Thứ hai :
TIẾT 2 – 3 : TIẾNG VIỆT
Bài 8 : n – m
I/ Mục tiêu
- Đọc được : n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng.
- Viết được : n, m, nơ, me, Viết được ½ số dòng quy định trong vở tập viết)
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : Bố mẹ, ba má
II/ Đồ dùng dạy – học
- GV : Tranh minh họa SGK, Kẻ các dòng kẻ.
- HS : Bộ chữ, bảng con, vở tập viết.
III/ Hoạt động dạy – học
Phiếu báo giảng TUẦN: 04 Từ ngày 13/09 đến 17/ 09 Thứ Ngày Tiết Môn Bài dạy Hai 13/09 01 02 03 04 05 SHĐT TV TV TOÁN TC Bài 13 : n – m “ Bài : Bằng nhau. Dấu = Bài : Xé dán hình vuông Ba 14/09 01 02 03 04 TV TV TOÁN MT Bài 14 : d – đ “ Bài : Luyện tập TƯ 15/09 01 02 03 04 TD TV TV TOÁN Bài 15 : t – th “ Bài : Luyện tập chung NĂM 16/09 01 02 03 04 05 TV TV AN TOÁN Đ Đ Bài 16 : Ôn tập “ Bài : Số 6 Bài : Gọn gàng, sạch sẽ ( Tiết 2 ) SÁU 17/09 01 02 03 04 TV TV TNXH SHTT Tuần 3 : Lễ, cọ, bờ, hổ Tuần 4 : do, ta, thơ Bài 4 : Bảo vệ mắt và tai Thứ hai : Tuần 04 Ngày dạy : 13/ 09/2010 Thứ hai ngày 13 tháng 09 năm 2010 TIẾT 1 : sinh hoạt đầu tuần ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ hai : Tuần 04 Ngày dạy : 13/09/ 2010 TIẾT 2 – 3 : TIẾNG VIỆT Bài 8 : n – m I/ Mục tiêu - Đọc được : n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng. - Viết được : n, m, nơ, me, Viết được ½ số dòng quy định trong vở tập viết) - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : Bố mẹ, ba má II/ Đồ dùng dạy – học - GV : Tranh minh họa SGK, Kẻ các dòng kẻ. - HS : Bộ chữ, bảng con, vở tập viết. III/ Hoạt động dạy – học GV HS 1/ KIỂM TRA BÀI CŨ Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 2/ BÀI MỚI : n – m TIẾT 1 Giới thiệu bài ( âm n ) Yêu cầu HS xem tranh SGK : + Tranh 1 vẽ gì ? + Trong tiếng nơ âm nào đã học rồi ? - Còn âm l hôm nay chúng ta sẽ học à ghi tựa HOẠT ĐỘNG 1 : Nhận diện chữ và phát âm a. Nhận diện GV viết bảng n + Âm n có mấy nét ? + Âm n giống âm nào đã học + So sánh âm n và m ? -Yêu cầu HS nhận diện âm n trong bộ thực hành - Nhận xét b. Phát âm GV đọc mẫu n - Gọi HS đọc à Nhận xét, sửa sai - Có âm n thêm âm ơ đứng sau được tiếng gì? Yêu cầu học sinh tìm và ghép tiếng bê trên bộ thực hành Giới thiệu âm m ( Tượng tự ) Đọc mẫu cả bài Gọi HS đọc à Nhận xét, sửa sai HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc tiếng từ ứng dụng GV yêu cầu HS tìm tiếng, từ có n, m Rút ra tiếng, từ ứng dụng No, nô, nơ Mo, mô, mơ GV đọc mẫu Gọi HS đọc à Nhận xét, sửa sai Hoạt động 3: Hướng dẫn viết : GV viết mẫu và nêu qui trình viết Yêu cầu HS viết vào bảng con - Nhận xét, sửa sai TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG 1 : Luyện đọc Gọi HS đọc lại tiết 1 Chỉnh sửa phát âm HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc câu ứng dụng GV đọc mẫu Gọi HS đọc Chỉnh sửa phát âm HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện Nói - Giáo viên xem tranh SGK và trả lời câu hỏi : + Tranh vẽ những ai? à Chuyển ý : ba mẹ là người sinh thành ra các em, nuôi dưỡng và dạy dỗ các em nên người Ở nhà, em nào có cách gọi khác về ba mẹ mình? à Chốt ý : Từ ba má, ba mẹ, cha mẹ đều có cùng 1 ý nghĩa là nói về người sinh ra các em Chỉ tranh + Tranh vẽ ba mẹ em đang làm gì? (Giáo viên uốn năn và hướng dẫn các em nói thành câu) à Chốt ý : Người yêu thương và lo lắng cho em nhất đó chính là cha mẹ. Hình ảnh trong tranh cho ta thấy tình cảm ba mẹ dành cho bé + Nhà em có bao nhiêu anh em ? + Em là con thứ mấy à Chốt ý : Qua hình ảnh ba mẹ yêu thương em bé trong tranh. Các em hãy kể về gia đình mình. Tình cảm của mình đối với ba mẹ cho cả lớp nghe HOẠT ĐỘNG 4 : Luyện Viết Yêu cầu HS viết vào vở tập viết Quan sát, nhận xét HOẠT ĐỘNG 5 : Củng cố – Dặn dò - Gọi HS đọc lại bài - Nhận xét tiết học Cái nơ Âm ơ 2 nét : nét xổ đứng và nét móc hai đầu âm h Giống : nét móc hai đầu ; khác nét xổ đứng ; nét xổ đứng của âm h coa hơn âm n Tìm à giơ lên Cá nhân, bàn, dãy, đồng thanh - nơ - Học sinh thực hành ghép cá nhân, bàn, dãy, đồng thanh HS thi đua tìm - Cá nhân, bàn, đồng thanh - Quan sát - Viết bảng con Cá nhân, bàn dãy, đồng thanh Cá nhân, bàn, dãy, đồng thanh HS nhắc lại “ bố, mẹ ” Trả lời tùy ý Trả lời Luyện nói cả lớp tham gia HS nói tuỳ ý. - HS viết vào vở tập viết Ý kiến đóng góp : TIẾT 4 : TỐN Bài : Bằng nhau. Dấu = I/. MỤC TIÊU : - Nhận ra sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính số đó. - Sử dụng từ “” bằng nhau” dấu = khi so sánh các số . II/. CHUẨN BỊ : 1/. Giáo viên - Các mô hình, đồ vật 3 con thỏ, 3 con mèo Bộ thực hành 2/. Học sinh - SGK – Vở bài tập – Bộ thực hành III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1/ Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu làm bảng con. 3. 2 1. 3 2.... 3 3 1 Nhận xét chung 2/. Bài mới : a/ Giới thiệu bài * Bằng nhau - Dấu = - Gắn mẫu 3 con thỏ , 3 con mèo và hỏi? + Có mấy con thỏ ? + Có mấy con mèo ? + Số con thỏ so với số con mèo như thế nào? + Số con mèo như thế nào đối với số con thỏ ? + Có 3 con thỏ ghi lại số mấy ? + Có 3 con mèo ghi lại số mấy? + Vậy số 3 như thế nào so với số3? */ Tương tự mẫu vật khác - Để thay cho từ bằng nhau cô sẽ dùng dấu “=” Giới thiệu dấu “ = “ Vậy 3 = 3 ( Đọc Ba bằng Ba) - Để so sánh 2 mẫu vật cùng có số lượng ta sẽ dùng từ “ bằng nhau ” hoặc dấu “ =” . Tương tự để nhận biết 4 = 4. - Mỗi số bằng chính số đó và ngược lại nên chúng bằng nhau . b/ Thực hành Bài 1: Viết dấu = - Hướng dẫn HS : Viết dấu = cân đối - Viết mẫu, cho HS viết - Nhận xét Bài 2: - Hướng dẫn hình vẽ đầu tiên có 5 hình tròn trắng viết số 5 ; có 5 hình tròn xanh viết số 5 . Sau đó so sánh 5 =5 - Các hình khác tương tự, viết số tương ứng sau đó so sánh kết quả - Nhận xét Bài 3: - Cho HS so sánh viết dấu thích hợp vào ô trống - Quan sát giúp đỡ HS yếu - Nhận xét và bổ sung. 3/ Củng - cố dặn dò Hỏi: Muốn so sánh 2 nhóm mẫu vật có số lượng bằng nhau ta làm như thế nào? Chuẩn bị : Luyện tập - Nhận xét giờ học . HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Cả lớp viết bảng con 3 > 2 1 < 3 2 1 - HS đọc đề bài Quan sát - 3 con thỏ 3 con mèo 3 con thỏ bằng 3 con mèo - 3 con thỏ bằng 3 con mèo 3 Học sinh nhắc lại - Số 3 Số 3 Số 3 bằng số 3 - Học sinh nhắc lại “ dấu =” - Cá nhân nhắc lại nhiều lần. ( Ba bằng ba ) - HS nhắc lại - Cả lớp, rèn cá nhân. - Viết vào vở - Cá nhân nêu yêu cầu bài 2 - Hai HS lên làm - Cả lớp làm vào SGK - Nhận xét nêu kết quả - Cá nhân nêu yêu cầu bài 3 -3 HS lên làm - Cả lớp làm vào vở - Nhận xét, nêu kết quả - Dùng “ bằng nhau” hoặc dấu “ =” để so sánh . Ý kiến đóng góp : TIẾT 5 : THỦ CÔNG Bài : Xé dán hình vuông I/. MỤC TIÊU : -Biết xé, dán hình vuông . - X é, dán được hình vuông theo hướng dẫn . - HS khéo tay xé, dán được hình tương đối thẳng , ít răng cưa. Hình dán phẳng .Có thể kết hợp vẽ trang trí hình vuông . II/. CHUẨN BỊ : 1/. Giáo viên - Bài mẫu về xé dán hình vuông, giấy màu, hồ dán giấy trắng làm nền, khăn lau tay 2/. Học sinh - Giấy thủ công, hồ dán, bút chì, vở III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1/. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nhận xét chung 2/. Bài mới : a/ Giới thiệu bài “ Xé dán hình vuông” b/ Hoạt động 1 : - Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét - Đưa vật mẫu: Viên gạch - Viên gạch có dạng hình gì? - Kể tên 1 số đồ vật xung quanh mình có dạng hình vuông? c/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm mẫu * Vẽ và xé hình vuông : Đính mẫu hình vuông - Hướng dẫn vẽ tương tự như hình chữ nhật - Thao tác xé từng cạnh như hình chữ nhật - Lưu ý : tay trái giữ chặt tờ giấy sát cạnh hình vuông. Tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ xé giấy dọc theo cạnh hình. Các đường xé phải ít răng cưa, thẳng */Hướng dẫn dán : Muốn dán hình cho đẹp phải ướm hình lên trang giấy, xác định vị trí hình, bôi lên một lớp hồ mỏng dọc theo các cạnh rồi dán vào tờ giấy + Muốn vẽ hình vuông em phải làm như thế nào ? + Khi dán phải lưu ý điều gi? d/ Hoạt động 3 :Thực hành - Cho học sinh vẽ, xé, dán, từng thao tác theo hướng dẫn . - Cho học sinh thực hành xé, dán tạo ra nhiều sản phẩm . - Quan sát và hướng dẫn học sinh còn lúng túng . 3/ Củng cố dặn dò : -Trưng bày sản phẩm - Nhận xét đánh giá sản phẩm của HS . -Chuẩn bị tiết sau xé, dán hình tròn . HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -HS chuẩn bị dụng cụ lên bàn - HS đọc đề bài - Có dạng hình vuông - HS kể - HS quan sát mẫu - Quan sát thao tác của GV - Quan sát thao tác của GV - Nêu lại cách vẽ hình vuông - Cách phết hồ và làm phẳng sản phẩm - Thực hành xé, dán - HS nhận xét sản phẩm Ý kiến đóng góp : Thứ ba : Tuần 04 Ngày dạy : 14/09/ 2010 TIẾT 1 – 2 : TIẾNG VIỆT Bài 8 : d – đ I / MỤC TIÊU : - Đọc và viết được :d, đ, dê, đò - Đọc được các tư øứng dụng trong bài: da, dê, do, đa, đe, đo, da dê, đi bộ . - Đọc được câu ứng dụng :dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa . * Tìm được các tiếng có âm vừa học . * Tìm được tiếng mới ngoài bài có âm vừa học . II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: * Giáo viên : - Sử dụng hộp thực hành TV - Sử dụng tranh ở SGK * Học sinh : SGK, vở tập viết, bảng con... III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A/ Kiểm tra bài c ... c sinh viết vở số 6. ( 1 hàng ) Học sinh nêu yêu cầu để Thi đua 2 nhóm thực hiện . Nhóm nào nhanh, đúng à Thắng Học sinh yêu cầu dựa vào ký hiệu dấu > ; < = . Học sinh làm bảng con 2 cột. 6 > 5 6 > 2 6 > 4 6 > 1 6 > 3 6 > 2 số 1, 2, 3, 4, 5 Ý kiến đóng góp : TIẾT 5 : ĐẠO ĐỨC Bài : Gọn gàng, sạch sẽ ( tiết 2 ) /. MỤC TIÊU : - Nêu được thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng sạch sẽ . - Nắm được cách chỉnh sửa quần áo gọn gàng, sạch sẽ . - Giữ vệ sinh cá nhân: đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ . - Giáo dục Học sinh biết ý thức vệ sinh cá nhân : II/. CHUẨN BỊ : 1/. Giáo viên : - Vở Bài Tâïp Đạo Đức - Bài hát “ Rửa mặt như mèo” 2/. Học sinh : - Vở bài tập đạo đức III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1/. Kiểm tra bài cũ + Thế nào là đầu tóc gọn gàng + Thế nào là quần áo sạch sẽ? Nhận xét – Tuyên dương. 2/. Bài mới : a/ Giới thiệu bài : Các em đã biết nhận xét thế nào là gọn gàng sạch sẽ . Bài hôm nay cô sẽ dạy các em thực hành “ Gọn gàng , sạch sẽ”. Tiết 2 - Giáo viên ghi tựa. Hoạt động 1 : Bài 3; Nhìn tranh và trò chuyện về tranh theo câu hỏi ? + Bạn đang làm gì? + Bạn có gọn gàng , sạch sẽ không ? + Em có muốn làm như bạn không? + Tranh nào em cho là đúng ?Vì sao? - GV quan sát giúp đỡ học sinh . * Chốt lại : - Tranh : 1, 3 ,4 ,5 7, 8 là những hành động đúng mà các em cần noi theo để giữ cho bản thân luôn luôn Gọn gàng và sạch sẽ - Giáo dục học sinh ăn măïc gọn gàng sạch sẽ làm đẹp cho bản thân và cho xã hội * Hoạt động 2 : - Cho HS xem tranh : BT4 - Tranh vẽ gì? + Em có muốn làm như các bạn trong tranh không ? - Vậy lớp ta từng đôi bạn hãy thực hiện như các bạn trong tranh nhé. - Chọn đôi bạn làm tốt nhất. - Nhận xét và bổ xung * Hoạt động 3 : - Các em học rất ngoan , tích cực phát biểu xây dựng bài. Cô sẽ dạy các em đọc thơ. - Hướng dẫn học sinh đọc thơ. Đầu tóc em chải gọn gàng. Áo quần sạch sẽ trông càng thêm yêu” * Hoạt động 4 : - Cho các em hát bài hát “rửa mặt như mèo” - Bắt nhịp cho HS hát - Nhận xét: Tuyên dương. 3/ Củng cố dặn dò - Hai học sinh xung phong lên bảng sửa soạn cho mình thật gọn gàng , sạch sẽ. - Nhận xét - Tuyên dương - Đọc lại 2 câu thơ cho thuộc. - Chuẩn bị: Giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập -Nhận xét tiết học . HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Học sinh trả lời . -HS đọc đề bài - Thảo luận nhóm đôi - Trò chuyện cử đại diện trình bày. Đại diện trình bày - Bạn đang chải đầu để gọn gàng. - Bạn tắm gội sạch. - Bạn soi gương xem đầu tóc - Bạn đang cắt móng tay. - Bạn cột giày cho gọn. - Bạn rửa tay cho sạch trước khi ăn cơm. - HS lắng nghe . - Đôi bạn sửa sang đầu tóc cho nhau. - Đại diện HS diễn tả hành động. - Học sinh nhận xét bổ sung cho bạn - Cá nhân , lớp - Cá nhân , lớp - Cá nhân đọc, đọc đồng thanh. Ý kiến đóng góp : Thứ sáu : Tuần 04 Ngày dạy : 19/09/ 2010 Tập viết : Tuần 3 – tuần 4 Lễ, bờ, hổ, do, ta, thơ I/. MỤC TIÊU : - Viết được các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve , mơ, do, ta, thơ ,thợ mỏ .Theo kiểu chữ viết thường, cở vừa . - HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định . II/. CHUẨN BỊ : 1/. Giáo viên - Viết mẫu các tiếng : lễ, cọ, bờ, hổ, mơ, do, ta, thơ - Kẻ khung luyện viết 2/. Học sinh - Vở tập viết, bút chì C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A/ Kiểm tra bài cũ: - Đọc cho HS viết bảng con : e, b, be, - Nhận xét cho điểm. B/ Dạy - Học bài mới : 1/ Giới thiệu bài : Ghi bảng : : Tập viết tiết 3, 4: lễ, cọ, bờ, hổ, mơ, do, ta, thơ - Chỉ bảng đọc mẫu cho HS đọc: lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve, mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ . a/ Hướng dẫn HS quan sát chữ mẫu : lễ, cọ, bờ, hổ,bi ve, mơ, do, ta, thơ ,thợ mỏ . - Cho HS quan sát phân tích nhận xét chữ mẫu b / Hướng dẫn viết bảng con : - Viết mẫu nêu cách viết chữ: lễ, cọ, bờ, hổ, mơ, do, ta, thơ - Hướng dẫn điểm đặt bút, dừng bút, khoảng cách chữ, nối liền mạch giữa các con chữ - Giúp đỡ HS yếu nhận xét sửa chữa - Cả lớp viết - Cả lớp, cá nhân - Cả lớp, cá nhân Cả lớp viết bảng con: lễ, cọ, bờ, hổ,bi ve, mơ, do, ta, thơ ,thợ mỏ . TIẾT 2 c/ Hướng dẫn luyện viết vào vở các chữ : Bài 3 : lễ, bờ, hổ Bài 4 : do, ta, thơ, thợ mỏ - Hướng dẫn điểm đặt bút, dừng bút, khoảng cách chữ, con chữ... - Nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách cầm bút... - Quan sát HS viết, giúp đỡ HS yếu - Thu một số bài chấm, nhận xét, sửa 3/ Củng cố, dặn dò: - Cho HS đọc lại bài viết trên bảng - Trưng bày các bài viết điểm cao cho cả lớp quan sát học hỏi - Nhận xét tiết học - Dặn : về nhà viết bài -Xem trước tiết 5, 6 . - Cả lớp viết bài vào vở : lễ, cọ, bờ, hổ, mơ, do, ta, thơ - 2 HS đọc -HS quan sát -HS lắng nghe Ý kiến đóng góp : TIẾT 4 : TỰ NHÊN VÀ XÃ HỘI Bài 4 : Bảo vệ tai và mắt I/. MỤC TIÊU : Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai. Đưa ra được một số cách sử lí đúng khi gặp tình huống có hại cho mắt và tai. II/. CHUẨN BỊ : 1/. Giáo viên : - Tranh /trong SGK, 2/. Học sinh SGK + vở bài tập III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1/ Kiểm tra bài cũ: Nhờ đâu em thấy được các vật xung quanh ? Để biết được mùi thơm của các vật xung quanh em dùng giác quan nào? Nhận xét chung 2/. Bài mới : a/ Giới thiệu bài : - Bảo vệ mắt và tai - Mắt và tai dùng để làm gì? Để giúp các em biết được cần phải làm gì để bảo vệ mắt và tai. Tiết học hôm nay , cô sẽ hướng dẫn các em cách bảo vệ qua bài “Bảo vệ mắt và tai” b/ Hoạt động 1 : làm việc với tranh sách giáo khoa Mục tiêu : Nhận ra những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai. * Cách tiến hành Cho HS quan sát từng tranh gợi ý thảo luận : + Bạn trong tranh đang làm gì ? + Hành động của bạn đúng hay sai? + Ta có nên học tập bạn ấy không ? - Cho các em lần lượt nêu từng tranh * Chốt lại : c/ Hoạt động 2: Bảo Vệ Tai Mục tiêu : Nhận ra việc nào nên làm và việc gì không nên làm để bảo vệ mắt và tai. *Cách tiến hành - Cho HS thảo luận - Giáo viên giao tranh cho Học sinh thảo luận. + Mời 1 Học sinh lên bảng chỉ tranh và nói: Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai Gợi ý qua từng tranh : + Hai bạn đang làm gì? + Tại sao ta không nên làm như các bạn? + Bạn gái trong tranh thứ 2 đang làm gì? + Các bạn trong tranh thứ 3 đang làm gì? Vì sao? + Nếu em ngồi gần đấy , em sẽ nói gì? * Chốt lại : - Chúng ta không nên dùng vật nhọn chọc vào tai, không nên nghe nhạc quá to hoặc để nước vào tai dẽ bị viêm tai. d/ Hoạt động 3 : Đóng vai Mục tiêu :Tập ứng xử để bảo vệ mắt, tai. * Cách tiến hành - Giao nhiệm vụ cho các nhóm : * Thảo luận tình huống1. - Hùng đi học về, thấy Tuấn (em trai Hùng) và bạn của Tuấn đang chơi kiếm bằng 2 chiếc que. Nếu là Hùng em sẽ xử trí như thế nào? * Tình huống 2. - Lan đang ngồi học bài thì bạn của anh Lan đến chơi và mang đến 1 băng nhạc. Hai anh mở nhạc rất to. Nếu là Lan , em sẽ làm gì? - Nhận xét: * Kết luận chung. 3/ Củng cố dặn dò : Em làm gì để bảo vệ mắt và tai ? Chuẩn bị : Bài 5. Nhận xét tiết học. HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Nhờ mắt Để nhận biết được mùi thơm ta dùng mũi. - Mắt để nhìn , Tai để nghe. HS đọc đề bài - Thảo luận nhóm 2 tìm nội dung tranh - Nêu ý kiến của mình - 3 – 5 em nhắc lại - Mở sách thảo luận . Đại diện nhóm trình bày. - HS lắng nghe - Thảo luận nhóm 4 Hai bạn đang ngoáy tai cho nhau. Vì như vậy dễ bị viêm tai. Bạn đang dốc nước trong tai ra - Các bạn đang đứng hát và 1 bạn bịt tai. Vì âm thanh quá to - Các nhóm thảo luận cách ứng xử - Đại diện nhóm trình bày. Chọn cách để đóng vai, ứng xử - 2 – 3 HS nhận xét cách đóng vai, ứng xử của các bạn - Nhận xét - Cá nhân Ý kiến đóng góp : TIẾT 5 : SINH HOẠT TẬP THỂ 1/ Nhận xét, đánh giá các hoạt động: - Nền nếp ra vào lớp, giờ giấc đến trường, xếp hàng . - Giữ vệ sinh trường lớp, thân thể. - Giữ gìn, bảo quản sách vở. 2/ Nhận xét về học tập: - Ý thức học tập của HS ở lớp, ở nhà. - Nhắc nhở một số HS về việc luyện viết chữ chưa đẹp, chưa thuộc bài. 3/ Nhận xét thi đua giữa các tổ : - Cho HS nhận xét kết quả hoạt động của từng tổ. - GV nhận xét tuyên dương các tổ có kết quả tốt. 4/ Giáo dục HS - Ă n mặc gọn gàng sạch sẽ - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ . - Cần đến lớp đúng giờ, không mang quà vào lớp . 5/ Kế hoạch tuần : - Nhắc nhở HS ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp. - Tiếp tục rèn chữ viết. - Duy trì nề nếp ra vào lớp, tích cực thi đua giữa các tổ. - Kiểm tra vệ sinh cá nhân . - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh . ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ký duyệt : tuần 04 Hiệu phó chuyên môn Tổ chuyên môn
Tài liệu đính kèm: