HỌC VẦN
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Xây dựng tổ chức lớp học. HS nắm được nội quy, quy định của trường,của lớp và những quy định về nền nếp học tập của lớp của trường đề ra.
- HS thực hiện tốt nội quy nhà trường, lớp học.
- HS có ý thức thực hiện nền nếp quy định của trường của lớp đề ra thường xuyên.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
1.Xây dựng tổ chức lớp học
- GV cho HS biết cơ cấu cán bộ lớp gồm: Lớp trưởng; lớp phó văn nghệ, các tổ trưởng
Nhiệm vụ của cán bộ lớp
- Cho HS căn cứ vào nhiệm vụ của từng cán bộ hãy lựa chọn các bạn có năng lực quản lý bầu làm cán bộ lớp.
- GVquyết định và giao nhiệm vụ cho từng thành viên ban cán sự lớp .
- GV chia lớp thành 3 tổ.
Dự kiến :
. Lớp trưởng: Ngàn Thị Linh Hoa
. Lớp phó văn nghệ :Bùi Thị Phương Linh
Tổ trưởng tổ 1 : Đỗ Trung Hiếu
Tổ trưởng tổ 2 : Lê Văn Luận
Tổ trưởng tổ 3 : Bùi Thuý Hường
- HS nhắc lại tên lớp trưởng và lớp phó và các tổ trưởng của lớp, tên các bạn trong tổ của mình.
Tuần 1 Ngày soạn : 19 tháng 8 năm 2011 Ngày dạy : Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011 Học vần ổn định tổ chức lớp I.mục đích yêu cầu - Xây dựng tổ chức lớp học. HS nắm được nội quy, quy định của trường,của lớp và những quy định về nền nếp học tập của lớp của trường đề ra. - HS thực hiện tốt nội quy nhà trường, lớp học. - HS có ý thức thực hiện nền nếp quy định của trường của lớp đề ra thường xuyên. II.Các hoạt động dạy học Tiết 1 1.Xây dựng tổ chức lớp học - GV cho HS biết cơ cấu cán bộ lớp gồm: Lớp trưởng; lớp phó văn nghệ, các tổ trưởng Nhiệm vụ của cán bộ lớp - Cho HS căn cứ vào nhiệm vụ của từng cán bộ hãy lựa chọn các bạn có năng lực quản lý bầu làm cán bộ lớp. - GVquyết định và giao nhiệm vụ cho từng thành viên ban cán sự lớp . - GV chia lớp thành 3 tổ. Dự kiến : . Lớp trưởng: Ngàn Thị Linh Hoa . Lớp phó văn nghệ :Bùi Thị Phương Linh Tổ trưởng tổ 1 : Đỗ Trung Hiếu Tổ trưởng tổ 2 : Lê Văn Luận Tổ trưởng tổ 3 : Bùi Thuý Hường - HS nhắc lại tên lớp trưởng và lớp phó và các tổ trưởng của lớp, tên các bạn trong tổ của mình. Tiết 2 2. Xây dựng nội quy nền nếp lớp học. - GV đọc cho HS nghe 4 nhiệm vụ của người HS tiểu học và 5 điều Bác Hồ dạy GV yêu cầu HS phải ghi nhớ và thực hiện.: - Những quy định nền nếp của trường lớp - Phải đi học chuyên cần , khi học phải có lí do chính đáng và có giấy xin phép của gia đình và có chữ kí . - Đi học phải đúng giờ,vệ sinh cá nhân, đầu tóc gọn gàng: Nam cắt tóc ngắn, nữ chải tóc và kẹp gọn gàng. - Trang phục luôn sạch sẽ và mặc đồng phục đúng theo quy định của nhà trường. Mũ nón, giầy dép đầy đủ. - Tự giác ôn bài đầu giờ, thể dục, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn theo sự hướng dẫn của lớp trưởng . - Có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. - Nói năng thưa gửi lễ phép.Ngồi trong lớp ngồi ngay ngắn nghiêm túc, không nói chuyện riêng , làm việc riêng trong giờ học. - Đi vệ sinh đúng nơi quy định. - Có đầy đủ đồ dùng sách vở, đồ dùng học tập và đóng bọc cẩn thận. - Luôn có ý thức bảo vệ của công bàn ghế trong lớp học. Không bẻ cành hái hoa, không leo trèo cây, lên lan can, không chơi gần ao sau trường. - Không chơi các trò chơi nguy hiểm. - Biết chào hỏi lễ phép, - Thực hiện an toàn giao thông khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. - Luôn đoàn kết với bạn bè. - Biết tiết kiệm điện. ******************************* Chiều Đ/C:Nguyễn Thị Luyến soạn giảng . ******************************* Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011 Sáng Đ/ C : Phạm Thị Lan soạn giảng ****************************** Chiều Tiếng Việt * Luyện đọc 29 chữ cái I.Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức: HS biết cách đọc tên các chữ cái, bước đầu nhận biết độ cao của các chữ cái trong Tiếng Việt. 2.Kĩ năng: Đọc đúng tên các chữ cái, Phân biệt đúng độ cao các chữ cái TiếngViệt. 3.Thái độ: HS luôn có ý học tập. II.đồ dùng - GV: Bộ đồ dùng biểu diễn - HS: Bộ đồ dùng học vần lớp 1. III. các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2.Bài mới. a)Giới thiệu bài - GV dùng bộ đồ dùng học vần để giới thiệu. b)Giảng bài - GV giới thiệu độ cao của từng chữ cái. - Nhóm chữ cái có độ cao 2 li : a, ă, â, o,c, n, m, r, u, , i, v, e, ê - Nhóm chữ cái có độ cao 4 li: d, đ. - Nhóm chữ cái có độ cao 5 li: k, h, l, b - Nhóm chữ cái có độ cao 3 ô li: t.. c)Luyện đọc - GV dùng các chữ cái gài bảng, HS quan sát. - GV đọc, HS đọc và nhận xét. - HS chỉ không đọc theo thứ tự HS đọc (cá nhân,lớp). - HSK: Thi đọc đúng, đọc nhanh. 3. Củng cố dặn dò - GV cho HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các âm : o, ô,ơ. - Nhận xét giờ học.Về nhà chuẩn bị bài giờ sau. ******************************* toán* Luyện đọc các số từ 1 đến 10 I.Mục tiêu 1.Kiến thức: HS đọc được các số từ 1 đến 10. Bước đầu nắm được thứ tự các số đến 10 2.Kĩ năng: HS đọc đúng các số từ 1 đến 10. Nhận đúng vị trí từng số từ 1 đến 10. 3.Thái độ: HS có ý thức học Toán. II.Đồ dùng - GV: Các số từ một đến mười - HS : Bộ đồ dùng học Toán. III.Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2.Bài mới a)Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng. b)Giảng bài - Nhận biết thứ tự các số từ 1 đến 10. - GV lấy lần lượt từng số cầm trên tay đưa ra cho HS quan sát. - HS đếm lần lượt: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười. - Gvgọi một số HS đếm lại. - HSG: Số 6 nếu quay ngược lại tạo nên số nào? - Cả lớp đọc đồng thanh. c)Thực hành - Luyện đọc các số từ 1 đến 10. - GV chỉ vào các số HS đọc các số. - GV chỉ không thứ tự cho HS đọc. 3.Củng cố dặn dò - HS đọc lại bài một lượt. Nhận xét giờ học.Về nhà chuẩn bị bài sau: Luyện tập về nhiều hơn, ít hơn. ************************** Âm nhạc Học hát bài quê hương tươI đẹp ( Dân ca Nùng- Đặt lời Anh Hoàng) I.Mục tiêu 1.Kiến thức: HS biết hát theo giai điệu và lời ca. biết vỗ tay theo bài hát . 2.Kĩ năng: HS hát đúng giai điệu bài hát và vỗ tay đúng theo lời của bài hát. 3.Thái độ : HS yêu thích ca hát. II Đồ dùng - HS: song loan, thanh phách - GV:Tranh minh hoạ về dân tộc ít người thuộc vùng núi phía Bắc. III các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. 