Kế hoach bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 14 - Trường TH Châu Hưng

Kế hoach bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 14 - Trường TH Châu Hưng

Học Vần

 Bài 55: Vần eng - iêng

I. Mục tiêu:

  Học sinh đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng

Đọc đúng các tiếng từ: cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng.

  Học sinh viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng

  Đọc câu ứng dụng:

 Dù ai nói ngả nói nghiêng

 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

  Luyện nói từ 2 – 4 câu tự nhiên theo chủ đề: Ao, hồ, giếng.

  GDMT: Luyện nói về chủ điểm Ao, hồ, giếng kết hợp khai thác nội dung giáo dục BVMT qua một số câu hỏi: Tranh vẽ cảnh vật thường thấy ở đâu? Ao, hồ, giếng đem đến cho con người những ích lợi gì? Em cần giữ gìn ao, hồ, giếng thế nào để có nguồn nước sạch sẽ, hợp vệ sinh?

II. Chuẩn bị:

Giáo viên:

 Tranh minh hoạ, chữ mẫu

Học sinh:

 Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt

 

doc 31 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoach bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 14 - Trường TH Châu Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 14
Từ ngày 30 / 12 / 2009 đến ngày 04 / 12 / 2009 
Thứ
Môn
TCT
Tên bài
Hai
30/11
2009
SHDC
Học vần
Bài 55: eng iêng
Học vần
 eng iêng
Âm nhạc
14
Ôn bài hát: Sắp đến tết rồi. 
Đạo đức
14
Đi học đều và đúng giờ (t.1)
Ba
01/12
2009 
Thể dục
14
Thể dục RLTTCB – Trò chơi vận động 
Học vần
Bài 56: uông ương
Học vần
 uông ương
Toán
53
Phép trừ trong phạm vi 8
TN&XH
14
An toàn khi ở nhà
Tư
02/12
2009
Học vần
Bài 57: ang anh
Học vần
 ang anh
Toán
54
Luyện tập
Thủ công
14
Gấp các đoạn thẳng cách đều
Năm
03/12
2009
Học vần
Bài 58: inh ênh
Học vần
 inh ênh
Toán
55
Phép cộng trong phạm vi 9
Mĩ thuật
14
Vẽ màu vào các hoạ tiết ở hình vuông. 
Sáu
04/12
2009
Học vần (TV)
Bài 59: Ôn tập
Học vần (TV)
 Ôn tập
Toán
56
Phép trừ trong phạm vi 9
SHTT
Tuần 14 
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
Học Vần
 Bài 55: Vần eng - iêng
Mục tiêu:
Học sinh đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng
Đọc đúng các tiếng từ: cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng. 
Học sinh viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng 
Đọc câu ứng dụng: 
	Dù ai nói ngả nói nghiêng
	Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Luyện nói từ 2 – 4 câu tự nhiên theo chủ đề: Ao, hồ, giếng. 
GDMT: Luyện nói về chủ điểm Ao, hồ, giếng kết hợp khai thác nội dung giáo dục BVMT qua một số câu hỏi: Tranh vẽ cảnh vật thường thấy ở đâu? Ao, hồ, giếng đem đến cho con người những ích lợi gì? Em cần giữ gìn ao, hồ, giếng thế nào để có nguồn nước sạch sẽ, hợp vệ sinh? 
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
	Tranh minh hoạ, chữ mẫu
Học sinh: 
	Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
Hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Ổn định: 
Bài cũ: vần ung – ưng
Học sinh đọc bài sách giáo khoa 
Trang trái
Trang phải
Cho hs viết bảng con: : cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng 
Nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu:
Hôm nay chúng ta học tiếp 2 vần nữa cũng có kết thúc bằng ng đó là vần: eng – iêng
Dạy vần: 
eng: 
Nhận diện vần
Giáo viên viết chữ eng
Vần eng được tạo nên từ âm nào?
So sánh vần eng với ung 
Lấy eng ở bộ đồ dùng
Phát âm và đánh vần
Giáo viên đánh vần: e – ngờ – eng 
Giáo viên đọc trơn eng
Muốn có tiếng xẻng thầy thêm âm gì? 
Yêu cầu hs ghép tiếng xẻng 
Phân tích tiếng xẻng
Giáo viên đánh vần: 
 xờ–eng–xeng–hỏi–xẻng 
Cho hs đánh vần và đọc 
Gv cho hs xem tranh lưỡi xẻng và hỏi: Đây là gì?
Giáo viên ghi bảng: lưỡi xẻng (giảng từ) 
Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh 
Cho hs đọc tổng hợp, nhận xét 
Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh 
iêng ( quy trình tương tự eng ) 
So sánh iêng và eng 
Cho hs đọc tổng hợp, nhận xét
Đọc từ ngữ ứng dụng
Giáo viên viết các từ ngữ 
 cái kẻng củ riềng
 xà beng bay liệng
 Giải thích từ:
Cái kẻng: một dụng cụ khi gõ phát ra tiếng kêu để báo hiệu. 
Xà beng: vật dùng để lăn, bẩy các vật nặng. 
Củ riềng: loại cây cùng họ với gừng, thân ngầm hình củ, vị cay và thơm. 
Bay liệng: bay lượn và chao nghiêng trên không. 
 Đọc lại toàn bài ở bảng lớp
Nhận xét 
Viết 
Gv viết mẫu eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng
Viết chữ eng: viết chữ e rê bút nối với chữ ng
Viết chữ iêng: viết chữ iê rê bút nối với chữ ng 
lưỡi xẻng: viết chữ lưỡi cách 1 con chữ o viết chữ xẻng 
trống chiêng: viết chữ trống cách 1 con chữ o viết chữ chiêng. 
Giáo viên sửa sai cho học sinh 
Giáo viên nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2	
Tiết 2
Giới thiệu: Chúng ta học tiết 2
Luyện đọc
Giáo viên cho học sinh đọc bài tiết 1
Giáo viên chỉnh sữa phát âm cho học sinh 
Giáo viên treo tranh sách giáo khoa trang 113
Tranh vẽ gì?
Cho học sinh đọc câu ứng dụng
Giáo viên ghi câu ứng dụng: 
 Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân 
Cho hs đọc tìm tiếng có vần eng - iêng
Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
Luyện viết
Nhắc lại tư thế ngồi viết 
Gv hdẫn viết eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng
Viết chữ eng: viết chữ e rê bút nối với chữ ng
Viết chữ iêng: viết chữ iê rê bút nối với chữ ng 
lưỡi xẻng: viết chữ lưỡi cách 1 con chữ o viết chữ xẻng 
trống chiêng: viết chữ trống cách 1 con chữ o viết chữ chiêng.
Nhận xét 
Luyện nói
Gv treo tranh trong sách giáo khoa trang 113 
Chủ đề luyện nói hôm nay là gì? 
à Giáo viên ghi bảng: ao , hồ , giếng
Tranh vẽ gì?
Em hãy chỉ đâu là cái giếng ?
Những tranh này đều nói về cái gì ?
Nơi em ở có ao, hồ, giếng không?
ao hồ, giếng có gì giống và khác nhau
Nơi em ở thường lấy nước ăn ở đâu ?
Theo em lấy nước ăn ở đâu thì vệ sinh?
Để giữ vệ sinh cho nước ăn, em và các bạn làm gì ? 
Tranh vẽ cảnh vật thường thấy ở đâu? 
Ao, hồ, giếng đem đến cho con người những ích lợi gì? 
Em cần giữ gìn ao, hồ, giếng thế nào để có nguồn nước sạch sẽ, hợp vệ sinh?
Củng cố: 
Tìm tiếng có vần eng, iêng. 
Nhận xét
5. Nhận xét - Dặn dò:
 Về nhà đọc lại bài, tìm chữ vừa học ở sách, báo
 Xem trước bài 56 uông - ương. 	
Hát
Học sinh đọc 
Học sinh viết bảng con 
Cả lớp đọc: eng – iêng 
Học sinh: Được ghép từ con chữ e, chữ n và chữ g
Giống nhau là đều có âm ng 
Khác nhau eng có âm e đứng trước, ung có âm u đứng trước
Học sinh thực hiện 
Học sinh đánh vần
Học sinh đọc trơn 
Thêm âm x vào trước vần eng và dấu hỏi 
Hs thực hiện 
Hs phân tích 
Hs đọc 
 xờ–eng–xeng–hỏi–xẻng
Hs quan sát và nêu: lưỡi xẻng
Hs phân tích tiếng và đọc 
Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp 
 e – ngờ – eng
 xờ–eng–xeng–hỏi–xẻng.
 lưỡi xẻng
Giống nhau: đều có âm ng
Khác nhau iêng có âm iê đứng trước, vần eng âm e đứng trước. 
Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp 
 iê–ngờ–iêng
 chờ–iêng–chiêng
 trống chiêng
Học sinh luyện đọc cá nhân, cả lớp tìm tiếng có vần vừa học 
Học sinh viết theo hướng dẫn vào bảng con 
Học sinh luyện đọc cá nhân 
Học sinh quan sát
Học sinh nêu 
Học sinh luyện đọc câu ứng dụng
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba 
Hs tìm và đọc phân tích tiếng: 
Học sinh nêu
Học sinh viết vở
Học sinh nêu: ao , hồ , giếng
Hs trả lời 
Học sinh tìm, nhận xét 
Học sinh tuyên dương
__________________________________________ 
Âm Nhạc 
BÀI 14: ÔN BÀI HÁT: SẮP ĐẾN TẾT RỒI 
Giáo viên bộ môn 
________________________________________________ 
ĐẠO ĐỨC
Bài: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (Tiết 1)
I.Mục tiêu: 
- Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ.
- Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.
- Biết được nhiệm vụ của HS là đi học đều và đúng giờ.
- Thực hiện hàng ngày đi học đều và đúng giờ.
 - Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ.
II. Chuẩn bị : Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.( Nếu TV có)
 HS: VBT Đạo đức
III. Tiến trình lên lớp :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
Ổn định: 
Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi bài trước: 
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ 
- Trong lúc chào cờ có được làm việc riêng không?
Bài mới: 
Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài Đi học đều và đúng giờ.
Hoạt động 1: bài tập 1: 
Gọi học sinh nêu nội dung tranh.
GV nêu câu hỏi:
Trong tranh vẽ sự việc gì? 
Có những con vật nào? 
Từng con vật đó như thế nào? 
Thỏ đã đi học đúng giờ chưa?
Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học chậm? Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ?
Qua câu chuyện em thấy bạn nào đáng khen? Vì sao? 
Các em cần noi theo, học tập bạn nào? Vì sao? 
Cho hs thảo luận theo nhóm 2 hs, sau cùng gọi hs trình bày kết quả và bổ sung cho nhau.
GV kết luận: 
Thỏ la cà nên đi học muộn. Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng nên đi học đúng giờ. Bạn Rùa thật đáng khen.
Hoạt động 2: (bài tập 2)
Gv phân 2 hs ngồi cạnh nhau thành một nhóm đóng vai hai nhân vật trong tình huống.
Gọi học sinh đóng vai trước lớp.
Gọi học sinh khác nhận xét và thảo luận:
 Nếu em có mặt ở đó. Em sẽ nói gì với bạn? Tại sao? 
Tổng kết: Khi mẹ gọi dậy đi học, các em cần nhanh nhẹn ra khỏi giường để chuẩn bị đi học. 
Hoạt động 3: Bài tập 3
Hs liên hệ về bản thân và các bạn:
Bạn nào lớp ta luôn đi học đúng giờ?
Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ?
Giáo viên kết luận: 
Đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền được đi học của mình.
Để đi học đúng giờ cần phải: Chuẩn bị đầy đủ sách vở quần áo từ tối hôm trước.Không thức khuya.Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi thức dậy đi học.
Củng cố:
 Gọi nêu nội dung bài.
Nhận xét - Dặn dò: 
Nhận xét, tuyên dương. 
Học bài, xem bài mới.
Các em nên đi học đúng giờ, không la cà dọc đường
Hát 
HS nêu tên bài học.
Vài HS nhắc lại.
Học sinh nêu nội dung.
Hs đọc 
HS trả lời. 
Thỏ đi học chưa đúng giờ.Thỏ la cà dọc đường. Rùa cố gắng và chăm chỉ nên đi học đúng giờ.
Rùa đáng khen. Vì chăm chỉ, đi học đúng giờ.
Vài em trình bày.
Học sinh lắng nghe và vài em nhắc lại.
Hs thực hành đóng vai theo cặp.
Học sinh nêu.
Hs lắng nghe 
Hs liên hệ thực tế ở lớp và nêu.
Hs lắng nghe để thực hiện cho tốt.
Họ ... c từ ngữ câu ứng dụng từ bài 52 đến bài 59. bình minh, nhà rông, nắng chang chang. 
Câu ứng dụng: Trên trời mây trắng như bông
 Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
 Mấy cô má đỏ hây hây
 Đội bông như thể đội mây về làng. 
Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 52 đến bài 59. 
Nghe hiểu và kể được 1 đoạn chuyện theo tranh truyện kể: Quạ và Công.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng ôn trong sách giáo khoa, sách giáo khoa 
Học sinh: 
Sách giáo khoa , bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt 
Hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: vần inh – ênh 
Cho học sinh viết bảng con: buôn làng, ễnh ương, thông minh, bệnh viện
Đọc bài trong sách giáo khoa 
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Trong tuần qua chúng ta đã học những vần gì?
à Giáo viên đưa bảng ôn và giới thiệu: Các em đã được học các vần có kết thúc bằng ng, nh. Hôm nay chúng ta cùng ôn tập những kiến thức đã học. 
Ôn các vần vừa học
Giáo viên đọc cho học sinh chỉ chữ ở bảng ôn
à Giáo viên sửa sai cho học sinh
Ghép chữ thành vần
Cho học sinh lấy bộ chữ và ghép: chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang tạo thành vần. 
Giáo viên đưa vào bảng ôn 
Gọi hs nối tiếp nhau đọc các tiếng ghép được theo thứ tự từng hàng. 
ng
nh
a
ă
â
o
ô
ơ
u
ư
iê
uô
ươ
e
ê
i
Đọc từ ngữ ứng dụng
Giáo viên đặc câu hỏi rút ra các từ ứng dụng:
	bình minh nhà rông nắng chang chang
Giáo viên sửa lỗi phát âm
Tập viết
Giáo viên hướng dẫn viết
bình minh: Viết chữ bình cách 1 con chữ o viết chữ minh
nhà rông: Viết chữ nhà cách 1 con chữ o viết chữ rông 
Học sinh đọc toàn bài ở lớp 
Nhận xét 
Hát múa chuyển tiết 2 
Tiết 2
Giới thiệu: Chúng ta sang tiết 2
Luyện đọc
Giáo viên cho đọc các tiếng ở bảng ôn
Đọc từ ứng dụng
Giáo viên treo tranh và hỏi: 
Tranh vẽ gì? 
	® giáo viên ghi câu ứng dụng:
Trên trời mây trắng như bông
Ơû dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng
. 
Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
Luyện viết
Nêu lại tư thế ngồi viết
Giáo viên hướng dẫn viết
bình minh: Viết chữ bình cách 1 con chữ o viết chữ minh
nhà rông: Viết chữ nhà cách 1 con chữ o viết chữ rông
Giáo viên thu vở chấm
Nhận xét 
 Kể chuyện 
Cho hs quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? 
Hôm nay lớp mình cùng nghe kể chuyện Quạ và Công 
Giáo viên treo từng tranh và kể toàn câu chuyện. 
Nội dung: Quạ và Công. 
 Ngày xưa bộ lông của Quạ và Công chưa có màu như bây giờ. Một hôm chúng bàn nhau đi tìm màu để vẽ cho thật đẹp. 
 Quạ vẽ cho Công trước. Quạ vẽ rất khéo. Thoạt tiên nó dùng màu xanh tô đầu, cổ và mình Công. Rồi nó nhẩn nha tỉa vẽ cho từng chiếc lông ở đuôi Công. Mỗi chiếc lông đều được vẽ những vòng tròn nhỏ và được tô màu óng ánh rất đẹp. Vẽ xong, Công còn phải xòe đuôi phơi cho thật khô. 
 Đến lần Công vẽ cho Quạ. Công vốn không khéo tay, nên lúng túng lắm. Bỗng có tiếng lợn kêu, trong làng đang có đám. Quạ nghĩ: giá kịp thì mình sẽ kiếm được bữa ngon lành. Quạ liền giục Công: 
Vẽ nhanh lên. Mình không ưa màu lòe loẹt. . 
Bị giục Công lại càng lúng túng. Tiếng lợn kêu ngày một to. Quạ sốt ruột. Nó bảo Công đổ hết các màu lên mình nó. Công khuyên mãi chẳng được, đành làm theo lời bạn. 
Cả bộ lông Quạ bỗng trở nên xám xịt, đen tối. Quạ hấp tấp bay đi. Nó chẳng còn tâm trí đâu mà để ý đến bộ lông của mình lúc này. 
Giáo viên treo từng tranh và kể 
Tranh 1: Qụa vẽ cho Công trước. Quạ vẽ rất khéo. Thoạt tiên nó dùng màu xanh tô đầu, cổ và mình Công. Rồi nó lại nhấn nha tỉa vẽ cho từng chiếc lông ở đuôi Công. Mỗi chiếc lông đuôi đều được vẽ những vòng tròn và được tô màu óng ánh rất đẹp
Tranh 2: vẽ xong, Công còn phải xoè đuôi phơi cho thật khô
Tranh 3: Công khuyên mãi chẳng được. Nó đành làm theo lời bạn
Tranh 4: Cả bộ lông Quạ bỗng trở nên xám xịt, nhem nhuốc. 
Hỏi: Câu chuyện có những nhân vật nào? 
Công và Quạ bàn nhau điều gì?
Quạ vẽ cho Công như thế nào? Kết quả ra sao? 
Công là con vật như thế nào? 
Công đã vẽ cho Quạ như thế nào? Kết quả ra sao? 
Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? 
Tổ chức hs kể chuyện theo tranh. 
 Nhận xét 
Củng cố:
Giáo viên chỉ bảng ôn
Nhận xét
Nhận xét - Dặn dò:
Đọc lại bài đã học
Chuẩn bị bài 60: vần om – am 
Hát
Hs viết bảng con 
Học sinh đọc bài cá nhân 
Học sinh nêu 
Hs làm theo yêu cầu
Học sinh ghép và nêu
Học sinh luyện đọc nhận xét 
Học sinh luyện đọc
Học sinh theo dõi
Học sinh viết bảng con 
Học sinh đọc 
Học sinh đọc cá nhân 
Học sinh quan sát 
Học sinh nêu 
Học sinh luyện đọc
Trên trời mây trắng như 
Học sinh nêu 
Học sinh viết vở
Học sinh quan sát 
Học sinh lắng nghe
Học sinh nêu 
Ý nghĩ: Vội vàng, hấp tấp, lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì
Học sinh kể theo nhóm
Học sinh đọc
______________________________________________________ 
TOÁN
TIẾT 56: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 9 
Mục tiêu:
- Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi 9; Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- HS ham thích học toán.
Chuẩn bị:
- GV: Chuẩn bị tranh vẽ như SGK, bảng phụ ghi BT1,2,3. Phiếu học tập bài 3.
-HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1.Vở BT Toán 1. Bảng con.
Các hoạt động dạy và học: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
Ổn định tổ chức : 
Kiểm tra bài cũ: Phép cộâng trong phạm vi 9
HS lên bảng lớp làm, cả lớp làm bảng con: 
8 – 1 = 7 + 2 = 8 + 1 = 
6 + 3 = 5 + 3 = 5 + 4 = 
GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét KTBC:
Bài mới: 
Giới thiệu bài: Trong giờ học này chúng ta cùng học về Phép trừ trong phạm vi 9
Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong pv 9 
Hd HS học phép trừ : 9 - 1 = 8 và 9 – 8 = 1.
Hd HS Quan sát hình vẽ để tự nêu bài toán 
Gọi HS trả lời:
GV hỏi: 9 bớt 1 còn mấy? 9 trừ 1 bằng mấy?
Ta viết 9 trừ 1 bằng 8 như sau: 9 – 1 = 8 
HD HSï tìm kết quả phép trừ 9 – 8 = 1
Hướng dẫn HS học các phép trừ còn lại tương tự với 9 - 1 = 8 và 9 – 8 = 1
Tương tự GV hình thành công thức: 
9 -1 = 8 ; 9 - 2 = 7 ; 9 - 3 = 6 ; 9 – 4 = 5 
9 - 8 = 1 ; 9 - 7 = 2 ; 9 - 6 = 3 ; 9 – 5 = 4
Cho HS học thuộc lòng các công thức trên bảng.
HS nghỉ giải lao 
Thực hành
Bài 1, 
Cả lớp làm vở, 
Hướng dẫn HS viết thẳng cột dọc: 
GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS. 
Bài 2/79 Cho h/s chơi trò chơi đố bạn. ( 1 hs nêu phép tính, 1 hs nêu kết quả) 
 GV nhận xét 
Bài 3 
Làm nhóm. HD HS làm từng phần:
GV nhận xét kết quả 
Bài 4
GV yêu cầu HSï nêu bài toán và làm vào vở.
GV chấm điểm nhận xét 
Củng cố: 
GV hỏi lại tựa bài
HS đọc lại bảng trừ 
Nhận xét - dặn dò:
Học thuộc bảng trừ trong phạm vi 9
Làm lại các bài còn sai vào vở nhà
Chuẩn bị bài luyện tập
Hát
Hs làm bài 
8 – 1 = 7 7 + 2 = 9 8 + 1 = 9
6 + 3 = 9 5 + 3 = 8 5 + 4 = 9
“Có tất cả 9 cái áo, bớt 1 cái áo. Hỏi còn lại mấy cái áo?”
HS tự nêu câu trả lời:“Có 9 cái áo bớt 1 cái áo.Còn lại 8 cái áo?’ 
“9 bớt 1 còn 8”; “(9 trừ 1 bằng 8). 
HS đọc (cn- đt):
 (nt)
 (nt)
HS đọc thuộc các phép tính trên bảng. (cn- đt): 
HS đọc yêu cầu bài 1: “ Tính”
HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vở rồi chữa bài: Đọc kết quả vừa làm được: 
_ 9 _ 9 _ 9 _ 9 _ 9 
 1 2 3 4 5 
 8 7 6 5 4 
_ 9 _ 9 _ 9 _ 9 _ 9 
 6 7 8 9 0 
 3 2 1 0 9 
- HS đọc yêu cầu bài 2: “ Tính”.
HS lần lượt đố bạn 
8 + 1 = 9 7 + 2 = 9 6 + 3 = 9 
9 – 1 = 8 9 – 2 = 7 9 – 3 = 6
9 – 8 = 1 9 – 7 = 2 9 – 6 = 3 
HS đọc yêu cầu: “ Điền số” 
HS lần lượt làm ở bảng lớp, cả lớp làm phiếu 
KQ: 4 , 6 , 8 , 5
HS quan sát tranh và tự nêu bài toán, rồi làm vở: 
9 – 4 = 5.
Trả lời Phép trừ trong phạm vi 9
HS đọc 
Lắng nghe.
_______________________________________________________ 
SINH HOẠT TẬP THỂ:
SƠ KẾT LỚP TUẦN 14
MỤC TIÊU:
HS tự nhận xét tuần 14.
Rèn kĩ năng tự quản. Thực hiện theo nề nếp 
Tổ chức sinh hoạt Đội.
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể. , rèn luyện lối sống cĩ trách nhiệm đối với tập thể 
CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ
1. Ổn định 
2. Hoạt động 
 Sơ kết lớp tuần 14
Lớp trưởng tổng kết :
-Học tập: Tiếp thu bài, phát biểu xây dựng bài, học bài và làm bài. Rèn chữ giữ vở. Đem tập vở học trong ngày 
-Nề nếp:
+Xếp hàng 
+ Hát văn nghệ 
+ Đi học
-Vệ sinh:
+Vệ sinh cá nhân 
+Lớp 
+ Trực nhật VS quan cảnh 
-Phát huy ưu điểm tuần qua.
-Thực hiện thi đua giữa các tổ.
-Tiếp tục ơn tập Tốn, Tiếng Việt.
* GV chốt và thống nhất các ý kiến. 
 Kế hoạch tuần sau: 
+ Duy trì mọi nền nếp nhà trường đề ra. 
+ Thực hiện tốt các nếp của lớp đề ra. 
+ Thực hiện LĐ- VS cho sạch – đẹp và phân cơng trực làm vệ sinh cảnh quan trường lớp; trực quét dọn vệ sinh hàng ngày.
 - Thi đua học tập giành nhiều điểm tốt.
 - Ơn tập các bài học trong ngày và chuẩn bị làm bài, học bài cho ngày sau trước khi đến lớp
3. Tổng kết buổi sinh hoạt 
Hát 
- Lắng nghe lớp trưởng báo cáo nhận xét chung
Các tổ thực hiện theo kế hoạch GVCN Lớp đề ra .
Hát 
______________________________________________________ 
Hết tuần 14 ( Từ ngày 30/11/2009 đến ngày 04/12/2009) 
Ký duyệt Tổ trưởng 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 Tuan 14 CKTKN GDMTMHai.doc