Học vần
BÀI 46: ôn, ơn
I.MỤC TIÊU:
- HS đọc được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca.
- Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Tranh minh hoạ ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: con chồn, khôn lớn
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tiết1
1.Kiểm tra bài cũ:
- 4 HS đọc ở bảng con: bạn thân, gần gũi, khăn rằn, dặn dò.
- HS viết vào bảng con: Tổ 1: bạn thân Tổ2: gần gũi Tổ 3: khăn rằn
Tuần 12 Thứ Hai, ngày 16 tháng 11 năm 2009 Học vần Bài 46: ôn, ơn I.Mục tiêu: - HS đọc được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca; từ và câu ứng dụng. - Viết được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca. - Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn. II. Đồ dùng dạy- học - Tranh minh hoạ ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: con chồn, khôn lớn - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK. III. Các hoạt động dạy- học: Tiết1 1.Kiểm tra bài cũ: - 4 HS đọc ở bảng con: bạn thân, gần gũi, khăn rằn, dặn dò. - HS viết vào bảng con: Tổ 1: bạn thân Tổ2: gần gũi Tổ 3: khăn rằn 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Dạy vần : ôn * Nhận diện vần - HS cài âm ô sau đó cài âm n . GV đọc ôn. HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp ? Vần ôn có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ? * Đánh vần: ô - nờ - ôn - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: ôn - GV: Vần ôn có trong tiếng chồn. GV ghi bảng ? Tiếng chồn có âm gì , vần gì và dấu gì - HS đánh vần: chờ - ôn - chôn - huyền - chồn - theo cá nhân, tổ, lớp - HS đọc trơn: chồn theo cá nhân, tổ, cả lớp. - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì? - GV: Tiếng chồn có trong từ con chồn . GV ghi bảng. - HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp. - HS đọc: ôn - chồn - con chồn - con chồn - chồn - ôn. - GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS c.Dạy vần ơn (Quy trình dạy tương tự như vần ôn ) d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu - Tìm tiếng có chứa vần vừa học đ. Hướng dẫn viết: - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét - HS viết vào bảng con: ôn, ơn, con chồn, sơn ca. Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc: - HS đọc lại bài của tiết 1 + HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp - Đọc câu ứng dụng + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. - GV ghi câu ứng dụng lên bảng - HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp. b. Luyện nói: - HS đọc tên bài luyện nói: Mai sau khôn lớn - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV: + Trong tranh vẽ gì ? + Mai sau lớn lên, em thích làm gì ? + Tại sao em thích làm nghề đó ? + Bố mẹ em đang làm nghề gì ? + Em đã nói cho bố mẹ em biết ý định tương lai của em chưa ? + Muốn trở thành người như em mong muốn, bây giờ em phải làm gì ? c. Luyện viết : - HS viết vào vở tập viết : ôn, ơn, con chồn, sơn ca. - GV theo dõi - giúp đỡ thêm. - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS. d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ôn, ơn vừa học IV. Củng cố - dặn dò: - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần. - GV nhận xét tiết học. --------------------------------------------------------------------- Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học; phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: - Gọi 3 em lên bảng làm các bài tập sau, cả lớp làm vào bảng con 5 - 3 = 4 - 0 = 5 + 0 = - Gv nhận xét ghi điểm . 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Luyện tập chung b. Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập trong SGK ( bằng miệng ) - HS nêu các bài tập 1, 2, 3, 4, - GV cùng HS chữa bài ở bảng. c. HS làm bài tập vào vở bài tập Toán: - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm. - GV chấm bài - chữa bài. 3. Nhận xét tiết học - dặn dò: - Tuyên dương những em làm bài tốt. -------------------------------------------------------------------- Thứ Ba, ngày 17 tháng 11 năm 2009 Thể dục Thể dục RLTTCB - Trò chơi I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ v. - Biết cách đứng kiễng gót, hai tay chống hông, đứng đưa một chân ra trước, hai tay chống hông. - Bước đầu thực hiện được đứng đưa một chân ra sau( mũi bàn chân chạm mặt đất), hai tay giơ cao thẳng hướng. - Làm quan với trò chơi ( động tác chuyển bóng có thể chưa đúng cách ) II. Phương tiện dạy học: - 1 quả bóng + 1 cái còi. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Phần mở đầu - GV phổ biến nội dung ,yêu cầu bài học. - Ôn phối hợp 2 x 4 nhịp 2. Phần cơ bản - Đứng kiểng gót hai tay chống hông : 2 lần. - Đứng đưa 1 chân ra trước, hai tay chống hông. - Học động tác: Đứng đưa 1 chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng ( 5 lần ) - Ôn trò chơi: Chuyền bóng tiếp sức. 3. Phần kết thúc. - Đứng vổ tay hát 1 bài. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét chung giờ học. Toán Phép cộng trong phạm vi 6 I. Mục tiêu: - Thuộc bảng cộng, biết làm tính cộng trong phạm vi 6; biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ. II. Đồ dùng dạy học: - Các vật mẫu: con bướm, quả cam, hình vuông... - Sử dụng bộ đồ dùng học toán, dạy toán 1. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bảng cộng trong phạm vi 6: a. Hướng dẫn HS phép cộng: 5 + 1 = 6 - GV hỏi: “ 5 con gà thêm 1 con gà là mấy con gà” HS nêu được: Có 5 con gà thêm 1 con gà là 6 con gà. HS nêu lại. “ 5 thêm 1 bằng 6 ”HS nêu lại. - GV: Ta viết 5 thêm 1 bằng 6 như sau: 5 + 1 = 6 dấu + gọi là cộng. - GV giới thiệu cách đọc: 5 + 1 = 6. - HS đọc: “ Năm cộng một bằng sáu” - Hướng dẫn HS viết dấu cộng b. Hướng dẫn HS phép cộng: 1 + 5 = 6, 4 + 2 = 6, 3 + 3 = 6 cũng làm như trên với các vật mẫu khác nhau. c. Cho HS đọc lại công thức cộng: 5+ 1 = 6, 1 + 5 = 6, 2 + 4 = 6, 4 + 2 = 6, 3 + 3 = 6. d. Hướng dẫn HS nêu được: 5 + 1, 1 + 5 ; 4 + 2, 2 + 4 đều có kết quả như nhau và đều bằng 6. - Tập viết các phép cộng trên bảng con: GV đọc - HS viết: 5 + 1 = 4 + 2 = 3 + 3 = 3 1 2 + 3 + 5 + 4 ___ ___ ___ - Hướng dẫn HS cộng theo 2 chiều: 5 + 1 = 6 6 = 5 + 1 6 = 1 + 5 2. Hướng dẫn HS thực hành: - HS làm các bài tập 1 , 2, 3, 4, 5 vào vở bài tập toán1 - HS tìm hiểu đề bài. - GV gợi ý cách làm - Dự kiến lỗi sai của HS và cách chữa lỗi các bài tập 4, 5. Bài 4: HS thường điền số bài toán lệch nhau. Vì vậy cần cho HS quan sát kỷ bức tranh ở hình vẽ a, b. GV nêu miệng bài toán. Bài 5: HS yếu không biết vẽ thêm chấm tròn vì các em không đọc được yêu cầu nên GV hướng dẫn HS vẽ bằng cách hỏi: ? Bên trái có mấy chấm tròn (4), vậy phải vẽ thêm mấy chấm tròn để được 6 chấm tròn ( 2 ). Vậy ta vẽ thêm 2 chấm tròn vào bên nào ? ( bên phải ) - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm. - Chấm bài - chữa bài 3. Nhận xét - dặn dò: - Tuyên dương 1 số em làm bài tốt. --------------------------------------------------------------------- Học vần Bài 47: en, ên I.Mục tiêu: - HS đọc được: en, ên, lá sen, con nhện; từ và câu ứng dụng. - Viết được: en, ên, lá sen, con nhện. - Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới. II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: lá sen, con nhện - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK. III. Các hoạt động dạy- học: Tiết1 1.Kiểm tra bài cũ: - 4 HS đọc ở bảng con: Ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mởn.. - HS viết vào bảng con: Tổ 1: ôn bài Tổ2: khôn lớn Tổ 3: mơn mởn 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Dạy vần : en * Nhận diện vần - HS cài âm e sau đó cài âm n . GV đọc en. HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp ? Vần en có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ? * Đánh vần: e - nờ - en - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: en - GV: Vần en có trong tiếng sen GV ghi bảng ? Tiếng sen có âm gì , vần gì và dấu gì - HS đánh vần: sờ - en - sen - theo cá nhân, tổ, lớp - HS đọc trơn: sen theo cá nhân, tổ, cả lớp. - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. - GV: Tiếng sen có trong từ lá sen. GV ghi bảng. - HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp. - HS đọc: en - sen - lá sen - lá sen - sen - en - GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS c.Dạy vần ên (Quy trình dạy tương tự như vần en ) d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu - Tìm tiếng có chứa vần vừa học đ. Luyện viết: - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét - HS viết vào bảng con: en , ên, lá sen, con nhện. Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc: - HS đọc lại bài của tiết 1 + HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp - Đọc câu ứng dụng + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. - GV ghi câu ứng dụng lên bảng - HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp. b. Luyện nói: - HS đọc tên bài luyện nói: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV: + Trong tranh vẽ gì ? + Trong lớp bên phải em là bạn nào ? + Ra xếp hàng, đứng trước và đứng sau em là bạn nào ? + Ra xếp hành, bên trái tổ em là tổ nào ? + Em viết bằng tay trái hay tay phải ? + Em tự tìm lấy vị trí các vật yêu thích của em ở xung quanh em ? c. Luyện viết : - HS viết vào vở tập viết : en , ên, lá sen, con nhện. - GV theo dõi - giúp đỡ thêm. - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS. d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ôn, ơn vừa học IV. Củng cố - dặn dò: - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần. - GV nhận xét tiết học. Thứ Tư, ngày 18 tháng 11 năm 2009 Học vần Bài 48: in, un I.Mục tiêu: - HS đọc được: in, un, đèn pin, con giun; từ và câu ứng dụng. - Viết được: in, un, đèn pin, con giun. - Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Nói lời xin lỗi. II. Đồ dùng dạy- học - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: đèn pin, con giun. - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK. III. Các hoạt động dạy- học: Tiết1 1.Kiểm tra bài cũ: - 4 HS đọc ở bảng con: áo len, khen ngợi, mũi tên, nền nhà - HS viết vào bảng con: Tổ 1: áo len Tổ2: khen ngợi Tổ 3: nền nhà 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Dạy vần : in * Nhận diện vần - HS cài âm i sau đó cài âm n . GV đọc in. HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp ? Vần in có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ? * Đánh vần: i - nờ - in - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: in - GV: Vần in có trong tiếng pin GV ghi bảng ? Tiếng pin có âm gì , vần gì và d ... ----------- Thứ Năm, ngày 19 tháng 11 năm 2009 Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6. II. Các hoạt động dạy - học: HĐ1: Làm miệng các bài tập trong SGK - Gọi HS đứng tại chỗ nêu cách tính: 1 + 3 + 2 = 6 - 3 - 1 = 6 - 1 - 2 = - GV cùng cả lớp nhận xét, sửa lỗi. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở bài tập Toán. - HS nêu yêu cầu của các bài 1, 2, 3, 4, 5. - HS làm bài - GV theo dõi, giúp đỡ thêm. - Chấm bài - Nhận xét bài làm của các em. *Dự kiến bài tập 4: HS yếu sẽ lúng túng với bài tập này. GV cần hướng dẫn kĩ. VD: ... + 2 = 6 3 + ... = 6 5 + ... = 6 - GV hướng dẫn bằng cách nêu câu hỏi gợi ý: ? Mấy cộng 2 để bằng 6 ( 4 ). Vậy ghi số mấy vào chỗ chấm. Bài 5: Hướng dẫ gợi ý cho HS làm bài. Muốn điền số vào ô trốngtrước hết các em phải quan sát kỉ bức tranh vẽ gì? - GV nêu tình huống: Có 6 con vịt bơi dưới ao, 3 con bơi lên bờ. Hỏi còn lại mấy con bơi dưới ao ? 3. Nhận xét tiết học - dặn dò: - Tuyên dương những em làm bài tốt. ------------------------------------------------------------------ Đạo đức Nghiêm trang khi chào cờ ( tiết 1 ) I.Mục tiêu: - Biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam. - Nêu được: Khi chào cờ cần phải bỏ mũ nón, đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì. - Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần. - Tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam. II. Các đồ dùng dạy - học: - Một lá cờ Việt Nam. III. Các hoạt động dạy - học: HĐ1: Quan sát tranh bài tập 1 và đàm thoại: + Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì.? + Các bạn đó là người nước nào ? Vì sao em biết ? *Kết luận: Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu, làm quên với nhau, mỗi bạn mang 1 quốc tịch riêng như Việt Nam, Lào... Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam. HĐ2: Quan sát tranh bài tập 2 và đàm thoại: - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ ( nhóm 2 ). Yêu cầu HS quan sát và cho biếtnhững người trong tranh đang làm gì ? ? Tư thế họ đứng chào cờ như thế nào. ? Vì sao họ đứng nghiêm trang khi chào cờ. ? Vì sao họ lại sung sướng cùng nhau nâng lá cờ tổ quốc. *Kết luận: Quốc kì là tượng trưng cho 1 nước. Quốc kỳ Việt Nam màu đỏ... - Quốc ca là bài hát chính thức của 1 nước dùng khi chào cờ. - Khi chào cờ cần phải: + Bỏ mũ nón xuống. + Sửa lại đầu tóc quần áo cho chỉnh tề. + Đứng nghiêm + Mắt hướng nhìn Quốc kỳ + Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kỳ, thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam. HĐ3: HS làm bài tập 3 - HS làm bài và trình bày ý kiến *KL: Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang, không quay ngang, quay giữa, nói chuyện riêng. IV. Nhận xét tiết học - dặn dò: - Nhận xét chung tiết học. ------------------------------------------------------------------- Học vần Bài 49: iên, yên I.Mục tiêu: - HS đọc được: iên, yên, đèn điện, con yến; từ và câu ứng dụng. - Viết được: iên, yên, đèn điện, con yến. - Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Biển cả. II. Đồ dùng dạy- học - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: đèn điện, con yến. - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK. III. Các hoạt động dạy- học: Tiết1 1.Kiểm tra bài cũ: - 4 HS đọc ở bảng con: nhà in, xin lỗi, mưa phùn, vun xới. - HS viết vào bảng con: Tổ 1: nhà in Tổ2: xin lỗi Tổ 3: mưa phùn 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Dạy vần : iên * Nhận diện vần - HS cài âm iê sau đó cài âm n . GV đọc iên HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp ? Vần iên có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ? * Đánh vần: iê - nờ - iên - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: iên - GV: Vần iên có trong tiếng điện GV ghi bảng ? Tiếng điện có âm gì , vần gì và dấu gì? - HS đánh vần: đờ - iên - điên - nặng - điện - theo cá nhân, tổ, lớp - HS đọc trơn: điện theo cá nhân, tổ, cả lớp. - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. - GV: Tiếng điện có trong từ đèn điện GV ghi bảng. - HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp. - HS đọc: iên - điện - đèn điện - đèn điện - điện - iên. - GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS c.Dạy vần yên (Quy trình dạy tương tự như vần iên ) d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu - Tìm tiếng có chứa vần vừa học đ. Hướng dẫn viết: - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét - HS viết vào bảng con: iên, yên, đèn điện, con yến. Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc: - HS đọc lại bài của tiết 1 + HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp - Đọc câu ứng dụng + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. - GV ghi câu ứng dụng lên bảng - HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp. b. Luyên nói: - HS đọc tên bài luyện nói: Biển cả. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV: + Trong tranh vẽ gì ? + Em thường thấy, thường nghe nói biển có những gì ? + Bên những bãi biển thường có những gì ? + Nước biển mặn hay ngọt? Người ta dùng nước biển làm gì ? + Những núi ở ngoài biển được gọi là gì? Trên ấy thường có những gì ? + Những người nào thường sinh sống ở biển ? + Em có thích biển không ? Em đã được bố mẹ cho đi biển lần nào chưa ? ở đấy em làm gì ? c Luyện viết : - HS viết vào vở tập viết : iên, yên, đèn điện, con yến. - GV theo dõi - giúp đỡ thêm. - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS. d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần iên, yên vừa học IV. Củng cố - dặn dò: - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần. - GV nhận xét tiết học Buổi chiều ( Dạy bài ngày thứ Sáu ) Học vần Bài 50: uôn, ươn I.Mục tiêu: - HS đọc được: uôn, uơn, chuồn chuồn, vươn vai; từ và câu ứng dụng. - Viết được: uôn, uơn, chuồn chuồn, vươn vai. - Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào. II. Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: chuồn chuồn, vươn vai. - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK. III. Các hoạt động dạy- học: Tiết1 1.Kiểm tra bài cũ: - 4 HS đọc ở bảng con: cá biển, viên phấn, yên ngựa, yên vui. - HS viết vào bảng con: Tổ 1: cá biển Tổ2: viên phấn Tổ 3: yên ngựa 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Dạy vần : uôn * Nhận diện vần - HS cài âm uô sau đó cài âm n . GV đọc uôn, HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp ? Vần uôn có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ? * Đánh vần: uô - nờ - uôn - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: uôn - GV: Vần uôn có trong tiếng chuồn GV ghi bảng ? Tiếng chuồn có âm gì , vần gì và dấu gì - HS đánh vần: chờ - uôn - chuôn - huyền - chuồn - theo cá nhân, tổ, lớp - HS đọc trơn: chuồn theo cá nhân, tổ, cả lớp. - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. - GV: Tiếng chuồn có trong từ chuồn chuồn GV ghi bảng. - HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp. - HS đọc: uôn - chuồn - chuồn chuồn- chuồn chuồn - chuồn - uôn. - GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS c.Dạy vần ươn (Quy trình dạy tương tự như vần uôn ) d. Đọc từ ngữ ứng dụng: - Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu - Tìm tiếng có chứa vần vừa học đ. Hướng dẫn viết: - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét - HS viết vào bảng con: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai. Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc: - HS đọc lại bài của tiết 1 + HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp - Đọc câu ứng dụng + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì. - GV ghi câu ứng dụng lên bảng - HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp. b. Luyện nói: - HS đọc tên bài luyện nói: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV: +Trong tranh vẽ những con gì ? + Em biết những loại chuồn chuồn nào ? + Em đã trông thấy những loại châu chấu, cào cào nào ? + Em đã làm nhà cho cào cào, châu chấu ở bao giờ chưa ? Bằng gì ? + Em bắt châu chấu, cào cào, chuồn chuồn như thế nào ? + Bắt được chuồn chuồn em làm gì ? + Ra giữa nắng bắt chuồn chuồn, châu chấu, cào cào, tối về sụt sịt, mai không đi học được, có tốt không ? c. Luyện viết : - HS viết vào vở tập viết : uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai. - GV theo dõi - giúp đỡ thêm. - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS. d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần uôn, ươn vừa học. IV. Củng cố - dặn dò: - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần. - GV nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------------- Thủ công Ôn tập chủ đề " xé, dán giấy " I. Mục tiêu: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng xé, dán giấy. - Xé, dán được ít nhất một hình trong các hình đã học.Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. II. Phương tiện: - Các mẫu hình đã chuẩn bị sẵn ở bài 4, 5, 6, 7, 8, 9. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Nội dung ôn tập: ? Em hãy nêu các bài đã được học xé dán những cái gì. - HS nêu - GV ghi bảng: + Xé, dán hình quả cam + Xé, dán hình cây đơn giản + Xé, dán hình con gà - Trong các bài đó em thích bài xé dán nào thì các em thực hiện bài xé dán đó. - HS thực hành xé dán vào tờ giấy - GV theo dõi giúp đỡ thêm. 2. Đánh giá sản phẩm: - GV chọn 1 số bài xé, dán đẹp để tuyên dương. - Chọn 1 vài bài chưa đẹp để phân tích được và chưa được. - Nhận xét chung tiết học * Dặn dò: - Chuẩn bị giấy màu, kéo, keo dán để chuẩn bị cho tiết sau. --------------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp 1. Nhận xét tuần qua: - GV cho cán sự lớp nhận xét trong tuần qua: tuyên dương và phê bình những bạn nào ? - Cho các tổ tự bình chọn mỗi tổ 1 hoặc 2 em tuyên dương. - GV nhận xét chung về các mặt: học tập, vệ sinh, thể dục, đi học...... Khen những em hái được nhiều bông hoa điểm mười như: Trí, Phúc, Bắc, Nga, Mỹ, Việt,... - Nhắc nhở những em còn chưa chăm học như: Thái, Hoàng, Nhung: 2. Kế hoạch tuần tới: - Tiếp tục thi đua dạy tốt học tốt dành nhiều bông hoa điểm mười. - Thực hiện tốt các nội quy của trường, của lớp đề ra. - Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. ------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: