I/Mục đích, yêu cầu: Giúp hs biết:
- Đánh răng rửa mặt đúng cách. Áp dụng chúng vào việc làm vệ sinh cá nhân hàng ngày.
- SDNL,HQ: Giáo gục học sinh biết đánh răng, rửa mặt đúng cách và tiết kiệm nước
II/Đồ dùng dạy học: -Gv: Mô hình hàm răng, bàn chải, kem đánh răng trẻ em,
-Hs: Bàn chải, cốc, khăn mặt
III/ Các hoạt động dạy và học:
Thứ tư ngày 03 / 10 / 2012 TUẦN 7 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: THỰC HÀNH ĐÁNH RĂNG VÀ RỬA MẶT I/Mục đích, yêu cầu: Giúp hs biết: - Đánh răng rửa mặt đúng cách. Áp dụng chúng vào việc làm vệ sinh cá nhân hàng ngày. - SDNL,HQ: Giáo gục học sinh biết đánh răng, rửa mặt đúng cách và tiết kiệm nước II/Đồ dùng dạy học: -Gv: Mô hình hàm răng, bàn chải, kem đánh răng trẻ em, -Hs: Bàn chải, cốc, khăn mặt III/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/Ổn định: Cho HS bắt bài hát “Dậy đi thôi” 2/ Bài cũ:Chăm sóc và bảo vệ răng -Nên làm những gì để chăm sóc và bảo vệ răng? -Tại không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt? 3/ Bài mới: -Giới thiệu bài:Vừa rồi các em đã học bài chăm sóc và bảo vệ răng. Hôm nay cô cùng các em thực hành đánh răng rửa mặt -Gv ghi đề. *Hoạt động 1: Thực hành đánh răng *Mục tiêu: HS biết đánh răng đúng cách *Tiến hành: -Gv đưa mô hình hàm răng cho HS quan sát và yêu cầu HS: +Chỉ mặt trong của răng? Mặt ngoài của răng? Chỉ đâu là mặt nhai cuả răng? +Hằng ngày em quen chải như thế nào? -Gọi một số HS lên đánh răng bằng bàn chải GV đem đến, mô hình hàm răng. -Gv nêu câu hỏi: Em nào nêu lại cách chải răng như thế nào? -Gv làm mẫu động tác đánh răng với mô hình hàm răng, vừa làm vừa nêu các các bước. +Chuẩn bị cốc và nước sạch. +Lấy kem đánh răng và bàn chải. +Chải răng theo hướng đưa từ trên xuống, từ dưới lên. +Lần lượt chải mặt ngoài, Mặt trong và mặt nhai của răng. +Súc miệng kĩ và nhổ ra vài lần. +Rửa sạch và cất bàn chải vào đúng chỗ sau khi đánh răng. -GV cho thực hành đánh răng *Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt. *Mục tiêu: Biết rửa mặt đúng cách *Tiến hành: -GV hỏi: Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh? -GV hướng dẫn thứ tự cách rửa mặt hợp vệ sinh(vừa làm vừa nói)Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch.Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trước khi rửa mặt.Dùng hai tay đã rửa sạch, hứng nước sạch để rửa mặt, rửa xoa kĩ vùng quanh mắt, trán, quanh má, miệng và cằm. Sau đó dùng khăn mặt sạch lau khô vùng mắt trước rồi mới lau vùng khác. Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vùng tai, cổ Cuối cùng giặt khăn bằng xà phòng rồi phơi ra nắng hoặc chỗ khô ráo thoáng. -GV cho HS thực hành rửa mặt *Kết luận : Các em nên đánh răng vào buổi sáng khi thức dậy ,sau khi ăn và trước khi đi ngủ; rửa mặt vào buổi sáng ,trưa, chiều , tối khi mặt bẩn.Phải đánh răng , rửa mặt hợp vệ sinh 4. Củng cố - Dặn dò: -GVnhận xét tiết học -Dặn dò:Nhắc nhở HS đánh răng, rửa mặt ở nhà cho hợp vệ sinh.Về nhà xem tranh trang 18 và gọi tên các thực phẩm có trong tranh, chuẩn bị bài sau:Ăn uống hàng ngày -HS Hát -2HS trả lời -HS đọc đề - HS lên chỉ -Chải hàm trên, hàm dưới mặt trong của răng -HS lên thực hành -Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn nào chải răng đúng, bạn nào sai -Chải từ trên xuống, từ dưới lên, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. -Hs quan sát và lắng nghe -Hs thực hành đánh răng theo sự hướng dẫn của GV -HS trả lờivà thực hành động tác rửa mặt: HS lớp nhận xét và bổ sung -Hs lắng nghe -Học sinh thực hành rửa mặt như cách vừa nêu. Thứ tư ngày 10 / 10 / 2012 TUẦN 8 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI : ĂN UỐNG HẰNG NGÀY I/Mục đích, yêu cầu: Giúp hs biết: -Kể những thức ăn cần ăn trong ngày để mau lớn và khoẻ mạnh. -Nói được cần phải ăn uống như thế nào để có sức khoẻ tốt. -Có ý thức tự giác ăn, uống của cá nhân, ăn đủ no uống đủ nước. -BVMT: Biết mối quan hệ giữ môi trường và sức khoẻ, Biết yêu quý chăm sóc cơ thể của mình. II/Đồ dùng dạy học: GV:Tranh vẽ.Hs:Sgk III/Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/Kiểm tra bài cũ:Thực hành đánh răng rửa mặt. -Gọi HS thực hành đánh răng, rửa mặt 2/Bài mới: 1/Giới thiệu bài: Cho HS thực hiện trò chơi “Con thỏ ăn cỏ , uống nước, vào hang” Từ trò chơi gv giới thiệu:Con cỏ ăn cỏ, uống nước thì mới sống và lớn lên . Thế con người cần ăn những gì và uống gì để mau lớn và khoẻ mạnh.Hôm nay cô cùng các em học bài “Ăn uống hàng ngày *Hoạt động1: Động não *Mục tiêu: Nhận xét và kể tên những thức ăn, đồ uống chúng ta ăn và uống hàng ngày. *Tiến hành: -Các em kể những thức ăn, đồ uống chúng ta thường dùng hành ngày? -Gv viết trên bảng những thức ăn mà học sinh nêu. -Gv đính tranh lên bảng -Em hãy chỉ và nói tên từng loại thức ăn có trong tranh. Em thích ăn loại thức ăn nào trong số đó. -Loại thức ăn nào em chưa ăn hoặc không biết ăn? *Kết luận: có rất nhiều thức ăn giúp cho cơ thể phát triển .Hàng ngày các em nêu nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho sức khoẻ. *Hoạt động 2:Làm việc SGK *Mục tiêu: Hs giải thích vì sao các em phải ăn uống hàng ngày *Tiến hành: -Gv đính trên lên bảng tranh trang 19SGKcho HS quan sát và trả lời câu hỏi: +Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể? +Các hình nào cho biết các bạn học tốt? +Hình nào cho biết bạn nào có sức khoẻ tốt? +Tại sao chúng ta phải ăn uống hành ngày? *Kết luận:Chúng ta cần phải ăn uống hằng ngày để có sức khoẻ mau lớn, có sức khoẻ và học tập tốt. *Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp *Mục tiêu: Biết được hàng ngày phải ăn uống như thế nào để có sức khoẻ tốt. *Tiến hành: -GV lần lượt đưa các câu hỏi cho HS thảo luận: +Khi nào chúng ta cần phải ăn và uống? +Hằng ngày em ăn mấy bữa?Đó là những bữa nào? +Tại sao chúng ta không ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính? -Củng cố : *Trò chơi: Giúp mẹ đi chợGV chia lớp làm 2 nhóm : lần lượt mỗi nhóm sẽ nêu tên một thức ăn( không lặp ), đến lượt nếu nhóm không nêu được sẽ thua -Kết luận chung : Hằng ngày các em cần ăn ít nhất là ba bữa: sáng, trưa, chiều.Các em cần ăn và uống đầy đủ để mau lớn và khoẻ mạnh, có sức khoẻ học tập tốt , không nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính. -GV nhận xét tiết học. 3. Dặn dò : Thực hiện những điều vừa học. Chuẩn bị tranh, ảnh về các hoạt động học tập và vui chơi để tiết sau : Hoạt động và nghỉ ngơi -HS thực hành -Hs kể: cơm , cháo, bánh mì, chuối , cam ,nước ngọt, sữa . -Hs quan sát, chỉ , nêu tên những thức ăn trong tranh và trả lời HS lắng nghe -Hs quan sát,chỉ trên tranh trả lời các hình +Để mau lớn có sức khoẻ tốt và học tập tốt - HS lắng nghe -HS trả lời: +Khi đói , khát +3 bữa:sáng,trưa.chiều +Để bữa ăn chính ăn được nhiều và ngon miệng -Hs chơi trò chơi. -HS nghe Thứ tư ngày 17 / 10 / 2012 TUẦN 9 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: HOẠT ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI I/Mục đích, yêu cầu: Giúp hs biết: -Kể những hoạt động mà em thích. -Nói về sự cần thiết phải nghỉ ngơi, giải trí. -Biết đi, biết đứng và ngồi học đúng tư thế. -Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày. - Hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh. II/Đồ dùng dạy học: -GV:Tranh vẽ. III/Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/Bài cũ: Ăn uống hàng ngày -Cần phải ăn uống như thế nào để có được sức khoẻ tốt? -Khi nào chúng ta cần phải ăn và uống? 2/Bài mới: 1/Giới thiệu bài: Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta không những ăn uống đầy đủ mà còn phải hoạt động nghỉ ngơi vừa sức , đúng lúc. Điều đó các em sẽ biết qua bài “Hoạt động nghỉ ngơi” 2/Nội dung: *Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp. Mục tiêu: Nhận biết về các hoạt động hoặc trò chơi có lợi sức khoẻ *Tiến hành: -Hai bạn ngồi gần nhau thảo luận về các việc sau: +Hãy nói với bạn tên các hoạt động hoặc trò chơi hằng ngày. +Em hãy nói cho cả lớp biết những hoạt động vừa nêu có lợi gì? Hoặc có hại gì cho sức khoẻ? * Chốt ý: Các trò chơi, hoạt động có lợi cho sức khoẻ như nhảy dây, đá bóng, đá cầu nhắc nhở các em chú ý giữ an toàn trong khi chơi *Hoạt động 2: Làm việc với SGK *Mục tiêu: Hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khoẻ *Tiến hành: -Gv cho học sinh quan sát các hình 20,21 trong SGK -Các em chỉ và nêu tên các hoạt động trong từng hình vẽ. Nêu rõ hình vẽ nào vẽ cảnh vui chơi, hình nào vẽ cảnh tập luyện thể thao, cảnh nghỉ ngơi, thư giản -Nêu tác dụng của từng hoạt động *Kết luận: -Khi làm việc nhiều hoặc làm việc quá sức, cơ thể sẽ mệt mỏi, lúc đó cần phải nghỉ ngơi cho có sức khoẻ. Nếu không nghỉ ngơi đúng lúc thì có hại cho sức khoẻ.Có nhiều hình thức nghỉ ngơi, đi chơi, thay đổi hình thức hoạt động là nghỉ ngơi tích cực.Nếu nghỉ ngơi thư giãn đúng cách sẽ mau lại sức và hoạt động tiếp đó sẽ tốt và có hiệu quả hơn. *Hoạt động 3: Quan sát theo nhóm 4. *Mục tiêu: Nhận biết các tư thế đúng và sai trong hoạt động hằng ngày. *Tiến hành: -Gv đính tranh.trang 21 +Các em chỉ và nói bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế? +HS các nhóm diễn lại tư thế các bạn trong từng hình + HS nhận xét tư thế nào đúng, tư thế nào sai -Gv hỏi : Đi , đứng, ngồi không đúng tư thế có hại gì? *Kết luận: Đi , đứng, ngồi đúng tư thế cơ thể phát triển tốt. *Kết luận chung: Hoạt động vui chơi , tập luyện thể thao ,nghỉ ngơi, thư giản có lợi cho sức khoẻ. Các em cần phải chú ý giữ an toàn trong khi chơi 3. Nhận xét- Dặn dò: -Dặn dò : Tìm một số tranh ảnh về các hoạt động học tập vui chơi và xem lại các bài đã học chuẩn bị bài sau: Ôn tập -2 HS trả lời -Ăn uống đầy đủ , hợp vệ sinh -Cần ăn khi đói, uống khi khát Đại diện từng nhóm trình bày: + Đá bóng, nhảy dây, đá cầu, trốn tìm. +Đá bóng làm cho chân chắc khoẻ và chạy nhanh thể hiện sự khéo léo của đôi chân -Hs lắng nghe -HS chỉ và nêu tên hoạt động vui chơi: nhảy múa, nhảy dây, .Tập luyện thể thao: bơi lội , chạy.Nghỉ ngơi, thư giãn :tắm biển -HS nghe -HS quan sát và chỉ -HS diễn - Trông xấu , bị gù lưng, lệch cột sống.
Tài liệu đính kèm: