Học vần
Bài 51: Ôn tập
I .Mục tiêu bài học : Giúp HS
- Hệ thống, củng cố các vần đã học trong tuần có kết thúc bằng n .
- Đọc được đúng các vần, các từ và câu ứng dụng trong bài.
- Nghe hiểu và kể lại được một số tình tiết quan trọng trong truyện kể : Chia phần .
II. Đồ dùng dạy học
GV : Bảng ôn, tranh truyện kể .
HS : Bộ thực hành TV . SGK
Tuần 13 Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010 Sáng Chào cờ Học vần Bài 51: Ôn tập I .Mục tiêu bài học : Giúp HS - Hệ thống, củng cố các vần đã học trong tuần có kết thúc bằng n . - Đọc được đúng các vần, các từ và câu ứng dụng trong bài. - Nghe hiểu và kể lại được một số tình tiết quan trọng trong truyện kể : Chia phần . II. Đồ dùng dạy học GV : Bảng ôn, tranh truyện kể . HS : Bộ thực hành TV . SGK III.Các hoạt động dạy học Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ ( 6’) - 2 HS yếu đọc : uôn, ươn, cuộn dây, con lươn, ý muốn, vươn vai . - 2 HS khá, giỏi đọc từ, câu ứng dụng SGK 2. Dạy học bài mới : GVgiới thiệu bài . * Hoạt động 1 (12’) : Ôn tập - HS nêu lại các vần đã học có kết thúc bằng n . GV hệ thống lại . -HS đánh vần, đọc trơn vần, ( cá nhân, đồng thanh ). - GV đinh bảng ôn, cho HS tự nhớ, ghép vần bất kì có chứa n . - HS đọc kết quả, GV viết vần trên bảng . - HS luyện đọc kết hợp phân tích vần . - HS so sánh các vần . * Giải lao (5’) * Hoạt động 2 (10’): HS luyện đọc từ ứng dụng. - GV đính từ, HS đọc thầm, nhận biết tiếng mới, HS đọc, phân tích tiếng mới, đọc từ, GV kết hợp giảng từ. * Hoạt động 3 (7’): HS luyện viết vần, từ ứng dụng trên bảng con, GV uốn nắn, rèn HS yếu. Tiết 2 3. Luyện tập. * Hoạt động 1 (20’): Luyện đọc + Đọc bảng tiết 1: GV chỉ bất kì cho HS đọc. + Đọc câu ứng dụng : HS đọc thầm, nhận biết tiếng mới, đọc tiếng mới, đọc từ, đọc câu ( cá nhân + đồng thanh ). GV lưu ý cho HS cách đọc ngắt nghỉ trong câu, rèn HS đọc yếu . + Luyện đọc SGK : HS đọc thầm, đọc nhóm, rèn đọc cá nhân. - Thi đua các nhóm . * Giải lao (5’) * Hoạt động 2 (7’): Kể chuyện “ Chia phần”. - HS hoạt động nhóm đôi, quan sát tranh, nêu nội dung . - Một số HS kể trước lớp, HS nhận xét, bổ sung . - 2 HS khá kể toàn bộ câu chuyện , nêu ý nghĩa nội dung câu chuyện . - GV chốt lại, GD HS . * Hoạt động 3 (5’): Luyện viết vở tập viết. - GV hướng dẫn quy trình viết, tư thế viết. - HS viết bài, GV chấm, nhận xét kết quả. 4. Củng cố dặn dò (3’): HS đọc lại bài, GV chốt lại. - Dặn dò: HS đọc viết bài ở nhà, tìm các tiếng, từ mở rộng có chứa n . Toán Phép cộng trong phạm vi 7 I. Mục tiêu bài học : Giúp HS - Tiếp tục củng cố khái niệm về phép cộng . - Biết thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7 . - Thực hành làm tính cộng trong phạm vi 7 . - Tập biểu thị tình huống bằng phép tính thích hợp . II . Đồ dùng dạy học: GV : Một số mẫu vật . Bảng phụ, bảng nam châm, bảng bóng viết ND bài tập, tranh tình huống . HS : Bộ thực hành Toán, SGK , bảng con . III. Các hoạt động dạy học 1 .Kiểm tra bài cũ (5’) : 3 HS yếu đọc bảng cộng trong phạm vi 6 . 2 . Dạy học bài mới : GV giới thiệu bài * Hoạt động 1 ( 8’) : Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7 . - HS thực hành lấy ra nhóm các đồ vật, nêu bài toán, lập phép tính . - GV đính mẫu vật, cho HS quan sát, nêu bài toán và lập phép tính . - GV chốt lại ,ghi bảng cộng trong phạm vi 7 . - HS đọc ghi nhớ . * Hoạt động 1 ( 7’) : Sử dụng bảng con - HS làm ( bài tập 1 – trang 68 ), 2HS yếu làm bảng lớp, GV uốn nắn . - HS nhận xét ( GV củng cố về kĩ năng đặt tính và tính ) * Giải lao (5’) * Hoạt động 3 ( 8’): Sử dụng SGK - HS yếu, TB làm bài tập 2 ( trang 68 ) . GV chấm bài 2 - HS khá, giỏi làm bài tập 2, 3 ( trang 68 ) . GV chấm bài 3 - 2 HS chữa bài trên bảng phụ, bảng bóng . HS nhận xét ( GV củng cố về bảng cộng trong phạm vi7, mối quan hệ trong phép cộng ). * Hoạt động 4 ( 7’) : Sử dụng bộ thực hành toán . - GV đính tranh minh họa tình huống , HS quan sát , nêu bài toán và lập phép tính trên bảng cài . 3. Củng cố dặn dò ( 3’) : GV hệ thống lại bài, nhận xét giờ học . - Dặn dò HS : học thuộc bảng cộng trong phạm vi 7 . Sáng Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010 Toán Phép trừ trong phạm vi 7 I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh - Tiép tục củng cố khái niệm phép trừ - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7 . - Biết thực hành làm tính trừ trong phạm vi 7 . - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép trừ thích hợp . II. Đồ dùng dạy học GV: Một số mẫu vật, bảng phụ, bảng nam châm, phấn màu . Tranh minh họa bài tập 4. HS: bộ thực hành toán, SGK. III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ ( 5’) :3 HS yếu đọc lại bảng cộng trong phạm vi 7. - Lớp làm bảng con: Tính 5 + 2 = 4 + 3 = 3 + 4 = - HS nhận xét . 2. Dạy học bài mới * Hoạt động 1 (12’) : Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7. - HS thực hành lấy ra một nhóm đồ vật rồi lại bớt đi số đồ vật đó - Một số HS nêu bài toán, lập phép tính, nhận xét . - GV đính mẫu vật, HS nêu bài toán, lập phép tính . - GV ghi bảng trừ trong phạm vi 7, cho HS đọc ghi nhớ . * Giải lao ( 5’ ) * Hoạt động 2 (5’) : Sử dụng bảng con - 2 HS yếu làm bảng lớp ( Bài tập 1 – tr 69 ), lớp làm bảng con . - HS nhận xét, GVchốt lại ( Củng cố về kĩ năng đặt tính và tính ). * Hoạt động 3 ( 7’): Sử dụng SGK - HS yếu, TB làm bài tập 2 ( trang 69 ), GV chấm . - HS khá, giỏi làm bài 2, 3 ( trang 69 ) .GV chấm bài 3 . - 1 HS chữa trên bảng phụ, HS nhận xét .( GV củng cố về kĩ năng làm tính trừ trong phạm vi 7 ). 3. Củng cố dặn dò ( 5’):Trò chơi “ Thi viết phép tính đúng”. - GV đính tranh minh họa bài tập 4, HS thảo luận nhóm, thi đua lập phép tính . - GV nhận xét, hệ thống lại bài . - Dặn dò HS về đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 7 . Học vần Bài 52: ong - ông I .Mục tiêu bài học : Giúp HS - Đọc, viết được ong , ông, cái võng, dòng sông. - Đọc đúng các từ và câu ứng dụng trong bài . -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đá bóng. II. Đồ dùng dạy học GV : Bộ chữ vi tính, tranh minh họa từ khóa. HS : Bộ thực hành TV . III. Các hoạt động dạy học Tiết 1 Kiểm tra bài cũ ( 5’) : 2 HS yếu đọc uôn, ươn, cuồn cuộn, con vượn, thôn bản, ý muốn. - 2 HS khá đọc câu ứng dụng SGK . HS nhận xét 2. Dạy học bài mới * Hoạt động 1 ( 12’) : Dạy vần ong – ông. - GV đính hai vần ong, ông, cho HS đọc phát âm, nêu cấu tạo vần, so sánh hai vần. - HS ghép hai vần, ghép tiếng mới, tìm nói từ mới (Luyện đọc cá nhân, đồng thanh). - GV đính từ khóa trên bảng, cho HS đọc, GV giảng từ. * Giải lao ( 5’) * Hoạt động 2 ( 8’): Luyện đọc từ ứng dụng - GV đính các từ, cho HS đọc thầm, nhận biết các tiếng có vần ong, ông. - HS đọc tiếng, đọc từ ( cá nhân + đồng thanh ) . GV kết hợp giảng từ . * Hoạt động 3 ( 7’): Luyện viết bảng con - GV đọc: ong, ông, cái võng, dòng sông cho HS viết bảng con . GV uốn nắn, rèn HS viết yếu . Tiết 2 3. Luyện tập * Hoạt động 1 ( 20’) : HS luyện đọc + Luyện đọc bảng lớp : GV chỉ bảng theo thứ tự, bất kì cho HS đọc cá nhân, rèn HS đọc yếu . Lớp đọc đồng thanh . + Luyện đọc đoạn thơ ứng dụng : HS đọc thầm , nhận biết tiếng có vần ong, ông. - HS đọc tiếng, đọc từ, đọc đoạn ( cá nhân + đồng thanh) - GV chỉnh sửa phát âm, khuyến khích HS đọc trơn + Luyện đọc SGK : GV đọc mẫu, cho HS đọc thầm . Rèn cá nhân nhiều em đọc, HS nhận xét, GV nhắc nhở, động viên . Lớp đọc đồng thanh, thi đua các nhóm . * Giải lao ( 5’) * Hoạt động 2 ( 6’): Luyện nói - HS hoạt động nhóm đôi, quan sát tranh luyện nói theo chủ đề : Đá bong. - Đại diện các nhóm lên nói .HS nhận xét . - GV tổng kết, đánh giá các nhóm. * Hoạt động 3 (5’): Luyện viết - GV hướng dẫn quy trình viết, HS viết vở tập viết . - GV uốn nắn, chấm bài nhận xét 4. Củng cố dặn dò (3’): HS đọc lại bài, GV chốt lại bài . - Dặn dò HS : về đọc kĩ bài. Chiều : Ôn Tiếng Việt Bài 52 : ong - ông I.Mục tiêu bài học : Giúp HS - Củng cố về đọc, viết vần và từ ứng dụng có chứa vần ong, ông . - Nối đúng từ với từ để tạo câu có nghĩa; điền đúng vần ong hay ông để được từ thích hợp. II. Đồ dùngdạy học GV : Bảng ôn, bài tập viết bảng phụ, BNC HS : Bảng con, vở BTTN Tiếng Việt . III.Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1 ( 12’): Luyện đọc - GV đính bảng ôn, cho HS đọc thầm - Rèn cá nhân nhiều em đọc, GV chỉnh sửa, động viên . - Lớp đọc đồng thanh, thi đua các nhóm . * Hoạt động 2 ( 15’): HS làm vở bài tập + Bài tập 1 , 2 ( trang 44 ) : HS đọc thầm các tiếng, nhận biết và khoanh tròn tiếng có vần ong, ông . - Một số HS chữa bài, nêu kết quả .Lớp đọc lại bài . + Bài tập 3 ( trang 45): HS hoạt động cá nhân, đọc thầm các từ rồi nối từ để tạo câu có nghĩa. - 1 HS chữa bài, nối các từ trên bảng bóng - GV chấm bài, nhận xét . HS đọc câu mới ghép (cá nhân, đồng thanh). GV củng cố kĩ năng đọc câu. * Hoạt động 3 ( 5’): HS làm bảng con ( bài tập 4 - tr 45) - 2 HS yếu làm bảng lớp . - HS nhận xét, đọc từ (GV củng cố kĩ năng điền từ) IV. Củng cố dặn dò ( 3’): HS đọc lại bài, GV chốt lại bài . - Dặn dò HS : về đọc bài . Thể dục Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản – Trò chơi vận động I. Mục tiêu bài học : Giúp HS - Ôn một số động tác về thể dục RLTTCB đã học .Yêu cầu HS thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác . - Học động tác đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông .Yêu cầu HS thực hiện ở mức cơ bản đúng. - Tiếp tục chơi trò chơi “ Chuyển bóng tiếp sức”. Yêu cầu HS biết tham gia vào trò chơi chủ động . II. Địa điểm, phương tiện - Sân trường, còi, bóng . III. Các hoạt động 1. Phần mở đầu (5’) - GV tập trung HS, phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học. * Khởi động: HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc trên sân. - Trò chơi “ Diệt các con vật có hại”. 2. Phần cơ bản (25’) * Hoạt động 1: Học động tác Đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông . - GV nêu tên động tác, cho HS quan sát tranh làm mẫu động tác . - HS tập 2 -3 lần . GV chỉnh sửa . - Các tổ thi đua tập . * Hoạt động 2: Ôn thể dục rèn luyện tư thế cơ bản. + Ôn đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng ( 2 -3 lần) + Ôn phối hợp đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông và đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng ( 1 – 2 lần ) . - Thi đua các tổ. * Trò chơi : “ Chuyển bóng tiếp sức”. GV hướng dẫn cách chơi, HS chơi theo 2 hàng . GV nhắc nhở, động viên - Thi đua chơi giữa các nhóm . 3. Phần kết thúc (5’ ... HS chữa trên bảng phụ , HS nhận xét . ( GV củng cố cho HS kĩ năng làm tính và so sánh ). *Hoạt động 4 ( 5’): Sử dụng vở toán - GV đính vật mẫu, HS nêu bài toán, lập phép tính - 1 HS chữa trên BNC, nhận xét . IV. Củng cố dặn dò ( 3’): GV hệ thống lại bài, nhận xét giờ học . Dặn dò HS ghi nhớ bảng cộng và bảng trừ trong PV 7. Học vần Bài 53 : ăng - âng I. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Đọc viết đúng: ăng, âng, măng tre, nhà tầng. - Đọc đúng các từ ngữ có chứa vần ăng, âng và câu ứng dụng trong bài. - Phát triển lời nói tự nhiện theo chủ đề : Vâng lời cha mẹ . - Rèn kĩ năng tìm tiếng, từ mở rộng có chứa vần ăng, âng . II. Đồ dùng dạy học. GV: Bộ chữ vi tính, tranh măng tre, nhà tầng , tranh luyện nói. HS: Bộ thực hành TV. III. Các hoạt động dạy học Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ (5’): HS đọc viết bài 52 2. Dạy học bài mới. * Hoạt động 1 (12’): Dạy vần ăng, âng. - HS nhận biết vần mới, tiếng mới, tự ghép trên bảng cài. - Cho HS nêu cấu tạo vần , tiếng mới (Đánh vần, đọc trơn) - GV đính nội dung trên bảng, rèn HS đọc cá nhân, đồng thanh. - GV đính tranh minh họa từ khóa, giảng từ. - HS so sánh 2 vần ăng, âng . * Giải lao (5’) * Hoạt động 2 (8’): Luyện đọc từ ứng dụng. - GV đính từ, HS đọc thầm, nhận biết tiếng