Giáo án Tuần 15 - Soạn ngang - Lớp 1

Giáo án Tuần 15 - Soạn ngang - Lớp 1

Tiếng việt

OM, AM

I- Mục tiêu:

- HS đọc được: om, am, làng xóm, rừng tràm ; từ và câu ứng dụng .

- Viết được :om, am,làng xóm,rừng tràm .

- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Nói lời cảm ơn.

- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.

II- Đồ dùng dạy học

 - Bộ ghép chữ Tiếng việt 1.

III- Hoạt động dạy học chủ yếu:

Tiết 1

1. Bài cũ: 2 HS viết và đọc: trưởng thành, nhà tầng, lênh khênh.

 2 HS đọc bài ở SGK.

2. Bài mới:

a) Dạy vần om:

- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần om có âm o ghép với âm m. Âm o đứng trước, âm m đứng sau.

So sánh om với on: Giống: đều bắt đầu bằng o.

 Khác: om kết thúc bằng m, on kết thúc bằng n.

- Đánh vần và đọc trơn:

+ HS ghép vần om và đánh vần: o - mờ - om. HS nhìn bảng đánh vần, đọc trơn: om. GV sửa lỗi.

+ HS ghép: xóm, và đọc: xóm. HS đánh vần: cá nhân, đồng thanh.

+ HS phân tích: x + om + dấu sắc xóm. GV gb: xóm.

+ GV đưa từ khóa và ghi bảng: làng xóm. HS đọc, tìm tiếng có vần mới. HS đọc cá nhân, đồng thanh. GV sửa nhịp đọc cho HS. HS quan sát tranh làng xóm.

- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).

 

doc 24 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 15 - Soạn ngang - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
Tiếng việt
OM, AM 
I- Mục tiêu:
- HS đọc được: om, am, làng xóm, rừng tràm ; từ và câu ứng dụng .
- Viết được :om, am,làng xóm,rừng tràm .
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Nói lời cảm ơn.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
II- Đồ dùng dạy học
 - Bộ ghép chữ Tiếng việt 1.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tiết 1
1. Bài cũ: 2 HS viết và đọc: trưởng thành, nhà tầng, lênh khênh.
	2 HS đọc bài ở SGK.
2. Bài mới:
a) Dạy vần om:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần om có âm o ghép với âm m. Âm o đứng trước, âm m đứng sau.
So sánh om với on: Giống: đều bắt đầu bằng o.
	 	Khác: om kết thúc bằng m, on kết thúc bằng n.
- Đánh vần và đọc trơn: 
+ HS ghép vần om và đánh vần: o - mờ - om. HS nhìn bảng đánh vần, đọc trơn: om. GV sửa lỗi.
+ HS ghép: xóm, và đọc: xóm. HS đánh vần: cá nhân, đồng thanh.
+ HS phân tích: x + om + dấu sắc	 xóm. GV gb: xóm.
+ GV đưa từ khóa và ghi bảng: làng xóm. HS đọc, tìm tiếng có vần mới. HS đọc cá nhân, đồng thanh. GV sửa nhịp đọc cho HS. HS quan sát tranh làng xóm.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
b) Vần am: Tiến hành tương tự. Thay a vào o ta có vần am.
So sánh am với om: Giống: kết thúc bằng m.
	 	 Khác: am bắt đầu bằng a; om bắt đầu bằng o.
- Ghép: am - đánh vần, đọc trơn: tràm: đánh vần, đọc trơn.
Từ khóa: rừng tràm: HS đọc cá nhân, đồng thanh, tìm tiếng mới.
* Lớp đọc lại toàn bài: xuôi, ngược. Cá nhân đọc.
c) Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu ở bảng và hdẫn HS: om, am, làng xóm, rừng tràm. 
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
Thi tìm nhanh tiếng mới.
d) Đọc từ ứng dụng:
- GV chép bảng các từ ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 2 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, từ ứng dụng. Lớp đọc đồng thanh.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, xem tranh vẽ gì. GV nêu nhận xét chung. HS đọc nhẩm câu.
+ HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, giải thích.
+ GV đọc mẫu câu ứng dụng.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: om, am, làng xóm, rừng tràm. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Nói lời cảm ơn.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Trong tranh vẽ gì? (Vẽ 2 chị em bé)
? Tại sao em bé lại cảm ơn chị? (chị cho bóng bay)
? Em đã bao giờ nói "Em xin cảm ơn chưa"? 
? Khi nào ta phải cảm ơn?
Trò chơi: Thi chỉ nhanh các tiếng, từ ứng dụng.
4. Củng cố - Dặn dò
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.Về nhà học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 61.
Toán
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được các phép tính cộng và trừ trong phạm vi 9.
-Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
- Giáo dục HS ham thích và chịu khó làm bài đúng, đẹp.
II- Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng Toán 1.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: HS đọc thuộc bảng cộng, trừ 9.
2. Bài mới:
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính (Theo hàng ngang).
- GV hướng dẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ. 
Chữa bài: HS đọc từng phép tính. Lớp nhận xét.
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS nêu yêu cầu của bài và cách làm bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
Chữa bài: HS đổi chéo vở để chữa bài cho nhau. 
Bài 3: Điền >, <, =.
- HS đọc yêu cầu của bài. HS làm bài. 
- GV theo dõi, uốn nắn thêm cho những HS còn yếu.
- 3 HS làm bảng lớp. Lớp nhận xét.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- HS xem tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
- 1 HS làm bảng.
GV chữa bài theo bài toán của từng HS.
6 + 3 = 9	9 - 3 = 6	9 - 6 = 3
Bài 5: Đếm số hình vuông.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh đếm số hình vuông rồi trả lời.
- Lớp và GV nhận xét.	4 hình.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV chấm, chữa bài, nhận xét và tuyên dương HS.
 - Về nhà học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 7,làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
	_______________________________________
Chiều
Tiếng việt (TT) 
Ôn tập. làm bài tập Tiếng việt bài 59.
I- Mục tiêu:
- Giúp HS làm đúng các dạng bài tập (Nối, điền, viết)
- Luyện HS đọc thành thạo các bài tập, viết đúng mẫu.
- Giáo dục HS yêu thích môn học, chịu khó làm bài.
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Luyện đọc
- Gọi hs đọc: on, an, ăn, ân, en, ên, in, un, ôn, ơn, iên, yên, uôn, ươn.
- GV theo dõi sửa sai cho hs.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Nối.
- HS nêu yêu cầu của bài: Nối.
- HS đọc thầm tiếng, suy nghĩ nối đúng từ.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
vườn rau cải, con yến, buồn ngủ, ven biển.
Bài 2: Điền từ ngữ.
- HS nêu yêu cầu của bài: Điền từ ngữ.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh tìm từ điền vào đúng tranh.
- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
- Chữa bài: HS đọc bài của mình: con dế mèn, đàn gà con.
 3. Luyện viết.
 - HS nêu yêu cầu: Viết.
 - HS đọc từ cần viết, quan sát xem các chữ viết mấy ly?
 - GV viết mẫu ở bảng cho HS theo dõi.
 - HS viết vào vở: thôn bản, ven biển. GV theo dõi, nhắc nhở.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
 - Về nhà học bài và xem bài sau.
	____________________________________
Toán (TT)
Phép trừ trong phạm vi 9
I- Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố khắc sâu dạng toán phép trừ trong phạm vi 9.
- Áp dụng để làm tốt bài tập. 
II. Các hoạt động dạy học:
 1. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Tính. 
 - - - - - - - - 
Bài 2: Tính. ghi bảng cho HS làm bảng con.
8 + 1 = ... 7 + 2 =... 6 + 3 =... 5 + 4 =...
9 – 1 =... 9 – 2 =... 9 – 3 =... 9 – 4 =...
9 – 8 =... 9 – 7 =... 9 – 6 =... 9 – 5 =...
Bài 3: Tính.
9 – 3 – 2 = 9 – 4 – 5 = 9 – 6 – 2 =
9 – 4 – 1 = 9 – 8 – 0 = 9 – 2 – 7 =
Bài 4: Viết phép tính thích hợp. 
Hướng dẫn HS quan sát tranh để viết phép tính thích hợp.
 9 - 3 = 6
a.	 
b. 
 9 - 2 = 7
	_____________________________________
Phụ đạo Tiếng việt
Luyện đọc và viết om - am. Làm bài tập
Tiếng việt bài 60
I- Mục tiêu:
 - Củng cố cách đọc và viết các tiếng, từ có vần: Om, am.
 - Tìm đúng tên những đồ vật có chứa vần: Om, am. Làm tốt vở bài tập. 
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. HS luyện đọc
 - Gọi HS nhắc tên bài học.
 - Cho HS mở SGK luyện đọc 
 * Hướng dẫn viết bảng con.
 - Cho HS lấy bảng con ra GV đọc cho HS viết: làng xóm, rừng tràm, chòm râu, quả trám, đom đóm, trái cam, cảm ơn, chỏm núi, đám mây, khốm khoai, ống nhòm, bom mìn, xanh lam, khám bệnh, mõn lợn, khảm trai, quả cam, làm việc, lom khom, nhóm lửa,trông nom,... 
 - Yêu cầu HS tìm gạch chân dưới các tiếng, từ mang vần mới ôn.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Hướng dẫn làm bài tập trang 61VBT.
- Dẫn dắt hướng dẫn lần lượt từng bài rồi cho HS làm từng bài vào vở. 
 - Chấm chữa bài và nhận xét.
Bài 1: Nối.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập.
Bài 2: Điền vần: Om, am.
 Yêu cầu HS quan sát tranh để điền vần cho phù hợp.
 3. Luyện viết.
 - Yêu cầu HS viết vào vở bài tập.
 - Mỗi từ một dòng: đo đóm, trái cam.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Thi tìm tiếng, từ ngoài bài chứa vần mới học.
 - HS nêu từ nào GV cho HS viết bảng con từ đó.
 - Hỏi HS tiếng, từ chứa vần mới. GV gạch chân và cho HS đánh vần, đọc trơn.
 - Nhận xét - đánh giá tuyên dương 
	________________________________________
Phụ đạo Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố khắc sâu dạng toán phép cộng, trừ trong các phạm vi đã học.
 - Áp dụng để làm tốt bài tập. 
II- Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hướng dẫn Hs làm bài tập
Bài 1: Tính. Gọi HS đọc y/cầu bài tập. 
GV ghi lên bảng cho HS làm bảng con.
a. 5 + 3 = 4 + 5 = 5 + 2 = 6 + 3 =
 2 + 7 = 9 – 2 = 8 – 3 = 0 + 9 =
b. 2 + 4 + 3 = 0 + 6 + 2 = 9 – 3 – 0 =
 9 – 2 + 2 = 8 + 2 + 0 = 9 – 3 – 2 =
Bài 2: Tính.
 - 	- 	- - - - - 
Bài 3: Số? Hỏi HS cách điền số vào ô trống.
2 + = 8 9 - = 2 9 = + 1
9 - = 3 4 + = 9 8 = 1 + 
Bài 4: Điền dấu > ,< , =	 
9 – 2 ... 9 – 1 9 – 4 ... 2 + 3 9 – 2 ... 5 + 2
8 – 3 ... 7 – 2 9 – 1 ... 6 + 1 8 – 1 ... 8 – 2
2. Củng cố-Dặn dò
 - Cho HS làm vở ô ly.
 - Chấm chữa bài, nhận xét.
	______________________________________
Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
Chiều
Tiếng việt (TT)
Luyện đọc và viết ăm - âm. Làm bài tập
Tiếng việt bài 61
I- Mục tiêu:
 - Củng cố cách đọc và viết các tiếng, từ có vần: Ăm, âm.
 - Tìm đúng tên những đồ vật có chứa vần: Ăm, âm. Làm tốt vở bài tập. II- Hoạt động dạy học:
1. HS luyện đọc
- Gọi HS nhắc tên bài học.
- Cho HS mở SGK luyện đọc 
- Cho HS lấy bảng con ra GV đọc cho HS viết: Nuôi tằm, hái nấm, tăm tre, mầm non, đỏ thắm, đường hầm, râm ran, gặm cỏ, chăm làm, Nằm ngủ, đầm sen, cái mâm, ấm trà, lâm thâm, đằm thắm, hăm hở, sắm sửa, rau răm, nong tằm, rằm trung thu, lẩm cẩm, đầm ấm, dăm bông, bụ bẫm, bạn tâm,... 
- Yêu cầu HS tìm gạch chân dưới các tiếng, từ mang vần mới học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Hướng dẫn làm bài tập trang 62 VBT
- Dẫn dắt hướng dẫn lần lượt từng bài rồi cho HS làm từng bài vào vở. 
 - Chấm chữa bài và nhận xét.
Bài 1: Nối.
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Hướng dẫn HS làm vào vở bài tập.
Bài 2: Điền: Ăm hay âm.
 Yêu cầu HS quan sát tranh để điền vần cho phù hợp
3. Luyện viết.
 - Yêu cầu HS viết vào vở bài tập. Mỗi từ một dòng: Tăm tre, đường hầm.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
 - Về nhà học bài và xem bài sau.
 _____________________________________________
Tự nhiên xã hội
LỚP HỌC
I- Mục tiêu: Giúp HS biết: 
 - Lớp học là nơi các em đến học hằng ngày.
- Nói về các thành viện của lớp học và đồ dùng có trong lớp học.
- Nói được tên lớp, cô giáo chủ nhiệm và 1 số bạn cùng lớp.
- Nhận dạng và phâ ... 
 - Cho học sinh nhận xét. Giáo viên tổng kết
 3. Dặn dò: 
 - Nhận xét chung giờ học
 - Khen ngợi tuyên dương một số HS 
 -Vừa rồi cô dạy các em gấp cái gì?
 - Cho học sinh chơi gấp quạt thi
 - Về nhà tập gấp quạt để tiết sau gấp bằng giấy màu, dán vào vở
 - Chuẩn bị nguyên liệu cho tiết sau thực hành.
	______________________________________
Thứ năm ngày 2 tháng 12 năm 2010
Tiếng việt
em - êm
I- Mục tiêu:
- HS đọc được: em, êm, con tem, sao đêm .Từ và các câu ứng dụng
- Viết được em , êm, con tem, sao đêm .
-Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Anh chị em trong nhà
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó học bài.
II- Đồ dùng dạy học
- Bộ ghép chữ Tiếng việt 1.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 Tiết 1
1. Bài cũ: 2 HS viết và đọc: ôm, ơm, ăn cơm, hôm sớm.
	 2 HS đọc bài ở SGK.
2. Bài mới:
a) Dạy vần em:
- Nhận diện vần: (HS phân tích) Vần em có âm e ghép với âm m. Âm e đứng trước, âm m đứng sau.
So sánh em với en: Giống: đều bắt đầu bằng e.
	 	Khác: em kết thúc bằng m, en kết thúc bằng n.
- Đánh vần và đọc trơn: 
+ HS ghép vần em và đánh vần: e - mờ - em. HS nhìn bảng đánh vần, đọc trơn: em. GV sửa lỗi.
+ HS ghép: tem, và đọc: tem. HS đánh vần: cá nhân, đồng thanh.
+ HS ptích: t + em	 tem. GV ghi bảng: tem.
+ GV đưa từ khóa và ghi bảng : con tem. HS đọc, tìm tiếng có vần mới. HS đọc cá nhân, đồng thanh. GV sửa nhịp đọc cho HS. HS quan sát sát tranh con tem.
- HS đọc xuôi, ngược. GV sửa lỗi. (Lớp, nhóm).
b) Vần êm: Tiến hành tương tự. Thay ê vào e ta có vần êm.
So sánh êm với em: 	Giống: kết thúc bằng m.
	 	Khác: em bắt đầu bằng e; êm bắt đầu bằng ê.
- Ghép: êm - đánh vần, đọc trơn: đêm: đánh vần, đọc trơn.
Từ khóa: sao đêm: HS đọc cá nhân, đồng thanh, tìm tiếng mới.
* Lớp đọc lại toàn bài: xuôi, ngược. Cá nhân đọc.
c) Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu ở bảng và hướng dẫn HS: em, êm, con têm, sao đêm. 
- HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai, nhận xét.
Thi tìm nhanh tiếng mới.
 d) Đọc từ ứng dụng:
- GV chép bảng các từ ứng dụng. HS đọc nhẩm.
- 2 HS đọc từ. Lớp tìm tiếng có vần mới, phân tích.
- HS đọc tiếng, từ ứng dụng. Lớp đọc đồng thanh.
- GV giải thích từ.
- GV đọc mẫu. 3 HS đọc lại.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm.
- Đọc câu ứng dụng:
+ HS quan sát tranh minh họa, xem tranh vẽ gì. GV nêu nhận xét chung. HS đọc nhẩm.
+ HS đọc. GV sửa lỗi phát âm cho HS.
+ HS tìm tiếng mới, GV giải thích.
+ GV đọc mẫu.
+ 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét.
b) Luyện viết:
- HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly?
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: em, êm, con tem, sao đêm. GV theo dõi, uốn nắn.
c) Luyện nói:
- HS đọc yêu cầu của bài: Anh chị em trong nhà.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
? Tranh vẽ gì?
? Anh em trong gia đình còn gọi là gì? (Anh em ruột thịt)
? Trong nhà, em là anh (chị) em phải đối xử ntn? 
? Hãy kể tên anh (chị) em trong nhà cho lớp nghe?
? Nhà em ai nấu cơm? Ai đi chợ? Ai rửa bát?
Trò chơi: Tìm tiếng mới viết ở bảng. GV chọn từ hay luyện đọc cho HS.
4. Củng cố - Dặn dò
- HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo.
- GV nhận xét tiết học.Về nhà học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học. Xem trước bài 64.
Toán
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:: Giúp HS:
 -Thực hiện được tính cộng trong phạm vi 10
 -Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Giáo dục HS ham thích và chịu khó làm bài đúng, đẹp.
II- Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng Toán 1.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: HS đọc thuộc bảng cộng 10.
2. Bài mới:
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1, 2: Tính.
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính (Theo hàng ngang và dọc).
- GV hdẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ. 
Chữa bài: HS đọc từng phép tính. Lớp nhận xét.
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS nêu yêu cầu của bài và cách làm bài: Điền số vào chỗ chấm sao cho kết quả ở các phép tính đều bằng 10.
- GV hướng dẫn HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ.
Chữa bài: HS đổi chéo vở để chữa bài cho nhau. 
Bài 4: Tính. (cộng ba số)
- HS nêu yêu cầu, làm mẫu:
5 + 3 + 2 Ta lấy 5 + 3 = 8 rồi lấy 8 + 2 = 10 Vậy 5 + 3 + 2 = 10.
- HS làm bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- Chữa bài: HS đọc bài làm của mình.
4 + 4 + 1 = 9	6 + 3 - 5 = 4	5 + 2 - 6 = 1
Bài 5: Viết phép tính thích hợp.
- HS xem tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- HS đọc bài toán và bài làm của mình. Lớp nhận xét.
- 1 HS làm bảng.
GV chữa bài.
	7 + 3 = 10
3. Củng cố - Dặn dò
- GV chấm, chữa bài, nhận xét và tuyên dương HS.
 - Về nhà học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 7,làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
__________________________________________
 Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010
Tập viết
Tuần 13: NHÀ TRƯỜNG, BUÔN LÀNG, HIỀN LÀNH, ....
I- Mục tiêu:
- Giúp HS viết đúng mẫu và cỡ của các chữ trên.
- HS viết đúng, đều, đẹp và thành thạo. 
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy học
GV: Các chữ mẫu. 
HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài và ghi bảng đề bài: nhà trường, buôn làng, hiền lành, ...
2. GV hướng dẫn HS cách viết bảng:
- GV đưa chữ mẫu, HS quan sát.
- HS quan sát bảng mẫu xem các chữ (lần lượt) viết mấy li?
- GV viết bảng. HS theo dõi.
Chú ý khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là một thanh chữ. Khoảng cách giữa các chữ là 3 li.
- GV đọc. HS viết vào bảng con. GV theo dõi, giúp đỡ.
- GV nhận xét, sửa chữa.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
. HS qsát kĩ các chữ ở vở xem các chữ viết mấy li?
. GV nhắc HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết.
. GV viết mẫu ở bảng, HS theo dõi viết vào vở theo từng hàng. (Chú ý các nét nối)
. GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn yếu.
- GV chấm bài, tuyên dương những HS viết đẹp.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết vào vở ô li cho đúng, đẹp các chữ đã học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tập viết
Tuần 14: ĐỎ THẮM, MẦM NON, CHÔM CHÔM, ...
I- Mục tiêu:
- Giúp HS viết đúng mẫu và cỡ của các chữ trên.
- HS viết đúng, đều, đẹp và thành thạo. 
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy học
GV: Các chữ mẫu. 
HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài và ghi bảng đề bài: đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, ....
2. GV hướng dẫn HS cách viết bảng:
- GV đưa chữ mẫu, HS quan sát.
- HS quan sát bảng mẫu xem các chữ (lần lượt) viết mấy li?
- GV viết bảng. HS theo dõi.
Chú ý khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là một thanh chữ. Khoảng cách giữa các chữ là 3 li.
- GV đọc các từ. HS viết vào bảng con. GV theo dõi, giúp đỡ.
- GV nhận xét, sửa chữa.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
. HS quan sát kĩ các chữ ở vở xem các chữ viết mấy li?
. GV nhắc HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết.
. GV viết mẫu ở bảng, HS theo dõi viết vào vở theo từng hàng. (Chú ý các nét nối)
. GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn yếu.
- GV chấm bài, tuyên dương những HS viết đẹp.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết vào vở ô li cho đúng, đẹp các chữ đã học
_____________________________________________
Toán 
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10.
I- Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Làm được tính trừ trong phạm vi 10
-Viết được phép tính thích hợp với hinh vẽ.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chịu khó làm bài đúng, đẹp.
II- Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng Toán 1.
III- Hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: 2 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 10.
HS làm bảng: 4 + 2 + 4	3 + 2 + 5	5 + 4 + 1	
2. Bài mới:
* Hướng dẫn HS thành lập bảng trừ 10.
a) Thành lập phép trừ: 10 - 1 = 9; 10 - 9 = 1.
Bước 1: GV đưa 10 con tính, bớt 1 con. HS qsát và đọc lời của bài tập: Có 10 con tính, bớt 1 con tính. Hỏi còn lại mấy con tính? HS đọc lại.
Bước 2: Hướng dẫn giải: 10 con tính bớt 1 con tính. Vậy còn lại bao nhiêu con tính?
H: 10 con tính, bớt 1 con tính còn 9 con tính. HS nhắc lại? 10 bớt 1 còn mấy?
HS: 10 bớt 1 còn 9. HS nhắc lại.
GV: 10 bớt 1 còn 9, ta viết: 10 - 1 = 9. HS đọc và nhắc lại. GV gb.
Bước 3: HS dựa vào con tính để nói bài tập ngược lại và lập phép tính:
10 - 9 = 1. HS đọc lại. GV ghi bảng.
b) Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại = que tính: HS nói ngay kết quả, GV ghi bảng.
10 - 2 = 8	10 - 3 = 7	10 - 4 = 6	10 - 5 = 5 
10 - 6 = 4	10 - 7 = 3	10 - 8 = 2	10 - 10 = 0
c) Ghi nhớ bảng trừ 10: HS nhìn bảng đọc cá nhân, đồng thanh. GV kết hợp xóa dần kết quả.
HS thi nhau lập lại bảng trừ 10.
2. Hướng dẫn HS thực hành.
Bài 1: Tính.
- GV viết bảng, HS thực hành ở bảng con.
- GV nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Điền số vào ô trống.
- HS nêu yêu cầu bài tập, làm mẫu.
- HS làm vào vở. - GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
Chữa bài: HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
Bài 3: Điền dấu >, <, =.
- HS nêu yêu cầu và làm vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- Chữa bài: 3 HS làm bảng lớp. GV sửa chữa.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp.
- HS nêu yêu cầu.
- HS qsát tranh nêu bài toán. GV sửa chữa.	
- HS viết phép tính vào vở. 1 HS làm bảng. - Lớp và GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS.
- Về nhà học bài, xem bài sau.
____________________________________________
Sinh hoạt lớp
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN QUA
KẾ HOẠCH TUẦN TỚI
I. Mục tiêu
- Hs nắm được ưu khuyết điểm tuần qua. Hướng khắc phục và kế hoạch tuần tới.
II. Nội dung sinh hoạt
Đánh giá hoạt động tuần qua
 a. Ưu điểm
- Hs đi học đầy đủ đúng giờ, tương đối đày đủ. 
- Có ý thức trong học tập phát biểu xây dựng bài, học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
b. Nhược điểm
- Một số em còn lười viết bài như: Thái Thủy, Tú, Vân Anh
2. Kế hoạch tuần tới
- Đi học đầy đủ, đúng giờ, có ý thức trong học tập
- Học và làm bài đầy đủ.
- Có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.
- Không ăn quà vặt, không vứt rác bừa bãi, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng.
- Nạp tiền ban đầu và tiền ăn đầy đủ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15 soan ngang 2 buoi.doc