Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 32

Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 32

I. Mục tiêu

 - Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh. (Trả lời được câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy – học

GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

HS: SGK, vở ghi.

III. Các hoạt động dạy – học

 

doc 28 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Ngày soạn: 07/04/2012 Ngày dạy:Thứ 2/09/4/2012
TIẾT 1 : CHÀO CỜ
 TIẾT 2 : KHOA HỌC
GV dự trữ dạy
--------------------------------------------o0o---------------------------------------
TIẾT 3: TẬP ĐỌC
ÚT VỊNH
I. Mục tiêu
 - Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh. (Trả lời được câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy – học
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
Bài thơ nói lên điều gì?
GV nhận xét, cho điểm
2.Bài mới
* Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
*Luyện đọc
Đọc cả bài
Đọc đoạn
GV chia đoạn: 4 đoạn
Đ1:từ đầu đến còn ném đá lên tàu
Đ2:Từ Tháng trướcđến như vậy nữa
Đ3:Từ Một buổi chiều đến tàu hoả đến”
Đoạn 4: Phần còn lại
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
-Luyện đọc các từ ngữ khó: Út Vịnh, chềng lềnh, chăn trâu, mát rượi...
Đọc trong nhóm
GV đọc diễn cảm cả bài.
*Tìm hiểu bài
Đoạn 1
 Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?
 Đoạn 2
 Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vũ giữ gìn an toàn đường sắt?
Đoạn 3+4
 Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìn ra đường sắt đã thấy điều gì?
 Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu các em nhỏ.
Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?
- Em hãy nêu nội dung chính của bài?
* Đọc diễn cảm
- GV đưa bảng phụ và chép sẵn đoạn cần đọc luyện lên và hướng dẫn HS cách đọc.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét, khen HS đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò
 Bài văn nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài học thuộc lòng Những cánh buồn sắp tới
 5'
 1'
11'
10'
10'
 3'
- HS1 đọc TL bài thơ Bầm ơi và trả lời câu hỏi.
+ Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới mẹ nơi quê hương. Anh nhớ hình ảnh mẹ đang lội bùn cấy mạ non. Mẹ rét run vì rét.
- HS2 đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
+ Bài thơ ca ngợi nhười mẹ và tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo giàu tình thương con nơi quê nhà.
- HS lắng nghe.
- 1 HS khá giỏi đọc cả bài.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- 4 HS đọc đoạn nối tiếp. 
- 2 HS giải nghĩa từ.
- HS đọc từ ngữ theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc theo cặp (mỗi em đọc 2 đoạn) hoặc nhóm 4 (mỗi em đọc một đoạn).
-1-2 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi 
+ Các sự cố là: Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi trẻ chăn trâu còn ném đá nên tàu.
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi 
+ Vịnh đã tham gia phong trào “Em yêu đường sắt quê em”
+ Vịnh nhận việc thuyết phục Sơn – một bạn hay thả diều trên đường tàu và Vịnh đã thuyết phục được.
 - 1 HS đọc to, lớp theo dõi 
+ Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
+ Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu lửa đến. Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu. Còn Lan đứng ngây người, khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới, Vịnh ào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
- HS có thể phát biểu:
+Học được ở Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông.
+Học được tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ
+Học được sự nhanh trí, dũng cảm...
 Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh. 
- HS luyện đọc đoạn.
- Một số HS thi đọc, đoạn (hoặc bài)
- Lớp nhận xét.
TIẾT 4: TOÁN
TIẾT 156: LUYỆN TẬP (TR.164)
I. Mục tiêu
 - Biết thực hành phép chia.
Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
Tìm tỉ số phần trăm.
Bài tập cần làm: Bài 1(a,b dòng 1); Bài 2(cột 1,2); Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: SGK, bảng phụ.
 HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Chữa bài tập 4 tr.164
GV nhận xét cho điểm
Bài mới
* Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC giờ học - ghi tên bài.
* Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS làm bài vào vở 
- Gọi HS lên bảng bài làm 
Yêu cầu HS nhận xét.
- GV chú ý nhấn mạnh ( chỉ ra 3 thao tác chia; nhân; trừ ở mỗi lượt chia).
Bài 2:
Tổ chức trò chơi “Ai nhẩm giỏi”
- Lớp chia 3 nhóm thi đua nhẩm và kết quả vào bảng (giấy to). Mỗi nhóm 4 bạn làm 2 ý của phần (a) và 2 của phần (b) thẳng cột trong SGK. Đội nào xong sớm nhất và đúng thì được cả lớp khen thưởng.
- GV hỏi thêm thưởng điểm:
- Nêu cách chia nhẩm với 0,25 (hoặc 0,5).
- GV tổng kết khen thưởng.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
Giới thiệu mẫu:
- GV viết 3 : 4 chuyển phếp chia sang phân số. 
- Chuyển sang số thập phân.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng, HS dưới lớp vào bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV: Cùng một giá trị có nhiều cách viết khác nhau, tuỳ theo yêu cầu.
4.Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét giờ học. Dặn HS làm BT, chuẩn bị bài sau
1'
5'
1'
10'
10'
10'
 3'
2 HS thực hiện yêu cầu
HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
HS làm bài 
4 HS lên bảng chữa bài.
a) : 6 = ; 16 : = 22
 9: = 4 
b) 
72 : 45 = 1,6
15 : 50 = 0,3
281,6 :8 = 35,2
 912,8 : 28 = 32,6
 300,72 : 53,7 = 32,6
 0,162 : 0,36 = 0,45
- HS nhận xét
a) Nhận phân công 
Nhóm 1: Nhóm 2: 
3,5 : 0,1 = 35 8,4 : 0,01 = 840 
7,2 : 0,01 = 720 6,2 : 0,1 = 62
Nhóm 3: 
 9,4 : 0,1 = 94
 5,5 : 0,01 = 550
b) Nhóm 1: Nhóm 2: 
12 : 0,5 = 24 20 : 0,25 = 80
11 : 0,25 = 44 24 : 0,5 = 48
 Nhóm 3:
 : 0,5 = 15 : 0,25 = 60
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân.
 3 : 4 ta viết: Trong đó: Số bị chia là tử số; Số chia là mẫu số. Dấu chia thay bằng số gạch ngang 
- Thực hiện phep chia hai số tự nhiên.
 7 : 5 = = 1,4 
 1 : 2 = 0,5 
 7 : 4 = 1,75 
TIẾT 5: CHÍNH TẢ ( NHỚ – VIẾT)
BẦM ƠI
I. Mục tiêu
 - Nhớ viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát.
 - Làm được BT 2,3.
II. