Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 26

Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 26

I. Mục tiêu

 -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy – học

 GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 HS: SGK, vở ghi.

III. Các hoạt động dạy – học

 

doc 28 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1164Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Ngày soạn: 25/02/2012 Ngày dạy:T2/27/02/2012
TIẾT 1 : CHÀO CỜ
-----------------------------------------o0o-------------------------------------
TIẾT 2 : TẬP ĐỌC
NGHĨA THẦY TRÒ
I. Mục tiêu
 -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu
 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy – học
	GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
 HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
 Đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời câu hỏi
 Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
Theo em, khổ thơ cuối nói lên điều gì?
- GV nhận xét biểu dương HS
3. Bài mới
* Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
* HD tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Cho HS đọc bài văn
- Cho HS đọc đoạn trước lớp
Đ1:Từđầu đến “...mang ơn rất nặng”
Đ2:Tiếp theo đến “...tạ ơn thầy”
Đ3: Phần còn lại
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc các từ khó: tề tựu, sáng sủa, sưởi nắng....
 - Luyện đọc trong nhóm
- GV đọc diễn cảm toàn bài
 b)Tìm hiểu bài
 Đoạn 1
Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
- Tìm các chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
Đoạn 2
- Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của thầy Chu đối với thầy giáo cũ.
Đoạn 3
 - Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
- Em còn biết thêm các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nào có nội dung tương tự?
GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam bồi đắp, giữ gìn và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
c)Đọc diễn cảm
- GV đưa bảng phụ đã chép đoạn 1 và hướng dẫn HS đọc (đoạn Từ sáng sớm đến dạ ran).
GV nhận xét, khen những HS đọc đúng, hay.
4.Củng cố, dặn dò
 Bài văn nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm các truyện kể nói về tình thầy trò, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc VN.
1'
5'
 1'
10'
10'
10'
3'
-HS1:đọc thuộc lòng
+Trong khổ thơ đầu, tác giả đã dùng những từ ngữ: Là cửa nhưng không then, cũng không khép lại bao giờ: Cách nói đó rất đặc biệt, cửa sông là một cái cửa khác bình thường. Cách nói của tác giả gọi là biện pháp chơi chữ
-HS2: đọc thuộc lòng.
+Tác giả muốn nói lên tấm lòng của cửa sông không quên cội nguồn.
- HS lắng nghe.
1HS khá(giỏi) đọc, cả lớp đọc thầm theo trong SGK.
- HS dùng bút chí đánh dấu đoạn trong SGK.
- 3HS đọc đoạn nối tiếp (2 lần)
- 1 HS đọc chú giải trong SGK.
- 2 HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc cả bài
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
+Đến để mừng thọ thầy thể hiện lòng yêu quí, kính trọng thầy, người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
+Từ sáng sơm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầyđể mừng thọ thầy những cuốn sách quí. Khi nghe thầy nói đi cùng với thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng,” họ đã đồng thanh dạn ran...
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
+Thầy giáo Chu tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thủa vỡ lòng.
+Thầy mời các em học trò của mình cùng tới thăm cụ đồ. Thầy cung kính thưa với cụ:
“Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy....
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
Đó là 3 câu:
 Uống nước nhớ nguồn.
 Tôn sự trọng đạo.
 Nhất tử vi sư, bán tự vi sư.
HS có thể trả lời:
 Không thầy đố mày làm nên.
 Kính thầy yêu bạn.
 Muốn sang thì bắc cầu kiều
 Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
 Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
 Làm sao cho bõ những ngày ước ao.
- HS luyện đọc đoạn.
- Một vài HS thi đọc.
- Lớp nhận xét
Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gỡn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
TIẾT 3 : TOÁN
TIẾT 126: NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu
 - Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
 - Vận dụng để giải một bài toán có nội dung thực tế.
 * Bài tập cần làm: Bài 1.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ
HS: SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Chữa BT4 tr. 134 
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
* GT bài: GV nêu MĐYC giờ học - ghi đầu bài
* Tìm hiểu ví dụ
Ví dụ 1:
GV nêu bài toán.
- Yêu cầu HS nêu phép tính.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính, HS dưới lớp đặt tính ra nháp, thử làm.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách tính.
- Gọi HS lên bảng tính.
- Yêu cầu HS nêu cách tính.
GV xác nhận cách làm:
 + Đặt tính như phép nhân các số tự nhiên đã biết.
 + Thực hiện tính tương tự. Chú ý sau mỗi kết quả tính phải ghi đơn vị đo tương ứng.
 Ví dụ 2:
GV nêu bài toán.
- Yêu cầu HS nêu phép tính.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách tính (có đặt tính)
- Yêu cầu HS lên bảng trình bày.
- Yêu cầu HS nhận xét số đo ở kết quả. Yêu cầu HS đổi.
- GV kết luận :
 3 giờ 15 phút 5 = 16 giờ 16 phút 
- GV: Trong khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây, nếu phần số đo nào lớn hơn 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn liền trước.
b) HD luyện tập
Bài 1: 	
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Gọi 2 HS lên bảng làm 2 phép tính 
 4 giờ 23 phút 4 và 4,1 giờ 6 
HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nêu cách nhân số đo thời gian với một số tự nhiên.
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc kết quả các phần còn lại.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV đánh giá.
Bài 2: (Nếu còn thời gian)
 Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS nêu cách tính
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở
- Y/c HS NX cách trình bầy phép tính số đo thời gian trong bài giải.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV đánh giá.
4. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
1'
5'
 1'
15'
15'
3'
 Cả lớp cùng hát một bài
2 HS thực hiện yêu cầu.
 HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
1 giờ 10 phút 3 = ? 
 1 giờ 10 phút 
 3
 3 giờ 30 phút
- Nhân số 3 với từng số đo theo từng đơn vị đo (theo thứ tự từ phải sang trái). Kết quả viết kèm đơn vị đo.
- 3 giờ 15 phút 5 =?
 3 giờ 15 phút 
 5
 15 giờ 75 phút
75 phút có thể đổi ra giờ và phút
75 phút = 1 giờ 15 phút
Tính
 4 giờ 23 phút 
 4
 16 giờ 92 phút
(92 phút = 1 giờ 32 phút )
Vậy4giờ23phút 4 =17giờ32 phút
 4,1 giờ 6 = 24,6 giờ
- TH1: Nếu số đo có nhiều đơn vị phức hợp thì nhân số đo thời gian của từng loại đơn vị. Số đo của đơn vị phút lớn hơn 60 thì chuyển sang đơn vị giờ.
- TH2: Nếu số đo chỉ có một đơn vị được viết dưới dạng số thập phân thì nhân như nhân một số tự nhiên với một số thập phân rồi viết kèm đơn vị đo.
Đáp số
3 giờ 12 phút 3 = 9 giờ 36 phút
12 phút 25 giây 5 = 60 phút 
 125 giây = 62 phút 5 giây
3,4 phút 4 = 13,6 phút
9,5 giây 3 = 28,5 giây
- 1 vòng: 1 phút 25 giây
 3 vòng : .Thời gian ?
 1 phút 25 giây 3 = ?
Bài làm
Thời gian bé Lan ngồi trên du là:
1phút 25giây 3 = 4 phút 15 giây
 Đáp số: 4 phút 15 giây
- Chỉ viết kết quả cuối cùng, viết kèm đơn vị đo, đơn vị đo không để trong ngoặc.
- HS nhận xét bài làm.
TIẾT 4: CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
I. Mục tiêu
 - Nghe viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng hình thức bài văn
 - Tìm được các tên riêng của BT2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ
II. Đồ dùng dạy – học
Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
Bút dạ + 2 phiếu khổ to.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động dạy
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
-Viết 5 tên riêng nước ngoài: Sác-lơ Đác-uyn, Bra-hma, Trung Quốc, Nữ Oa, ấn Độ.- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
* GT bài: GV nêu MĐYC giờ học - ghi đầu bài
 *Hướng dẫn chính tả
- GV đọc bài chính tả một lượt.
 Bài chính tả nói điều gì?
- Luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: Chi-ca-gô, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ...
 * HS viết chính tả
- GV đọc từng câu hoặc bộ phận câu cho HS viết (2 lần)
 Chấm, chữa bài
- GV đọc lại toàn bộ bài chính tả.
- GV chấm 5-7 bài.
- GV nhận xét.
* HDLàm BT
- Cho HS đọc yêu cầu, bài Tác giả bài “ Quốc tế ca”
- GV giao việc:
*Đọc thầm lại bài văn.
*Tìm tên riêng trong bài văn (dùng bút chì gạch trong SGK).
*Nêu cách viết các tên riêng đó.
- Cho HS làm bài. GV phát bút dạ, phiếu cho 2 HS làm.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng; giải thích thêm:
+Công xã Pari: Tên một cuộc cách mạng (viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó).
+Quốc tế ca: tên một tác phẩm (viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó).
4.Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài, nhớ nội dung bài, về nhà kể cho người thân nghe.
1'
5'
1'
20'
10'
3'
- 2 HS lên bảng viết.
- HS lắng nghe
- Lớp theo dõi trong SGK.
+Bài chính tả giả thích lịch sử ra đời của ngàyQuốc tế Lao động1-5
- HS luyện viết trên nháp.
- HS đọc thầm lại bài chính tả
- HS gấp SGK
- HS viết chính tả.
- HS tự soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau sửa lỗi.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc theo dõi.
- 2HS làm vào phiếu.
- Cả lớp làm vào vở bài tập hoặc làm vào nháp.
- 2HS làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
+Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê. (Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên. Giữa các tiếng trong bộ phận của tên được ngăn cách bằng gạch nối).
 +Pháp: (Viết hoa chữ cái đầu vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt).
Ngày soạn: 25/02/2012 Ngày dạy:T3/28/02/2012 
TIẾT 1 : TOÁN
TIẾT 127: CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
I. Mục tiêu
 - Biết thực hiện phép chia số đo thời gian với một số.
 - Vận dụng để giải một bài toán có nội dung thực tế.
 * Bài tập cần làm: Bài 1.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ
HS: SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Chữa BT4 tr. 134 
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
* GT bài: GV nêu MĐYC giờ học - ghi đầu bài
* Tìm hiểu ví dụ
Ví dụ 1:
GV nêu bài toán như SGK (tr. 136)
- Muốn biết thời gian trung bình phải đấu một ván cờ ta làm phép tính  ... gày dạy:T6/ 02/03/2012
TIẾT 1: TOÁN 
TIẾT 130: VẬN TỐC (TR.138)
I. Mục tiêu
 - Có khái niệm ban đầu về tính vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
 - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
 *Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: - Trang vẽ 3 chuyển động ô tô, xe máy,xe đạp.
 - Bảng phụ ghi phần ghi nhớ (in đậm và công thức tính vận tốc SGK tr.139)
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
Viết số thích hợp vào ô trống:
a) 2 phút 15 giây = . Giây
 135 phút = .. giờ 
b) 3 giờ 10 phút = . Phút
 95 giây =. . Phút
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
* GT bài: - GV treo tranh vẽ đã chuẩn bị và đặt vấn đề - GV nêu và viết tên bài trên bảng.
a) Bài toán 1: Nêu bài toán trong SGK, yêu cầu HS suy nghĩ , tìm cách giải.
- Gọi một HS (trung bình) lên tóm tắt bài toán bằng sơ đồ và giải bài toán. Các HS khác làm giấy nháp.
- Có thể gợi ý:
 + Đây thuộc dạng toán gì đã học?
 + Muốn tính trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ta làm thế nào?
- GV: mỗi giờ ô tô đi được 42,5km. Ta nói vận tốc trung bình, hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô bốn mươi hai phảy năm ki-lô-mét giờ, viết tắt là 42,5 km/ giờ. - Yêu cầu nhắc lại.
- Vậy, vận tốc của ô tô là:
 170 : 4 = 42,5 (km/ giờ)
Qđường : Thời gian = Vận tốc 
 Nhìn vào cách làm trên hãy nêu cách tính vận tốc của một chuyển động.
- GV xác nhận.
- GV ngắn phần ghi nhớ trên bảng.
- Giải thích: Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v, công thức tính vận tốc là:
(GV ghi bảng) v =s : t
- Gọi HS nhắc lại cách tính vận tốc và công thức tính vận tốc.
 YCHS thảo luận, ước lượng vận tốc người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô.
- Gọi HS khá nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, sử lại cho phù hợ với thực tế.
-Vận tốc của một chuyển động cho biết gì?
 Trong bài toán trên vận tốc của ô tô được tính với đơn vị là km/giờ.
b) Bài toán 2:
- Nêu bài toán, yêu cầu 1 HS đọc lại đề bài.
- Yêu cầu HS dựa vào công thức tính vận tốc vừa được học để giải bài toán.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm ra nháp.
- GV nhận xét (sửa chữa nếu cần).
- Đơn vị của vận tốc trong bài toán này là gì?
- Trong học hôm nay ta đã biết vận tốc của một chuyển động và làm quen được với những đơn vị vận tốc nào?
Thực hành – luyện tập
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự làm bài.
 + Gọi HS nhận xét bài bạn
+ GV nhận xét, chữa bài ( nếu cần)
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu tự làm bài.
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- Nêu công thức tính vận tốc?
- Đơn vị vận tốc ở bài này là gì?
4. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
 1'
 3'
 1'
10'
8'
10'
5'
2'
2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm ra nháp.
- HS lắng nghe và viết tên bài vào vở.
- HS suy nghĩ và tìm ra cách làm.
- HS làm bài, HS khác làm ra nháp.
- Tìm số trung bình cộng.
- Ta lấy số ki-lô-mét đã đi trong 4 giờ, chia đều cho 4.
Bài giải
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là:
170 : 4 = 42,5 (km)
 Đáp số: 42,5 (km)
- HS nhắc lại câu kết luận của GV
- HS quan sát.
- Muốn tính vận tốc của chuyển động, ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
- HS ghi vở, đọc nhẩm cách tính vận tốc: v = s : t
- HS ghi vở
- Vài HS nhắc lại.
- Người đi bộ : 6 km/giờ
- Xe đạp khoảng : 15 km/giờ
- Xe máy khoảng : 35 km/giờ
- Ô tô khoảng : 50 km/giờ
- Vận tốc của một chuyển động cho biết mức độ nhanh hay chậm của một chuyển động trong một đơn vị thời gian.
- HS lắng nghe và đọc lại.
- HS làm bài
Bài giải
Vận tốc của người đó là:
60 : 10 = 6 (m/giây)
 Đáp số: 6 m/giây
- m/ giây
- km/ giờ và m/ giây
2 HS nhắc lại ách tính vận tốc và ý nghĩa của khái niệm vận tốc.
1 HS đọc đề bài.
1HS lên bảng viết bài giải, các HS còn lại làm vào vở.
+ HS chữa đáp số vào vở
 Bài giải
Vận tốc của người đi xe máy là:
 105 : 3 = 35 (km/ giờ)
 Đáp số: 35 km/ giờ.
1 HS đọc đề bài.
1 HS làm bảng phụ, HS khác làm vào vở.
Trình bày tương tự như bài 1
Đáp số: 720km/ giờ
v = s : t
+Vì đơn vị của quãng đường là km, +Đơn vị của thời gian là giờ, nên vận tốc là km/ giờ.
1 HS đọc đề bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
TIẾT 2: ĐỊA LÍ
CHÂU PHI (TIẾPTHEO)
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi :
 + Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.
 + Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập ; nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ.
 - Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô Ai Cập.
II. Đồ dùng dạy học
 - Giáo viên: giáo án, đồ dùng dạy học, bản đồ kinh tế châu phi , quả địa cầu, tranh ảnh ( dân cư và hoạt động sản xuất ở châu Phi)
 - Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
TL
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi H/s đọc bài học 
- G/v nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
- Giới thiệu bài:
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
Tìm hiểu bài:
1. Dân cư châu Phi 
Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- Đọc bảng số liệu: 
? Châu Phi có dân số đứng thứ mấy trong các châu lục
2. HĐ kinh tế (làm việc cả lớp)
- Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so các châu lục khác ?
- Đời sống người dân châu phi còn có những khó khăn gì? vì sao?
- Ở châu Phi có những nước nào được coi là phát triển hơn cả?
3. Ai cập
HĐ3 (làm việc theo nhóm nhỏ)
? Quan sát bản đồ cho biết vị trí của đất nước ai cập, ai cập có dòng sông nào chảy qua?
?Ai cập nổi tiếng về công trình kiến trúc cổ nào
4. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
1’
4’
28’
2’
- 2-3 học sinh đọc
- Lắng nghe
- HS đọc bảng số liệu trả lời câu hỏi
+Châu Phi có dân số thấp nhất thế giới, hơn 1/3 dân số thuộc người da đen các hoang mạc hầu như không có người ở
- Châu phi là châu lục có kinh tế chậm phát triển, hầu hết các nước mới chỉ tập chung khai thác khoáng sản và trồng cây công nghiệp nhiệt đới
- Thiếu ăn thiếu mặc , có nhiều dịch bệnh nguy hiểm, nguyên nhân là do kinh tế chậm phát triển ít chú ý trồng cây lương thực
- Các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả là cộng hoà nam phi , an giê ri, ai cập
- Ai cập nằm ở phía bắn châu phi là cầu nối giữa châu phi và châu Á có kênh đào xuy ê nổi tiếng, sông nin là nguồn cung cấp nước quan trọng cho người dân và sản xuất, đây là nơi sinh ra nền văn hoá sông nin rực rỡ
- Ai cập nổi tiếng về nền kiến trúc cổ như kim tự tháp, tượng nhân sư
TIẾT 3: ÂM NHẠC
GV chuyên dạy
-------------------------------------o0o---------------------------------
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu
 - Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
II. Đồ dùng dạy – học
 GV: - Bảng phụ ghi 5 để bài của tiết Kiểm tra viết; một số lỗi HS mắc phải. 
 HS: SGK, VBTTV5/1.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
 - Kiểm tra dùng học tập.
- GV nhận xét
3. Bài mới
*Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
* Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
- GV đưa bảng phụ lên
-GV nêu những ưu điểm chính trong bài làm của HS:
 + Về nội dung
 + Về hình thức trình bày
- GV nêu những thiếu sót, hạn chế của HS:
 + Về nội dung
 + Về hình thức trình bày
Thông báo điểm số cụ thể cho HS
Chữa bài
 Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- GV trả bài cho HS.
- Cho HS chữa lỗi.
- GV nhận xét và chữa lại cho đúng những chỗ HS chữa vẫn còn sai
HS chữa lỗi trong bài
- GV kiểm tra HS làm việc
Học tập những đoạn văn hay
- GV đọc những đoạn, bài văn hay của HS
Chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt, những HS chữ bài tốt trên lớp.
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại vào vở.
- Dặn HS về nhà đọc trước nội dung của tiết Tập làm văn tuần 27
 1'
 3'
 1'
5'
 5'
5'
15'
 5'
Cả lớp cùng hát một bài.
 HS chuẩn bị đồ dùng.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc lại 5 đề bài
- HS nhận bài, xem lại các lỗi mình mắc phải.
- Một số HS lên bảng chữ lỗi. HS còn lại chữ lỗi trên nháp.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc bài làm của mình, đọc lời nhận xét của cố (thầy) và sửa lỗi.
- Từng cặp đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
- HS lắng nghe, trao đổi thảo luận tìm ra cái hay cái đáng học tập của đoạn văn, bài căn (về nội dung, về cách dùng từ đặt câu...)
- Mỗi HS đọc lại bài của mình, chọn đoạn văn chưa đạt viết lại cho hay hơn.
TIẾT 5: SINH HOẠT TUẦN 26
I.Mục tiêu:
 Qua tiết sinh hoạt giúp học sinh nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm của bản thân cũng như của tập thể. Từ đó có ý thức phát huy những mặt tích cực, rút kinh nghiệm và hạn chế những mặt tồn tại.
 Giáo viên có nội dung tổng hợp các mặt hoạt động và đề ra phương hướng cho tuần học thứ 27.
II. Nội dung sinh hoạt 
1. Giáo viên nhận xét tình hình học tập của học sinh trong tuần học 26
 a. Đạo đức :
 - Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. Luôn phát huy tinh thần tự giác học tập, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Không có hiện tượng đánh nhau, nói tục chửi bậy.
b.Học tập
	- Các em đi học đều, đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Thực hiện tương đối nghiêm túc nội qui và nề nếp học tập như: Truy bài đầu giờ, ra vào lớp đúng giờ. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Hiền, Dung, trang, Hòa.
	- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em ý thức học tập chưa cao, chưa làm bài tập ở nhà khi cô giáo kiểm tra bài cũ trong lớp còn hay ngủ gật: thu, Giới, Thảo, Sua, Lù
 - HS nghỉ học tự do: Hồng, Sênh, Vừ Cò, Sua, 
c. Hoạt động khác
	- Thể dục giữa giờ tham gia đầy đủ, đều đặn.
	- Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng.
	- Duy trì đeo khăn quàng đội viên.
2. Kế hoạch tuần sau
  - Phát huy những mặt mạnh, hạn chế yếu kém.
 - Duy trì tốt mọi nề nếp hoạt động.
 - Tập 2 tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 8 tháng 3.
 - Tiếp tục xây dựng các phong trào học nhóm.
3. Lớp sinh hoạt văn nghệ
 Cán sự văn nghệ điều khiển lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 26.doc