Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý để học tốt môn Tập làm văn lớp 5

Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý để học tốt môn Tập làm văn lớp 5

 Thế kỉ XXI mở ra nhiều thách thức và vận hội đối với đất nướcMục tiêu giáo dục tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và cung cấp cho trẻ những trí thức cân thiết. Môn tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng nói và viết. Nhưng học sinh còn lúng túng không biết nói gì? viết gì? Vì vậy dạy cho học sinh biết quan sát tìm ý để hình thành một thói quen chuẩn bị làm tốt là một yêu cầu quan trọng khi làm văn. Muốn quan sát tốt, học sinh cần nắm được cách quan sát và những yêu cầu quan sát để làm văn.

 Đối với cả giáo viên và học sinh đều chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của giờ hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý nên chất lượng giờ dạy còn hạn chế.

 Với mong muốn có một đóng góp nhỏ bé trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện; nâng cao năng lựcc sư phạm cho bản thân, tôi đã chọn đề tài

 

doc 13 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1061Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý để học tốt môn Tập làm văn lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN XUYÊN MỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC XUYÊN MỘC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: 
HƯỚNG DẪN HỌC SINH QUAN SÁT, TÌM Ý 
ĐỂ HỌC TỐT MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 5
Người thực hiện: Nguyễn Thị nhâm
Đơn vị: trường Tiểu học Xuyên Mộc
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài:
Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý để học tốt môn tập làm văn
 A- PHẦN MỞ ĐẦU:
 I. Lí do chọn đề tài
 Thế kỉ XXI mở ra nhiều thách thức và vận hội đối với đất nướcMục tiêu giáo dục tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và cung cấp cho trẻ những trí thức cân thiết. Môn tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng nói và viết. Nhưng học sinh còn lúng túng không biết nói gì? viết gì? Vì vậy dạy cho học sinh biết quan sát tìm ý để hình thành một thói quen chuẩn bị làm tốt là một yêu cầu quan trọng khi làm văn. Muốn quan sát tốt, học sinh cần nắm được cách quan sát và những yêu cầu quan sát để làm văn.
 Đối với cả giáo viên và học sinh đều chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của giờ hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý nên chất lượng giờ dạy còn hạn chế.
 Với mong muốn có một đóng góp nhỏ bé trong việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện; nâng cao năng lựcc sư phạm cho bản thân, tôi đã chọn đề tài:
“Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý để học tốt môn tập làm văn”.
 1. Cơ sở lí luận
 a. Vị trí, nhiệm vụ của môn tập làm văn 
 Môn tập làm văn có nhiệm vụ chủ yếu là dạy học sinh sản sinh ra các ngôn bản và viết. Tập làm văn còn là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu biết, đời sống, trình độ văn hoá của học sinh. Bài tập làm văn trở thành sản phẩm tổng hợp, là nơi trình bày kết quả  đích thực của việc học Tiếng Việt.
 Tiết dạy quan sát và tìm ý là tổ chức cho học sinh quan sát đối tượng miêu tả là một công việc thuộc về nguyên tắc khi dạy học văn miêu tả. Trên cơ sở có sự thu nhận trực tiếp các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc của mình, học sinh mới bắt tay vào làm bài. Khi quan sát học sinh huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc giúp cho việc quan sát tốt hơn. Từ đó hiểu biết và kĩ năng về văn miêu tả được hình thành một cách tự giác chủ yếu qua con đường thực hành.
 Tiết học này mở đầu một quy trình dạy một kiểu bài . thông qua giải quyết một bài cụ thể luyện cho học sinh hai kỹ năng:
 - Tìm tư liệu cho đề bài để chuẩn bị tập làm văn.
  - Cung cấp hiểu biết chung nhất mang tính lý thuyết về kiểu bài , loại bài.
 b. Cơ sở tâm lý và cơ sở ngôn ngữ
           * ở lứa tuổi lớp 5 học sinh đang phát triển về hệ xương, hệ thần kinh,...
