Giáo án Tuần 01 - Lớp 4

Giáo án Tuần 01 - Lớp 4

Tiết : 1 ĐẠO ĐỨC: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( TIẾT 1 )

I - Mục tiêu :

1. Hiểu : - Cần phải trung thực trong học tập

 - Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng

2. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

II - Tài liệu và phương tiện : - SGK Đạo đức lớp 4

III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu :

A) Kiểm tra bài cũ : Đồ dùng học tập của học sinh.

 

doc 19 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 01 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 01
Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2008
Tiết : 1 ĐẠO ĐỨC: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( TIẾT 1 )
I - Mục tiêu : 
1. Hiểu : - Cần phải trung thực trong học tập
 - Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng
2. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II - Tài liệu và phương tiện : - SGK Đạo đức lớp 4
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
A) Kiểm tra bài cũ : Đồ dùng học tập của học sinh.
B) Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (tình huống trang 3,sgk).
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm 
- GV kết luận: “ Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm , nộp sau ” . Thể hiện tính trung thực trong học tập
2- Hoạt động 2 : Làm việc nhóm đôi (bài tập 1, SGK)
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm .
- GV kết luận : “ c ” : Trung thực trong học tập
 “ a, b, d ” : Thiếu trung thực trong học tập
3 - Hoạt động 3 : Xử lý tình huống (bài tập 2, SGK) 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
- GV kết luận : ý kiến b,c : đúng - a : sai
4- Hoạt động tiếp nối : Cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK ( thay từ tự trọng bằng các biểu hiện cụ thể )
-Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập , sau đó lần lượt đại diện các nhóm trình bày trước lớp . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Các nhóm thảo luận , đại diện nhóm trình bày . Cả lớp trao đổi.
- 1- 2 HS đọc
---------------------------------------------------------------------------------
Tiết : 2 TẬP ĐỌC : 	DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I - Mục tiêu bài học: 
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện 
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
 Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu
II - Đồ dùng dạy - học :
Tranh minh hoạ bài
III - Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
B - Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động 1 : Giới thiệu chủ điểm và bài đọc bằng tranh minh hoạ.
2/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc :
- Chia bài 4 đoạn và cho HS đọc nối tiếp từng đoạn , kết hợp hướng dẫn quan sát tranh , sửa lỗi về cách đọc, giúp các em hiểu một số từ ngữ được chú giải cuối bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
- Lần lượt HS đọc thầm từng đoạn kết hợp suy nghĩ trả lời các câu hỏi SGK ( Nội dung tìm hiểu thực hiện như SGV ).
+ KL: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, Sẵn sàng bênh vực kẻ yếu
3/ Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc tiếp nối 4 đoạn của bài.
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn 1 
4/ Hoạt động 4 : Củng cố khắc sâu ý chính của bài.
- Đặt câu hỏi ( Như SGK) để HS rút ra ý chính. 
- Lắng nghe.
 HS đọc tiếp nối từ 2 - 3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1,2 HS đọc cả bài.
- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.
- 4 HS đọc tiếp nối.
- HS luyện đọc và thi đọc .
- HS rút ý chính của bài.
---------------------------------------------------------------------------------
 Tiết: 3 	 TOÁN : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000
I - Mục tiêu :
 Giúp HS ôn tập về : Cách đọc, viết các số đến 100.000 và phân tích cấu tạo số.
II - Đồ dùng dạy học 
III - Các hoạt động dạy - học :
A - Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
B - Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
2. Hoạt động 2: Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
Hình thức : theo lớp bằng SGK
a) Phương pháp: Đàm thoại
- Viết số và nêu câu hỏi để HS trả lời 
b) Nhận xét:
- 1 chục bằng 10 đơn vị.
- 1 trăm bằng 10 chục
3. Hoạt động 3: Thực hành
- Tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài ( bài 1,2,3,4/ SGK) bằng bảng con, bảng lớp và vở.
- Hướng dẫn học sinh yếu kém.
4. Củng cố, dặn dò: Gv tổng kết giờ học. 
- Lắng nghe.
- HS theo dõi và trả lời ,
- HS tự nêu 
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở
 ------------------------------------------------------------------------------
Tiết:4 KỸ THUẬT : VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU ( tiết 1) 
I- Mục đích, yêu cầu :
- HS biết được mục đích, tác dụng, cách sử dụng, bảo quản vật liệu dụng cụ.
- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II - Đồ dùng dạy học 
- Vải, khung, kéo, kim,
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ:
B) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu : vải, chỉ.
+ KL: Khi may, khâu, thêu cần lựa chọn vải, chỉ cho phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng.
3. Hoạt động 3 : HD tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo.
- Cho HS quan sát hình 2,3/ SGK và HD cách cầm kéo cắt vài.
4. Hoạt động 4 : HD quan sát, nhận xét một số vật liệu dụng cụ khác : Thước, khung,
5. Hoạt động 5: Củng cố - Nhận xét 
- Lắng nghe.
- HS quan sát tranh , trả lời các câu hỏi 
- HS quan sát và nhận xét
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 26 tháng 8 năm 2008
Tiết: 1 THỂ DỤC : Bài 1 
I- Mục tiêu:
- Giới thiệu chương trình và nội dung cơ bản.
- Trò chơi “ Chuyển bóng tiếp sức ”. Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
II - Địa điểm phương tiện 
- Địa điểm : Trên sân trường
- Phương tiện: Còi, bóng bằng nhựa.
III - Nội dung và phương pháp :
A) Kiểm tra :
B) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
2.Phần cơ bản : 
a) Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4.
b) Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện về trang phục.
c) biên chế tổ tập luyện.
d) Trò chơi vận động : Chuyển bóng tiếp sức
 + GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, cho HS chơi thử, sau đó cho HS chơi chính thức.
3. Phần kết thúc:
 - GV cho HS tập một số động tác hồi tĩnh, kết hợp hít thở sâu
 - GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét.
+ HS khởi động các khớp. 
+ lắng nghe.
+ HS chơi theo sự hướng dẫn của GV
+ HS tập.
---------------------------------------------------------------------------------
Tiết: 2 CHÍNH TẢ : 	DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I- Mục đích, yêu cầu :
1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn của bài
2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ viết lẫn 
II - Đồ dùng dạy học :
- Viết sẵn bài tập 2a 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : 
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài viết
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - viết : 
 - Cho 1 HS đọc đoạn văn cần viết, nhắc HS chú ý cách trình bày bài và những từ ngữ dễ viết sai.
- GV đọc cho HS viết 
- Đọc lại toàn bài 1 lượt .HS soát lại bài
- GV thu chấm 7 - 10 bài.
- GV nêu nhận xét chung
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập ( bài 2a và 3 ):
 - GV nêu yêu cầu bài, cho HS tự làm
 - GV nhận xét, chữa bài ( nếu có ).
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học.
-Cả lớp theo dõi SGk đọc thầm
- HS gấp SGK.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau
- HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở và làm bài trên bảng.
---------------------------------------------------------------------------------
Tiết: 3 TOÁN : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000 ( TIẾP THEO )
I - Mục tiêu :Giúp HS ôn tập về :
 - Tính nhẩm, tính cộng, trừ, nhân, chia.
 - So sánh các số đến 100.000, đọc bảng thống kê và tính toán rút ra nhận xét từ bảng thống kê.
II - Đồ dùng dạy học :
III - Các hoạt động dạy - học : 
A) Kiểm tra bài cũ:
B) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Luyện tính nhẩm cho từng cá nhân .
- Hướng dẫn HS cách tính nhẩm .
- Đọc từng phép tính cho HS tính nhẩm và viết kết quả vào nháp.
+ Nêu nhận xét chung kết quả bài.
2.Hoạt động 2: Thực hành
GV tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài trên bảng, bảng con và vở ( bài 1,2,3,4,5 “ bài 5 có thể giảm bớt câu b,c ”/SGK )
- Giúp đỡ HS yếu kém.
3.Hoạt động 3: Gv tổng kết giờ học.
- HS theo dõi và nêu kết quả.
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở
 ---------------------------------------------------------------------------------
Tiết: 4 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : CẤU TẠO CỦA TIẾNG 
I- Mục đích, yêu cầu :
1.Nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng việt. 
2.Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.
II - Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : 
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và nói về tác dụng của luyện từ và câu.
2 - Hoạt động 2: 
a) Phần nhận xét:
- GV cho HS đọc nội dung và yêu cầu trong bài tập ( 1,2,3,4) SGK.
b) Phần ghi nhớ: 
+ Sơ đồ cấu tạo tiếng:
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
- Kết luận SGK. 
3 - Hoạt động 3: Luyện tập
Cách tiến hành: Cho HS làm theo nhóm, cá nhân
- Bài tập 1: HS trao đổi và làm bài vào vở , phát biểu ý kiến, GV ghi lại kết quả đúng
- Bài tập 2 : HS suy nghĩ giải câu đố, GV cùng cả lớp nhận xét.
4 - Hoạt động 4: Củng cố - Tổng kết
- Đặt câu hỏi để HS nêu lại phần ghi nhớ trong SGK 
-Cả lớp theo dõi SGk đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- 2-3 HS đọc lại phần ghi nhớ SGK, lớp đọc thầm
- HS thực hiện các yêu cầu của bài.
- HS trả lời.
---------------------------------------------------------------------------------
.
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 27 tháng 8 năm 2008
Tiết: 1 Myõ thuaät : VEÕ TRANG TRÍ MAØU SAÉC VAØ CAÙCH PHA MAØU
I - Mục tiêu bài học: 
- Hoïc sinh bieát theâm caùch pha caùc maøu: da cam, xanh luïc (xanh laù caây) vaø tím.
- HS nhaän bieát ñöôïc caùc caëp maøu boå tuùc vaø caùc maøu noùng, maøu laïnh. HS pha ñöôïc maøu theo höôùng daãn.
- HS yeâu thích maøu saéc vaø ham thích veõ
II- Chuaån bò:
- GV: SGK, SGV
. Hoäp maøu, buùt veõ, baûng pha maøu.
. Hình giôùi thieäu 3 maøu cô baûn(maøu goác) vaø hình höôùng daãn caùch pha caùc maøu trong baøi.
. Baûng maøu giôùi thieäu caùc maøu noù ... cho HS chơi thử, sau đó cho HS chơi chính thức.
3. Phần kết thúc:
 - GV cho HS tập một số động tác hồi tĩnh, kết hợp hít thở sâu
 - GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét..
+ HS khởi động các khớp
+ HS thực hiện theo tổ. 
+ HS chia thành tổ để chơi.
+ HS tập nhẹ.
---------------------------------------------------------------------------------
Tiết: 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG 
I- Mục đích, yêu cầu :
1. Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu.
2. Hiểu được thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ . 
II - Đồ dùng dạy học 
- Vở BT Tiếng việt 4
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : - 1 ,2 HS phân tích ba bộ phận của tiếng trong câu 
+ GV nhận xét ghi điểm.
+ Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
2 .Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Cách tiến hành: HS thảo luận nhóm
Bài tập 1,2: - Cho HS thảo luận nhóm .
 + Cả lớp và GV nhận xét
Bài tập 3: - GV nêu yêu cầu của BT3 và cho HS thi làm bài đúng
 + GV nhận xét 
Bài tập 4: Cho HS đọc yêu cầu bài và phát biểu + Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 5: HS đọc và giải câu đố
3. Hoạt động 3: Củng cố - Tổng kết
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc yêu cầu BTvà thảo luận , đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS chia nhóm và thực hiện.
- HS suy nghĩ trả lời.
---------------------------------------------------------------------------------
Tiết: 3 	TOÁN : BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
I - Mục tiêu :	
 Giúp HS :
- Nhận biết biểu thức có chứa một chữ.
- Tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể.
II - Đồ dùng dạy học 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : - 1 ,2 HS lên bảng làm tính nhẩm phép tính GV đọc.
+ GV nhận xét ghi điểm.
+ Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2 : Giới thiệu biểu thức có chứa 1 chữ
Hình thức : theo lớp bằng SGK
Phương pháp: Đàm thoại
a) Ví dụ: SGK trang 6
- Nêu ví dụ và câu hỏi để HS trả lời 
b) Nhận xét:
- 3 + a là biểu thức có chứa một chữ.
- Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a
3.Hoạt động 3: Thực hành
GV tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài ( bằng bảng lớp, bảng con, vở )
Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2 : GV nêu vấn đề và tổ chức cho HS giải quyết vấn đề. 
Bài 3 : HS tự làm.
- Gv nhận xét và chữa bài 
+ Kèm cặp HS yếu kém.
4.Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò
 - Gv tổng kết giờ học. 
- HS theo dõi và trả lời ,
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề tự giải trên bảng và làm vở
---------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4 	 TẬP LÀM VĂN : THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN
I - Mục đích, yêu cầu :
1. Hiểu được đặc điểm và phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
2. Biết xây dựng một bài văn kể chuyện theo tình hướng chosẵn.
II - Đồ dùng dạy học :
 - Phiếu nội dung các BT 1 phần nhận xét.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ: 
B) Dạy bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2 : Phần nhận xét 
- Tổ chức cho HS đọc SGK và nêu các câu hỏi trong sách BT 1,2,3.
- GV ghi lại lời giải đúng.
- Cho 3-4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
3. Hoạt động 3 : Luyện tập
Bài 1 : HS nêu yêu cầu của bài và thi kể trước lớp
- Cả lớp cùng GV nhận xét.
Bài 2: HS yêu cầu bài và trả lời câu hỏi.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
4. Hoạt động 4: Củng cố
- Nhận xét tiết học
- HS đọc trao đổi và ghi kết quả , phát biểu ý kiến
- HS đọc nội dung cần ghi nhớ. 
- HS làm theo yêu cầu của bài tập
---------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 29 tháng 8 năm 2008.
Tiết: 1 TẬP LÀM VĂN : NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I - Mục đích, yêu cầu :
1. Văn kể chuyện phải có nhân vật, nhân vật trong truyện là người, là con vật, là đồ vật,được nhân hoá. 
 - Tính cách nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
2. Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện.
II - Đồ dùng dạy học :
 - Vở BT Tiếng Việt 4/1 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ: 
B) Dạy bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2 : a)Phần nhận xét 
- Tổ chức cho HS đọc SGK và nêu các câu hỏi trong sách BT 1,2 SGK
- GV ghi lại lời giải đúng.
b) Phần ghi nhớ : Cho 3-4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
3. Hoạt động 3 : Luyện tập
Bài 1 : HS nêu yêu cầu của bài và thực hiện.
- Cả lớp cùng GV nhận xét.
Bài 2: HS yêu cầu bài và trả lời câu hỏi các hướng sự việc có thể diễn ra.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
4. Hoạt động 4: Củng cố
- Nhận xét tiết học
- HS đọc trao đổi và ghi kết quả , phát biểu ý kiến
- HS đọc nội dung cần ghi nhớ. 
- HS làm theo yêu cầu của bài tập
---------------------------------------------------------------------------
Tiết: 2 	TOÁN : LUYỆN TẬP
I - Mục tiêu : Giúp HS :
 - Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
 - Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
II - Đồ dùng dạy học 
III -Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : - 1 ,2 HS lên bảng làm tính nhẩm phép tính GV đọc.
+ GV nhận xét ghi điểm.
+ Nhận xét chung.
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
2. Hoạt động 2: Luyện tập
GV tổ chức cho HS tự làm bài và chữa bài 
Bài 1 : Yêu cầu HS nêu cách làm và tự làm bài. 
- GV chữa bài.
Bài 2 : GV yêu cầu HS tự làm bài và cùng lớp thống nhất kết quả.
Bài 3 : a) Hướng dẫn HS kẻ bảng và viết kết quả đúng vào ô trống.
 Bài 4 : Cho HS nêu cách tính chu vi hình vuông ( P = a x 4 ) , làm rồi chữa bài.
3. Hoạt động 3: Gv tổng kết giờ học.
- Nhận xét chung. 
- HS sử dụng SGK tìm hiểu đề bài và tự làm 
- HS lên bảng làm
- HS sửa bài tập ( nếu sai )
- HS nêu nhận xét và làm bài 
-------------------------------------------------------------------------
Tiết: 3 	 KHOA HỌC : TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I - Mục tiêu :
 Sau bài học HS có thể: 
- Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
- Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
- Vẽ sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
II- Đồ dùng dạy - học :
 - Hình vẽ trang 6,7 SGK.
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : Bài “ Con người cần gì để sống ”
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét chung.
B) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
2. Hoạt động 2 :Thực hiện mục tiêu bằng hình thức thảo luận nhóm : Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
Cách tiến hành : Cho HS quan sát các hình trang 6 SGK và trả lời câu hỏi :
- Trong quá trình sống cơ thể lấy vào và thải ra những gì?
- Quá trình trao đổi chất là gì ? 
+ Kết luận : - Hằng ngày cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí Ô-xi, và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc.
- Như mục Bạn cần biết trong SGK trang 6.
3. Hoạt động 3 : Thực hiện mục tiêu bằng hình thức thi theo nhóm :
Cách tiến hành : GV đặt vấn đề : Trình bày sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
+ Kết luận : 
 LẤY VÀO THẢI RA 
 Khí ô-xi CƠ Khí các-bô-níc
 Thức ăn THỂ Phân
 Nước NGƯỜI Nước tiểu, mồ hôi
4. Hoạt động 4 : Củng cố 
- Nêu câu hỏi củng cố nội dung chính của bài.
- Liên hệ ngoài thực tế.
- Chia nhóm quan sát tranh và thảo luận 
- Lần lượt các nhóm trình bày 
-Thảo luận nhóm và trình bày kết quả trước lớp.
- HS thảo luận và trình bày ,lớp nhận xét.
- HS trả lời. 
-------------------------------------------------------------------------
Tiết: 4 	 LỊCH SỬ : MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 
I- Mục tiêu : Giúp HS biết:
 - Vị trí địa lý, hình dáng của nước ta.
 - Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc.
 - Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lý.
II - Đồ dùng dạy học :
 - Bản đồ Việt Nam.
III- Các hoạt động dạy - Học :
A) Kiểm tra bài cũ: 
B) Dạy bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Hoạt động 1 : Giới thiệu bài bằng bản đồ Việt Nam
2) Hoạt động 2 : Xác định vị trí của đất nước ta trên bản đồ 
- Yêu cầu HS trình bày lại và xác định vị trí của nước ta trên bản đồ
2) Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm để tìm hiểu các dân cư mỗi vùng: miền núi, trung du, đồng bằng,
 + KL: Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam.
3) Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm đôi tìm hiểu về một số cuộc khởi nghĩa của ông cha ta .
 + KL: Để Tổ quốc ta tươi dẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước như : khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đánh đuổi giặc ngoại xâm của các vua Hùng,
4) Hoạt động 4 : Tổng kết:
- Đặt câu hỏi để rút ra KL như SGK . 
- HS trình bày lại trên bản đồ. Các em khác bổ xung
- HS thảo luận .Đại diện nhóm trình bày kết quả. Sau đó các nhóm khác bổ xung.
- Trả lời , ghi nội dung chính.
SINH HOẠT LỚP
- Nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm tuần qua.
 - Nêu phương hướng tuần tới.
---------------------------------------------------------------------------
HÁT - NHẠC : Tiết :1 BÀI 1
I - Mục tiêu :	
- HS ôn tập, nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 3.
- Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học.
II - Đồ dùng dạy học 
- Nhạc cụ gõ. bảng con, phấn. 
III - Các hoạt động dạy - học :
A) Kiểm tra bài cũ : 
B) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học.
2. Phần hoạt động: 
a) Nội dung 1: Ôn tập 3 bài hát lớp 3
- Hoạt động 1: Cho HS ôn lại 3 bài hát 
- Hoạt động 2: Tập hát kết hợp gõ đệm, vận động,
b) Nội dung 2: Ôn tập một nột số kí hiệu ghi nhạc.
- Hoạt động 1: Đặt câu để HS trả lời:
+ Kể tên các nốt nhạc mà em đã học?
- Hoạt động 2: Cho HS tập nói và viết nốt nhạc trên khuôn.
3. Phần kết thúc: Củng cố - dặn dò
- Cho cả lớp ôn lại 3 bài hát
- Lắng nghe.
- HS ôn lại hát kết hợp gõ đệm theo từng tổ.
- Trả lời theo câu hỏi.
- Thảo luận trình bày trước lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 01.doc