Giáo án Tuần thứ 19 - Lớp 1

Giáo án Tuần thứ 19 - Lớp 1

Học vần

ĂC – ÂC

I/ Mục tiêu:

- HS đọc ,viết đươc ăc, âc , mắc áo, quả gấc . Đọc được từ, câu ứng dụng.

- Rèn kĩ năng đọc, viết cho Hs.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Ruộng bậc thang

* Tăng cường tiếng việt : Giúp Hs tìm va ghép được vần, tiếng, hiểu từ :nhấc chân.

II/ Chuẩn bị:

- Giáo viên : Tranh, mẫu vật

- Học sinh : Bộ chữ cái, bảng con, vở tập viết.

III/ Hoạt động dạy và học :

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

- Học sinh đọc, viết bảng con, bảng lớp

- Đọc SGK:nhận xét và ghi điểm

3/ Dạy học bài mới:

 

doc 29 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần thứ 19 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Học vần 
ĂC – ÂC
I/ Mục tiêu:
- HS đọc ,viết được ăc, âc , mắc áo, quả gấc . Đọc được từ, câu ứng dụng.
- Rèn kĩ năng đọc, viết cho Hs.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Ruộng bậc thang
* Tăng cường tiếng việt : Giúp Hs tìm và ghép được vần, tiếng, hiểu từ :nhấc chân.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên : Tranh, mẫu vật
- Học sinh : Bộ chữ cái, bảng con, vở tập viết.
III/ Hoạt động dạy và học :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc, viết bảng con, bảng lớp
- Đọc SGK:nhận xét và ghi điểm 
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Tiết 1:
Hoạt động 1: Dạy vần mới 
Ghi bảng lớp. Và hỏi?
-H: Đây là vần gì?
-Phân tích vần ăc.
-Đọc vần, yêu cầu Hs gắn vần ăc.
-Yêu cầu Hs gắn tiếng mặc.
-Phân tích tiếng : mặc.
-Đọc tiếng, chỉnh sửa
-Giới thiệu mẫu vật rút từ mới, yêu cầu Hs đọc, sửa sai.
-Đọc phần 1.
* TCTV: Gv đưa một số vật mẫu có vần âc Hs đọc
* Vần âc tiến trình tương tự
-So sánh 2 vần, nhận xét, bổ sung
-Đọc bài khóa.
*Nghỉ giữa tiết:
Hoạt động 2: Viết bảng con.
-GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết.
-Yêu cầu Hs viết bảng con, chỉnh sửa.
- Quan sát giúp đỡ Hs yếu 
Hoạt động 3: từ ứng dụng:
-Giới thiệu từ ghi bảng lớp 
-Nhận biết tiếng có vần mới.
-Đọc bài , chỉnh sửa.
* TCTV: Gv thực hiện hành động cho Hs hiểu 
*Nghỉ chuyển tiết.
Tiết 2:
Hoạt động 1: Luyện đọc.
-Đọc bài tiết 1, sửa sai.
+Treo tranh giới thiệu câu ứng dụng.
-Gọi Hs đọc bài , chỉnh sửa.
Hoạt động 2: Luyện viết.
Gv yêu cầu Hs đọc 
-Lưu ý về độ cao, khoảng cách, nét nối.
-Hướng dẫn Hs viết bài -Giúp đỡ Hs yếu. Chấm bài-Nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 3: Luyện nói
Gv ghi bảng chủ đề luyện nói.
-Treo tranh nêu câu hỏi gợi ý khai thác nội dung tranh. Gv bổ sung ý
-Hs nhắc lại chủ đề
 Đọc bài trong SGK, Gv sửa sai.
Hs khá trả lời. Cả lớp nhắc lại 
Hs TB Gv giúp đỡ 
Thực hiện trên bảng gắn cá nhân
Hs giỏi 
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp.
Hs khá nói tên vật mẫu 
Hs giỏi so sánh 
Cá nhân,lớp.
Trò chơi 
Viết bảng con.
Hs thi nhau gạch chân 
Cả lớp đọc 
Hs nghe 
Trò chơi. 
Cá nhân, nhóm, lớp.
Hs quan sát tranh rút câu ứng dụng .
Hs giỏi đọc mẫu. Cả lớp nhắc lại 
Hs khá đọc nội dung luyện viết 
Viết vào vở tập viết
Hs giỏi đọc. Hoạt động theo nhóm đôi 
Hs TB nhắc lại. 
Cá nhân, lớp
4/ Củng cố dặn dò:
- Hôm nay học bài gì? Trò chơi thi nối từ với vần ăc, âc- nhận xét.
- Về nhà học thuộc bài,viết bài vào vở.
* Điều chỉnh – bổ sung:
ĐẠO ĐỨC
LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I/ Mục tiêu:
- Hs hiểu thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy các em cần lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Hs biết lễ phép vâng lời thầy cô giáo.
- Hs thực hiện lễ phép vâng lời thầy cô giáo.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên:Tranh.
- Học sinh: Vở bài tập, màu.
III/ Hoạt động dạy và học :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra dụng cụ:
-Gv kiểm tra dụng cụ của học sinh.
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
* Khởi động: Trò chơi 
Hoạt động 1: Đóng vai.
-Chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm đóng vai theo mỗi tình huống của bài tập 1.
-Gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
-Gọi Hs dưới lớp nhận xét.
- Nhóm nào thể hiện được lễ phép và vâng lời thầy cô giáo? Nhóm nào chưa được?
- Cần làm gì khi gặp thầy cô giáo?
- Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy cô giáo?
-Kết luận: Khi gặp thầy cô giáo cần chào hỏi lễ phép.
+Khi đưa hoặc nhận vật gì từ tay thầy cô giáo cần đưa hoặc nhận bằng 2 tay.
+Lời nói khi đưa: Thưa cô (thầy) đây ạ!
+Lời nói khi nhận: Em cám ơn cô (thầy)!
Hoạt động 2: Tô màu vào tranh .
-Quan sát tranh và nêu việc làm nào của bạn nhỏ thể hiện bạn biết vâng lời thầy cô giáo.
-Cho Hs tô màu vào tranh thể hiện rõ ý đó .
Tranh 1: 4 bạn vâng lời.
Tranh 2: 3 bạn chưa vâng lời.
-GV quan sát lớp, giúp Hs yếu
Các nhóm đóng vai.
Đại diện các nhóm trình bày 
Hs nhóm khác nhận xét 
Hs giỏi trả lời . yếu nhắc lại 
Hs khá trả lời . TB nhắc lại 
Nhắc lại.
Hs nghe và nhắc lại 
Hs quan sát và trả lời 
Hs tô màu 
Hs trao đổi bài nhận xét 
4/ Củng cố dặn dò:
- Trò chơi: Đưa ra 1 tình huống thể hiện sự lễ phép đối với thầy cô giáo.
 - Về nhà cần thực hiện như bài học.
* Điều chỉnh – bổ sung:
TOÁN
MƯỜI MỘT – MƯỜI HAI
I/ Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết:Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị.
	 Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
- Học sinh biết đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số .
- Giáo dục học sinh tính chính xác tự tin.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên : Bó chục que tính và các que tính rời.
- Học sinh : Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.
III/ Hoạt động dạy và học :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ
-Đưa ra tranh có số lượng mỗi nhóm là 10 (10 bông hoa, 10 con cá , 10 xe ô tô ).
-Yêu cầu Hs lên bảng viết số tương ứng.
-10 bông hoa còn gọi là mấy chục? (1 chục bông hao).
- 10 đơn vị bằng mấy chục? (1 chục).
- 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? (10 đơn vị). Nhận xét và ghi điểm 
3/Dạy học bài mới:
Hoạt động của Gv :
Hoạt động của Hs
Hoạt động 1: Giới thiệu số 11.
-Cho Hs lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời.
- 10 que tính và 1 que tính rời là bao nhiêu que tính?
->Ghi bảng. Đọc là “Mười một”.
-Chỉ bảng 11.
-Yêu cầu Hs gắn số 11
G: Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 11 có 2 chữ số 1 viết liền nhau.
Hoạt động 2: Giới thiệu số 12.
-Cho Hs lấy 1 bó chục que tính và 2 que tính rời.
- 10 que tính và 2 que tính rời là bao nhiêu que tính?
->Ghi bảng. Đọc là “Mười hai”.
-Chỉ bảng 12.
-Yêu cầu Hs gắn số 12
G: Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. Số 12 có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 2 viết liền nhau (số1 ở bên trái ,số 2 ở bên phải).
* Trò chơi giữa tiết:
Hoạt động 3: Vận dụng thực hành.
Bài 1: Gọi Hs nêu yêu cầu.
-Hướng dẫn Hs tự đếm số ngôi sao rồi điền vào ô trống. 
Giúp Hs yếu.
Bài 2: Gọi Hs nêu cầu, làm bài.
Gv treo bảng phụ : chia lớp làm 3 nhóm 
Hs các nhóm làm Gv nhận xét. Tuyên dương 
Bài 3: 
Gv nêu yêu cầu bài. Yêu cầu Hs tô màu vào sách 
-Theo dõi, nhắc nhơ ,sửa bài.
Bài 4: Gọi Hs nêu yêu cầu.
Hs làm bài vào sách . Và đọc cả lớp nhận xét 
-Theo dõi, nhắc nhở.
Hs lấy theo yêu cầu 
Hs khá trả lời. Cả lớp nhắc lại 
Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Hs thực hiện bảng gắn 
Hs nhắc cá nhân 
Hs lấy theo yêu cầu 
Hs giỏi trả lời. Cả lớ nhắc lại.
Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Tìm gắn số 12.
Hs nhắc cá nhân 
Hát múa.
Hs giỏi 
Hs làm vào sách bằng bút chì. Và đọc kết quả cả lớp nhận xét 
Hs giỏi 
Hs làm theo nhóm 
Hs tự làm bài theo hướng dẫn 
Hs giỏi 
Hs làm bài cá nhân 
4/ Củng cố dặn dò :
- Gv cho Hs lấy 11 que tính và 12 que tính bằng 2 cách khác nhau 
- Gv hỏi tyrong 2 cách thì cách nào làm nhanh hơn. Hs TB trả lời.
- Gv chốt : Để có 11 que tính thí ta chỉ can lấy 1 chục que tính ( tương đương với 10 que tính rời và lấy thêm 1 que tính nữa thôi)
- Gv (? ) : 11 que tính gồm mấy chục và mấy đơn vị . Hs giỏi trả lời, cả lớp nhắc lại .
- Dặn Hs về nhà làm bài và họo bài .
* Điều chỉnh – bổ sung:
Học vần
UC - ƯC
I/ Mục tiêu:
- HS đọc ,viết được uc, ưc, cần trục, lực sĩ. Đọc được các từ và câu ứng dụng: 
	Con gì mào đỏ
	Lông mượt như tơ
	Sáng sớm tinh mơ
	Gọi người thức dậy ?
- Rèn kĩ năng đọc,viết cho Hs.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Ai thức dậy sớm nhất.
* Tăng cường tiếng việt : Giúp Hs tìm và ghép được vần, tiếng, hiểu từ :máy xúc, nóng nực.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh,mẫu vật
- Học sinh: Bộ chữ cái, bảng con, vở tập viết.
III/ Hoạt động dạy và học :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Học sinh đọc, viết bảng con, bảng lớp-
- Đọc SGKnhận xét 
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Tiết 1:
Hoạt động 1: Dạy vần mới 
Gv ghi bảng lớp 
-H: Đây là vần gì?
-Phân tích vần ăc.
-Đọc vần, yêu cầu Hs gắn vần ăc.
-Yêu cầu Hs gắn tiếng : mặc.
-Phân tích tiếng mặc.
-Đọc tiếng, chỉnh sửa
-Giới thiệu mẫu vật rút từ mới, yêu cầu Hs đọc, sửa sai.
* TCTV: Gv hướng dẫn Hs tìm thêm một số từ có vần uc bằng các vật mẫu chuan bị sẵn .
-Đọc phần 1.
*Vần ưc : tiến trình tương tự
-So sánh 2 vần, nhận xét, bổ sung
-Đọc bài khóa.
Hoạt động 2: Viết bảng con.
-Gv vừa viết vừa hướng dẫn cách viết.
-Yêu cầu Hs viết bảng con,chỉnh sửa.
- Quan sát giúp đỡ Hs yếu 
Hoạt động 3: Từ ứng dụng
-Giới thiệu từ và gi bảng lớp
-Nhận biết tiếng có vần mới. Hướng dẫn đọc
-Đọc bài ,chỉnh sửa.
*Nghỉ chuyển tiết.
Tiết 2:
Hoạt động 1: Luyện đọc.
-Đọc bài tiết 1, sửa sai.
Gv ghi câu ứng dụng lên bảng choi Hs đọc 
Gv hướng dẫn cả lớp đọc.
+Treo tranh giới thiệu đáp án câu ứng dụng.
-Gọi Hs đọc bài , chỉnh sửa.
Hoạt động 2: Luyện viết.
Gv yêu cầu Hs đọc bài. Hướng dẫn viết 
-Lưu ý về độ cao, khoảng cách, nét nối.
-Hướng dẫn hs viết bài -Giúp đỡ HS yếu. Chấm bài-Nhận xét, sửa sai.
 ...  16 gồm 1 chục và 6 đơn vị.
Số 17 gồm 1 chục và 7 đơn vị. 
Số 18 gồm 1 chục và 8 đơn vị.
Số 19 gồm 1 chục và 9 đơn vị.
- Học sinh biết đọc, viết các số đó.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên : Bó chục que tính và các que tính rời.
- Học sinh : Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.
III/ Hoạt động dạy và học: 
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-Gắn mẫu vật: 13 hoa, 14 quả, 15 xe. Viết số 13, 14, 15 tương ứng.
3/Dạy học bài mới:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Hoạt động 1: Giới thiệu số 16.
-Cho Hs lấy 1 bó chục que tính và 6 que tính rời.
- 10 que tính và 6 que tính rời là bao nhiêu que tính?
->Ghi bảng. Đọc là “Mười ba”.
-Chỉ bảng 16.
-Yêu cầu Hs gắn số 16
G: Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị. Số 16 có 2 chữ số 1 và 6 viết liền nhau (1 bên trái – 6 bên phải).
Hoạt động 2: Giới thiệu số 17 – 18 – 19 (Các bước tiến hành tương tự số 16)
* Trò chơi giữa tiết:
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: viết số
Gv đọc Hs viết ở bảng con câu a; Câu b làm bảng lớp 
-Theo dõi Hs làm bài, sửa bài.
Bài 2: Điền số, yêu cầu Hs đổi sách sửa bài.
Hs làm vào sách , Gv quan sát giúp đỡ .
Bài 3: Hướng dẫn Hs đếm số mẫu vật rồi nối với số thích hợp, Gv theo dõi giúp Hs yếu.
Bài 4: Gọi Hs nêu yêu cầu , lên sửa bài, sửa sai. 
Gv vẽ sẵn lên bảng Hs lên làm 
Lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời.
16 que tính.
Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Tìm gắn số 16.
Nhắc cá nhân: Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị.
Hát múa.
Hs TB nêu yêu cầu 
Hs viết vào bảng con theo Gv
Hs khá 
Viết các số từ 11 -> 19.
Hs làm vào sách 
Hs đổi sách cho nhau 
Hs làm vào sách ghi bằng bút chì.
Hs TB, Yếu lên làm. Cả lớp nhậ xét 
4/ Củng cố dặn dò:
- Thu bài chấm, nhận xét. Gv ch3 lại vào các số 16, 17, 18, 19 Hs đọc và nói cấu tạo của các số. 
- Dặn Hs về nhà xem lại bài học.
 * Điều chỉnh – bổ sung:
Học vần
IÊC – ƯƠC
I/ Mục tiêu:
- HS đọc ,viết được iêc ,ươc,xem xiếc,rước đèn .Đọc được từ, câu ứng dụng.
- Rèn kĩ năng đọc,viết cho hs.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề
* Tăng cường tiếng việt : Giúp Hs tìm và hiểu được các từ có vần iêc, ước
* Gíao dục bảo vệ môi trường: ở hoạt động 1 tiết 2 Gv giáo dục cho Hs biết bảo vệ nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên : Tranh,mẫu vật
- Học sinh : Bộ chữ cái, bảng con, vở tập viết.
III/ Hoạt động dạy và học :
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc, viết bảng con,bảng lớp-
- Đọc SGKnhận xét 
3/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Tiết 1:
Hoạt động 1: Dạy vần mới
Gv ghi bảng lớp và hỏi. 
-H: Đây là vần gì?
-Phân tích vần iêc
-Đọc vần, yêu cầu Hs gắn vần iêc
-Yêu cầu Hs gắn tiếng xiêc
-Phân tích tiếng xiêc
-Đọc tiếng, chỉnh sửa
-Giới thiệu mẫu vật rút từ mới, yêu cầu Hs đọc, sửa sai.
* TCTV: Gv đưa một số vật có vần Hs nêu tên vật và cùng Gv phân tích vần 
-Đọc phần 1.
*Vần ươc: tiến trình tương tự
-So sánh 2 vần, nhận xét, bổ sung
-Đọc bài khóa.
Hoạt động 2: Viết bảng con.
-GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết.
-Yêu cầu Hs viết bảng con, chỉnh sửa.
- Quan sát giúp đỡ Hs yếu 
Hoạt động 3: từ ứng dụng:
-Giới thiệu từ và ghi bảng lớp yêu cầu Hs tìm tiếng có vần vừa học và gạch.
-Nhận biết tiếng có vần mới.
-Đọc bài , chỉnh sửa.
* Nghỉ chuyển tiết.
Tiết 2:
Hoạt động 1: Luyện đọc.
-Đọc bài tiết 1, sửa sai.
+Treo tranh giới thiệu câu ứng dụng.
* GDBVMT: Gv đưa câu hỏi và giáo dục Hs:
- Nước chúng ta dùng để làm gì?
- Nếu không có nước chúng ta có sống được không?
Gv giáo dục để Hs biết giữ gìn và bảo vệ nguồn nước luôn trong sạch. 
-Gọi HS đọc bài ,chỉnh sửa.
Hoạt động 2: Luyện viết.
-Lưu ý về độ cao, khoảng cách, nét nối.
-Hướng dẫn hs viết bài -Giúp đỡ HS yếu. Chấm bài-Nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 3: Luyện nói
Gv ghi bảng chủ đề luyện nói.
-Treo tranh nêu câu hỏi gợi ý khai thác nội dung tranh.
-GV bổ sung ý
-Hs nhắc lại chủ đề
 Đọc bài trong SGK,gv sửa sai.
Hs giỏi trả lời. Gv giúp đỡ. Cả lớp nhắc lại
Hs khá trả lời. 
Cá nhân, nhóm, lớp.Gắn vần
Thực hiện trên bảng gắn cá nhân
 Hs giỏi 
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Hs cùng tìm tên vật mẫu và phân tích theo hướng dẫn
Cá nhân, lớp.
So sánh
Cá nhân, lớp.
Viết bảng con.
Lắng nghe.
Hs tìm và gạch chân 
Cá nhân, nhóm, lớp.
Trò chơi.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Quan sát.
Cá nhân, lớp
Hs giỏi. 
Hs khá trả lời. 
Hs nghe 
Viết vào vở tập viết
Hs đọc chủ đề.Nói theo nhóm đôi 
Đại diện một số nhóm lên trình bày.
Cá nhân, lớp.
Cá nhân, lớp
4/ Củng cố dặn dò:
- Hôm nay học bài gì? Trò chơi thi nối từ với vần mới - nhận xét.
- Về nhà học thuộc bài, viết bài vào vở.
 * Điều chỉnh – bổ sung:
Mĩ thuật
Vẽ gà
I/Mục tiêu :
- Học sinh nhận biết hình dáng, các bộ phận của con gà trống , gà mái.
- Biết cách vẽ con gà. Tô màu theo ý thích.
- Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn, phát triển năng khiếu hội họa.
II/Chuẩn bị :
- Giáo viên :Tranh mẫu vẽ gà .
- Học sinh : Bộ ĐDHT.
III/Hoạt động dạy và học :
1/Ổn định lớp :
2/ Dạy học bài mới :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Giới thiệu bài :Vẽ gà .
Hoạt động 1 : Nhận biết tranh vẽ gà .
Hướng dẫn xem mẫu:
Mẫu vẽ gì?
Màu sắc con gà như thế nào?
Con gà có các bộ phận nào?
Gà trống có gì khác với gà mái ?
Nghỉ 5 phút.
Hoạt động 2 :Hướng dẫn vẽ gà.
- Hướng dẫn qui trình vẽ :
- Vẽ đầu trước , vẽ mình, vẽ chân , nối các bộ phận vẽ màu .
- Không vẽ to quá hoặc nhỏ quá.
- Lựa màu theo ý thích để vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành
Theo dõi HS vẽ vào vở, giúp đỡ HS yếu
- Lưu ý Hs không vẽ quá nhiều màu, khoảng 2,3 màu theo ý thích.
Nhắc đề bài
Xem mẫu.
Hs yếu trả lời.
Hs khá trả lời. 
Hs giỏi trả lời . Cả lớp nhắc lại 
Hs giỏi nhận xét.
Múa hát
Quan sát.
Vẽ bảng con. 
Hs thực hành vẽ 
Vẽ vào vở vẽ hoặc giấy A4
4/Củng cố dặn dò: 
- Đánh giá sản phẩm, GV cùng HS nhận xét một số bài .Trưng bày.
- Dặn học sinh quan sát hình dáng , màu sắc các con vật.
* Điều chỉnh – bổ sung:
TOÁN
HAI MƯƠI – HAI CHỤC
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết số lượng 20, 20 còn gọi là 2 chục.
- Rèn học sinh biết đọc, viết số 20 thành thạo.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên : Các bó chục que tính.
- Học sinh : Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: gọi Hs lên bảng.
-Gắn mẫu vật: 16 nhà, 17 hoa, 18 thuyền, 19 hình tròn. Viết số tương ứng.
3/Dạy học bài mới:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Hoạt động 1: Giới thiệu số 20
-Cho Hs lấy 1 bó chục que tính và 1 bó chục que tính nữa.
- Được tất cả mấy que tính.
- 1 chục que tính và 1 chục que tính là bao nhiêu que tính?
->Ghi bảng. Đọc là “Hai mươi”.
-Chỉ bảng 20.
G: 20 còn gọi là 2 chục.
-Yêu cầu học sinh gắn số 20
G: Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị. Số 20 có 2 chữ số là 2 và 0 viết liền nhau (2 bên trái – 0 bên phải).
* Trò chơi giữa tiết:
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Gv nêu yêu cầu bài. 
Hs viết vào bảng con.
Bài 2: Gv gọi Hs nêu yêu cầu. 
Gv chuẩn bị ở bảng phụ Hs cùng đọc và làm với Gv
Bài 3: Gv nêu yêu cầu 
Gv cho Hs làm vào sách giáo khoa.
Bài 4: Gv yêu cầu Hs nêu yêu cầu.
Gv treo bảng phụ, đọc vàhướng dẫn Hs làm
Gv nhận xét. 
Lấy 1 bó chục que tính và 1 bó chục que tính.
Hs giỏi trả lời .
Hs khá trả lời. Cả lớp nhắc lại.
Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Tìm gắn số 20.
Nhắc cá nhân: Số 20 gồm 1 chục và 0 đơn vị.
Hát múa.
Hs làm vào bảng con.
Hs khá nêu yêu cầu.
Hs làm theo hướngdẫn của Gv
Hs nghe và làm theo hướng dẫn.
Hs giỏi nêu 
Cả lớp làm bài.
4/ Củng cố dặn dò:
- Thu chấm, nhận xét. Gv cho Hs chơi trò chơi tiếp xức bằng cách viết tiếp các số vào tia số.
- Về ôn bài. Xem bài tiếp sau .
* Điều chỉnh – bổ sung:
SINH HOẠT TẬP THỂ 
I/ Mục tiêu:
- Học sinh nắm được ưu khuyết điểm của mình trong tuần.
- Biết khắc phục và phấn đấu trong tuần tới.
- Gíao dục học sinh mạnh dạn và biết tự quản.
II/ Chuẩn bị:
- Gíao viên : Nội dung sinh hoạt, trò chơi, bài hát.
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Nhận xét các hoạt động trong tuần qua.
 +Đạo đức :
 -Đa số các em chăm ngoan, lễ phép,vâng lời thầy cô
 -Đi học chuyên cần, nghỉ học có phép, đi học đúng giờ.
 -Các em đều tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. 
 -Biết giữ trật tự lớp học .
 +Học tập :
 -Chuẩn bị bài tốt, học và làm bài đầy đủ. 
 - Học sinh có đầy đủ dụng cụ học tập.
 - Biết rèn chữ giữ vở.
 -Nề nếp lớp tương đối tốt.
+ Hoạt động ngoài giờ :
- Tham gia thi viết đẹp đúng kế hoạch .
-Thực hiện tốt an toàn giao thông .
Hoạt động 2: Ôn các số tự nhiên từ 0 cho đến 20
	Bằng cách đếm bằng miệng và tập ghi ở bảng con.
 -Chơi trò chơi: Con muỗi.
Hoạt động 3: Nêu phương hướng tuần tới.
 - Tiếp tục ôn tập hai môn Toán – Tiếng Việt.
 - Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập học kì 2 .
 - Nhắc nhở 1 số em còn mắc khuyết điểm, cần phấn đấu trong tuần tới.
 - Tiếp tục thực hiện theo chủ điểm 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 Tuan 19(2).doc