 * Các em đã có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn, các em thích quan sát mọi vật xung quanh. Khả năng tư duy cụ thể nhiều hơn khả năng khái quát hoá về t/c các em rất nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước,. Các em dễ xúc động và bắt đầu biết mơ ước có trí tượng phong phú. Thích nghi lại các vấn đề mà mình đã quan sát được. Song vốn ngôn ngữ chưa phong phú. Sắp xếp ý chưa có hệ thống và diễn đạt còn thiếu mạch lạc.
 c. Chương trình và sách giáo khoa
 * Chương trình 
 Tập làm văn ở lớp 5 một tuần có 2 tiết, tổng cộng có 70 tiết/năm học. Gồm:
 + Miêu tả:               
                          -Tả cảnh 
-Tả người 
 + Tập viết đoạn đối thoại.
 + Làm báo cáo thống kê.
 + Ôn tập làm đơn
 + Ôn tập kể chuyện.
 + Ôn tả đồ vật. 
 + Ôn tả cây cối.
 +Ôn tả con vật.
- Số tiết dạy học sinh quan sát tìm ý cho học sinh lớp 5 không nhiều. Kết quả cuối cùng của tiết học này là học sinh phải tìm được ý cần thiết chuẩn bị cho việc làm bài văn theo yêu cầu của đề bài đã cho. Hình thành phương pháp kĩ năng quan sát cho những yêu cầu của các đề văn khác.
 * Sách giáo khoa: 
 Sách tiếng việt lớp 5 và một số sách tham khảo.
 2. Cơ sở thực tiễn
 a. Quan điểm của giáo viên và học sinh 
 * Học sinh: Phần đông học sinh khi đươch hỏi em có thích nghe phân tích cái hay ,cái đẹp trong văn học không thì các em trả lời là “thích” nhưng hỏi các em có thích văn học không thì nhiều em đều trả lời “không thích” vì “khó học”.
Học sinh ngại nói ngại viết
        *Giáo viên: Đại đa số giáo viên đều cho các tiết dạy học sinh  quan sát tìm ý “khó dạy”. Đây là các tiết mới có từ khi thực hiện SGK cải cách giáo dục, các chỉ dẫn về phương pháp giảng dạy còn sơ lược, kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên về quan sát tìm ý chưa nhiều.
Tuy vậy môn tập làm văn rất quan trọng, là môn thi tốt nghiệp nên cả giáo viên và học sinh đều rất coi trọng.
 b. Thực trạng việc dạy giờ quan sát tìm ý ở trường tiểu học
 * Nội dung mức độ kỹ năng cần đạt được
Đề bài tập làm văn ở lớp 5 thường chọn những đề bài gần gũi với học sinh và học sinh có điều kiện được quan sát cụ thể đối tượng cần miêu tả.
 * Mức độ kỹ năng cần đạt
- Kỹ năng quan sát: Biết lựa chọn trình tự quan sát; biết sử dụng các giác quan để quan sát; quan sát cần đi vào trọng tâm của cảnh vật và người ® rèn luyện sự tinh tế trong quan sát.
 * Phương pháp
 Trình tự tiết dạy thường được thiết kế như sau:
 - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
 - Giới thiệu đề bài
 - Tìm hiểu để
 - Đọc phần hướng dẫn, ghi nhớ
 - Đọc phần quan sát tìm ý của học sinh đã sắp xếp thành dàn ý.
 - Cho nhận xét
 - Tổng kết dặn dò.
 * Thực tế học sinh đã học đã thực hành và thu được kết quả gì qua giờ học.
 - Học sinh quan sát còn đại khái, lướt qua nên không tìm được ý ® ý nghèo nàn, bài văn không có sáng tạo.
 Học sinh ngoại nói, ngại viết.
 * Giáo viên: Đại đa số giáo viên đều cho các tiết dạy học sinh quan sát tìm ý “khó dạy”. 
 II. Mục đích nghiên cứu 
 Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy và học tập giờ quan sát tìm ý cho bài tập làm văn hiện nay, người viết có một số đề xuất về việc hướng dẫn học sinh biết quan sát tìm ý một cách tích cực có hiệu quả tiến tới học sinh có khả năng nói và viết tốt hơn.
 III. Đối tượng nghiên cứu 
 -Chương trình môn tập làm văn 
 -Phương pháp dạy môn tập làm văn
 -Cách tổ chức học sinh quan sát, tìm ý
 -Giáo vên và học sinh lớp 5 Trường Tiểu Học Xuyên Mộc.
 IV. Phương pháp nghiên cứu 
 1. Nghiên cứu tài liệu
 -Đọc tài liệu sách tham khảo
 - Sách tiếng Việt 5
 - Sách hướng dẫn giảng dạy tiếng Việt 5.
 - Sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn 5.
 - Phương pháp dạy học tiếng Việt tiểu học.( nhiều tác giả)
 - Tâm lý học( Phạm Đình Hạc – Nguyễn Kế Hào – Nguyễn Quang Uẩn)
 2. Khảo sát thực tế
 -Dự giờ thăm lớp
 -Khảo sát tình hình thực tế
 V-Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 Từ tháng 8 năm 2011 đến hết học kì I năm học 2011 - 2012
 B- PHẦN NỘI DUNG:
 I. Thực trạng việc dạy giờ quan sát tìm ý ở trường tiểu học
 * Nội dung mức độ kỹ năng cần đạt được
 Đề bài tập làm văn ở lớp 5 thường chọn những đề bài gần gũi với học sinh và học sinh có điều kiện được quan sát cụ thể đối tượng cần miêu tả.
 * Mức độ kỹ năng cần đạt
 - Kỹ năng quan sát: Biết lựa chọn trình tự quan sát; biết sử dụng các giác quan để quan sát; quan sát cần đi vào trọng tâm của cảnh vật và người ® rèn luyện sự tinh tế trong quan sát.
 * Nguyên nhân của những tồn tại
 - Sự hướng dẫn của sách học sinh chưa thật cụ thể, dễ hiểu.
 - Giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo ® hướng dẫn học sinh quan sát chưa kỹ.
 - Học sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả. Không quan sát theo đúng yêu cầu. Vốn ngôn ngữ còn quá tí ỏi.
 Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ dạy, không gây hứng thú học tập của học sinh.
II. Phương pháp
 Trình tự tiết dạy thường được thiết kế như sau:
 - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
 - Giới thiệu đề bài
 - Tìm hiểu để
 - Đọc phần hướng dẫn, ghi nhớ
 - Đọc phần quan sát tím ý của học sinh đã sắp xếp thành dàn ý.
 - Cho nhận xét
 - Tổng kết dặn dò.
 * Thực tế học sinh đã học đã thực hành và thu được kết quả gì qua giờ học.
 - Học sinh quan sát còn đại khái, lướt qua nên không tìm được ý ® ý nghèo nàn, bài văn không có sáng tạo.
 - Học sinh không biết ghi chép những ý mà mình quan sát được một cách rõ ràng.
 - Chưa biết sắp xếp ý theo một trình tự hợp lý. Từ đó hạn chế tới việc nói và viết.
 III. Biện pháp giải quyết vấn đề :
 Để giúp cho học sinh có hứng thú học tập ở khả năng quan sát tìm ý cho bài tập làm văn tốt tôi có một số giải pháp sau đây:
 1. Xác định rõ nhiệm vụ của môn tập làm văn và nhiệm vụ của giờ quan sát tìm ý.
 Chúng ta phải xác định dạy học sinh học môn tập làm văn là giúp cho các em nói viết lưu loát. Học sinh phát triển vốn từ ngữ, bồi dưỡng cảm xúc tình cảm lành mạnh trong sáng, khả năng lựa chọn sắp xếp ý rõ ràng. Rèn khả năng tư duy, trí tưởng tượng phong phú. Qua đó vốn sống của các em được tăng lên giúp các em tự tin, có khả năng ứng xử sinh hoạt trong cuộc sống.
 Đối với các tiết quan sát tìm ý: 
 Giáo viên phải nắm vững yêu cầu của tiết quan sát tìm ý gồm 2 mặt:
 +Chuẩn bị kiến thức phục vụ cho việc làm 1 đề văn theo yêu cầu bài đã cho.
 + Hình thành phương pháp và kĩ năng quan sát gắn với miêu tả.
 Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh: Khi quan sát phải sử dụng các giác quan như: mắt, mũi, tai, lưỡi để nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm nhằm nhận biết sự vật về hình dạng, màu sắc, âm thanh, mùi vị 
 Quan sát nhằm nhận ra nét độc đáo đặc biệt của đối tượng chứ không phải thống kê tỉ mỉ, trung thực mọi chi tiết về sự vật.
 Trong khi quan sát cần luôn gắn với cảm xúc, kỉ niệm, với cuộc sống cá nhân của người quan sát, từ đó gắn chặt với các hoạt động liên tưởng, so sánh, tưởng tượng của từng cá nhân.
 Từ việc quan sát học sinh tìm được những từ ngữ diễn tả đúng và sinh động những điều đã quan sát được.
 Hướng dẫn học sinh biết quan sát đúng trình tự: Quan sát toàn bộ đến quan sát từng phần, quan sát từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại. Trong quá trình quan sát phải biết sử dụng các giác quan để quan sát, đây là thao tác quan trọng nhất và có tính quyết định về nhiều mặt, thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát do đó kết quả thu được thường là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thính giác như: hình dáng, màu sắc, đường nét, độ xa, gần, vì vậy chúng ta cần lưu ý các emdung2 các giác quan thích hợp khác để quan sát. Ví ...   trò chơi mà mình thích đến lúc kết thúc trò chơi
 -Quan sát bằng nhiều giác quan
                     Mắt nhìn; Tai nghe; Mũi ngửi
 * Giáo viên có thể tổ chức quan sát giờ ra chơi trước khi tiết học diễn ra.
 * Cho vẽ tranh hoặc xem băng hình
 C- Các hoạt động trên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I-Kiểm tra bài cũ
Hỏi: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
Tiếp tục loại văn miêu tả, hôm nay các em bắt đầu sang kiểu bài mới, kiểu bài tả cảnh sinh hoạt
2. Chép đề lên bài bảng
3. Tìm hiểu đề
Hỏi: - Bài văn thuộc thể loại gì
 - Kiểu bài gì
 - Đối tượng miêu tả
 - Thời gian địa điểm
 - Trọng tâm
* Giáo viên vừa hỏi vừa gạch chân các từ quan trọng:
- Cảnh nhộn nhịp
- Sân trường
- Giờ ra chơi
Giáo viên
Hỏi: Các em đã quan sát giờ ra chơi chưa?
Gv nêu: Sách tiếng việt đã hướng dẫn chúng ta như thế nào về đề văn này
- Dàn bài chung cho bài văn tả cảnh sinh hoạt như thế nào?
- Em có theo thứ tự như dàn bài chung không?
- Trình bày dàn bài chi tiết
4. Em giới thiệu giờ ra chơi như thế nào?
- Giáo viên nhận xét
H: Thân bài của em gồm mấy ý?
- Phần tả bao quát gồm những ý gì?
- Giờ ra chơi gồm những trò chơi gì?
- Các trò chơi đó diễn ra như thế nào?
Hỏi: Em đã quan sát bằng những giác quan nào?
- Không khí chung trên sân trường ra sao?
Hỏi: Khi miêu tả các trò chơi diễn ra trên sân cần kết hợp tả những gì?
Hỏi: Giờ chơi kết thúc ra sao?
Hỏi: Kết luận cần nêu ý gì?
Giáo viên
Hỏi: Ai có thể tìm ý cho cả bài
Khi học sinh trình bày phần tìm ý, giáo viên gợi ý cho học sinh trả lời những nhận xét
* Giáo viên chốt lại ý đúng
III-Củng cố-Dặn dò
+ Củng cố: Đọc lại dàn bài
- Giáo viên có thể giới thiệu 1 dàn bài chuẩn bị cho h/s
+ Dặn dò: Sửa lại dàn bài
- Tả hoạt động vui chơi  là chính. Cần chọn lại các chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nổi không khí vui chơi nhộn nhịp.
- Có thể lựa chọn các trình tự miêu tả khác
- Chú ý dùng đặt câu, diễn ý sinh động 
Kết thúc giờ học có thể cho hát bài hát “Ra sân ta cùng chơi”.
 Tuyên dương các em học tập tốt
- Các tổ trưởng báo cáo
- Học sinh chép vào vở, vài học sinh nhắc lại
- HS1: Thể loại miêu tả
- HS2: Kiểu bài tả cảnh sinh hoạt
- HS3: Cảnh học sinh vui chơi
- HS4: Sau 2 tiết học, tại sân trường em
- HS5:  Hoạt động của nhiều người diễn ra trong giờ chơi
- Học sinh trả lời cá nhân.
- Học sinh đọc phần hướng dẫn trong SGK
 Học sinh đọc phần gi nhớ 
Vài học sinh nêu
1. Mở bài: Giới thiệu giờ ra chơi
 2. Thân bài: Tả cảnh giờ ra chơi
a) Tả bao quát
- Sân trường lúc bắt đầu ra chơi
b) Tả chi tiết các trò chơi:
- Nhảy dây
- Kéo co
- Đọc báo..
- Dạo chơi
 3. Kết luận. 
 - HS trả lời, HS khác bổ sung.
- HS trả lời cá nhân.
- HS trả lời cá nhân.
- Cần tả cảnh thiên nhiên để làm nền cho mọi hoạt động.
 - HS trả lời cá nhân.
 - HS trả lời cá nhân.
 * Học sinh nhận xét phần trình bày của bạn với các tiêu chí:
- Bài văn đã nổi rõ trọng tâm chưa?
- Có điểm nào cần tả mà chưa nêu?
- Đã lựa chọn những chi tiết đặc sắc chưa?
- Quan sát đã chính xác chưa?
- Cần xếp lại đoạn nào?
- Lời văn dùng từ có ưu điểm gì?
- HS đọc.
- HS ghi vào vở
IV.Tự đánh giá kết quả thực hiện
 Qua việc giảng dạy theo các quy trình trên, tôi thấy giờ văn quan sát tìm ý của lớp tôi đã đạt kết quả khá tốt:
 - 100% học sinh nắm được thể loại, yêu cầu của đề bài;
 - 100% học sinh có khả năng quan sát tìm ý;
 - 70 % học sinh kiểm tra đạt điểm khá trở lên;
 Các bài kiểm tra định kì các môn Tập làm văn các em làm bài đạt trên trung bình 100%.
 C. PHẦN KẾT LUẬN: 
 I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
 Hướng dẫn học sinh quan sát tìm ý trước khi làm bài tập làm văn thực sự là một vấn đề cần thiết và quan trọng. Giáo viên phải tạo điều kiện cho các em đến tận nơi quan sát đối tượng được miêu tả, coi việc tổ chức cho các em quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả là một công việc thuộc nguyên tắc dạy học làm văn miêu tả. Giáo viên phải dạy tốt tiết quan sát tìm ý. Trong tiết học đó, học sinh phải tập quan sát bằng nhiều giác quan khác nhau. Tuy vậy giáo viên cũng cần hướng dẫn các em quan sát, phải huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc rồi gi chép lại. Trong giờ học, thầy phải hướng dẫn các em, nhận xét, uốn nắn, chuẩn bị ứng phó với các tình huống sư phạm. Giờ tập làm văn đảm bảo thep hướng đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. các em được học tập tích cực, chủ động và sáng tạo suy nghĩ độc lập, tự nhiên không gò bó, rập khuân máy móc. Tuy nhiên học sinh vẫn còn một số khó khăn khi quan sát tìm ý. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc hướng dẫn học sinh. Giáo viên phải động viên và khuyến khích các em mạnh dạn , tích cực hơn. Có như vâỵ học sinh mới có thể học tốt môn tập làm văn ở lớp cuối cấp này.
 II. Bài học kinh nghiệm:
 Đối với giáo viên: Giáo viên phải có năng lực chuyên môn vững vàng, phải có vốn kiến thức, có vốn từ ngữ vốn, hiểu biết phong phú để có thể giúp đỡ hoặc cung cấp thêm kiến thức cho các em.
 Giáo viên phải có tinh thần tự học tự nhằm nâng cao năng lực bản thân.
 Giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm, luôn quan tâm đến học sinh, hết lòng vì học sinh. Trong từng tiết dạy giáo viên phải hướng dẫn học sinh hết sức cụ thể, nhận xét sủa chữa bài làm của học sinh một cách tỉ mỉ, rõ ràng.
 Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài tốt, có đồ dùng dạy học đầy đủ sinh động.
 Thường xuyên động viên khuyến khích học sinh.
 Đối với học sinh: Các em phải có tinh thần và ý thức học tập tốt, luôn có ý thức vươn lên trong học tập.
 Các em phải có sự chuẩn bị bài chu đáo, phải trau dồi để có được vốn từ ngữ và vốn hiểu biết phong phú qua các phân môn các bài học trong trương trình hoặc tham khảo thêm qua sách báo, tài liệu tham khảo.
 Trong giờ học các em phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, tích cực phát biểu xây dựng bài, lắng nghe lời nhận xét của thầy cô để tiếp thu những ưu điểm và biết sửa chữa những tồn tại của mình.
III. Đề xuất:
 Đối với nhà trường và phòng Giáo dục nên thường xuyên mở các đợt chuyên đề, hội thảo về phương pháp dạy phân môn Tập làm văn ở tất cả các khối lớp để các giáo viên được tham gia dạy cũng như dự giờ nhăm nâng cao năng lực chuyên môn.
 Nhà trường nên trang bị thêm nhiều tài liệu, sách tham khao3cho giáo viên và học sinh để giáo viên và học sinh có thể tham khảo thêm.
 Nên tổ chức các kì thi học sinh giỏi văn các cấp nhằm khuyến khích động viên cũng như phát hiện, bồi dưỡng và phát triển những tài năng của học sinh.
 Trên đây là một số suy nghĩ tìm tòi của tôi trong quá trình dạy học sinh quan sát, tìm ý. Do không có nhiều thời gian nghiên cứu và trình độ, kinh nghiệm có hạn nên những vấn đề nêu trên không khỏi có sai sót. Tôi mong nhận được những góp ý, phê bình của Ban giám hiệu nhà trường, của các bạn đồng nghiệp để tôi có thể rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học ngày một tốt hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn.
                                                                      Xuyên Mộc, ngày 01 tháng 3 năm 2012
 Người viết
 	 Nguyễn Thị Nhâm
D. Tài liệu tham khảo – Phụ lục:
1. Tài liệu Nghiên cứu :
 -Đọc tài liệu sách tham khảo
 - Sách tiếng Việt 5
 - Sách hướng dẫn giảng dạy tiếng Việt 5.
 - Sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn 5.
 - Phương pháp dạy học tiếng Việt tiểu học.( nhiều tác giả)
 - Tâm lý học( Phạm Đình Hạc – Nguyễn Kế Hào – Nguyễn Quang Uẩn)
2. Phụ lục
 A- PHẦN MỞ ĐẦU:
 I. Lí do chọn đề tài
	 1. Cơ sở lí luận
	 2. Cơ sở thực tiễn
 II. Mục đích nghiên cứu 
 III. Đối tượng nghiên cứu 
 IV. Phương pháp nghiên cứu 
 1. Nghiên cứu tài liệu
 2. Khảo sát thực tế
 V-Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 B- PHẦN NỘI DUNG:
 I. Thực trạng việc dạy giờ quan sát tìm ý ở trường tiểu học
 II. Phương pháp
 III. Biện pháp giải quyết vấn đề :
 1. Xác định rõ nhiệm vụ của môn tập làm văn và nhiệm vụ của giờ quan sát tìm ý.
 2. Những việc cần chuẩn bị.
 3. Tổ chức cho học sinh quan sát
 4. Quy trình lên lớp
 IV.Tự đánh giá kết quả thực hiện
 C. PHẦN KẾT LUẬN: 
 I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
 II. Bài học kinh nghiệm:
 III. Đề xuất:
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG HUYỆN:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docHUONG DAN HOC SINH QUAN SAT TIM Y DE HOC TOT MONTAP LAM VAN LOP 5.doc