mới, nêu cấu tạo tiếng. - HS luyện đọc tiếng, từ, GV kết hợp giảng từ. * Hoạt động 3 (7’): Luyện viết bảng con - GV đọc: ăng, âng cho HS ghi nhớ, viết bảng con. - GV uốn nắn, rèn HS yếu. Tiết 2 3. Lưyện tập * Hoạt động 1 ( 18’): HS luyện đọc + Đọc bảng lớp : GV chỉ bảng cho HS đọc thứ tự, bất kì (đọc cá nhân + đồng thanh) . Rèn HS đọc yếu kết hợp nêu cấu tạo tiếng . + Đọc câu ứng dụng : HS đọc thầm, nhận biết tiếng mới, phân tích cấu tạo tiếng , HS đọc tiếng, đọc từ, đọc câu . * Luyện đoc SGK : HS đọc cá nhân, đồng thanh , rèn HS đọc yếu . * Giải lao ( 5’) * Hoạt động 2 (7’): HS luyện nói theo chủ đề “ Vâng lời cha mẹ”. - HS hoạt động nhóm đôi. GV hướng dẫn ( rèn HS nói thành câu ) - Một số HS nói trước lớp, GV uốn nắn động viên . * Hoạt động 3 ( 7’): HS luyện viết vở tập viết .- GV hướng dẫn quy trình viết, HS viết bài .GV uốn nắn, chấm bài nhận xét . 4. Củng cố dặn dò (3’): HS đọc lại bài, các nhóm thi đua tìm, nói tiếng, từ có chứa vần ăng, âng . GV chốt lại, dặn dò HS về nhà đọc lại bài . Sáng Thứ sáu, ngày 19 tháng 11 năm 2010 Ôn Thể dục Ôn thể dục rèn luyện tư thế cơ bản – Trò chơi vận động I. Mục tiêu bài học : Giúp HS - HS nhớ lại một số động tác thể dục rèn luyện tư thế cơ bản. Yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối chính xác. - HS biết tham gia vào trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”. II. Địa điểm, phương ti ện - Sân trường, còi, bóng. III. Các hoạt động 1. Phần mở đầu (5’) - Tập trung HS, GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. * Khởi động: HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc trên sân. - Trò chơi “ Diệt các con vật có hại”. 2. Phần cơ bản (25’) * Hoạt động 1 :Ôn các động tác thể dục rèn luyện tư thế cơ bản. - HS ôn mỗi động tác 1 – 2 lần. - Tập phối hợp các động tác 2 – 3 lần, GV uốn nắn. - Thi đua các tổ, nhóm. * Hoạt động 2: Ôn trò chơi “ Chuyển bóng tiếp sức” - HS nêu lại cách chơi, HS chơi theo tổ, cả lớp 1 – 2 lần. - GV hô cho HS ôn từng động tác (Mỗi động tác 2 – 3 lần) - Thi đua các tổ, GV động viên. 3. Phần kết thúc: (5’) - Tập trung lớp, HS đứng vỗ tay và hát. - GV hệ thống lại bài, nhận xét giờ học,. - Dặn dò HS chuẩn bị giờ sau. Tập viết Tiết 11 : nền nhà, nhà in, cá biển I. Mục tiêu bài học: Giúp HS - HS nắm được cấu tạo, cách viết các từ ứng dụng. -Viết đúng mẫu chữ, liền mạch, các chữ viết đều đúng mẫu chữ, khoảng cách . - Rèn HS có tính viết cẩn thận . II. Đồ dùng dạy học. GV:Viết mẫu các chữ trên bảng phụ. HS: Bảng con, vở tập viết . III. Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1 (8’): - HS đọc, phân tích cấu tạo, cách viết các chữ, GV kết hợp giảng từ. - Hướng dẫn quy trình viết, GV viết mẫu. * Hoạt động 2 (7’): HS hoạt động cá nhân, viết các từ vào bảng con, GV uốn nắn, rèn HS viết yếu. * Giải lao (5’) * Hoạt động 3 (18’): HS thực hành viết vở tập viết. - HS nhắc lại cách viết, tư thế ngồi viết bài. - HS viết bài, GV uốn nắn, chấm bài, nhận xét. IV. Tổng kết dặn dò (5’):GV chốt lại bài. - Dặn dò: HS về viết lại trong vở. Đạọ đức ( tiết 2) Nghiêm trang khi chào cờ I .Mục tiêu bài học: Giúp HS - Biết đứng nghiêm trang khi chào cờ . - Có kĩ năng phân biệt được tư thế chào cờ đúng với tư thế chào cờ sai . - Biết vẽ lá cờ Tổ Quốc . - Giáo dục HS có thái độ tôn kính Quốc kì . II. Đồ dùng dạy học GV: Lá cờ . HS: Vở bài tập đạo đức, sáp màu . III. Các hoạt động dạy học * Khởi động (3’): HS hát bài hát “ Lá cờ Việt Nam” - GV giới thiệu bài học. * Hoạt động 1 (5’): Kiểm tra bài cũ - Thế nào là nghiêm trang khi chào cờ ? - Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ ? * Hoạt động 2 (10’): HS hoạt động nhóm đôi - Quan sát tranh bài tập 3 - vở BT đạo đức, nhận xét các bạn đang làm gì ?Bạn nào có tư thế chào cờ đúng ? Bạn nào có tư thế chào cờ sai ? - Một số HS trả lời, HS liên hệ bản thân ? * Hoạt động 3 ( 7’) : HS tập vẽ lá cờ Tổ Quốc * Hoạt động 3 (7’): Thi múa hát, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề bài học .. - Các nhóm thi đua. - GV tổng kết, đánh giá. IV. Củng cố dặn dò (3’): HS đọc ghi nhớ, GV chốt lại bài, nhận xét giờ học. - Dặn dò HS thực hiện tốt nội dung bài học. Tập viết Tiết 12: con ong, cây thông, vầng trăng I. Mục tiêu bài học: giúp HS - Nhận biết được cấu tạo, cách viết các chữ. - Viết đúng mẫu chữ, các chữ viết liền mạch, đúng khoảng cách . - Rèn HS có tính viết cẩn thận, sạch, đẹp . II. Đồ dùng dạy học GV: Chữ viết mẫu trên bảng phụ HS: Bảng con, vở tập viết. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (5): HS viết bảng con, GV uốn nắn 2. Dạy học bài mới: GV ghi dầu bài, giới thiệu bài. * Hoạt động 1 (5’): HS đọc nội dung bài, phân tích cấu tạo các chữ viết.GV kết hợp giảng từ. - Gọi HS nêu cách viết, GV hướng dẫn. * Hoạt động 2 (7’): Luyện viết bảng con - HS viết các từ 1 – 2 lần, GV uốn nắn, rèn HS viết xấu. * Giải lao (5’) * Hoạt động 3 (15’): HS viết vở. - GV nhắc nhở HS cách viết, tư thế ngồi viết. - HS viết bài, GV uốn nắn, chấm bài, nhận xét, kết luận. IV. Tổng kết dặn dò (3’): HS thi đua tìm tiếng, từ có vần ong, ông vào vở nháp . - chốt lại bài, nhận xét giờ học. - Dặn dò: HS về viết bài vào vở ô li . Chiều Ôn Tiếng Việt Ôn đọc viết : Các vần, từ ứng dụng I. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Củng cố về đọc, viết các vần đã học trong tuần và các từ ngữ ứng dụng chứa vần đó . - Rèn kĩ năng đọc viết cho thành thạo, chính xác . - Ghép được đúng chữ với chữ để tạo từ thích hợp . II. Đồ dùng dạy học GV: Bảng ôn, bảng nam châm viết bài tập . HS : Vở ô li, bảng con , vở nháp . III. Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1 ( 12’): HS luyện đọc - GV đính bảng ôn, cho HS đọc thầm, rèn đọc cá nhân nhiều em đọc ( rèn HS yếu đọc kết hợp phân tích vần khó, tiếng khó ) - Lớp đọc đồng thanh . - Thi đua các nhóm đọc . * Hoạt động 2 ( 6’):Luyện viết bảng con - GV đọc một số vần khó, tiếng khó cho HS viết, GV uốn nắn rèn HS yếu . viết đúng độ cao, khoảng cách, các nét chữ * Giải lao ( 5’) * Hoạt động 3 ( 12’): Luyện viết vở ô li . - GV đọc các vần và từ ứng dụng vừa ôn cho HS viết, GV uốn nắn, chấm bài nhận xét . IV. Củng cố dặn dò ( 5’): Trò chơi : Thi ghép chữ với chữ để được từ thích hợp . GV phổ biến luật chơi, 3 nhóm thi đua . - GV tổng kết, đánh giá . Nhận xét giờ học, dặn dò HS về ôn các bài đã học trong tuần . Tự học : Ôn Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu bài học : Giúp HS - Củng cố về bảng cộng và trừ trong phạm vi các số đến 7 . - Biết làm tính cộng và trừ trong phạm vi 7. - Rèn kĩ năng làm tính nhanh, chính xác . II. Đồ dùng dạy học GV : Bảng phụ, BNC viết nội dung bài tập . HS : Bảng con, vở toán, thẻ bài . III. Các hoạt động dạy học * Hoạt động 1 (7’): Sử dụng thẻ - GV đính các phép tính , yêu cầu HS quan sát nhận biết đúng, sai và giải thích kết quả . 3 + 4 = 7 7 – 0 = 0 4 < 7 – 3 7 – 3 = 4 * Hoạt động 2( 8’): Sử dụng bảng con + Bài 1 : Đặt tính rồi tính 2 + 5 7 – 6 4 + 2 7 – 7 7 – 4 1 + 6 0 + 7 7 – 2 - 2 HS yếu làm bảng lớp, HS nhận xét ( GV củng cố về kĩ năng đặt tính và tính ). * Giải lao (5’) * Hoạt động 3 ( 12’): Sử dụng vở toán + Bài tập 2 : Tính 4 + 3 = 4 + 3 - 1 = 7 – 4 = 1 + 6 – 2 = 7 – 3 = 7 – 3 – 1 = 0 + 7 = 3 – 0 + 4 = 7 – 0 = 5 + 2 – 3 = - HS yếú, TB làm cột 1 . HS khá, giỏi làm cột 1, 2 . - 2 HS chữa trên bảng phụ . - GV chấm bài, nhận xét . ( Củng cố về kĩ năng làm tính, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ). IV. Củng cố dặn dò ( 3’): GV cùng HS hệ thống lại bài, nhận xét giờ học . Dặn dò HS ghi nhớ bảng cộng và trừ trong phạm vi các số đến 7 . Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Biết tự kiểm điểm để nhận thấy ưu khuyết điểm của mình trong tuần. - Nắm được phương hướng nhiệm vụ tuần sau. - Giáo dục HS có ý thức phấn đấu vươn lên để học tốt. II. Các hoạt động tập thể GV: Chuẩn bị một số câu đố, câu hỏi, phần thưởng để HS hái hoa dân chủ. III. Các hoạt động * Hoạt động 1 (3’): Ổn định tổ chức. - Lớp hát, GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ sinh hoạt. * Hoạt động 2 (15’): Kiểm điểm tuần 13 - Các tổ thảo luận, tự kiểm điểm các mặt trong tuần. Bạn nào trong tổ đã có tiến bộ, bạn nào còn chưa tiến bộ . Kết quả học tập của tổ, nền nếp TD vệ sinh - Đại diện các tổ báo cáo kết quả. - GV tổng kết đánh giá khen ngợi những HS thực hiện tốt các nền nếp, nhắc nhở HS thực hiện chưa tốt. * Hoạt động 3 (7’): Nhiệm vụ phương hướng tuần sau - Duy trì các nền nếp . - Thi đua học tập tốt để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 . - Rèn chữ viết sạch, đẹp . * Hoạt động 4 (7’): Thi đua hái hoa dấn chủ, múa hát văn nghệ . - Các tổ thi đua . - GV đánh giá, khen ngợi những HS đã mạnh dạn, tích cực tham gia . IV. Tổng kết dặn dò (3’): GV nhận xét giờ sinh hoạt . - HS thực hiện tốt nhiệm vụ tuần sau.
Tài liệu đính kèm: