Giáo án Tuần 26 - Lớp 01

Giáo án Tuần 26 - Lớp 01

TIẾT 1: TẬP ĐỌC: BÀN TAY MẸ

I.Mục tiêu

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương.

-HS tìm được tiếng có tiếng vần an trong bài, nhìn tranh nói đạơc câu chứa tiếng có vần an, at

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.

-Trả lời được câu hỏi 1 – 2 ( SGK )

-HS chủ động nói theo đề tài: Trả lời câu hỏi theo tranh

+Giúp HS dân tộc đọc trôi chảy đoạn 1

*KNS: KN tự nhận thức

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa bài tập đọc luyện nói.

III. Hoạt động dạy học

A. Bài cũ:

-Gọi HS đọc bài Cái nhãn vở

- Nhận xét, đánh giá

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Luyện đọc:

a. GV (hoặc 1 HS khá, giỏi) đọc mẫu toàn văn: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.

b. Luyện đọc:

*Luyện đọc tiếng, TN kết hợp giải nghĩa từ:

 -Cho HS luyện dọc tiếng khó: giặt, xương xương, rám nắng .

-Giải nghĩa từ: rám nắng, xương xương

* Luyện đọc câu:

-Cho HS luyện đọc mỗi HS 1 câu

-Kết hợp chỉnh lỗi phát âm

*Luyện đọc đoạn, bài

-Chia đoạn cho HS đọc

-Cho thi đọc đoạn, cả bài

 

doc 48 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 26 - Lớp 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26:
 Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
 BUỔI SÁNG
TIẾT 1: TẬP ĐỌC: BÀN TAY MẸ
I.Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương.
-HS tìm được tiếng có tiếng vần an trong bài, nhìn tranh nói đạơc câu chứa tiếng có vần an, at
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.
-Trả lời được câu hỏi 1 – 2 ( SGK )
-HS chủ động nói theo đề tài: Trả lời câu hỏi theo tranh
+Gióp HS d©n téc ®äc tr«i ch¶y ®o¹n 1
*KNS: KN tự nhận thức
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc luyện nói.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 
-Gọi HS đọc bài Cái nhãn vở
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
a. GV (hoặc 1 HS khá, giỏi) đọc mẫu toàn văn: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
b. Luyện đọc: 
*Luyện đọc tiếng, TN kết hợp giải nghĩa từ:
 -Cho HS luyện dọc tiếng khó: giặt, xương xương, rám nắng.
-Giải nghĩa từ: rám nắng, xương xương
* Luyện đọc câu:
-Cho HS luyện đọc mỗi HS 1 câu
-Kết hợp chỉnh lỗi phát âm
*Luyện đọc đoạn, bài
-Chia đoạn cho HS đọc
-Cho thi đọc đoạn, cả bài
-Đọc toàn bài
3. Ôn các vần: an, at.
a. GV nêu yêu cầu 1 trong SGK, tìm tiếng trong bài có vần an.
b. GV nêu yêu cầu 2 trong SGK. Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at.
-GV tổ chức trò chơi.
*Củng cố tiết 1
Gọi HS đoc toàn bài
-Nhận xét tiết 1
-HS đọc tiếng, từ khó CN,N,L
-Cho HS giải nghĩa
-HS đọc nối tiếp theo dãy bàn
-Từng nhóm 3 HS, tiếp nối nhau đọc
-Thi đọc đoạn, mối đoạn 3 HS đọc 
-Thi đọc bài trong nhóm tổ
- Cả lớp và GV nhận xét.
-HS đọc đt cả bài 1 lần.
HS thi đua tìm nhanh tiếng trong bài có vần: an; 1 HS đọc từ: bàn tay.
Phân tích tiếng: bàn.
-HS đọc mẫu trong SGK: mỏ than, bát cơm.
-HS thi tìm đúng, nhanh, nhiều những tiếng mà em biết có vần an, at.
-Cả lớp nhận xét, tính điểm.
-1HS đọc
Tiết 2
1. Luyện đọc- tìm hiểu bài 
-GV đọc mẫu bài trong SGK
-Cho HS luyện đọc đoạn và trả lời câu hỏi
-Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị, em Bình 
-Cho HS đọc câu văn diẽn tả tình cảm của Bình đối với bàn tay mẹ.
-Bàn tay mẹ Bình như thế nào?
-Gọi HS đọc toàn bài
*Tóm tắt nội dung và nhắc nhở HS: Mẹ rất vất vả, cần biết yêu quý mẹ, giúp đỡ mẹ
2. Luyện nói: (Trả lời câu hỏi theo tranh)
-GV nêu yêu cầu của BT.
- Cho HS quan sát tranh và đọc câu mẫu
-GV yêu cầu các em nói câu đầy đủ, không nói rút gọn
-GV khuyến khích HS hỏi thêm những câu hỏi khác.
-HS đọc thầm
-Mỗi đoạn 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
+Mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt một chậu tả lót đầy.
-Nhiều HS đọc 
+Bàn tay rám nắng
-2-3 HS thi đọc diễn cảm toàn bài văn.
-HS đọc câu mẫu theo cặp: 1HS đọc câu hỏi, 1HS trả lời
-2 HS nhìn tranh1: đứng tại chỗ: thực hành hỏi đáp theo mẫu.
-Hỏi đáp theo mẫu nhưng khôngn hìn SGK hoặc hỏi câu hỏi khác
-Nhận xét, sửa chữa
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn
Tiết 3: Toán: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I.MỤC TIÊU : 
- Nhận biết về số lượng, biết đọc, viết các số từ 20 đến 50;
-Nhận biết được thứ tự các số từ 20 đến 50
- Làm được BT 1, 3, 4 trang 136 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng toán 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A.KTBC: 
-Đọc cho HS viết bảng con các số tròn chục.
B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài 
2. Giới thiệu các số từ 20 đến 30
Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 2 bó, mỗi bó 1 chục que tính và nói : “ Có 2 chục que tính”.
-Hai chục đọc như thế nào? 
-Lấy thêm 1 que tính nữa và hỏi: Bây giờ có tất cả mấy que tính?
-Ghi bảng và cho HS đọc
Hướng dẫn học sinh tương tự để học sinh nhận biết các số từ 21 đến 30.
-Cho HS đọc các số 20-30
*Lưu ý: Cách đọc một vài số cụ thể như sau:
21: Hai mươi mốt, không đọc “Hai mươi một”.
24: Hai mươi bốn nên đọc là “Hai mươi tư ”.
25: Hai mươi lăm, không đọc “Hai mươi năm”.
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con các số theo yêu cầu của bài tập.
3.Giới thiệu các số từ 30 đến 40
Hướng dẫn tương tự như trên (20 - > 30)
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
-Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con các số theo yêu cầu của bài tập.
Lưu ý đọc các số: 31, 34, 35.
4.Giới thiệu các số từ 40 đến 50
-Hướng dẫn tương tự như trên (20 - > 30)
Lưu ý đọc các số: 41, 44, 45.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh làm VBT và nêu kết quả.
Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Học sinh thực hiện ở VBT 
-Nhận xét, sửa chữa
5.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Học sinh viết bảng con.
Học sinh nhắc lại
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV
-Đọc số 20
-Có 21que tính
-Đọc số 21
-Học sinh thao tác trên que tính để rút ra các số và cách đọc các số từ 21 đến 30.
-Nối tiếp đọc xuôi, đọc ngược, kết hợp phân tích số, đọc đồng thanh
-Học sinh viết : 20, 21, 22, 23, 24,  , 29
-Học sinh thao tác trên que tính để rút ra các số và cách đọc các số từ 30 đến 40.
-Chỉ vào các số và đọc: 31 (ba mươi mốt), 32 (ba mươi hai),  , 39 (ba mươi chín), 40 (bốn mươi).
Học sinh viết : 30, 31, 32, 33, 34,  , 39
Học sinh thao tác trên que tính để rút ra các số và cách đọc các số từ 40 đến 50.
-Chỉ vào các số và đọc: 41 (bốn mươi mốt), 42 (bốn mươi hai),  , 49 (bốn mươi chín), 50 (năm mươi).
-Học sinh thực hiện bảng con.
-HS đọc yêu cầu
-Làm bài trong VBTT
Nhắc lại tên bài học.
Đọc lại các số từ 20 đến 50.
Tiết 1: ÑAÏO ÑÖÙC
 Bài 26: C¶m ¬n vµ xin lçi (tiÕt 1)
I . MUÏC TIEÂU :
- Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi.
- Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
*GDKNS:
- Kĩ năng giao tiếp , ứng xử với mọi người, biết cảm ơn, xin lỗi phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Đồ dùng để hoá trang khi chơi đóng vai .
Vở BTĐĐ1
Các nhị và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi ghép hoa.
*Phương pháp: Trò chơi. Thảo luận nhóm. Đóng vai, xử lí tình huống. Động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
A.Ổn định : hát , chuẩn bị đồ dùng HT .
B.Kiểm tra bài cũ :
Khi đi bộ trên đường phố hoặc nông thôn , em phải đi như thế nào cho đúng quy định ?
Đi bộ đúng quy định có lợi gì ?
- Nhận xét bài cũ , KTCBBM.
 B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2.Hoạt động 1 : Quan sát tranh bài tập 1
Giáo viên treo tranh BT1 cho học sinh quan sát trả lời câu hỏi .
+ Các bạn trong tranh đang làm gì ?
+ Vì sao các bạn ấy làm như vậy ?
Cho học sinh trả lời , nêu ý kiến bổ sung , Giáo viên kết luận :
T1 : Cảm ơn khi được bạn tặng quà .
T2 : Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn .
Hoạt động 2 : Thảo luận bài tập 2
Mt : Học sinh hiểu được khi nào cần nói cảm ơn , khi nào cần nói xin lỗi .
Phân nhóm cho Học sinh thảo luận .
- Giáo viên nêu yêu cầu : các bạn Lan , Hưng , Vân, Tuấn cần nói gì trong mỗi trường hợp 
* Giáo viên kết luận :Tranh 1,3 cần nói lời cảm ơn vì được tặng quà sinh nhật , bạn cho mượn bút để viết bài .
Tranh 2,4 cần nói lời xin lỗi vì lỡ làm rơi đồ dùng của bạn , lỡ làm vỡ lọ hoa của mẹ .
Hoạt đông 3 : Làm BT4 ( Đóng vai )
Mt:Nhận biết Xử lý trong các tình huống cần nói cảm ơn hay xin lỗi . 
GV giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm 
Vd : - Cô đến nhà th¨m em khi em bÞ èm
 - Em bị quên bút bạn cho em mượn
Giáo viên hỏi : em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tiểu phẩm của các nhóm .
Em cảm thấy thế nào khi được bạn cảm ơn ?
Em cảm thấy thế nào khi nhận lời xin lỗi ?
Giáo viên chốt lại cách ứng xử của Học sinh trong các tình huống và kết luận : 
* Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm , giúp đỡ . Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi , khi làm phiền người khác 
*GDKNS:
-Các em cần phải biết giao tiếp , ứng xử với mọi người, biết cảm ơn, xin lỗi phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
-Học sinh quan sát trả lời:
+Hùng mời Hải và Sơn ăn táo ,Hải nói cảm ơn . Sơn đi học muộn nên xin lỗi cô.
-HS trao đổi, nêu ý kiến
-Quan sát tranh , thảo luận nhóm 4 
-Cử đại diện lên trình bày 
Cả lớp trao đổi bổ sung ý kiến .
Học sinh thảo luận phân vai 
Các nhóm Học sinh lên đóng vai .
4.Củng cố dặn dò : 
Em vừa học bài gì ? 
Khi nào em nói lời cảm ơn ? Khi nào em nói lời xin lỗi ? 
Nhận xét tiết học , tuyên dương học sinh hoạt động tích cực .
Dặn HS thực hiện tốt những điều đã học .Chuẩn bị bài học tiết sau . Xem BT3,5,6 /41.
 Buổi chiều:
Tiết 1: Toán: Ôn các số có hai chữ số
I .Mục tiêu : 
	- Học sinh tiếp tục so sánh các số có 2 chữ số 
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học :VBT Toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. ổn định tổ chức : 
2. Ôn : Bài luyện tập
*Bài 1 trang 32) Viết ( theo mẫu )
- Cho HS nêu yêu cầu
* Bài 2( 32) Viết số
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Đọc số viết vào chỗ chấm 
* Bài 3( 32) Hướng dẫn (tương tự bài 2)
*Bài 4 : Cho HS nêu yêu cầu rồi viết các số theo thứ tự vào ô trống
- Cho HS nêu miệng
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét chung tiết học
-Dặn dò: Xem trước bài tiếp theo
- HS hát 1 bài
- Viết vào vở BT – nêu kết quả: 20 , 21 , 22 , 23, 24 , 25 , 26 , 27 , 28 , 29 ,30
- Viết số vào mỗi vạch của tia số .
Lần lượt điền là : 29 ,30 , 31 , 32 , 33 , 34 , 35, 36 , 37 , 38 , 39 , 40 , 41 , 42 , 43
- Nêu kết quả: 30 , 31 , 32 , 33 , 34 , 35 , 36 , 37 , 38 , 39, 40 .
-Nêu yêu cầu .
- Viết số thích hợp vào ô trống
a: 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39
b: 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41.
c: 39, 40, 41, 42 , 43 , 44 , 45 , 46 , 47, 48 , 49 ,50
Tiết 2,3: Tập đọc: Luyện đọc bài: Bàn tay mẹ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được tình cảm của bạn nhỏ trong bài đối với mẹ mình.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát bài tập đọc và viết được một số từ ngữ có vần an, at.
3. Thái độ: Yêu quý cha mẹ.
II. Đồ dùng:
- Học sinh: SGK, VBTTV
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: Bàn tay mẹ
- Bàn tay mẹ đã làm những việc gì?
2. Hoạt động 2: Luyện đọc (20’) 
- GV gọi chủ yếu là HS yếu, HS chưa mạnh dạn đọc lại bài Bàn tay mẹ
- GV gọi em khác nhận xét bạn đọc trôi chảy chưa, có diễm cảm hay không, sau đó cho điểm.
- Kết hợp hỏi một số câu hỏi có trong nội dung bài tập đọc.
3. Hoạt động 3: Làm bài tập (10’)
- Đọc cho HS viết: nấu ... ức, khó chịu.
Trình bày trước lớp ý kiến của mình.
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Học sinh nêu tên bài học và tập nói lời chào hỏi, lời tạm biệt khi chia tay.
Buổi chiều
Luyện tập:
Ôn các vần yêu, iêu.
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1: 
Đọc những dòng thơ có tiếng yêu ?
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu ?
Bài tập 3:
Nói câu có chứa tiếng mang vần iêu ?
Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
Em yêu nhà em.
Em yêu tiếng chim.
Em yêu ngôi nhà
Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các tiếng có vần iêu ngoài bài, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều tiếng nhóm đó thắng.
Ví dụ: buổi chiều, chiếu phim, chiêu đãi, kiêu căng  .
Đọc mẫu câu trong bài (Bé được phiếu bé ngoan)
Các em chơi trò chơi thi nói câu chứa tiếng tiếp sức.
2 em.
 Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011
Tập viết
TÔ CHỮ HOA: H,I,K
I.Mục tiêu:-Giúp HS:
 - Tô được chữ hoa H - I- K.
	-Viết đúng các vần iêu, yêu, các từ ngữ: hiếu thảo, yêu mến – chữ thường, cỡ vừa.* H khá giỏi viết đều nét, giãn đúng khoảng cachsvaf viết đủ số dòng, số chữ quy địnhtrong vở tập viết.
 - Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
-Chữ hoa:H, I, K đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
-Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ).
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh, chấm điểm 2 bàn học sinh. 
Gọi 2 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: nải chuối, tưới cây.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi đề bài.
GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ, tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc.
Hướng dẫn tô chữ hoa:
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ.
Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện (đọc, quan sát, viết).
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp.
4.Củng cố :
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ K.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò: Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới.
Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra.
2 học sinh viết trên bảng, lớp viết bảng con các từ: nải chuối, tưới cây.
Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học.
Học sinh quan sát chữ hoa K trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu.
Viết bảng con.
Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Viết bảng con.
Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết.
Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt.
 ________________________
 Chính tả (tập chép)
 NGÔI NHÀ
I.Mục tiêu:
	-HS chép lại đúng khổ 3 của bài: Ngôi nhà trong khoảng 10- 12 phút.
	-Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần iêu hoặc yêu, chữ c hoặc k vào chỗ trống.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc cả từ, hoặc cụm từ rồi nhẩm lại và viết. 
II.Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung khổ thơ cần chép và các bài tập 2, 3.
-Học sinh cần có VBT.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC : 
Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Gọi 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 và 3 tuần trước đã làm.
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài ghi đề bài.
3.Hướng dẫn học sinh tập chép:
Gọi học sinh nhìn bảng đọc khổ thơ cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các em thường viết sai: mộc mạc, tre, đất nước.
Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của học sinh.
Thực hành bài viết (chép chính tả).
Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 3 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ.
Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để viết.
Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt.
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Gọi học sinh đọc thuộc ghi nhớ sau:
K
i
e
ê
5.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại khổ thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Chấm vở 3 học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
2 học sinh làm bảng.
Học sinh khác nhận xét bài bạn làm trên bảng.
Học sinh nhắc lại.
2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.
Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến trong lớp.
Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay viết sai.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở.
Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Điền vần iêu hoặc yêu.
Điền chữ c hoặc k.
Học sinh làm VBT.
Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học sinh.
Giải 
Hiếu chăm ngoan, học giỏi, có năng khiếu vẽ. Bố mẹ rất yêu quý Hiếu.
Ông trồng cây cảnh.
Bà kể chuyện.
Chị xâu kim.
K thường đi trước nguyên âm i, e, ê.
Đọc lại nhiều lần.
Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
Tù nhiªn vµ X· héi
 CON MUỖI
 I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
 	- Nêu một số tác hại của muỗi .
 - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.
 - * H khá giỏi biết phòng trừ muỗi.
II.Đồ dùng dạy học:
	-Một số tranh ảnh về con muỗi.
-Hình ảnh bài 28 SGK. Phiếu thảo luận nhóm.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC: Hỏi tên bài.
Kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo
Nuôi mèo có lợi gì?
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Giáo viên giới thiệu và ghi bảng đề bài.
Hoạt động 1 : Quan sát con muỗi.
Mục đích: Học sinh biết tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
Giáo viên nêu yêu cầu : quan sát tranh con muỗi, chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo cặp 2 học sinh, em này đặt câu hỏi em kia trả lời và đổi ngược lại cho nhau.
Con muỗi to hay nhỏ?
Con muỗi dùng gì để hút máu người?
Con muỗi di chuyển như thế nào?
Con muỗi có chân, có cánh, có râu hay không?
Bước 2: Giáo viên treo tranh phóng to con muỗi trên bảng lớp và gọi học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung và hoàn thiện cho nhau.
Giáo viên kết luận:
	Muỗi là loại sâu bọ nhỏ bé hơn ruồi. Nó có đầu, mình, chân và cách. Nó bay bằng cánh, đậu bằng chân. Muỗi dùng vòi để hút máu của người và động vật để sống. Muỗi truyền bệnh qua đường hút máu.
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập.
MĐ: Biết được nơi sống, tác hại do muỗi đốt và một số cách diệt muỗi.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ hoạt động.
Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm 8 em, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Nhóm tự đặt tên nhóm mình.
Nội dung Phiếu thảo luận:
1.Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu đúng:
Câu 1: Muỗi thường sống ở:
Các bụi cây rậm.
Cống rãnh.
Nơi khô ráo, sạch sẽ.
Nơi tối tăm, ẩm thấp.
Câu 2: Các tác hại do muỗi đốt là:
Mất máu, ngứa và đau.
Bị bệnh sốt rét.
Bị bệnh tiêu chảy.
Bệnh sốt xuất huyết và nhiều bệnh truyền nhiểm khác.
Câu 3: Người ta diệt muỗi bằng cách:
Khơi thông cống rãnh
Dùng bẩy để bắt muỗi.
Dùng thuốc diệt muỗi.
Dùng hương diệt muỗi.
Dùng màn để diệt muỗi.
Bước 2: Thu kết quả thảo luận:
Gọi đại diện các nhóm nêu trước lớp, các nhóm khác bổ sung và hoàn chỉnh.
Giáo viên bổ sung thêm cho hoàn chỉnh
Hoạt động 3: Hỏi đáp cách phòng chống muỗi khi ngủ.
Mục đích: Học sinh biết cách tránh muỗi khi ngủ.
Các bước tiến hành:
Giáo viên nêu câu hỏi:
Khi ngủ bạn cần làm gì để không bị muỗi đốt ?
Giáo viên kết luận:
	Khi đi ngủ chúng ta cần mắc màn cẩn thận để tránh bị muỗi đốt.
4.Củng cố : 
Hỏi tên bài:
Gọi học sinh nêu những tác hại của con muỗi.
Nêu các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Luôn luôn giữ gìn môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để ngăn ngừa muỗi sinh sản, nằm màn để tránh muỗi.
Học sinh nêu tên bài học.
2 học sinh trả lời câu hỏi trên.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh quan sát tranh vẽ con muỗi và thảo luận theo cặp.
Con muỗi nhỏ.
Con muỗi dùng vòi để hút máu người.
Con muỗi bằng cánh.
Muỗi có chân, cánh, có râu.
Học sinh nhắc lại.
Thảo luận theo nhóm 8 em học sinh.
Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, b, d.
Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, b, c, d.
Các em thảo luận và khoanh vào các chữ đặt trước câu : a, d, e
Đại diện các nhóm nêu ý kiến, tại sao nhóm mình chọn các câu như vậy và giải thích thêm một số nhiểu biết về con muỗi.
Các nhóm khác tranh luận và bổ sung, đi đến kết luận chung.
Hoạt động lớp: mỗi học sinh tự suy nghĩ câu trả lời và trình bày trước lớp cho các bạn và cô cùng nghe.
Khi ngủ cần nằm màn để tránh muỗi đốt.
Khi ngủ cần dùng hương diệt muỗi để tránh muỗi đốt.
Học sinh tự liên hệ và nêu như bài đã học ở trên.
Học sinh tự nêu, học sinh khác bổ sung và hoàn chỉnh.
Thực hành nằm màn để tránh muỗi đốt.
 Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 26.doc