Bài : EM VÀ CÁC BẠN
( tiết 1)
I – MỤC TIÊU Học sinh hiểu :
- Trẻ em có quyền được học tập, quyền được vui chơi và kết giao bạn bè.
- Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn bè khi cùng học, cùng chơi.
- Hình thành cho học sinh khả năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi học, khi chơi với bạn. Biết hành vi ứng xử đúng với bạn khi học, khi chơi.
- Giáo dục học sinh cư xử đúng mực.
II – TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Bút màu, giấy vẽ. Bài hát : Lớp chúng ta đoàn kết.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Môn : ĐẠO ĐỨC Tiết chương trình : Bài : EM VÀ CÁC BẠN ( tiết 1) I – MỤC TIÊU Học sinh hiểu : Trẻ em có quyền được học tập, quyền được vui chơi và kết giao bạn bè. Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn bè khi cùng học, cùng chơi. Hình thành cho học sinh khả năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi học, khi chơi với bạn. Biết hành vi ứng xử đúng với bạn khi học, khi chơi. Giáo dục học sinh cư xử đúng mực. II – TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Bút màu, giấy vẽ. Bài hát : Lớp chúng ta đoàn kết. III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH ỔN ĐỊNH : Ổn định tổ chức . Kiểm tra sĩ số. Học sinh một bài hát tập thể BÀI CŨ : Em cần lam gì khi gặp thầy cô giáo? Khi bạn em chưa lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo em nên lam gì? Nhận xét bài cũ. BÀI MỚI Giới thiệu : Ghi bảng tên bài . b) Tìm hiểu bài HOẠT ĐỘNG 1 :Chơi trò chơi : Tặng hoa Cách chơi: Mỗi học sinh chọn 3 bạn trong lớp mình thích được cùng học cùng chơi nhất. Viết lên bông hoa bằng giấy để tặng bạn. Một số học sinh thực hiện trước lớp. Chọn 3 học sinh được tặng hoa nhiều nhất, khen và tặng quà HOẠT ĐỘNG 2 : Đàm thoại ? Em có muốn được nhiều bạn tặng hoa không? ? Những ai đã tặng hoa cho bạn A,B,C ? ? Vì sao em lại tặng hoa cho bạn A,B,C ? Giơ tay Nêu lí do * Kết Luận : Ba bạn được tặng nhiều hoa vì đã biết cư xử đúng với bạn khi học khi chơi. HOẠT ĐỘNG 3 :Quan sát tranh và đàm thọai bài tập 2 Các bạn nhỏ trong tranh đang lam gì? Chơi một mình vui hơn hay ùng chơi với bạn vui hơn? Muốn có nhiều bạn cùng học cùng chơi em cần đối xử với bạn như thế nào? Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Hoạt động 4 : Học sinh thảo luận nhóm bài tập 3 Chia nhóm, giao nhiệm vụ Thảo luận nhóm - Trình bày * Kết luận : Tranh 1; 3; 5 là những hành vi nên lam khi cùng học cùng chơi với bạn. CỦNG CỐ : Qua bài học này nhắc nhở các em điều gì? Muốn có nhiều bạn thì em phải biết cư xử như thế nào? DẶN DÒ : Xem lại các bài tập . Nhận xét tiết học . Môn : HỌC VẦN Tiết chương trình : Bài : oang, oăng I – MỤC TIÊU Sau bài học , học sinh có thể : Hiểu cấu tạo và đọc , viết được oang, oăng . Đọc được các tiếng ứng dụng và câu ứng dụng . Nhận ra được vần oang, oăng trong các tiếng của một văn bản bất kì . Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : “ áo choàng, áo len, áo sơ mi”. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng kẻ ô li ,sách giáo khoa , vở tập viết , bộ ghép chữ . Tranh minh họa hoặc các vật thật minh họa cho các tiếng , từ , câu ứng dụng , luyện nói III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Tiết 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 – BÀI CŨ : Thực hiện theo yêu cầu của GV Thi tìm chữ đã bị mất : Môn t. .án ; liên han ; cô giáo sọa bài ; băn kho; tóc xon Viết các chữ bị thiếu để được từ , đọc lại các từ. Nhận xét phần bài cũ 2 – BÀI MỚI: a)Giới thiệu : Hôm nay chúng ta học vần oang; oăng. Giáo viên ghi bảng tên bài Đọc theo giáo viên b) Tìm hiểu bài HOẠT ĐỘNG 1 : Dạy vần : oang Nhận diện chữ ghi vần oang Em hãy ghép vần oang . Vần oang gồm những chữ cái nào ? . . . o + a + n + g Hướng dẫn phát âm : + Vần Viết bằng phấn màu vần oang , đọc Vần oang đánh vần như thế nào ? Chỉ bảng cho học sinh đánh vần lại Chỉnh sửa cho học sinh Học sinh đánh vần cá nhân oa – ngờ – oang Đánh vần theo cá nhân , theo nhóm . Ghép chữ và đánh vần , đọc tiếng Có vần oang , muốn tạo tiếng hoang ta ghép như thế nào? . . . thêm âm hờ. . . Ghi bảng hoang Hãy phân tích tiếng hoang hờ + oang Hãy đánh vần tiếng hoang hờ – oang – hoang Sửa lỗi đánh vần cho học sinh . Học sinh quan sát , đánh vần Ghi từ vỡ hoang Đánh vần, đọc trơn Hướng dẫn học sinh đánh vần Uốn nắn cho học sinh HOẠT ĐỘNG 2 : Dạy vần oăng Nhận diện vần oăng + Hãy ghép miệng vần oăng Vần oăng được ghép bởi những âm nào ? o + a + n + g Hãy so sánh vần oăng với vần oang + Em hãy lấy các chữ cái trong bộ đồ dùng học tập và gắn lên bảng gắn để ghép vần oăng Giống : cùng kết thúc bằng ng Khác : oăng bắt đầu bằng oă . . . Ghép chữ và đánh vần , đọc tiếng + Vần oăng Viết chữ ghi vần oăng Em hãy phân tích vần oăng oă + ng Em hãy đánh vần vần oăng oă – ngờ – oăng + Tiếng , từ khóa Có vần oăng , muốn tạo tiếng hoẵng , ta ghép như thế nào ? Ghi bảng hoẵng . . . thêm âm hờ vào bên phải vần âm và thêm thanh ngã Hãy phân tích tiếng hoẵng . hờ + oăng + ngã Hãy đánh vần tiếng hoẵng hờ – oăng – hoăng – ngã – hoẵng Ghi bảng từ : con hoẵng Hướng dẫn học sinh đánh vần , đọc trơn Chỉnh sửa cho học sinh Đánh vần cá nhân , nhóm , lớp HOẠT ĐỘNG 3 :Hướng dẫn viết chữ ghi vần Dùng ngón tay tô khan trên không . Giáo viên treo lên bảng khung ô li phóng to để học sinh quan sát . + Giáo viên viết chữ ghi vần oang; oăng mẫu . Khi viết các vần vừa học ta viết như thế nào ? Hướng dẫn học sinh tô khan vưà học Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết Giáo viên treo lên bảng khung ô li phóng to để học sinh quan sát . Viết mẫu vỡ hoang; con hoẵng Em hãy nêu cách viết từ vỡ hoang; con hoẵng cần chú ý như thế nào về độ cao các con chữ , khoảng cách các chữ của từ ? HOẠT ĐỘNG 4 : Đọc từ ứng dụng Viết lên bảng các tiếng ứng dụng Luyện đọc các tiếng ứng dụng áo choàng oang oang liến thoắng dài ngoẵng Luyện đọc Giải nghĩa một số tiếng Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh. Hãy gạch chân các tiếng có vần học hôm nay . . . choàng, oang, thoắng, ngoẵng Hãy phân tích tiếng : choàng, oang, thoắng, ngoẵng Chỉ bảng cho học sinh đọc lại toàn bài Học sinh đọc cá nhân , đồng thanh HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập Luyện đọc Luyện đọc sách giáo khoa Đọc sách giáo khoa Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc lại . Học sinh đọc lại bài Giáo viên sửa lỗi Đọc đồng thanh , cá nhân Treo tranh Quan sát ? Tranh vẽ gì ? . . . . vẽ cô và các bạn học sinh vùng dân tộc Ghi bảng : đoạn thơ học sinh đọc Đánh vần lại các tiếng gạch chân . Luyện đọc câu ứng dụng - Đọc nối tiếp . . tìm tiếng chứa vần Uốn nắn cách đọc cho học sinh . Luyện viết Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết và cách viết , cách cầm bút . Khi viết các chữ cần chú ý điều gì ? Học sinh viết chữ vỡ hoang, cong hoẵng trong vở tập viết . Thu vở , chấm bài , nhận xét . Luyện nói theo chủ đề : Quan sát và nêu tên chủ đề Aùo choàng, áo len, áo sơ mi Trao đổi trong nhóm Quan sát về các bạn trong lớp về các kiểu áo, loại vải. Kiểu áo tay dài, tay ngắn. Những loại áo đó mặc vào thời tiết như thế nào? 3 – 5 học sinh trình bày Gọi học sinh trình bày Aùo choàng mặc vào mùa lạnh Aùo len khi trời rét. Aùo sơ mi mặc khi trời nóng, mát Giáo viên nhận xét . CỦNG CỐ : Giáo viên chỉ bảng – học sinh đọc bài. Trò chơi :Thi tìm tiếng có vần vừa học . Đọc bài Tìm tiếùng có vần Hướng dẫn học sinh cách chơi , thi đua giữa các nhóm Nhóm nào tìm được nhiều và đúng nhất nhóm đó thắng cuộc. DẶN DÒ : Tìm các vần và các tiếng vừa học trong sách giáo khoa, trong sách báo khác Học lại bài , nắm bài cho chắc . Nhận xét tiết học . Môn : TOÁN Tiết chương trình : Bài :PHÉP TRỪ DẠNG 17 – 7 I – MỤC TIÊU : Sau bài học , giúp học sinh : Biết lam tính trưØ không nhớ bằng cách đặt tính rồi tính. Tập cộng nhẩm Tự giác lam bài II – ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 1 bó que tính và que tính rời . III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Kiểm tra bài cũ :Viết tia số Lam bảng Kiểm tra học sinh lam bài tập a) tính : 17 – 3 19 – 5 14 – 2 Nhận xét b) Tính nhẩm 12 +2 – 3 17 – 2 – 4 Dạy – học bài mới : a) Giới thiệu bài : Ghi bảng tên bài b) Tìm hiểu bài Giới thiệu phép trừ dạng 17 – 7 Hoạt động 1 : Hoạt động với đồ vật Cho học sinh lấy 17 que tính gồm 1 chục que tính và 7 que tính . Sau đó cất 7 que tính. Hỏi em còn cầm bao nhiêu que tính? . . . 1 chục que tính . . . 10 que tính Hoạt động 2 : Đặt tính và thực hiện phép tính Hướng dẫn cách đặt tính. Chúng ta viết phép tính từ trên xuống dưới. Tương tự phép trừ 17 – 3 , em hãy đặt tính và thực hiện trừ 17 – 7 17 - 7 10 Viết dấu trừ ở bên trái sao cho ở giữa 2 số. Kẻ vạch ngang dưới 2 số đó Yêu cầu học sinh nhắc lại cách viết sau đó đặt tính 17 - 7 vào bảng con. Bảng con c) Thực hành Bài 1 : Tính Hướng dẫn thực hiện cho đúng Đọc đề bài. 2 học sinh lam bảng lớp, lớp lam bảng con Bài 2 : Tính Đề bài cho biết gì ? Đề bài hỏi gì? Muốn biết còn bao nhiêu cái kẹo ta lam như thế nào? Nêu yêu cầu đề bài Lam bài tập , 2 học sinh làm bảng phụ Đổi vở . Nhận xét Củng cố : Hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép trừ dạng 17 – 7 Hãy điền nhanh kết quả : 12 – 2 16 – 6 14 – 4 15 – 5 Dặn dò : Về nhà xem lại bài , xem lại các bài tập . Xem trước bài tiếp theo . Nhận xe ... êu điểm đặt bút , dừng bút của các chữ . Nêu cách viết liền nét của các chữ . HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn qui trình viết. Học sinh theo dõi Giáo viên vừa thực hiện , vừa giải thích , qui trình viết của các con chữ , chữ . Hướng dẫn học sinh viết từng con chữ , viết liền nét trong một chữ, khoảng cách 1 từ Khi viết , cần lưu ý điều gì khi viết dấu? HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện viết Hướng dẫn học sinh tô khan Học sinh tô khan trên mặt bàn Hướng dẫn uốn nắn , sửa chữa chữ viết cho học sinh Luyện viết vào bảng con . Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tư thế ngồi , cách cầm bút , cách lia bút . Viết vào vở tập viết Học sinh luyện viết vào vở . CỦNG CỐ : Giáo viên thu vở chấm . Nhận xét bài viết . DẶN DÒ : Về nhà các em luyện viết lại các nét .Chuẩn bị cho bài tuần 20 .Nhận xét . Môn : TOÁN Tiết chương trình : Bài 1 : GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I – MỤC TIÊU :Học sinh được : Bước đầu hình thành nhận thức về bài toán có lời văn cho học sinh. Bài toán có lời văn thường có: + Các số ( gắn với các thông tin đã biết) + Các câu hỏi ( chỉ thông tin cần tìm) - Giáo dục học sinh ham thích học toán. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Chuẩn bị bộ đồ dùng học toán lớp 1, sách giáo khoa, vở bài tập. III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH KIỂM TRA BÀI CŨ : Đặt tính rồi tính : 15 + 3 15 – 5 19 – 5 16 – 5 17 + 2 18 – 7 Thực hiện trên phiếu bài tập Phát phiếu 4 học sinh lam bảng lớp Quan sát , chấm trực tiếp. Số liền sau số 8 là số nào? Số liền trước số 6 là số nào? Số nào vừa đứng liền trước số 7 vừa đứng liền sau số 5? DẠY BÀI MỚI : a) Giới thiệu bài : Ghi bảng tên bài HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu bài toán có lời văn Hướng dẫn học sinh quan sát tranh trang 115/ SGK Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán . Học sinh nêu yêu cầu + Hướng dẫn quan sát tranh và hỏi : Bạn đội mũ đang lam gì? Đang đứng giơ tay chào. Thế còn 3 bạn kia đang lam gì? Ba bạn đang đi tới chỗ bạn đội mũ. Vậy lúc đầu có mấy bạn? Lúc đầu có 1 bạn đội mũ. Về sau thêm mấy bạn? Về sau có thêm 3 bạn. Như vậy các em có thể viết gì vào chỗ chấm của bài tập 1 để được bài toán? Cả lớp lam bài , 1 học sinh lên bảng. Chữa bài: gọi học sinh nhận xét bài lam trên bảng. * Kết luận : Như vậy chúng ta có một bài toán , bài toán này là bài toán có lời văn. Bài toán cho ta biết gì? . . .có 1 bạn , thêm 3 bạn Bài toán có câu hỏi như thế nào? . . . có tất cả bao nhiêu bạn? Theo câu hỏi này ta phải lam gì? . . . tính có tất cả bao nhiêu bạn? * Kết luận : Bài toán có lời văn bao giờ cũng có các số gắn với các thông tin mà đề bài cho biết và câu hỏi để chỉ thông tin cần tìm. HOẠT ĐỘNG 2 : Luyện tập Bài 2 : Quan sát tranh và nêu đề toán Ghi số vào chỗ chấm thích hợp. Cho học sinh chữa bài. Nêu yêu cầu Lam vở , bảng phụ Xung phong đọc kết quả . Nhận xét Bài 3 : Viết tiếp câu hỏi để có bài toán Hướng dẫn quan sát tranh và gọi học sinh đọc đề toán ? Bài toán này còn thiếu gì? Em hãy đặt câu hỏi cho bài toán. * Kết luận : Các câu hỏi phải có từ hỏi ở đầu câu, trong câu hỏi của bài toán này nên có từ tất cả. Nêu yêu cầu Làm vở 2 học sinh làm bảng phụ Nhận xét. Chữa bài Bài 4 : Nhìn tranh viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán Hướng dẫn : quan sát tranh, đọc thầm bài toán và tìm số thích hợp để điền vào chỗ chấm, sau đó ghi tiếp câu hỏi để có bài toán. Cho học sinh nêu miệng kết quả. Nêu yêu cầu Lam vở 2 học sinh lam bảng phụ sửa bài Nhận xét , cho học sinh sửa bài . Tự sửa bài CỦNG CỐ Thu vở chấm , nhận xét . Em hãy nêu nhận biết dấu hiệu của bài toán? Bài toán thường có gì? DẶN DÒ : Tìm hiểu thêm về bài toán có lời văn. Tự đặt đề toán qua các tình huống cụ thể. Giải bài toán đó. Chuẩn bị bài tiếp theo. Nhận xét tiết học . Môn : HỌC VẦN Tiết chương trình : Bài : uê , uy I – MỤC TIÊU Sau bài học , học sinh có thể : Nhận biết cấu tạo và đọc , viết được uê, uy, bông huệ, huy hiệu Đọc được các tiếng ứng dụng và câu ứng dụng . Nhận ra được vần uê, uy trong các tiếng của một văn bản bất kì . Mở rộng vốn từ theo lời nói tự nhiên theo chủ đề “tàu hỏa, tàu thủy, ô tô”. II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng kẻ ô li ,sách giáo khoa , vở tập viết bộ ghép chữ . Tranh minh họa hoặc các vật thật minh họa cho các tiếng , từ , câu ứng dụng . Tranh minh họa cho phần luyện nói . III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Tiết 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 – BÀI CŨ : Thực hiện theo yêu cầu của GV Học sinh đọc sách : Ôn tập Viết bảng con : khoa học, ngoan ngoãn, khai hoang, con hoẵng, chim oanh, hoa đào, khôn ngoan, loắt choắt, tóc xoăn Học sinh viết bảng con , 2 học sinh viết bảng lớp Nhận xét phần bài cũ 2 – BÀI MỚI: a)Giới thiệu : Hôm nay chúng ta học vần uê, uy . Giáo viên ghi bảng tên bài Đọc theo giáo viên b) Tìm hiểu bài HOẠT ĐỘNG 1 : Dạy vần uê Nhận diện chữ e6 uê Em hãy tìm cách ghép vần uê , vần uê gồm những chữ cái nào ? . . . u + ê Em hãy lấy chữ cái trong bộ đồ dùng học tập và ghép vần uê lên bảng gắn . Hướng dẫn phát âm : + Vần Viết bằng phấn vần uê , đọc Vần uê đánh vần như thế nào ? Chỉ bảng cho học sinh đánh vần lại Chỉnh sửa cho học sinh Học sinh đánh vần cá nhân u – ê – uê Đánh vần theo cá nhân , theo nhóm . Ghép chữ và đánh vần , đọc tiếng Muốn có tiếng huệ, em ghép như thế nào ? . . .ghép thêm âm hờ và thanh nặng . . . Ghi bảng huệ Hãy phân tích tiếng huệ h + uê + thanh nặng Hãy đánh vần tiếng huệ hờ – uê – huê – nặng – huệ Sửa lỗi đánh vần cho học sinh . Học sinh quan sát , đánh vần rút ra từ khóa Hoạt hình Ghi từ bông huệ Hướng dẫn học sinh đánh vần Học sinh đánh vần , đọc trơn Chỉnh sửa cho học sinh Luyện đọc nối tiếp HOẠT ĐỘNG 2 : Dạy vần uy Nhận diện chữ ghi vần uy + Viết chữ uy trên bảng và hỏi : Vần uy được ghép bởi những âm nào ? u + y Hãy so sánh vần uy với vần uê + Em hãy lấy các chữ cái trong bộ đồ dùng học tập và gắn lên bảng gắn để ghép vần uy. Giống : cùng bắt đầu bằng u Khác : uy kết thúc bằng y Ghép chữ và đánh vần , đọc tiếng + Vần uy Em hãy phân tích vần uy u + y Em hãy đánh vần vần uy u – y – uy Học sinh quan sát , phát âm + Tiếng , từ khóa Muốn có tiếng huy, ta ghép như thế nào ? . . .ghép thêm âm hờ Hãy ghép chữ huy Hãy đánh vần tiếng huy hờ – uy – huy Ghi bảng từ : huy hiệu Hướng dẫn học sinh đánh vần , đọc trơn Chỉnh sửa cho học sinh Đánh vần cá nhân , nhóm , lớp HOẠT ĐỘNG 3 :Hướng dẫn viết chữ ghi vần Dùng ngón tay tô khan trên không Giáo viên treo lên bảng khung ô li phóng to để học sinh quan sát . Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết Viết mẫu uê, uy, bông huệ, huy hiệu hướng dẫn học sinh cách viết , khoảng cách các con chữ Em hãy nêu cách viết uê, uy, bông huệ, huy hiệu từ cần chú ý như thế nào về độ cao các con chữ , khoảng cách các chữ của từ . *Giáo viên vừa nói vừa viết lên bảng cho học sinh quan sát. Học sinh luyện viết bảng con . HOẠT ĐỘNG 4 : Đọc từ ứng dụng Viết lên bảng các tiếng ứng dụng Luyện đọc các tiếng ứng dụng cây vạn tuế xum xuê tàu thủy khuy áo Luyện đọc Giải nghĩa một số tiếng . Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh. Hãy gạch chân các tiếng có vần học hôm nay . . . tuế, xuê, thủy, khuy Hãy phân tích tiếng : tuế, xuê, thủy, khuy Chỉ bảng cho học sinh đọc lại toàn bài Học sinh đọc cá nhân , đồng thanh Nghỉ chuyển tiết Uê, uy ( Tiết 2) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập Luyện đọc Luyện đọc sách giáo khoa Đọc sách giáo khoa Giáo viên chỉ bảng cho học sinh đọc lại . Học sinh phát âm lại bài Giáo viên sửa lỗi Hãy đọc câu văn ứng dụng dưới tranh. Cỏ mọc xanh chân đê Dâu xum xuê nương bãi Cây cam vàng thêm trái Hoa khoe sắc nơi nơi Tìm tiếng có chứa vần mới học hôm nay trong câu ứng dụng Luyện đọc Uốn nắn cách đọc cho học sinh . Luyện đọc câu ứng dụng từng dòng Luyện viết Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết và cách viết , cách cầm bút . Khi viết các chữ cần chú ý điều gì ? Học sinh viết trong vở tập viết . Thu vở , chấm bài , nhận xét . Luyện nói theo chủ đề : Tranh vẽ gì? Em đã đi tàu thủy chưa? Tàu thủy hoạt động ở đâu? Em nào đã được đi ô tô? Hãy tả hình dáng và âm thanh của ô tô Em nào đã được đi máy bay? Đây là phương tiện giao thông hoạt động ở đâu? Tàu hỏa là phương tiện giao thông di chuyển ra sao? Giáo viên nhận xét . CỦNG CỐ : Giáo viên chỉ bảng không theo thứ tự cho học sinh đọc lại bài đọc lại bài . Cho học sinh cầm sách giáo khoa để đọc . DẶN DÒ : Tìm các vần và các tiếng vừa học trong sách giáo khoa, trong sách báo khác. Học lại bài , nắm bài cho chắc . Nhận xét tiết học .
Tài liệu đính kèm: