu tầm).
1 số tấm gắn ghi các nghề nghiệp. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Kể tên 1 số ngành nghề ở vùng nông thôn.
- Hỏi: Bố mẹ và những người trong họ hàng em làm nghề gì?
- Kết luận: Như vậy, bố mẹ và những người trong họ hàng nhà em – Mỗi người đều làm 1 nghề. Vậy mọi người xung quanh em có làm những ngành nghề giống bố mẹ và những người thân của em không, hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu bài “Cuộc sống xung quanh “.
Hoạt động 2: Quan sát và kể lại những gì bạn nhìn thấy trong hình.
- Yêu cầu: Thảo luận nhóm để quan sát và kể lại những gì đã nhìn thấy trong hình.
Hoạt động 3: Nói tên 1 số nghề của người dân qua hình vẽ.
- Hỏi: Em nhìn thấy các hình ảnh này mô tả những người dân sống vùng miền nào của tổ quốc?
( Miền núi, trung du, hay đồng bằng)
- Yêu cầu: Thảo luận nhóm để nói tên ngành nghề của những người dân trong hình vẽ trên.
- Hỏi: từ những kết quả thảo luận trên các em rút ra được điều gì? (Những người dân được vẽ trong tranh có làm nghề giống nhau không? Tại sao họ làm những nghề khác nhau?)
- GV kết luận: Như vậy, mỗi người dân ở những vùng miền khác nhau của tổ quốc thì có những ngành nghề khác nhau.
Hoạt động 4: Thi nói về ngành nghề.
- Yêu cầu HS các nhóm thi nhau nói về các ngành nghề nông thôn thông qua đó các em nói môi trường cộng đồng: cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và các vấn đề môi trường của cuộc sống xung quanh 
-Cá nhân HS phát biểu ý kiến.
Chẳng hạn:
+ Bố em là bác sĩ.
+ Mẹ em là cô giáo.
+ Chú em là kĩ sư.
- Các nhóm HS thảo luận và trình bày kết quả.
Chẳng hạn:
+ Hình 1: Trong hình là 1 người phụ nữ đang dệt vải. Bên cạnh người phụ nữ đó có rất nhiều mảnh vải với màu sắc sặc sỡ khác nhau.
+ Hình 2: 
-HS thảo luận cặp đôi và trình bày kết quả.
Chẳng hạn:
+ Hình 1, 2: Người dân sống ở miền núi.
+ Hình 3, 4: Người dân sống ở trung du.
-HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
Chẳng hạn:
+ Hình 1: Người dân làm nghề dệt vải.
+ Hình 2: Người dân làm nghề hái chè.
+ Hình 3: Người dân trồng lúa.
-Cá nhân phát biểu ý kiến.
Chẳng hạn:
+ Rút ra kết luận: Mỗi người dân làm những ngành nghề khác nhau.
- Cách tính điểm:
+ Nói đúng: 5 điểm.
+ Nói sinh động ù: 3 điểm.
+ Nói sai: 0 điểm.
- Cá nhân hoặc nhóm nào đạt được số điểm cao nhất thì thắng cuộc.
HS khá, giỏi: Mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV nhận xét giờ học của HS.
- Dặn dò HS sưu tầm tranh chuẩn bị tiếp cho bài sau.
GV nhắc HS: Có ý thức bảo vệ môi trường.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 18 – 01 – 2010	Ngày dạy: 19 – 01 – 2010
TUẦN: 22	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 22	BÀI: CUỘC SỐNG XUNG QUANH (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi HS ở.
+ HS khá, giỏi: Mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị.
Thái độ:
- Giữ gìn môi trường sống quanh em.
GDBVMT (liên hệ): Biết được môi trường cộng đồng: cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và các vấn đề môi trường của cuộc sống xung quanh
+ Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
Tranh ảnh trong SGK trang 45 – 47.
1 số tranh ảnh về các nghề nghiệp ( HS sưu tầm).
1 số tấm gắn ghi các nghề nghiệp. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi em ở.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài: Ở tiết 1, các em đã được biết 1 số ngành nghề ở miền núi và các vùng nông thôn. Còn ở thành phố có những ngành nghề nào, tiết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài “Cuộc sống xung quanh”, để biết được điều đó.
Hoạt động 1: Kể tên 1 số ngành nghề ở thành phố.
- Yêu cầu: hãy thảo luận cặp đôi để kể tên 1 số ngành nghề ở thành phố mà em biết.
- Từ kết quả thảo luận trên, em rút ra được kết luận gì?
- GV kết luận: Cũng như ở các vùng nông thôn khác nhau ở mọi miền tổ quốc, những người dân thành phố cũng làm nhiều ngành nghề khác nhau.
Hoạt động 2: Kể và nói tên 1 số nghề của người dân thành phố qua hình vẽ.
- Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
Mô tả lại những gì nhìn thấy trong các hình vẽ. Nói tên các ngành nghề của người dân trong hình vẽ đó.
Chẳng hạn:
+ Nhóm 1 – nói về hình 2.
Hình 2 vẽ 1 bến cảng. Ở bến cảng đó có rất nhiều tàu thuyền, cần cẩu, xe ô tô qua lại.
Người dân làm ở bến cảng đó có thể làm người lái ô tô, người bốc vác, người lái tàu, hải quan 
+Nhóm 3 – hình 4:
Hình 4 vẽ 1 nhà máy. Trong nhà mày đó, mọi người đang làm việc hăng say.
Những người làm trong nhà máy đó có thể là công nhân, người quản đốc nhà máy.
- GV nhận xét, bổ sung về ý kiến của các nhóm.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- Người dân nơi bạn sống thường làm nghề gì? Bạn có thể mô tả lại ngành nghể đó cho các bạn trong lớp biết được không.
Hoạt động 4: Trò chơi bạn làm nghề gì?
- GV phổ biến cách chơi:
Tuỳ thuộc vào thời gian còn lại, GV cho chơi nhiều hay ít lượt.
Lượt 1: Gồm 1 HS.
GV gắn tên 1 ngành nghề bất kì sau lưng HS đó. HS dưới lớp nói 3 câu mô tả đặc điểm, công việc phải làm của ngành nghề đó. Sau 3 câu gợi ý, HS trên bảng phải nói được đó là ngành nghề nào. Nếu đúng, được chỉ bạn khác lên chơi thay. Nếu sai, GV sẽ thay đổi bảng gắn, HS đó phải chơi tiếp.
- GV tổ chức cho HS chơi.
- HS thảo luận cặp đôi và trình bày kết quả.
-Ở thành phố cũng có rất nhiều ngành nghề khác nhau.
-HS nghe, ghi nhớ.
-Các nhóm HS thảo luận và trình bày kết quả.
Chẳng hạn:
+ Nhóm 2 – nói về hình 3:
Hình 3 vẽ 1 khu chợ.Ở đó có rất nhiều người: Người đang bán hàng, người đang mua hàng tấp nập.
Người dân làm ở khu chợ đó có thể làm nghề buôn bán (người bán hàng).
+Nhóm 4 – hình 5:
Hình 5 vẽ 1 khu nhà, trong đó có nhà trẻ, bách hoá, giải khát.
Những người làm trong khu nhà đó có thể là cô nuôi dạy trẻ, bảo vệ, người bán hàng 
-Cá nhân HS phát biểu ý kiến.
Chẳng hạn:
+ Bác hàng xóm nhà em làm nghề thợ điện. Công việc của bác là sửa chữa điện hỏng cho các gia đình 
- 1 HS lên chơi mẫu.
HS khá, giỏi: Mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị.
4. Củng cố: GV liên hệ giúp HS biết được môi trường cộng đồng: cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và các vấn đề môi trường của cuộc sống xung quanh. Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
5. Dặn dò: GV nhắc HS: Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài ngày hôm sau. GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 25 – 01 – 2010	Ngày dạy: 26 – 01 – 2010
TUẦN: 23	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 23	BÀI: ÔN TẬP: XÃ HỘI
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Kể được về gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơi em đang sống.
+ HS khá, giỏi: So sánh về cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị.
Thái độ:
- Giữ gìn môi trường sống quanh em.
II. Chuẩn bị
Các câu hỏi chuẩn bị trước có nội dung về chủ đề Xã Hội. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi em ở.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Khởi động: Kể tên nhanh các bài đã học.
- Hỏi: Về chủ đề Xã Hội, chúng ta học mấy bài? đó là những bài nào?
- Nêu: Để củng cố lại các kiến thức đã được học, hôm nay chúng ta sẽ học bài ôn tập: Xã Hội.
Hoạt động 1: Thi hùng biện về gia đình, nhà trường và cuộc sống xung quanh.
- Yêu cầu: Bằng những tranh, ảnh đã sưu tầm được, kết hợp với việc ngiên cứu SGK và huy động vốn kiến thức đã học, các nhóm hãy thảo luận để nói về các nội dung đã được học.
Nhóm 1 – nói về gia đình.
Nhóm 2 – nói về nhà trường.
Nhóm 3 – Nói về cuộc sống xung quanh.
*Cách tính điểm:
+ Nói đúng đủ kiến thức: 10 điểm.
+ Nói sinh động: 5 điểm.
+ Có thêm tranh ảnh minh hoạ: 5 điểm.
Đội nào được nhiều điểm nhất, sẽ là đội thắng cuộc.
- GV nhận xét các đội chơi.
- Phát phần thưởng cho các đội chơi.
Hoạt động 2: Làm phiếu bài tập.
- GV phát phiếu bài tập và yêu cầu cả lớp HS làm bài.
-Cá nhân HS phát biểu ý kiến.
-Các nhóm HS thảo luận, sau đó cử đại diện trình bày.
Các thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung kiến thức nếu cần thiết và giúp bạn mình hoạ bằng tranh ảnh.
Chẳng hạn:
+ Nhóm 1: Nói về gia đình.
Những công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình là: Ông bà nghỉ ngơi, bố mẹ đi làm, em đi học 
Vào những lúc nghỉ ngơi, mọi người trong gia đình đều vui vẻ: Bố đọc báo, mẹ và ông bà chơi với em 
Đồ dùng trong gia đình có nhiều loại. Về đồ sứ có: Bát, dĩa ; về đồ nhựa có xô, chậu, rổ rá  để giữ cho đồ dùng bền đẹp, khi sử dụng ta phải chú ý cẩn thận, sắp xếp ngăn nắp.
Cần phải giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và có các biện pháp phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- HS thực hành vào PBT
HS khá, giỏi: So sánh về cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị.
PHIẾU HỌC TẬP.
1-Đánh dấu X vào câu mà em cho là đúng:
c Chỉ cần giữ môi trường ở nhà.
c Cô hiệu trưởng có nhiệm vụ đánh trống báo hết giờ.
c Không nên chạy nhảy ở trường, để giữ an toàn cho mình và các bạn.
c Chúng ta có thể ngắt hoa ở vườn trường để tặng các thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam: 20 – 11.
c Đường sắt dành cho tàu hoả đi lại.
c Bác nông dân làm việc trong các nhà máy.
c Không nên ăn các thức ăn ôi thiu để đề phòng bị ngộ độc.
c Thuốc tây cần phải để tránh xa tầm tay trẻ em.
2- Nối các câu ở 2 cột tương ứng với nhau:
Phòng tránh ngộ độc
Xung quanh nhà ở và trường học
Phòng tránh té ngã
Khi ở nhà
Giữ sạch môi trường
Bền, đẹp
Cần phải giữ gìn đồ dùng gia đình
Giành cho phương tiện giao thông: ô tô, xe máy, xe đạp
Đường bộ
Khi ở trường
3- Hãy kể tên:
Hai ngành nghề ở vùng nông thôn: 
Hai ngành nghề ở thành phố: 
Ngành nghề ở địa phương bạn: 
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV nhận xét giờ học của HS.
- Dặn dò HS sưu tầm tranh chuẩn bị tiếp cho bài: Cây sống ở đâu?
GV nhắc HS: Có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 01 – 02 – 2010	Ngày dạy: 02 – 02 – 2010
TUẦN: 24	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 24	BÀI: CÂY SỐNG Ở ĐÂU?
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Biét được cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
+ HS khá, giỏi: Nêu được ví dụ cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác (tầm gửi), dưới nước.
Thái độ:
GDBVMT (liên hệ): - HS biết được cây có thể sống ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước và cây có rễ hút được chất bổ dưỡng.
- Nhận ra sự phong phú của cây cối, con vật.
- HS biết bảo vệ cây cối và môi trường sống của cây cối.
II. Chuẩn bị
Aûnh minh hoạ trong SGK trang 50, 51.
Bút dạ bảng, giấy A3, phấn màu.
1 số tranh, ảnh về cây cối (HS chuẩn bị trước ở nhà). 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kể về gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơi em đang sống.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài: Bài học ngày hôm nay sẽ giới thiệu với các em về chủ đề Tự Nhiên, trong đó bài học đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về cây cối.
Hoạt động 1: Cây sống ở đâu?
Bước 1: Hỏi: Bằng kinh nghiệm, kiến thức đã được học của bản thân và bằng sự quan sát môi trường xung quanh, hãy kể về 1 loại cây mà em biết theo các nội dung sau:
Tên cây. Cây được trồng ở đâu?
Bước 2: Làm việc với SGK.
- Yêu cầu: Thảo luận nhóm, chỉ và nói tên cây, nơi cây được trồng.
- Yêu cầu các nhóm HS trình bày.
- Hỏi: Vậy, cây có thể được trồng ở những đâu?
(GV giải thích thêm cho HS rõ về trường hợp cây sống ở trên không.)
- GV kết luận:
+ Hình 1: Đây là cây thông, được trồng trong rừng, trên cạn. Rễ cây đâm sâu dưới mặt đất.
+ Hình 2: Đây là cây hoa súng, được trồng trên mặt hồ, dưới nứơc. Rễ cây sâu dưới nước.
+ Hình 3: Đây là cây phong lan, sống bám ở thân cây khác. Rễ cây vươn ra ngoài không khí.
+ Hình 4: Đây là cây dừa được trồng trên cạn. Rễ cây ăn sâu dưới đất.
Hoạt động 2: Trò chơi: Tôi sống ở đâu?
- GV phổ biến luật chơi:
Chia lớp thành 2 đội chơi.
Đội 1: 1 bạn đứng lên nói tên 1 loại cây.
Đội 2: 1 bạn nhanh, đứng lên nói tên loại cây đó sống ở đâu.
Yêu cầu trả lời nhanh:
Ai nói đúng được 1 điểm.
Ai nói sai không được cộng điểm.
Đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
- GV cho HS chơi.
Nhận xét trò chơi của các em (Giải thích đúng sai cho HS nếu cần thiết)
Hoạt động 3: Thi nói về loại cây.
- Yêu cầu: Mỗi HS chuẩn bị sẵn 1 bức tranh, ảnh về 1 loại cây. Bây giờ các em sẽ lên thuyết trình, giới thiệu cho cả lớp biết loại cây ấy theo trình tự sau:
Giới thiệu tên cây.
Nơi sống của loài cây đó.
Mô tả qua cho các bạn về đặc điểm của loại cây đó.
- GV nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến của HS.
Hoạt động 4: Phát triển – mở rộng.
- Cây có thể sống ở đâu?
- Hỏi: Em thấy cây thường được trồng ở đâu?
- Hỏi: Các em thấy cây có đẹp không?
- Chốt kiến thức: Cây rất cần thiết và đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Bởi thế, mặc dù cây được trồng ở đâu, chúng ta cũng phải có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây.Đối với các em, là HS lớp 2 các em có thể làm những việc vừa sức với mình để bảo vệ cây, trước hết là cây ở vườn trường, sân trường mình. Vậy các em có thể làm những công việc gì?
- HS thảo luận cặp đôi để thực hiện yêu cầu của GV.
Ví dụ: Cây mít. -Được trồng ở ngoài vườn trên cạn.
-Các nhóm HS thảo luận đưa ra kết quả.
-Các nhóm HS trình bày.
-1, 2 cá nhân HS trả lời:
+ Cây có thể được trồng dưới nước, trên cạn và trên không.
- HS lắng nghe.
- HS chơi mẫu.
-Cá nhân HS lên trình bày.
HS ở dưới nhận xét, bổ sung.
-Trên cạn, dưới nước, trên không.
-Trong rừng, trong sân trường, trong công viên 
-Đẹp ạ !
- HS tự liên hệ bản thân:
+ Tưới cây.
+ Bắt sâu, vặt lá hỏng cho cây.
HS khá, giỏi: Nêu được ví dụ cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác (tầm gửi), dưới nước.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV nhận xét giờ học của HS.
- Dặn dò HS sưu tầm tranh chuẩn bị tiếp cho bài: Một số loài cây sống trên cạn.
GV nhắc HS: Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 TNXH 21-24.doc