2 Bài mới: a.Hoạt động 1. Dạy bài hát Quê hương tươi đẹp - GV giới thiệu bài hát, tác giả nội dung bài hát: + Cho HS biết: Đây là một trong những bài dân ca của dân tộc Nùng, họ sinh sống ở vùng núi phía Bắc. - Với gia điệu mượt mà, êm ả, bài hát ca ngợi tình yêu quê hương đất nước và con người. - GV hát mẫu. - HS tập đọc lời ca. - HS tập hát bài hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - HS hát lại nhiều lần cho thuộc bài hát. GVsửa sai cho HS, nhận xét. b. Hoạt động 2: HS kết hợp với vận động phụ hoạ Quê hương em biết bao tươi đẹp X X X X - GV phát các nhạc cụ gõ và gõ và hướng dẫn HS cách sử dụng cách sử dụng - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách 1 lần 3 Củng cố dặn dò - GV cho HS ôn lại bài hát kết hợp gõ đệm theo phách 1 lần. - HS nhắc lại tên bài hát, dân ca của dân tộc nào? - Nhận xét giờ học. Về nhà ôn lại bài hát vừa học ********************************** Ngày soạn: 22 tháng 8 năm 2011 Ngày dạy :Sáng thứ tư ngày 25 tháng 8 năm 2011 Học vần Bài 1: E I: Mục đích yêu cầu 1.Kiến thức : HS nhận biết được chữ e và âm e và trả lời được câu hỏi đơn giản về nội dung bài .HSK nói được 2 đến 3 câu theo chủ đề học tập . 2.Kĩ năng: HS đọc đúng, viết đúng âm e và chữ e, trả lời đúng các câu hỏi . HSK nói đủ câu rõ ràng theo chủ đề học tập. 3.Thái độ : HS yêu thích môn học. II.đồ dùng - GV:Tranh minh hoạ ve, bé, me, các tranh trong SGK - HS Bộ đồ dùng học vần, bảng con, vở tập viết. III.các hoạt động dạy học Tiết 1 1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2.Bài mới a)Giới thiệu bài : GV dùng tranh cho HS quan sát và nêu nội dung tranh ,giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng . b)Dạy âm và chữ ghi âm Âm e. Nhận diện âm e . - GV nêu tên chữ cái e. HS đọc tên chữ cái . - HSK nêu cấu tạo chữ cái e. - HS ghép và phát âm Phát âm. - GV miệng và vị trí lưỡi ở vị trí ở hàm dưới. - HS (cá nhân ,cặp đôi, lớp phát âm). - GV sửa cách phát âm cho HS. Giải lao:Hát c)Hướng dẫn HS tập viết chữ e - GV dùng chữ mẫu lên bảng. HS quan sát. - HSK nêu cấu tạo chữ e( gồm những nét nào, độ cao, và kiểu chữ viết). - GV hướng dẫn cách viết, sau đó đọc lại chữ e. - HS viết trên không.Viết vào bảng con GV kiểm tra sửa chữ viết cho HS . Tiết 2 3.Luyện tập a)Luyện đọc - GV nhắc lại cách phát âm. - HS phát âm ( cá nhân, lớp đọc). - Đọc bài trong SGK. - GV yêu cầu HS mở SGK trang 4, GV hướng dẫn đọc. - HS đọc ( cá nhân, dãy bàn, lớp). b)Luyện viết. - HS mở vở tập viết, HSTB đọc chữ, HSK nêu độ cao ,HSG nêu cách viết - HS lớp viết bài vào vở GV kiểm tra sửa chữ viết cho HS. Kết hợp chấm bài, nhận xét. Giải lao: Hát c)Luyện nói - GV đưa tranh cho HS quan sát . - HSTB nêu tên tranh. HSK nêu nội dung tranh và trả lời câu hỏi. - HSG tự nêu nội dung tranh và GV giúp HS nói được thành câu. - GV kết luận : Ai cũng có lớp học của mình vì vậy các em phải đến lớp học tập, để học chữ và học Tiếng Việt. 4.Củng cố dặn dò. - GV cho HS đọc lại bài một lượt. - Nhận xét chung giờ học. - Về nhà xem trước bài sau âm b. **************************** Toán Nhiều hơn, ít hơn I.Mục tiêu 1.Kiến thức: HS nhận biết các nhóm đồ vật, so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật. Biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh 2 nhóm đồ vật. 2.Kĩ năng : Nhận đúng các nhóm đồ vật, so sánh đúng số lượng của 2 nhóm đồ vật. Sử dụng đúng từ nhiều hơn, ít hơn chính xác để so sánh 2 nhóm đồ vật. 3.Thái độ: HS tự tin khi học toán. II.Đồ dùng - GV chuẩn bị một số cốc và một số thìa khác nhau và số lượng hình vẽ trong sách giáo khoa Toán 1. - HS: Bộ đồ dùng học toán III.Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi một số học sinh trả lời câu hỏi: Em dùng que tính vào hoạt động nào? HS nhận xét bổ sung. - GV củng cố kiến thức cũ, nhận xét cho điểm. 2. Bài mới a)Giới thiệu bài - GV đưa ra một số cốc và một số thìa cho HS nhận biết và nêu tên, GV ghi tên bài. b)So sánh số lượng cốc với số thìa với nhau . - HSTB nhắc lại yêu cầu. - HSK lên đặt mỗi thìa vào một cốc để ta nói số cốc nhiều hơn số thìa. - GV: Còn một cái cốc chưa có thìa để vào, ta nói số cốc nhiều hơn số thìa. HS nhắc lại. - Khi ghép một cốc với một thìa thì thìa không còn ghép với cốc còn lại ta nói số thìa ít hơn số cốc. Giải lao: Hát c)Thực hành - Làm việc với SGK - GV yêu cầu HS mở SGK quan sát một số nút chai với chai; Một số thỏ với củ cà rốt; Số nồi với số vung; Số phích cắm với ổ điện. - HSTB nêu cách so sánh hai nhóm đồ vật với nhau. - HSK nối một đồ vật ở nhóm này với một vật ở nhóm khác. Sau mỗi lần so sánh HS nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: So sánh 2 nhóm đồ vật. - HSK tìm vật thực trong lớp để so sánh. 3.Củng cố dặn dò - HS lấy bộ đồ dùng học toán thi ghép một số hình vuông và một số hình tròn - HS nêu lại cách so sánh các nhóm đồ vật. - Nhận xét tiết học. - Về nhà chuẩn bị bài sau: Hình vuông, hình tròn. ************************** Tự nhi ... ọc 1.Kiểm tra bài cũ . - HS viết, đọc các số từ 1 đến 3 . - GV đưa ra một số que tính cho HS đếm xuôi, đếm ngược các số từ 1 đến 3 và từ 3 về 1. - GV nhận xét cho điểm . 2.Bài mới. a.GV giới thiệu bài và ghi bảng. b/ Giới thiệu số 4 và chữ số 4. - GV yêu cầu HS điền số thích hợp vào ô trông ở dòng dầu tiên của trang 4 SGK. - GV gắn bảng mô hình bốn con chim và hỏi có mấy con chim?( 4 con chim). - HS các nhân nhóm lớp nhắc lại . - Tiếp tục gắn mô hình 4 con gà, 4 chấm tròn .mỗi làn gắn và hỏi có mấy con gà, mấy có chấm trònHS trả lời 4 con gà, 4 chấm tròn . - GV cho HS lấy 4 que tính, 4 hình tam giác, 4 hình tròn trong bộ đồ dùng học toán hỏi tương tự. - GV nêu 4 con chim, 4 con gà, 4 chấm tròn , 4 que tính đều có số lượng là 4. Ta dùng chữ số 4 để ghi lại số lượng các nhóm đồ vệt. - Số 4 được biểu diễn chữ số 4 in ( GV đưa hình số 4 in và số 4 viết cho HS quan sát). - GV giới thiệu cách viết chữ số 4 . HS viết viết số 4 vào bảng con .Đọc “ bốn” c/ Giới thiệu số 5 tương tự như số 4 d/ Tập đếm và xác định thứ tự các số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5. - GV yêu cầu HS quan sát các cột hình vuông, quan sát cụm bên trái trước Và nêu số hình vuông ở từng cột . - GV hướng dẫn HS cách nói. Một hình vuông, hai hình vuông..,5 hình vuông. Sau đó yêu cầu HS đọc liền mạch “ Một, hai, ba, bốn, năm. - Làm tương tự như thế với số hình vuông ở bên phải. HS đếm và điền theo thứ tự đúng vị trí. - HS trước khi đếm số hai em phải đếm số nào ở?(số1) - GV khi đếm số 2 ta đếm đến số nào?( số 3) - GV như vậy ta nói: “số 2 đứng sau số1 và đứng trước số 3”. Giải lao:Hát 3. Thực hành luyện tập. Bài 1:Làm phần giới thiệu số. Bài 2: GV hướng dẫn HS cách xem hình từ trái sáng phải, từ trên xuống dưới. - GV tập cho HS nêu yêu cầu bài tập nhìn tranh viết số thích hợp vào chỗ trống. - HS làm bài.GV quan sát và lưu ý đến HS còn lúng túng. - GV chữa bài cho HS đọc lại kết quả vừa làm được. - Củng cố cho HS cách quan sát tranh và điền số thích hợp với tranh. Bài 3: HS nêu yêu cầu: số - Muốn điền được số vào ô vuông ta phải qua bước nào? - HSK lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - GV chữa bài cho HS đọc xuôi từ 1đến năm và từ năm về 1. - Củng cố cho HSTB cách đếm, đọc thứ tự các số từ một đến năm và từ năm về một. 4. Củng cố dặn dò . - Cho HS chơi trò chơi “ Nhận biết số lượng nhanh ’GV nêu các chơi. - GVđưa ra một số đồ vật có số lượng 1, 2, 3, 4, 5. Mỗi HS cầm 5 thẻ ghi các số 1, 2, 3, 4, 5 GV nêu cách chơi. Ví dụ khi đưa ra một nhóm đồ vật có số lượng là 4 thì các em đưa tấm thẻ có ghi số 4. Trò chơi tiến hành cho cả lớp .Ai làm nhiều lần sẽ được tuyên dương. - Nhận xét giờ học. - Về nhà chuẩn bị bài sau luyện tập. ( Tr 16) *********************** an toàn giao thông Bài I : An toàn và nguy hiểm I.Mục tiêu. 1.Kiến thức: HS nhận biết được nhừnh hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn ở nhà, ở trường và khi đi trên trường. 2.Kĩ năng: HS nhớ và kể lại các tình hống làm em bị đau, phân biệt các hành vi và tình huống an toan và không an toàn. 3.Thái độ: HS tránh những nơi nguy hiểm hành động nguy hiểm ở nhà, trường trên đường đi. - Chơi những trò chơi an toàn ( nơi an toàn). II Đồ dùng. - GV một số bức tranh về an toàn giao thông. - Một số đồ để HS đóng vai II Các hoạt động dạy học. 1/ Bài mới /Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài và ghi bảng. 1 HĐ1: Giới thiệu tình huống an toàn và không an toàn a/ HS có khả năng nhận biết được tình huống an toàn và không an toàn. b/ Cách tiến hành - GV giới thiệu bài học an toàn và nguy hiểm. - HS quan sát các hình vẽ. + HS thảo luận cặp đôi, chỉ ra trong tranh tình huống nào an toàn, đồ vật nào là nguy hiểm. Nhìn tranh và trình bày ý kiến. + Em chơi với búp bê là đúng hay sai? + Em chơi với búp bê ở nhà có làm em đau bao giời không? +Em và các bạn chơi búp bê không làm em đau. - Nhìn tranh : và trả lời các câu hỏi. + Cầm kéo doạ nhau là đúng hay sai + Có thể gặp nguy hiểm gì? +Em