Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 11, 12

Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 11, 12

I. Mục tiêu

 - Đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên (bố Thu); giọng hiền từ(người ông)

 - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy học

 GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 HS: SGK, vở

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 56 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUÂN 11
Ngày soạn: 27/10/2011 Ngày dạy: Thứ 2/ 31/10/2011
TIẾT 1: CHÀO CỜ
-----------------------------------o0o------------------------------------
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
BÀI 21 : CHUYỆN MỘT KHU
 VƯỜN NHỎ
I. Mục tiêu
 - Đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên (bố Thu); giọng hiền từ(người ông)
 - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
 HS: SGK, vở
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
T/g
Hoạt động học
A. ÔĐTC 
B. Kiểm tra bài cũ 
 KT đồ dùng của HS
C. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu - ghi đầu bài
2.HD đọc và tìm hiểu nội dung bài
a.Luyện đọc
- HS đọc nối tiếp lần 1.GV kết hợp sửa lỗi phát âm và từ khó
- HS đọc nối tiếp lần 2. Kết hợp chú giải
- HS luyện đọc theo cặp
- HD đọc cách đọc. GV đọc mẫu 
 b.Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
 Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
Mỗi loài cây ở ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?
Bạn Thu chưa vui vì điều gì?
Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
Em hiểu: " Đất lành chim đậu" là thế nào?
- GV giảng
Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
 Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
GV nêu nội dung bài?
c.Đọc diễn cảm 
+ Treo bảng phụ có đoạn 3
+ GV đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức HS thi đọc
- GV nhận xét và ghi điểm.
 4.Củng cố dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 1'
 3'
 1'
12'
10'
10'
 3'
- HS hát
 Quan sát tranh, nêu nội tranh.
 HS lắng nghe, nhắc lại tên bài
- 1 HS đọc toàn bài
- 3 HS đọc nối tiếp
HS1:Bộ Thu....từng loại cây.
HS2: Cây quỳnh.... là vườn.
HS3: Một sớm...hả cháu?
(HS yếu đọc nối tiếp theo câu)
- HS nêu chú giải
- HS đọc cho nhau nghe.
- 1HS đọc bài
 HS nghe
- Lớp đọc thầm bài và câu hỏi
+ Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công 
+Cây quỳnh lá dày, giữ được nước. Cây hoa ti-gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những vòi voi bé xíu. Cây đa ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng
+ Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
+Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn 
+Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống làm ăn
+Hai ông cháu rất yêu thiên nhiên cây cối, chim chóc. hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ.
+Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình
+Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu bé Thu và muốn mọi người luôn làm đẹp môi trường xung quanh.
- HS đọc theo cặp
- 3 HS thi đọc
- Bình chọn bạn đọc tốt, hay.
3 HS nêu
TIẾT 3 : TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP (TR.52)
I. Mục tiêu
 Giúp HS biết tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
* Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2(a,b); bài 3(cột 1); bài 4.
II. Đồ dùng dạy – học
 GV: SGK, thước...
 HS: vở, sgk, thước...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
T/g
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên bảng 
324, 23 + 23,1 + 3, 06 =
67,09 + 2,865 + 32,6 =
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới 
a.Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu – ghi đầu bài
b.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính cộng nhiều số thập phân.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 (a,b)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng biểu thức trên.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu cách làm.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phép so sánh.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ
 GV gọi HS chữa bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – dặn dò 
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các BT và chuẩn bị bài sau
 1'
 5'
 1'
10'
7'
8'
 7'
 2'
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS nghe.
- 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 
 65,45 47,61
- HS đọc
- Tính bằng cách thuận tiện.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
a) 4,68 + 6,03 + 3,97 
 = 4,68 +(6,03+3,97)
 = 4,68 + 10 = 14,68 
b) 6,9 + 8,4+ 3,1+ 0,2
 = (6,9 + 3,1) + (8,4+0,2)
 = 10 + 8,6 = 18,6
- HS nhận xét 
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
-Tính tổng các số thập phân rồi so sánh và điền dấu so sánh thích hợp vào chỗ chấm.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 3, 6 + 5, 8 > 8,9
 7, 56 < 4, 2 + 3,4
 5, 7 + 8, 9 > 14,5
 0, 5 > 0, 08 + 0, 4
- 2 HS lần lượt nêu trước lớp
- 1 HS đọc đề bài toán 
- 1 HS lên bảng làm bài
 Bài giải
Ngày thứ nhất dệt được số mét vải là: 28,8 + 2,2 = 30,6 (m)
Ngày thứ ba dệt được số mét vải là: 30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Cả ba ngày dệt được số mét vải là: 28,8 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
 Đáp số : 91,1m
TIẾT 4 : CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
BÀI 11 : LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu 
 - Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn bản luật.
 - Làm được bài tập 2 a/b hoặc BT3 a/b hoặc bài tập do phương ngữ.
 - Rèn tính cẩn thận, khoa học 
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Thẻ chữ ghi các tiếng: lắm/nắm; lấm/nấm; lương/ nương; lửa/nửa; 
 HS: SGK, VBTTV5/1
III.Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2.KTBC 
Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới 
a.Giới thiệu bài (Ghi đầu bài)
b) Hướng dẫn nghe-viết chính tả
* Trao đổi về nội dung bài viết
- Gọi HS đọc đoạn viết
 Điều 3 khoản 3 trong luật bảo vệ môi trừng có nội dung gì ?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các tiếng khó dễ lẫn khi viết chính tả
-Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được
* Viết chính tả
- GV đọc chậm HS viết bài
* Soát lỗi, chấm bài 
c)Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu- HS làm bài 
- Gọi HS lên làm trên bảng lớp
 - Nhận xét KL
4. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học- nhắc HS về viết các lỗi sai vào vở. Chuẩn bị bài sau.
1'
3'
1'
 22'
10'
3'
HS nghe
- HS đọc đoạn viết
+Nói về hoạt động bảo vệ môi trường, giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường.
- HS nêu: môi trường, phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, tiết kiệm, thiên nhiên
- HS luyện viết
- HS viết chính tả (HS yếu viết được 2/3 bài viết)
- HS soát lỗi
- HS đọc yêu cầu bài
- 4 HS lên làm
+lắm- nắm: Thích lắm- nắm cơm; quá lắm- nắm tay; lắm điều- cơm nắm; lắm lời- nắm tóc
+lấm- nấm: lấm tấm- cái nấm; nấm rơm; lấm bùn- nấm đất, lấm mực- nấm đầu.
lương- nương: lương thiện- nương rẫy; lương tâm- vạt nương; lương thực- nương tay; lườn bổng- nương dâu
+lửa- nửa: đốt lửa- một nửa; nửa vời- lửa đạn; nửa đời- lửa binh; .
TIẾT 5 : KHOA HỌC
GV dự trữ dạy
--------------------------------------o0o-------------------------------
Ngày soạn: 28/10/2011 Ngày dạy: Thứ 3/ 01/11/2011
TIẾT 1 : TOÁN
TIẾT 52: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN (TR.53)
I. Mục tiêu
 - Biết trừ hai số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.
 - Bài tập cần làm: Bài 1(a,b); bài 2(a,b); bài 3.
II. Đồ dùng dạy – học
 -GV : SGK, thước...
 - HS: vở, sgk, thước...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng 
224, 23 + 24,1 + 0, 06 =
47, 09 + 2, 865 + 12,6 =
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới 
*Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu – ghi đầu bài.
* Ví dụ 1: Hình thành phép trừ
- GV nêu bài toán như SGK
+ Để tính được độ dài đoạn thẳng BC chúng ta phải làm thế nào ?
- Hãy đọc phép tính đó.
 Vậy 4,29 trừ đi 1,84 bằng bao nhiêu 
- Giới thiệu cách tính:
 2,45
- Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của số bị trừ, số trừ và dấu phẩy ở hiệu trong phép tính trừ hai số thập phân.
b) Ví dụ 2: Đặt tính rồi tính
 45,8 – 19,26
 GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
c)Ghi nhớ
- Qua hai ví dụ, em có thể nêu cách thực hiện phép trừ hai số thập phân ?
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK-GVyêu cầu HS đọc phần chú ý.
d)Luyện tập – thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét 
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. 
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, cho HS nêu các cách làm khác nhau, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS.
Chuẩn bị bài sau. 
1'
5'
1'
5'
5'
5'
5'
 5'
5'
3'
- 2 HS lên bảng 
- HS nghe.
+Chúng ta phải lấy độ dài đường gấp khúc ABC trừ đi độ dài đoạn thẳng AB.
- Phép trừ 4,29 – 1,84
4,29m = 429 cm ; 1,84m = 184 cm
429 – 184 = 245(cm); 245cm = 2,4m
 4,29 – 1,84 = 2,45 m
+Trong phép tính trừ hai số thập phân có dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với nhau.
- 1 HS lên bảng, HS cả lớp đặt tính
 26,54 
* Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy vào hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
3-5 HS đọc
3 HS lên bảng làm
 42,7 37,46 31,554
- 1 HS đọc, lên bảng làm bài 
a) b) 
 41,7 4,44
- HS nhận xét
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số kg đường lấy ra tất cả là:
 10,5 + 8 = 18, 5 (kg)
Số kg đường còn lại trong thùng là: 28,75 – 18, 5 = 10, 25 (kg)
 Đáp số : 10,25 kg
TIẾT 2 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI 21 : ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I. Mục tiêu:
 - Nắm được khái niệm đại từ xưng hô (ND ghi nhớ)
 - Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống(BT2).
 * HS khá, giỏi nhận xét được thái độ,t ... g các số thập phân ta cũng có : (ab) c = a (bc)
- Phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp. Khi nhân một tích hai số với số thứ ba có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại.
- HS đọc đề bài, 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
9,650,4x0,25=9,65(0,40,25)
 = 9,65 1 = 9,65
0,25409,84=(0,25 40) 9,84
 = 10 9,84 = 98,4
7,381,2580=7,38(1,25 80)
 = 7,38 100 = 738
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
a) (28,7 + 34,5 ) 2,4
= 63,2 2,4 = 151,68
b) 28,7 + 34,5 2,4
= 28,7 + 82,8 = 111,5
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở 
-1 HS đọc đề bài toán
- 1 HS lên bảng làm bài
Bài giải
Người đó đi được quãng đường là 
12,5 2,5 = 31,25 (km)
 Đáp số : 31,25 km
TIẾT 2: ĐỊA LÍ
BÀI 12: CÔNG NGHIỆP
 I. Mục tiêu
 - Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
 - Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
 - Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
II. Đồ dùng dạy - học
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Các hình minh hoạ trong SGK.
Phiếu học tập của HS.
GV và HS sưu tầm về tranh ảnh và một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và 
sản phẩm của chúng.
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. ÔĐTC
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?
+ Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản?
+ Ngành thuỷ sản phân bố ở đâu? Kể tên một số tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển.
GVnhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới
* Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
*Hoạt động 1: Một số ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng
 - Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống của nhân dân?
1’
3’
1’
7’
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
- HS nêu tên bài 
- Một số HS nêu ý kiến:
+ Tạo ra các đồ dùng câng thiết cho cuộc sống như vải vóc, quần áo, xà phòng, kem đánh răng,...
+ Tạo ra các máy móc giúp cuộc sống thoải mái, tiện nghi, hiện đại hơn: máy giặt, điều hoà, tủ lạnh,...
+ Tạo ra các máy móc giúp con người nâng cao năng suất lao động, làm việc tốt hơn...
Bảng thống kê về các ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp
Sản phẩm
Sản phẩm được xuất khẩu
Khai thác khoáng sản
Than, dầu mỏ, quặng sắt, 
bô-xít,...
- Than, dầu mỏ,....
Điện (thuỷ điện, nhiệt 
điện,...
Điện
Luyện kim
Gang, thép, đồng, thiếc,...
Cơ khí (sản xuất, lắp ráp, 
sửa chữa)
Các loại máy móc, phương 
tiện giao thông,...
Hoá chất
Phân bón, thuốc trừ sâu, xà
phòng,...
Dệt, may mặc
Các loại vải, quần áo,...
Các loại vải, quần áo
Chế biến lương thực, thực 
phẩm
Gạo, đường, mía, bia, rượu
Gạo
Chế biến thuỷ, hải sản
Thịt hộp, cá hộp, tôm,...
Thịp hộp, cá hộp,...
Sản xuất hàng thiêu dùng
Dụng cụ y tế, đồ dùng g/đ
- GV kết luận
HĐ2: Trò chơi đối đáp vòng tròn
- GV chia lớp thành 4 nhóm, chọn mỗi nhóm 1 HS làm giám khảo.
- Cách chơi: Lần lượt mội đội đưa câu hỏi cho đội bạn trả lời, theo vòng tròn, đội 1 đố đội 2, đội 2 đố đội 3, đội 3 đố đội 4, đội 4 đố đội
1.Chơi như vậy 3 vòng. Các câu hỏi phải hỏi về các ngành sản xuất công nghiệp, hoặc các sản phẩm của ngành này. Mỗi câu hỏi đúng tính 10 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Nếu đặt câu hỏi sai bị trừ 2 điểm, nếu trả lời sai bị trừ 2 điểm.
Khi kết thúc cuộc thi, đội nào có nhiều điểm nhất là đội thắng cuộc.
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
HĐ3: Một số nghề thủ công ở nước ta.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm trưng bày kết quả sưu tầm về các trang ảnh chụp hoạt động sản xuất thủ công hoặc sản phẩm của nghề thủ công.
- GV nhận xét kết quả sưu tầm của HS, tuyên dương các em tích cực sưu tầm để tìm được nhiều nghề sản xuất thủ công, nhiều sản phẩm của các nghề thủ công.
- GV hỏi: Địa phương ta có nghề thủ công nào?
 7’
7’
HS lắng nghe
- HS chia nhóm chơi.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
Ví dụ về một số câu hỏi, câu trả lời:
1. Ngành khai thác khoáng sản nước ta 
khai thác được loại khoáng sản nào nhiều nhất (than).
2. Kể một số sản phẩm của ngành luyện kim (gang, thép,...)
3. Cá hộp, thịt hộp,... là sản phẩm của ngành nào? (Chế biến thuỷ, hải sản).
- HS làm việc theo nhóm, dán hoặc ghi những gì mình biết về các nghề thủ công, các sản phẩm thủ công vào phiếu của nhóm mình.
+ Giơ hình cho các bạn xem.
+ Nêu tên nghề thủ công, hoặc sản phẩm thủ công.
+ Nếu xem nghề thủ công đó tạo ra những sản phẩm nào (nếu là ảnh chụp nghề thủ công); nói sản phẩm thủ công đó là của nghề nào (nếu là ảnh chụp sản phẩm).
+ Nói xem sản phẩm của nghề thủ công đó được làm từ gì và có được xuất khẩu ra nước ngoài không?
- HS cả lớp theo dõi GV nhận xét.
- Một số HS nêu ý kiến.
Tranh ảnh
(nếu có)
Tên nghề
thủ công
Các sản phẩm
Vật liệu
Địa phương có nghề
Gốm sứ
Bình hoa, lọ hoa, chậu cảnh, lọ lục bình,....
Đất sét
Bát tràng (Hà Nội), Biên Hoà (Đồng Nai)
Cói
Chiếu cói, làn cói,
hòm cói, tranh cói
Sợi dây cói
Nga Sơn (ThanhHoá)
Kim Sơn (Ninh Bình)
Lụa Hà Đông
Vải lụa, khăn lụa, quần áo lụa,...
Lụa tơ tằm
Mây, tre, đan
Tủ mây, làn mây, lọ hoa, mành.
Cây mây, song, tre
* Hoạt động 4:Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta
 - GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta?
+ Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống nhân dân ta?
GV KL
Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
7’
3’
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến:
+ Nghề thủ công ở nước ta có nhiều và nổi tiếng như: lụa Hà Đông; gốm sứ Bát Tràng, gốm Biên Hoà, chiếu Nga Sơn,...
+ Đó là các nghề chủ yếu dựa vào truyền thống, và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn.
+ Nghề thủ công tạo công ăn việc làm cho nhiều lao độg.
+ Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ, dễ kiếm trong dân gian.
+ Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu.
TIẾT 3: ÂM NHẠC
 HỌC HÁT: BÀI ƯỚC MƠ
I Mục tiêu.
 - Biết đây là bài hát nước ngoài
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. Chuẩn bị của giáo viên
 - Giáo viên : giáo án, SGK, đồ dùng học môn, nhạc cụ quen dùng
 - Học sinh: SGK, đồ dùng học tập
III. hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
Học hát: Ước mơ
1. Giới thiệu bài hát
- GV giới thiệu tranh minh hoạ
Bài hát nước ngoài duy nhất trong trương trình Âm nhạc lớp 5
2. Đọc lời ca
- Đọc lời 1
-Từ Gió vờn cánh bao lời mong chờ
-Từ em khao khát ... tô đẹp muôn nhà
3. Nghe hát mẫu
Gv trình bày bài hát 
GV hỏi: Cảm nhận ban đầu của h\s
4. Khởi động giọng
- Dịch giọng(-7)
5. Tập hát từng câu
- Chia thành 8 câu hát, mỗi câu 2 nhịp - Bắt nhịp 1-2 để h\s thực hiện
- H\s thực hiện những câu tiếp
- GV chỉ định 1-2 h\s khá lên hát 
- Hs tập các câu tương tự
- HS hát nối các câu hát, thể hiện đúng những câu ngân dàI 2 phách hoặc 4 phách. 
6. Hát toàn bài 
H\s hát cả bài trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, thể hiện đúng những tiếng luyến và tiếng hát ngân dài 4 phách
7. Củng cố kiểm tra
- Hướng dẫn về nhà ôn bài học thuộc bài hát.
1’
5’
3’
5’
15’
5’
1’
- HS thực hiện
- HS nghe
- 1-2 h\s trả lời
- H\s khởi động giọng
- H\s nhắc lại
H\s thực hiện
H\s thực hiện
 H\s thực hiện
-h\s trình bày bài hát
-h\s thuộc bài hát
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
BÀI 24 : LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu
 Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK
II. Đồ dùng dạy học
GV:giấy khổ to và bút dạ
HS : vở, bút, SGK
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
 - Nêu cấu tạo của bài văn tả người. 
 - Nhận xét HS học ở nhà .
3. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài
GV giới thiệu – ghi đầu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc YC và ND của bài. 
- HS hoạt động nhóm
- 1 Nhóm làm vào giấy khổ to, 
- Gọi HS đọc phiếu đã hoàn chỉnh
Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
Bài 2: Tương tự như làm như BT1.
- Em có NX gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn
- GV KL
* Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học tập cách miêu tả của nhà văn để lập dàn ý cho bài văn tả 1 người mà em thường gặp.
1’
4’
1’
16’
16’
2’
- HS nêu
- HS nghe
- HS đọc
- HS hoạt động nhóm 4
Những chi tiết tả ngoại hình của người bà:
+ Mái tóc: đen và dày kì lạ, phủ kín 2 vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối, mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược 
+ Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông, khắc sâu
+ Đôi mắt: hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên 
+ Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng 
- Tác giả quan sát người bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để tả
- Tác giả quan sát kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa , đập...
- Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mò, thích thú.
SINH HOẠT TUẦN 12
I. Nội dung.
 - Tiếp tục ổn đinh và duy trì mọi nề nếp, phát động phong trào thi đua dành 
nhiều điểm cao.
II. Biện pháp.
 1.Về học tập:
 - Duy trì 100% sĩ số lớp. Đi học chuyên cần, thực hiện nề nếp giờ giấc. Học 
bài và làm bài đầy đủ ở lớp cũng như ở nhà. Trong lớp chú ý nghe giảng, có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, xây dựng nhóm học tập.
 2. Về đạo đức.
 - Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để khắc phục khó khăn.
 - Học tập nội quy của HS tiểu học.
 3. Các hoạt động khác.
 - Thể dục buổi sáng và giữa giờ: lớp 5 tập luyện cho các em lớp 1,2,3.
 - Vệ sinh: giữ gìn sạch sẽ.
 - Lao động: Tiếp tục dọn vệ sinh khu trường, lớp học.
III. Kết quả.
- Tuyên dương: 
 + Có sự cố gắng: Thảo, Tạ, Hòa, Dung, Trang, Hiền.
 + Một số bạn đã biết giúp đỡ nhau.
- Phê bình:
 + Còn lười học: Sênh, Nhìa, Lù, Dệnh, Cò,...Cần phải cố gắng nhiều.
 + Nghỉ học không lí do: HS vùng cao.
 + Không ghi bài: Thảo, Thu, Giới
IV. Phương hướng tuần tới
Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp.
Tiếp tục xây dựng phong trào học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11, TUẦN 12.doc