Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 27, 28

Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 27, 28

I. Mục tiêu

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đó sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

II. Đồ dùng dạy – học

GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

HS: SGK,vở ghi.

III. Các hoạt động dạy – học

 

doc 52 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 27, 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Ngày soạn: 03/03/2012 Ngày dạy:T2/05/03/2012
TIẾT 1 : CHÀO CỜ
------------------------------------o0o---------------------------------
TIẾT 2 : KHOA HỌC
GV dự trữ dạy
-------------------------------------o0o---------------------------------
TIẾT 3 : TẬP ĐỌC
TRANH LÀNG HỒ
I. Mục tiêu
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đó sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II. Đồ dùng dạy – học
GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
HS: SGK,vở ghi.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
 Đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi.
- Hội thổi cơm thi ổ Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
- Bài văn nói nên điều gì?
- GV nhận xét
3. Bài mới
Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
 HD Luyện đọc & tìm hiểu bài
*Luyện đọc 
- Đọc bài văn
- Đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn: 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến “... tươi vui”
Đoạn 2: Tiếp theo đến “...mái mẹ.
Đoạn 3: Còn lại
- Cho HS đọc đoạn
- Luyện đọc từ ngữ: chuột, ếch, lĩnh
- Đọc trong nhóm
- Cho HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
* Tìm hiểu bài
Đoạn 1 + 2
 Hãy kể tên một bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
GV giới thiệu
Đoạn 3
 Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- Cho HS đọc lại đoạn 2 + đoạn 3.
 Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giải đối với tranh làng Hồ.
(Nếu HS không trả lời được thì GV chốt lại ý trả lời đúng.)
 - Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
GV chốt lại
*Đọc diễn cảm
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn cần luyện lên và hướng dẫn HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc.
GV NX, khen những HS đọc hay
4. Củng cố, dặn dò
- Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn.
- GV nhận xét tiết học.
1'
5'
1'
10'
10'
10'
3'
- HS1 đọc đoạn 1+2
+Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa
-HS2 đọc đoạn 3 + 4 và TLCH
+Qua việc miêu tả hội nấu cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
- HS lắng nghe.
- 2HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc bài 
-HS dùng bút chì để đánh dấu đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- 1, 2 HS đọc.
- 4 HS giải nghĩa từ ( mỗi em giải nghĩa 2 từ).
- Từng cặp HS đọc,
1 HS đọc cả bài
- 1HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
+HS có thể trả lời: Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
+Kĩ thuật tạo màu rất dặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp....
 - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
+Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên.
Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
- Kĩ thuật tranh đã đạt đến sự trang trí tinh tế.
- Màu trắng điệp cũng là một màu sáng tạo, góp phần làm đa dạng kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
+Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi.
+Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc...
- HS đọc đoạn theo hướng dẫn của GV.
- Một vài HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
 Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đó sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.
TIẾT 4: TOÁN
TIẾT 131: LUYỆN TẬP (TR.139)
I. Mục tiêu: 
 - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
 - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
 *Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học
GV: - Trang vẽ 3 chuyển động ô tô, xe máy,xe đạp.
 - Bảng phụ ghi phần ghi nhớ (in đậm và công thức tính vận tốc SGK tr.139)
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Chữa BT3 tr.139
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
* GT bài: GV nêu MĐYC giờ học - ghi đầu bài
HD luyện tập
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán?
- Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
- Yêu cầu 1 HS (còn yếu) làm vào bảng phụ; HS còn lại làm vào vở.
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn
+ GV nhận xét, chữa bài.
- Vận tốc đà điểu 1050m/ phút cho biết điều gì?
- Liện hệ thực tế: Trên thực tế đà điểu là loài động vật chạy nhanh nhất
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c bài, giải thích mẫu
- Có thể cho HS viết luôn vào bảng ở SGK hoặc hướng dẫn HS trình bày theo cách sau: Với s = 130km;
 t =4 giờ thì: v = 130 : 4 = 32,5 (km/ giờ)
- Yêu cầu HS tự làm vào vở
+ HS nối tiếp nhau đọc kq bài làm
+ HS khác NX và chữa bài vào vở
+ GV nhận xét, chữa bài.
 Vận tốc 35m/ giây cho biết điều gì?
- Yêu cầu HS nêu lại công thức tính vận tốc.
- Đổi đơn vị vận tốc t/ hợp ra m/giây
Bài 3:
GọiHS đọc đề bài, tự làm bài vào vở
 Gợi ý:
- Đề bài hỏi gì?
- Muốn tìm được vận tốc của ô tô làm như thế nào?
- Quãng đường người đó đi ô tô tính bằng cách nào?
Thời gian đi bằng ô tô là bao nhiêu?
- Yêu cầu 1 HS làm bảng phụ; HS dưới lớp làm vào vở.
+ Gọi HS nhận xét bài bạn.
+ HS khác chữa bài
+ GV nhận xét kết quả.
- Lưu ý: Muốn tính vận tốc của chuyển động ta lấy quãng đường chia cho thời gian đi hết quãng đường đó (Quãng đường thường tính bằng giờ, phút, giây)
4. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
-Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
1'
5'
1'
10'
10'
10'
3'
- Lớp hát 
2 HS thực hiện yêu cầu.
HS lắng nghe nhắc lại tên bài.
- HS đọc.
Lấy quãng đường chia cho thời gian
- HS làm bài.
Bài giải
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/ phút)
 Đáp số: 1050m/ phút
 1phút đà điểu chạy được 1050 mét.
- HS đọc, giải thích tính và điền vận tốc vào ô trống còn lại trong bảng.
 - Vì 130 : 4= 32,5 (km/ giờ)
Nên điền được 32,5 km/ giờ vào cột đầu tiên (dòng cuối)
- HS làm vở.
Đáp số:
a) 49km/ giờ
b) 35m/ giây
c) 78m/ phút
- Trong 1 giây đi được quãng đường là 35m
- HS nhắc lại v = s : t
- Lấy 78 : 60 = 1,3 (m/giây)
- 1 HS đọc
+Tính vận tốc ô tô.
+Lấy quãng đường ô tô đi chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.
SAB – Sđi bộ
 25 – 5 = 20 (km)
- Nửa giờ: 0,5 (hay 1/2 giờ)
- HS làm bài.
Bài giải:
Quãng đường đi bằng ô tô là:
25 – 5 = 20 (km)
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/ giờ)
 Đáp số: 40km/ giờ
TIẾT 5: CHÍNH TẢ (NHỚ – VIẾT)
CỬA SÔNG
I. Mục tiêu
 - Nhớ viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông. 
 - Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2).
II. Đồ dùng dạy – học
GV:- Bút dạ + 2 tờ phiếu khổ to ( hoặc bảng nhóm) để HS làm BT.
HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
 GV đọc một số tên riêng nước ngoài cho HS viết: Mao Thạch Đông, Tây Ba Nha, An-giê-ri, In-đô-nê-xi-a, Lê-ô-na-đô Đa Vin-xi.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
* GT bài - Ghi đầu bài
 Hướng dẫn chính tả
- Cho HS đọc yêu cầu của bài
- GV: Em nào xung phong lên đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông?
- Luyện viết những từ ngữ HS dễ viết sai: nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá.
 *Viết chính tả
- GV nhắc các em cách trình bày bày thơ 6 chữ, chữ cần viết hoa...
 *Chấm, chữa bài
- GV chấm 5-7 bài.
- GV nhận xét chung.
*HD Làm BT
 Cho HS đọc yêu cầu của BT2, đọc 2 đoạn văn a, b. 
- GV giao việc:
+Các em đọc lại 2 đoạn văn a, b.
+Dùng bút chì gạch dưới tên riêng có trong 2 đoạn văn đó.
+Cho biết tên riêng đó được viết như thế nào?
- Cho HS làm bài. GV phát 2 phiếu cho HS làm bài. 
- Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
 Cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cách tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối. Riêng tên địa lí: Mĩ, ấn Độ, Pháp viết giống như cách viết tên riêng tiếng Việt Nam (viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ) vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán – Việt.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài.
1'
5'
1'
20'
10'
3'
- HS1 nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài:
+Đối với bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.
+Trường hợp phiên âm Hán – Việt, viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam: Viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiếy, giữa các âm tiết không có gạch nối.
HS2: Viết trên bảng lớp tên riêng theo GV đọc.
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- 1 HS đọc thuộc lòng.
- Cả lớp đọc thầm lại 4 khổ thơ.
- HS viết ra nháp
- HS gập SGK, nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài.
- HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- 2 HS làm bài vào phiếu.
- Cả lớp dùng bút chì gạch dưới những tên riêng có trong 2 đoạn văn, suy nghĩ để trả lời cách viết các tên riêng đã tìm được.
- 2HS làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét
- HS chép lời giải đúng vào vở
- Tên người có trong 2 đoạn:
+Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô
+A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi
+ét-mân Hin-la-ri
+Ten-sing No-rơ-gay
- Tên địa lý:
+I-ta-li-a
+Lo-ren
+A-mê-ri-ca
+Ê-vơ-rét
+Hi-ma-lay-a
+Niu Di-lân
 Ngày soạn: 03/03/2012 Ngày dạy:T3/06/03/2012
TIẾT 1 : TOÁN
TIẾT 132: QUÃNG ĐƯỜNG (TR.140)
I. Mục tiêu: 
 - Biết tính quóng đường đi được của một chuyển động đều.
 *Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: - Bảng phụ ghi phần ghi nhớ 
 HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu lại cách tìm và công thức tính vận tốc.
- Yêu cầu làm bài tập 1 (trang 139). Tính vận tốc đà điểu theo m/giây.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
* GT bài: GV nêu MĐYC giờ học - ghi đầu bài
* Tìm hiểu ví dụ
a) Bài toán 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán 1 trong SGK trang 140.
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng làm; cả lớp làm ra nháp.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn; GV nhận xét.
- Hỏi: Tại sao lại lấy 42,5 4 ?
- GV chi: 42,5 4 = 170 (km)
 v t = s
- Từ cách làm trên để tính quãng đường ô t ... ầu về nhà tự học ôn cách đọc, viết, so sánh số tự nhiên và các dấu hiệu chia hết trên tập số tự nhiên.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
1'
5'
 1'
10'
15'
 6'
2'
2HS thực hiện yêu cầu.
HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
-HS đọc đề bài.
-Đọc nhẩm các số đã cho.
-HS cả lớp nghe và nhận xét.
-Tách lớp trước khi đọc: mỗi lớp đọc như đọc số có 1;2;3 chữ số, kết thúc mỗi lớp kèm theo tên lớp.
b) Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đã cho.
-Trong số 70815 chữ số 5 chỉ 5 đơn vị (vì chữ số 5 đứng ở hàng đơn vị)
-Trong số 975806 chữ số 5 chỉ 5 nghìn (vì chữ số 5 đứng ở hàng nghìn ).
-Trong số 5723600 chữ số 5 chỉ 5 triệu (vì chữ số 5 đứng ở hàng triệu).
-Cần xác định hành mà chữ số đó đang đứng .
-HS tự làm bài vào vở.
a) 998,999,1000
 7999;8000;8001
 66665;66666;66667
b) 98;100;102...
c) 77;79;81...
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Đều là số chẵn và hơn kém nhau 2 đơn vị.
Đều là số lẻ và hơn kém nhau 2 đơn vị.
-HS tự làm bài, thảo luận các kết quả và cách làm. 
 - Phải so sánh các số tự nhiên.
Căn cứ vào số chữ số :Nếu số chữ số của hai số đã bằng nhau thì so sánh từ hàng cao nhất...
1000 > 997
6987 <10087
7500:10= 750
53796 < 53800
217690 > 217689
68400=684100
-HS đọc đề và nhắc lại.
-HS tự làm.
-Tổng các chữ số (£ + 4 +3) phải chia hết cho 2, tức là(£ + 7) chia hết cho 3.
-chọn £ = 2 : 5 : 8
-Vậy có thể điền vào ô trống một trong 3 chữ số 2; 5; 8 đều đuợc số thoả mãn 
yêu cầu: 243; 543; 843
Kết quả: b) 207; 297
 c) 810
 d) 465
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 7)
(Tổ ra đề kiểm tra)
------------------------------------o0o-------------------------------------
TIẾT 4,5: KHOA HỌC, MĨ THUẬT
GV dự trữ dạy
------------------------------------o0o-------------------------------------
Ngày soạn: 14/3/2012 Ngày dạy:Thứ 6/16/3/2012
TIẾT 1: TOÁN
TIẾT 140: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (TR.148)
I. Mục tiêu 
 - Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
 *Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3(a;b); Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ (tranh vẽ)nội dung BT 1 trang 148 – SGK.
 HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Chữa BT3 tr. 147
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
* GT bài: GV nêu MĐYC giờ học - ghi đầu bài
* HD làm bài tập
Bài 1:
- GV treo tranh vẽ ,yêu cầu HS viết rồi đọc phân số hoặc hỗn số chỉ phần đã tô màu.
- Phân số gồm mấy phần? Là những phần nào ?
-Trong các phân số viết được thì mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì ?
- Hỗn số gồm mấy phần? Là những phần nào ?
- Phân số kèm theo trong hỗn số cần thoả mãn điều kiện gì ?
- Nêu cách đọc hỗn số, cho ví dụ?
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Rút gọn phân số làm gì ?
- Sử dụng tính chất nào để có thể rút gọn phân số?
- Gọi 1 HS trung bình lên bảng làm, HS dưới lớp tự làm vào vở.
-Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- GV nhận xét, chữa bài. 
- Trong các phân số đã rút gọn phân số, hãy chỉ ra phân số đã tối giảm ?
- Phân số tối giảm có đặc điểm gì ?
Bài 3 (a,b)
- Yêu cầu HS đọc đề bài, thảo luận cách làm, so sánh kết quả, tự ghi vào vở.
- GV quan sát HS còn yếu để gợi ý giúp đỡ (khi cần).
- Gợi ý bằng các câu hỏi như :
- Quy đồng mẫu số hai phân số tức là làm gì ?
- Nêu các bước quy đồng mẫu số hai phân ?
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
-GV: Chú ý rằng nếu mẫu số này chia hết cho mẫu số kia thì khi quy đồng mẫu số 2 phân số ,ta lấy mẫu số chung là mẫu số lớn.
 Bài 4 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài và giải bài vào vở.
Gợi ý: Để điền dấu cho đúng ta phải làm gì?
 Có mấy quy tắc để so sánh phân số 
-Yêu cầu tự làm và giải thích.
-GV lưu ý HS cần quan sát kĩ các phân số xem có gì đặc biệt trước khi so sánh.Tức là quan sát để suy nghĩ xem nên sử dụng cách so sánh nào cho hiệu quả (chính xác).
4. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
1'
5'
1'
10'
10'
5'
10'
 3'
2HS thực hiện yêu cầu.
HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
-HS đọc đề bài.
-HS thực hiện yêu cầu.
a) 
b) 1
- Phân số 2phần: Tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang, mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới vạch ngang
+Mẫu số cho biết số phần bằng nhau từ cái đơn vị chia ra.
+ Tử số cho biết số phần bằng nhau từ cái đơn vị đó đã được tô màu.
- Hỗn số gồm 2 phần,phần nguyên và phần phân số kèm theo.
- Phân số kèm theo trong hỗn số bao giờ cũng nhỏ hơn đơn vị.
- Đọc phần nguyên, đọc phân số kèm theo.
Chằng hạn 1 đọc là:“Một, một phần tư” 
 - Rút gọn phân số.
-Tìm phân số bằng phân số đã cho có tử, mẫu bé hơn.
-Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho.
-HS làm. 
Đáp số: đều là các
 phân số đã tối giảm.
-Tử số và mẫu số không còn cùng chia hết cho số tự nhiên nào khác1.
Quy đồng mẫu số các phân số.
a) ta có MSC: 20
Đã quy đồng mẫu số 2 phân số
 Thành 
Làm cho 2 phân số đó có mẫu số giống nhau mà giá trị của chúng không đổi.
-Bước1:Nhân cả tử và mẫu số của phân số thứ nhất với mẫu số của phân số thứ hai.
-Bước 2: Nhân cả tử và mẫu số của phân số thứ hai với mẫu số của phân số thứ nhất.
-(b),(c) trình bầy tương tự (a) được kết quả
b) 
c) 
-HS đọc đề ,tự làm vào vở.
-Phải so sánh các phân số đã cho.
- Có 2 quy tắc :so sánh 2 phân số cùng mẫu và so sánh phân số khác mẫu.
 Nếu 2 phân số cùng mẫu số khi so sánh chỉ cần so sánh tử số với nhau
-Nếu 2 phân số chưa cùng mẫu số thì cần phải quy đồng mẫu số rồi mới so sánh các tử số (ngoài ra còn có thể so sánh các phân số cùng tử, so sánh với đơn vị).
TIẾT 2: ĐỊA LÍ
BÀI 26: CHÂU MĨ (TIẾP)
I. Mục tiêu 
 - Nêu được phần lớn, người dân châu mĩ là người nhập cư, kể được các thành phần dân cư châu mĩ 
 - Trình bày được một số dặc điểm chính của kinh tế châu mĩ và một số đặc điểm nổi bật của hoa kì.
 - Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của hoa kì.
II. Đồ dùng dạy học 
 GV: - Bản đồ thế giới 
 - Các hình minh hoạ trong SGK
 - Phiếu học tập của HS 
 HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
- Hãy chỉ vị trí châu mĩ trên bản đồ thế giới?
- Nêu đặc điểm địa hình của châu mĩ? 
- Kể những điều em biết về vùng rừng A- ma -dôn?
- GV nhận xét ghi điểm
2.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: ghi đầu bài 
 * Hoạt động 1: Dân cư Châu Mĩ
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân 
- Đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để: 
+ Nêu số dân châu mĩ?
+ So sánh số dân châu mĩ với các châu lục khác?
+ Dựa vào bảng số liệu trang 124 và cho biết các thành phần dân cư châu mĩ.
 Vì sao dân cư châu mĩ lại có nhiều thành phần, nhiều màu da như vậy?
* Hoạt động 2: Kinh tế châu mĩ
- HS thảo luận nhóm 
 4'
1'
7'
10'
- 3 HS trả lời
- HS đọc SGK 
- Năm 2004 số dân châu mĩ là 876 triệu người, đứng thứ 3 thế giới chưa bằng 
số dân của châu á nhưng diện tích chỉ kém châu á có 2 triệu km2
+ Dân cư châu mĩ có nhiều thành phần và màu da khác nhau : da vàng; da trắng; da đen; người lai 
+ Vì họ chủ yếu là người nhập cư từ các châu lục khác đến .
- HS thảo luận và hoà thành vào bảng sau:
Tiêu chí
Bắc mĩ
Trung mĩ và Nam mĩ
Tình hình chung của nền KT
Phát triển
Đang phát triển
Ngành nông nghiệp
Có nhiều phương tiện sản xuất hiện đại 
qui mô sản xuất lớn 
Sản phẩm chủ yếu là lúa mì, bông, lơn, bò, sữa, cam nho...
Chuyên sản xuất chuối, cà phê, mía, bông, chăn nuôi bò, cừu.
Ngành công nghiệp
Nhiều ngành CN kĩ thuật cao như: điện tử hàng không vũ trụ.
Chủ yếu là công nghiệp khai thác khoáng sản để xuất khẩu. 
 GV gọi HS báo cáo kết quả thảo luận
GV KL
* Hoạt động 3: Hoa kì
 HS làm việc theo nhóm:
 - Các yếu tố địa lí tự nhiên 
 - Kinh tế- xã hội
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
10'
 3'
- HS thảo luận và hoàn thành vào bảng sau:
 Vị trí địa lí: ở bắc mĩ giáp đại tây dương, ca na đa, thái bình dương, mê hi cô.
 Diện tích: lớn thứ 3 thế giới
 Khí hậu: chủ yếu là ôn đới
 Thủ đô: Oa sinh tơn
 Dân số: đứng thứ 3 thế giới
 KT: phát triển nhất nhất thế giới, nổi tiếng về .....
TIẾT 3 : ÂM NHẠC
GV chuyên giảng dạy
---------------------------------------o0o-----------------------------------
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 8)
(Tổ ra đề kiểm tra)
-----------------------------------------o0o----------------------------------
TIẾT 5: SINH HOẠT TUẦN 28
I.Mục tiêu:
 Qua tiết sinh hoạt giúp học sinh nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm của bản thân cũng như của tập thể. Từ đó có ý thức phát huy những mặt tích cực, rút kinh nghiệm và hạn chế những mặt tồn tại.
 Giáo viên có nội dung tổng hợp các mặt hoạt động và đề ra phương hướng cho tuần học thứ 29.
II. Nội dung sinh hoạt 
1. Giáo viên nhận xét tình hình học tập của học sinh trong tuần học 28
 a. Đạo đức :
 - Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. Luôn phát huy tinh thần tự giác học tập, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Không có hiện tượng đánh nhau, nói tục chửi bậy.
b.Học tập
	- Các em đi học đều, đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Thực hiện tương đối nghiêm túc nội qui và nề nếp học tập như: Truy bài đầu giờ, ra vào lớp đúng giờ. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Dung, Hòa, Trang, Hiền.
- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em ý thức học tập chưa cao, chưa làm bài tập ở nhà khi cô giáo kiểm tra bài cũ trong lớp còn hay ngủ gật: Sua, Sênh.
 - HS nghỉ học tự do: Sênh, Sua, Hòng trư Cò, lù, Nhìa.
c. Hoạt động khác
	- Thể dục giữa giờ tham gia đầy đủ, đều đặn.
	- Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng.
	- Duy trì đeo khăn quàng đội viên.
2. Kế hoạch tuần sau
 - Phát huy những mặt mạnh, hạn chế yếu kém.
 - Duy trì tốt mọi nề nếp hoạt động.
 - Tập 2 tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 26 tháng 3.
 - Tiếp tục xây dựng các phong trào học nhóm.
3. Lớp sinh hoạt văn nghệ
 Cán sự văn nghệ điều khiển
--------------------------------o0o-----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 27- 28.doc