cầm kéo cắt thủ công là đúng còn cầm kéo doạ nhau là sai. GV kết luận:ô tô xe máy chạy trên đường, dùng dao kéo doạ nhau, trẻ em đi bộ đường qua đường không có người lớn dắt tay, đứng gần nơi cành cây bị gẫy có thể làm ta bị đau. -Tránh những tình huống nguy hiểm an toàn cho mình và cho người xung quanh. HĐ2 Kể chuyện a/ Mục tiêu - HS nhớ và kể lại các tình huóng mà em bị đâu ở nhà, ở trường hoặc đi trên đường. b/Cách tiến hành . - Kể cho nhau nghe mình đã bị đau bao giờ chưa và đau như thế nào? - HS lên kể GV kết hợp hỏi một số câu hỏi ? -Vật nào làm em bị đau. - Lỗi do ai? Như thế nào là nguy hiểm ? - Em có cách nào giúp em tránh không bị đau không, bằng cách nào? c/ Kết luận - Khi chơi ở nhà, ở trường, hay lúc đi trên đường, các em có thể gặp một số nguy hiểm. Ta cần tránh tình huống nguy hiểm để đảm bào an toan giao thông HĐ3 : Trò chơi sắm vai. a/ mục tiêu: HS nhận thấy tầm quan trọng của việc nắm tay người lớn để đảm bào an toàn giao thông khi đi trên hè phố và khi đi qua đường. b/ Cách tiến hành - GV cho một só HS lên sắm vai: Từng cặp lên chơi, một em vai người lớn một em đóng vai trẻ em . +Cặp thứ nhất đóng vai người lớn hai tay xách túi ở một tay, em kia nắm tay và đi lại trong lớp . +Cặp thứ hai em đóng vai người lớn xách túi ở cả hai tay, em nắm tay vào vạt áo. Hai chị em đi lại trong lớp. Nếu có cặp nào thực hiện chưa đúng, GV cho HS nhận xét và làm lại. c/ Kết luận: đi bộ trên đường phải nắm tay người lớn, nếu tay người lớn phải xách đồ thì phải nắm vạt áo. 4 Củng cố dặn dò - Để bảo an toan giao thông các em cần: + Không chơi các trò chơi nguy hiểm. +Không đi bộ một mình khi sang đường. + Không chạy chơi dưới lòng đường. + Phải nắm tay người lớn khi sang đường. ************************ Chiều Tiếng việt * Luyện tập bài : dấu sắc I.mục tiêu: 1.Kíến thức: GV giúp HS đọc,viết được dấu sắc, tiếng be, bé. ghép được tiếng bé. 2.Kĩ năng : HS đọc đúng viết đúng dấu sắc trong chữ bé. HSK viết đúng và trình bày sạch sẽ . 3.Thái độ: HS yêu thích môn học. II.đồ dùng - GV: Mẫu dấu sắc, chữ bé. - HS : SGK,Vở viết, bảng con, Bộ chữ học vần thực hành. III. Các hoạt động dạy học. 1.Kiểm tra bài cũ. HS viết chữ b, be GV nhận xét. 2.Bài mới. a) Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài và ghi bảng b)Luyện tập *Luyện đọc bài trong SGK . - HS mở bài 3 trong SGK. - HS đọc (cá nhân, lớp). GV nhận xét kết hợp cho điểm . - HS ghép tiếng bé bảng cài.GV nhận xét . - HS nêu vị trí của dấu sắc trong tiếng bé. - HSK tìm tiếng có dấu sắc. HS tìm GV ghi bảng. - HS nhận biết tiếng có dấu sắc trong các tiếng các em vừa tìm được. c. Luyện viết - GV đưa mẫu chữ bé cho HS quan sát và nhận xét. - HS đọc lại chữ viết. - HSK nêu độ cao và các chữ, vị trí của dấu. - GV viết mẫu trên bảng, HS theo dõi. - HS viết bảng con, GV sửa chữ viết riêng cho HS. - HS viết bài vào vở. Lưu ý tư thế ngồi viết của HS. GV kiểm tra kết hợp sửa chữ viết cho HS. - Chấm bài, nhận xét. 3.Củng có dặn dò - HS đọc lại bài một lượt. - Nhận xét giờ học.Về nhà chuẩn bị bài sau. **************************** Luyện viết Các nét cơ bản I.Mục đích 1.Kiến thức: HS nhận biết được các nét cơ bản, viết được các nét cơ bản. 2.Kĩ năng: HS viết đúng các nét cơ bản. Trình bày sạch đẹp. 3.Thái độ : HS có ý thức rèn chữ viết. II. đồ dùng dạy học - GV mẫu viết các nét cơ bản. - HS : Bảng phấn, vở. III Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS . 2. Bài mới a. Giới thiệu bài GV nêu yêu cầu bài viết b. Luyện viết - GV đưa mẫu các nét cơ bản cho HS quan sát - nhận xét. - HSK nêu các nét cơ bản có độ cao 5 ô li, 2 li. - HSG nhắc lại quy trình viết các nét cơ bản.( lưu ý điểm đặt bút và điểm dừng bút) - GV viết mẫu trên bảng trong khung chữ, HS quan sát. - HS viết trên không, viết bảng con. - GV nhận xét và sửa cách viết cho HS . - HS viết bài vào vở. - HS nhắc lại tư thế ngồi viết . - HS viết bài GV qua lại sửa chữ viết cho HS. - GV chấm bài và nhận xét bài cho HS. 3. Củng cố – Dặn dò - GV chỉ bảng cho HS đọc lại tên các nét cơ bản. - GV có thể nói thêm các nét cơ bản này sẽ được dùng để viết chữ cái Tiếng viết. Vậy các em phải ghi nhứ các nét cơ bản và tâp viết đẹp các nét cơ bản để viết đẹp các chữ tiếng viết sau này. ********************** Toán* Luyện tập : Hình tam giác I mục tiêu 1 Kiến thức: Khắc sâu cho HS hiểu được về biểu tượng hình tam giác. Biết chỉ ra được các hình tam giác. 2. Kĩ năng: HS nêu đúng đặc điểm của hình tam giác. 3. Thái độ: HS yêu thích môn học. II Đồ dùng dạy học - GV một số hình tam giác, một số bài tập - HS bộ đồ dùng học toán. II các hoạt động dạy học 1 Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài GV nêu nội dung yêu cầu giờ học. Ghi tên bài. b. Hướng dẫn luyện tập. - Chia nhóm và yêu cầu HS lấy bộ đồ dùng toán chọn ra các hình tam giác để trên mặt bàn. - HS đọc tên các hình. - HSK tìm một số đồ vật có dạng hình tam giác.GV nhận xét và kết hợp động viên. Giải lao - GV hướng dẫn HS làm bài tập tr 5 Bài tập 1. (T5): HS quan sát tranh và yêu cầu HS nêu tên các hình vẽ ở bài tập 1 rồi tô màu. - HS làm bài,GV kiểm tra. - Củng cố cho HS nhận dạng hình tam giác Bài tập 2 làm tương tự như bài 1 Bài 3:(T5): GV chú ý HS các hình cùng loại cùng dạng tô cùng một màu: - Hình vuông tô một màu, hình tròn tô một màu, hình tam giác tô màu khác. - Củng cố cho HS cách nhận diện và tô màu đúng. Bài tập 4. (T5):GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho HS chơi trò chơi xếp hình. - GV chia nhóm cho HS xếp hình.GV định thời gian rồi yêu cầu HS xếp hình theo như trong tập..Nhóm nào xếp nhanh và đúng thì sẽ được thưởng. Trong khi HS làm GV qua lại kiểm tra. - Củng cố cho cách xếp hình . * Bài tập phát triển - GV vẽ một số hình lên bảng hướng dẫn HS nhận biết hình, đếm hình.. - HSK-G lên đếm hình. - Củng cố cho HS cách đếm hình. nhận diện hình . 3. Củng cố- Dặn dò - Cho HS thi tìm nhận các vật cá dạng hình tam giác . - HS nào tìm được nhanh và đúng xẽ được tán thưởng. - Về nhà chuẩn bại bài sau . ***************************
Tài liệu đính kèm: