A- MỤC TIÊU:
- Đọc được p, ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng.
- Viết được p, ph, nh, phố xá, nhà lá
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã
B- ĐDDH:
Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
Chữ p viết thường.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1
I/KTBC: 2 HS đọc và viết: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.
2 HS đọc bài ở SGK.
II/BÀI MỚI:
1.GTB:
- GV giới thiệu và ghi bảng: p-ph, nh. HS đọc theo GV.
2. Dạy chữ ghi âm:
a) Dạy âm p:
- Phát âm: p (uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, ko có tiếng thanh).
- HS phát âm: cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa.
b) Dạy âm ph:
Tuần 6 aa Thứ 2 ngày 27 tháng 9 năm 2010 Ngày soạn: 25/ 9 / 2010 Ngày giảng: 27/ 9 / 2010 Tiết 1-2: TIẾNG VIỆT Bài 22: Âm p - ph nh A- MỤC TIÊU: - Đọc được p, ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng. - Viết được p, ph, nh, phố xá, nhà lá - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã B- ĐDDH: Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói. Chữ p viết thường. C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 I/KTBC: 2 HS đọc và viết: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế. 2 HS đọc bài ở SGK. II/BÀI MỚI: 1.GTB: - GV giới thiệu và ghi bảng: p-ph, nh. HS đọc theo GV. 2. Dạy chữ ghi âm: a) Dạy âm p: - Phát âm: p (uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, ko có tiếng thanh). - HS phát âm: cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa. b) Dạy âm ph: - Phát âm và đánh vần tiếng: + GV phát âm mẫu ph (môi trên và răng dưới tạo thành 1 khe hẹp, hơi thoát ra xát nhẹ, ko có tiếng thanh). HS nhìn bảng phát âm. GV sửa lỗi. + GV viết bảng: phố, và đọc: phố. HS đọc: phố. + HS trả lời về vị trí: Trong tiếng phố, có âm ph ghép với âm ô. Âm ph đứng trước, âm ô đứng sau và dấu thanh sắc nằm trên đầu âm ô. - GV đánh vần: phờ - ô - phô - sắc - phố. HS đánh vần: Cá nhân, đồng thanh. GV sửa lỗi. HS ghép chữ: p, ph, phố. c) Dạy âm nh: Tiến hành tương tự âm ph. - Phát âm: mặt lưỡi nâng lên chạm vòm, bật ra, hơi thoát ra miệng và mũi. HS ghép chữ: nh, nhà. d) Hướng dẫn viết chữ: - GV viết mẫu ở bảng. - Nhận diện chữ: * GV đưa chữ mẫu p viết thường cho HS quan sát. GV tô lại chữ p đó và nói: Chữ p gồm 3 nét: 1 nét xiên phải, nét sổ thẳng và nét móc hai đầu. + So sánh p với n: Giống: nét móc hai đầu. Khác: p có nét xiên phải và nét sổ. * Chữ ph là chữ ghép từ hai con chữ p và h. + So sánh ph với p: Giống: chữ p. Khác: ph có thêm h. * Chữ nh là chữ ghép từ hai con chữ n và h. + So sánh ph với nh: Giống: đều có con chữ h. Khác: nh bắt đầu = n; ph bắt đầu = p. - HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?. - HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai đ) Đọc tiếng ứng dụng: - GV chép bảng các tiếng ứng dụng. - HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, đồng thanh. - GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS. - GV đọc mẫu - HS đọc, GV nhận xét. Tiết 2 3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm. - Đọc câu ứng dụng: + HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung. + HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS. + HS tìm tiếng mới, giải thích câu. + GV đọc mẫu câu ứng dụng. + 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét. b) Luyện viết: - HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly? - GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: p ph nh phố xá, nhà lá. GV theo dõi, uốn nắn c) Luyện nói: - HS đọc yêu cầu của bài: chợ, phố, thị xã. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Trong tranh vẽ những cảnh gì? ? Chợ có gần nhà em ko? Chợ dùng làm gì? ? Nhà em ai hay đi chợ? ? Nơi em ở tên là gì? Em đang sống ở đâu? III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - HS đọc lại toàn bài - GV nhận xét tiết học.VN học bài. Xem trước bài 23. ;;;¥;;; Tiết 3 TOÁN Bài 21: SỐ 10 A- MỤC TIÊU: - Biết 9 thêm 1 được 10, viết số 10; đọc đếm được từ 0 đến 10; biết so sánh các số trong phạm vi 10; biết vị trí số 10 trong dãy số từ 0 đến 10. -Học sinh yêu thích môn học. B- ĐDDH: Các nhóm có 10 đồ vật cùng loại. 11 tấm bìa có viết số từ 0 đến 10. C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I/ KTBC: HS đọc, viết từ 0 đến 9, nêu số bé nhất. So sánh: 0 9, 0 8, 0 7, 0 6, II/ BÀI MỚI: GV gtb. 1. Giới thiệu số 10. B1: Lập số 10: - GV hdẫn HS lấy 9 HV, rồi lấy thêm 1 HV nữa. “Tất cả có bao nhiêu HV?” (10). GV nêu và HS nhắc lại: “9 HV thêm 1 HV là 10 HV”. - GV hdẫn HS qsát tranh và TLCH: “Có bnhiêu bạn làm rắn?” (9). “Mấy bạn làm thầy thuốc?” (1) “Tất cả có bn bạn?” (10). GV nêu và HS nhắc lại: “9 bạn thêm 1 bạn là 10 bạn”. “9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 10 chấm tròn”. “9 con tính thêm 1 con tính là 10 con tính”. - HS nhắc lại: “Có 10 bạn, 10 chấm tròn, 10 con tính”. GV: “Các nhóm này đều có số lượng là 10, ta dùng số 10 để chỉ số lượng của mỗi số đó”. B2: Giới thiệu cách ghi số 10. GV giơ tấm bìa có ghi số 10 và gt: “Số 10 được viết = csố 1 và csố 0”. GV viết bảng và nói: “Muốn viết số 10 ta viết số 1 trước rồi viết thêm số 0 vào bên phải của 1”. GV chỉ vào số 10 – HS đọc: mười. B3: Nhận biết thứ tự của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10. - HS đếm từ 0 đến 10 và ngược lại. Số 10 đứng liền sau số 9 trong dãy các số từ 0 dến 10. 2. Thực hành: Bài 1: Viết số 10. GV hd HS viết vào vở, GV theo dõi, uốn nắn HS viết đúng. Bài 4: - HS nêu yêu cầu của bài, làm bài. GV theo dõi, uốn nắn. - HS đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét. Bài 5: - HS nêu yêu cầu: Khoanh vào số lớn nhất. - HS làm bài, nêu kết quả. Lớp và GV nhận xét. 3. Trò chơi: Nhận biết số lượng. III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. – VN học bài và xem bài 22. Tiết 4: ĐẠO ĐỨC Bài 3: GIỮ GÌN SÁCH VỞ, ĐDHT (T2) A- MỤC TIÊU: -Nêu lợi ích của ăn mặc sạch sẽ gọn gàng. -Giáo dục học sinh ăn mặc sạch, gọn ,đẹp. B- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Vở bài tập đạo đức. Bài hát "Sách bút thân yêu ơi". Bút chì màu. Tranh các BT. Các ĐDHT. Điều 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em. C- HĐDH: HĐ1: Thi "Sách, vở ai đẹp nhất". 1. GV nêu yêu cầu của cuộc thi và công bố thành phần BGK. - Có 2 vòng thi: vòng1 thi ở tổ, vòng 2 thi ở lớp. - Tiêu chuẩn chấm thi: + Có đủ sách, vở, đồ dùng theo quy định. + Sách vở sạch, ko bị dây bẩn, quăn mép, xộc xệch. + Đồ dùng ht sạch sẽ, không bị dây bẩn, ko xộc xêch, cong queo. 2. HS cả lớp cùng xếp sách vở, đồ dùng ht lên bàn. Yêu cầu: - Các đồ dùng ht khác được xếp bên cạnh chồng sách vở. - Cặp sách được để trong ngăn bàn. 3. Các tổ tiến hành chấm thi và chọn ra 1 - 2 bạn khá nhất để vào thi vòng 2. 4. Thi vòng 2. 5. BGK chấm và công bố kết quả, khen thưởng các tổ và cá nhân thắng cuộc. HĐ2: Cả lớp cùng hát bài "Sách bút thân yêu ơi". HĐ3: GV liên hệ: Giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, BVMT, làm cho môi trường luôn sạch đẹp. GVHDHS đọc câu thơ cuối bài. D.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Liên hệ: Giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, BVMT, làm cho môi trường luôn sạch đẹp. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS. - VN học bài, thực hiện theo những gì đã học và chuẩn bị bài sau --------b&a------- Thứ 3 ngày 28 tháng 9 năm 2010 Ngày soạn: 25/ 9 / 2010 Ngày giảng: 28/ 9 /2010 Tiết 1-2: TIẾNG VIỆT Bài 23: Âm g gh A- MỤC TIÊU: - Đọc được g, gh, gà ri, ghế gỗ; từ và câu ứng dụng. - Viết được g, gh, gà ri, ghế gỗ - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: gà ri, gà gô B- ĐDDH: Tranh minh hoạ bài học: Từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói. Chữ u, ư viết thường. C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 I/KTBC: 2 HS đọc và viết: phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ. 2 HS đọc câu ứng dụng: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù. II/BÀI MỚI: 1.GTB: - HS quan sát tranh: gà, ghế. Đọc và phân tích rút ra âm mới: g, gh. - GV ghi bảng. HS đọc: g, gh. 2. Dạy chữ ghi âm: a) Dạy âm g: - Phát âm và đánh vần tiếng: + GV phát âm mẫu g (gốc lưỡi nhích về phía ngạc mềm, hơi thoát ra xát nhẹ, có tiếng thanh). HS nhìn bảng phát âm. GV sửa lỗi. + GV viết bảng: gà, và đọc: gà. HS đọc: gà. + HS trả lời về vị trí: Trong tiếng gà, có âm g ghép với âm a. Âm g đứng trước, âm a đứng sau và dấu thanh huyền nằm trên âm a. - GV đánh vần: gờ - a - ga - huyền - gà. HS đánh vần: Cá nhân, đồng thanh. GV sửa lỗi. b) Dạy âm gh: Tiến hành tương tự âm g. - Phát âm: như g, đọc là gờ kép. c) Hướng dẫn viết chữ: - GV viết mẫu ở bảng. - Nhận diện chữ: * GV đưa chữ mẫu g viết thường cho HS quan sát. GV tô lại chữ g đó và nói: Chữ g gồm 2 nét: 1 nét cong tròn hở phải và 1 nét khuyết dưới. + So sánh g với a: Giống: nét cong tròn hở phải. Khác: g có nét khuyết dưới. * Chữ gh là chữ ghép từ 2 con chữ g và h. (Gọi là gờ kép) + So sánh g với gh: Giống: chữ g. Khác: gh có thêm chữ h. - HS quan sát ở bảng xem các chữ viết mấy ly?. - HS viết vào bảng con. GV theo dõi, sửa sai d) Đọc tiếng ứng dụng: - GV chép bảng các tiếng ứng dụng. - HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, đồng thanh. - GV nhận xét và sửa lỗi phát âm cho HS. - GV đọc mẫu - HS đọc, GV nhận xét. Tiết 2 3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - HS nhìn sgk đọc lại toàn bộ phần học ở tiết 1. GV sửa lỗi phát âm. - Đọc câu ứng dụng: + HS quan sát tranh minh họa, phát biểu ý kiến. GV nêu nhận xét chung. + HS đọc câu ứng dụng. GV sửa lỗi phát âm cho HS. + HS tìm tiếng mới, giải thích câu. + GV đọc mẫu câu ứng dụng. + 3 HS đọc lại. Lớp nhận xét. b) Luyện viết: - HS quan sát vở tập viết xem các chữ viết mấy ly? - GV viết bảng và hướng dẫn HS viết vào vở: g gh gà ri ghế gỗ. GV theo dõi, uốn nắn. c) Luyện nói: - HS đọc yêu cầu của bài: gà ri, gà gô. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Trong tranh vẽ những con vật nào? ? Gà gô thường sống ở đâu? Em đã trông thấy nó, hay chỉ nghe kể? ? Em kể tên các loại gà mà em biết? ? Gà của nhà em là loại gà nào? ? Gà thường ăn gì? ?Con gà ri trong tranh vẽ là gà sống hay gà mái? Tại sao em biết? III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - HS đọc lại toàn bài. - GV nhận xét tiết học.VN học bài. Xem trước bài 24. ;;;¥;;; Tiết 3 TOÁN Bài 22: LUYỆN TẬP. A- MỤC TIÊU: - Nhận biết được số lượng trong phạm vi 10; biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10, cấu tạo số 10. -Học sinh say mê học bài. B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Các nhóm đồ vật, mô hình phù hợp, các tấm bìa ghi số và dấu ><=. C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I/ KTBC: HS làm bảng: Điền dấu: 3 ... 5 4 ... 4 5 ... 2 1 ... 2 II/ BÀI MỚI: 1. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Nối mỗi nhóm đồ vật với số thích hợp. - HS nêu yêu cầu: Nối mỗi nhóm vật với số thích hợp. - HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ. Chữa bài: HS nêu bài làm của mình. Lớp nhận xét. VD: Có 8 con mèo ta nối với ô số 8. Bài 3: Điến số hình tam giác vào ô trống. - HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ. Chữa bài: HS nêu kết quả. ... uà. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Trong tranh vẽ gì? Ai đang chia quà cho các em trong tranh? ? Bà chia những gì? Các em vui hay buồn? Chúng có tranh nhau không? ? Bà vui hay buồn? Ở nhà, ai hay chia quà cho em? ? Khi em được chia quà, em tự chia lấy phần ít hơn. Vậy em là người thế nào? (người biết nhường nhịn) III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - HS đọc lại toàn bài, tìm chữ vừa học trong sách, báo. - GV nhận xét tiết học.VN học bài, làm bài tập, tìm chữ vừa học.Xem trước bài 30. ;;;¥;;; Tiết 3 TẬP VIẾT Tiết 5: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô A- MỤC TIÊU: - Viết đúng các chữ cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1. -Giáo dục học sinh ý thức viết chữ đẹp. B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: GV: Các chữ mẫu. HS: Bảng con, phấn, vở tập viết. C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi bảng đề bài: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô. 2. GV hướng dẫn HS cách viết bảng: - GV đưa chữ mẫu, HS quan sát. - HS quan sát bảng mẫu xem các chữ (lần lượt) viết mấy li? HS nói theo từng con chữ trong một chữ: + Chữ cử gồm có hai con chữ c và ư viết liền nhau, trên đầu con chữ ư có dấu thanh hỏi, khoảng cách giữa các con chữ bằng 1 thanh chữ. Chữ c, ư cao 2 li. Khoảng cách giữa các chữ là 3 li. - GV đọc. HS viết vào bảng con. GV theo dõi, giúp đỡ. - GV nhận xét, sửa chữa. 3. Hướng dẫn HS viết vào vở: - GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. . HS qsát kĩ các chữ ở vở xem các chữ viết mấy li? . GV nhắc HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết. . GV viết mẫu ở bảng, HS theo dõi viết vào vở theo từng hàng. (Chú ý các nét nối) . GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn yếu. - GV chấm bài, tuyên dương những HS viết đẹp. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - VN viết vào vở ô li cho đúng, đẹp các chữ đã học. - Chuẩn bị bài sau. ;;;¥;;; Tiết 4 THỦ CÔNG Bài: XÉ DÁN HÌNH QUẢ CAM (T2) A- MỤC TIÊU: - Biết cách xé dán hình quả cam - Xé, dán được hình quả cam. Đường xé có thể bị răng cưa. -Rèn tính cẩn thận ,khéo léo. B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: T: Bài mẫu, giấy màu, giấy trắng, hồ, khăn lau. H: Giấy màu, giấy nháp, hồ dán, bút chì, vở TC, khăn lau tay. C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 3. HS thực hành: - GV yêu cầu HS đặt tờ giấy màu lên bàn (lật mặt sau), đếm ô để đánh dấu & vẽ hình vuông cạnh 8 ô (GV vẽ trên tờ giấy có kẻ ô). GV nhắc HS đếm, đánh dấu và vẽ chính xác số ô, không vẽ vội vàng, tránh nhầm lẫn. - HS kiểm tra lẫn nhau xem bạn mình đã vẽ đúng ô và vẽ đúng hình vuông chưa. HS tự xé rời hình vuông. - Xé 4 góc và sửa cho giống hình quả cam (hướng dẫn). - Xé lá, cuống lá theo hdẫn. Cần cố gắng xé đều tay, xé tròn tránh xé vội, xé không đều, còn nhiều vết răng cưa. Xé xong kiểm tra lại có cân đối không? Xung quanh có bị nhiều răng cưa không? Nếu không cân đối, nhiều răng cưa thì phải sửa lại. - Sắp xếp hình vào vở cho cân đối rồi bôi hồ và dán theo thứ tự. - HS dán sản phẩm vào vở thủ công như GV đã hướng dẫn: dán phẳng, cân đối (bôi hồ mỏng để hình không bị nhăn). IV/ NHẬN XÉT, DẶN DÒ: 1. Nhận xét chung: GV nhận xét sự chuẩn bị giấy, bút, ... của HS. Tinh thần và thái độ học tập của HS. Ý thức vệ sinh, an toàn lao động. 2. Đánh giá sản phẩm: Xé được đường cong, đường xé đều và ít răng cưa. Hình gần giống mẫu. Dán đều, cân đối, không nhăn. -------- a & b --------- Thứ 6 ngày 8 tháng năm 2010 Ngày soạn: /10/2010 Ngày giảng: /10/2010 Tiết 1 TOÁN Bài 27: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 4. A- MỤC TIÊU: - Thuộc bảng cộng trong phạm vi 4; biết làm tính cộng các số trong phạm vi 4. - Học sinh say mê học bài. B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh ở SGK. Bộ ĐD Toán 1. C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: I/ KTBC: 2 HS đọc bảng cộng trong phạm vi 3. HS làm bảng: 1 + 1 2 + 1 1 + 2. GV nhận xét. II/ BÀI MỚI: GV gtb và gb đề bài. 1. Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 4. a) Phép cộng: 3 + 1 = 4. - HS qsát hình vẽ trong SGK và nêu thành vấn đề cần g/q: "Có 3 con chim cánh cụt, thêm 1 con chim cánh cụt nữa. Hỏi tất cả có mấy con chim cánh cụt?" - HS nêu lại bài toán rồi tự nêu câu TL: "3 con chim cánh cụt, thêm 1 con chim cánh cụt được 4 con chim cánh cụt". GV gọi HS nêu lại: "3 thêm 1 bằng 4". - GV nêu: "Ta viết 3 thêm 1 bằng 4 như sau: 3 + 1 = 4 (gb); dấu + gọi là "cộng"; đọc là "ba cộng một bằng bốn". HS đọc lại. HS lên bảng viết và đọc lại: 3 + 1 = 4. ? Ba cộng một bằng mấy? HS TL. b) Phép cộng: 2 + 2 = 4; 1 + 3 = 4. Tiến hành tương tự. c) GV hdẫn HS qsát hình vẽ cuối và hỏi: Ba chấm tròn thêm 1 chấm tròn là mấy chấm tròn? Và ngược lại để HS nêu được: 3 + 1 = 4; 1 + 3 = 4; 2 + 2 = 4. 2. Hdẫn HS thực hành cộng trong phạm vi 4. Bài 1: Tính -Học sinh tính nhẩm ,nêu kết quả. Bài 2: Tính. - GV viết bảng, HS thực hành ở bảng con. - GV nhận xét và chữa bài. Bài 3(cột 1): Điền ><=. - HS nêu yêu cầu. GV hướng dẫn HS làm vào bảng con. ? Chúng ta phải điền vào chỗ ... dấu gì? Tại sao? (Vì 1 + 3 = 4 mà 4 > 3) - HS làm vào vở. GV chấm và chữa bài. Bài 4: Viết phép tính thích hợp. - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS nêu cách làm bài rồi làm vào vở. - GV theo dõi, giúp đỡ thêm. - HS đọc bài toán và phép tính của mình. Lớp nhận xét. III/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - GV chấm bài, nhận xét và tuyên dương HS. - VN học bài, xem bài sau. ;;;¥;;; Tiết 2 TẬP VIẾT Tiết 6: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê A- MỤC TIÊU: - Viết đúng các chữ nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê, lá mía kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1. -Giáo dục học sinh có ý thức viết chữ đẹp. B- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: GV: Các chữ mẫu. HS: Bảng con, phấn, vở tập viết. C- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi bảng đề bài: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê. 2. GV hướng dẫn HS cách viết bảng: - GV đưa chữ mẫu, HS quan sát. - HS quan sát bảng mẫu xem các chữ (lần lượt) viết mấy li? HS nói theo từng con chữ trong một chữ: + Chữ nho gồm có ba con chữ n, h và o viết liền nhau, khoảng cách giữa các con chữ bằng 1 thanh chữ. Chữ n, o cao 2 li, chữ h cao 5 li. Khoảng cách giữa các chữ là 3 li. - GV đọc các từ. HS viết vào bảng con. GV theo dõi, giúp đỡ. - GV nhận xét, sửa chữa. 3. Hướng dẫn HS viết vào vở: - GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. . HS qsát kĩ các chữ ở vở xem các chữ viết mấy li? . GV nhắc HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết. . GV viết mẫu ở bảng, HS theo dõi viết vào vở theo từng hàng. (Chú ý các nét nối) . GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn yếu. - GV chấm bài, tuyên dương những HS viết đẹp. 4.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - VN viết vào vở ô li cho đúng, đẹp các chữ đã học ;;;¥;;; Tiết 3 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Bài 7: THỰC HÀNH ĐÁNH RĂNG VÀ RỬA MẶT A- MỤC TIÊU: - Biết đánh răng, rửa mặt đúng cách. -Giáo dục học sinh biết cách giữ gìn,vệ sinh răng miệng. B- ĐDDH: Bàn chải, li, khăn mặt. GV: Mô hình răng, bàn chải, kem, chậu, xà phong, xô nước, gáo. C- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: TC: "Cô bảo". HS chỉ được phép làm điều GV y/c khi có từ "Cô bảo" do GV nói ở đầu câu. Nếu GV ko nói từ đó mà HS làm thì phạm quy. HĐ1: Thực hành đánh răng. * Mục tiêu: Biết đánh răng đúng cách. * Tiến hành: B1: ? Ai có thể chỉ vào mô hình răng và nói đâu là: mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của răng? Hằng ngày, em quen chải răng ntn? - GV gọi 1 số HS lên TL và làm thử các động tác chải răng trên mô hình răng. - Lớp nhận xét xem ai làm đúng, ai làm sai. ? Ai cóthể nói cho cả lớp biết, cách chải răng ntn là đúng? - GV vừa làm mẫu vừa nêu các bước: + Chuẩn bị cốc và nước sạch. + Lấy kem đánh răng vào bàn chải. + Chải răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên. + Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. + Súc miệng kĩ rồi nhổ ra, vài lần. + Rửa sạch và cất bàn chải vào đúng chỗ sau khi đánh răng (cắm ngược b/c). B2: Từng HS thực hành. GV đến các nhóm hướng dẫn và giúp đỡ. HĐ2: Thực hành rửa mặt. * Mục tiêu: HS biết rửa mặt đúng cách. * Tiến hành: B1: GV hdẫn: ? Ai có thể cho cả lớp biết: rửa mặt ntn là đúng cách và hợp v/s nhất? Nói rõ vì sao? - 1 số HS TL và trình diễn động tác rửa mặt. Lớp NX đúng, sai. - GV vừa làm mẫu cách rửa mặt vừa nói: + Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch. + Rửa tay sạch = xà phòng dưới vòi nước trước khi rửa mặt. + Dùng 2 bàn tay đã sạch, hứng nước sạch rửa mặt (nhắm mắt), xoa kĩ vùng quanh mắt, trán, 2 má, miệng và cằm (vài lần). + Dùng khăn mặt sạch lau khô vùng mắt trước rồi lau các nơi khác. + Vò sạch khăn và vắt khô, dùng khăn lau vành tai và cổ. + Cuối cùng giặt khăn mặt = xà phòng và phơi ra nắng hoặc chỗ thoáng, ráo. B2: Từng HS thực hành rửa mặt. GV và lớp nhận xét. D.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nhắc nhở HS đánh răng, rửa mặt ở nhà cho hợp v/s. Những nơi thiếu nước cần tiết kiệm nước nhưng vẫn phải hợp v/s. Về nhà học lại bài và xem bài sau. ;;;¥;;; Tiết 4 ÂM NHẠC Học hát bài TÌM BẠN THÂN (tt) A- MỤC TIÊU - Biết hát theo giai điệu với lời 1, lời 2 của bài - Biết hát kết hợp một vài động tác phụ họa đơn giản B- CHUẨN BỊ - Chép sẵn lời ca lên bảng phụ - Một vài động tác phụ họa C- HOẠT ĐỘNG DAY HỌC HĐ 1: Dạy hát lời 2 - GV hát mẫu - Đọc đồng thanh lời ca - Dạy hát từng câu - Hát luân phiên các nhóm cho đen khi thuộc lời 2 - Tập thể lớp cùng hát cả bài ca HĐ 2: Dạy hát kết hợp vận động phụ họa - GV làm mẫu , hướng dẫn - HS thực hiện theo chỉ dẫn của GV - HS thi hát kết hợp vận động phụ họa theo nhóm, cá nhân Dặn dò: Hát thuộc bài hát ở nhà ;;;¥;;; Tiết 5 SINH HOẠT SAO I. MỤC TIÊU: - HS yêu thích ca hát - HS tham gia các hoạt động tập thể một cách tích cực, tự giác. II. CÁC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT Hoạt động 1: Các sao sinh hoạt +Các sao tập hợp thành vòng tròn +Sao trưởng điều khiển sao của mình sinh hoạt: Ca múa hát, tổ chức trò chơi. Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp + Lớp tập hợp thành vòng tròn, múa hát tập thể. + Các sao trưởng báo cáo + GV nhận xét tình hình tuần qua. Hoạt động 3: Kế hoạch tuần tới: +Duy trì sĩ số 100%. +Đi học đều, ra vào lớp đúng giờ giấc. +Học bài cũ ở nhà ,xem bài mới trước khi đến lớp. +Thực hiện nội quy nhà trường đề ra. +Vệ sinh ,chăm sóc cây xanh lớp học. Dặn dò: Thực hiện kế hoạch tuần tới. -
Tài liệu đính kèm: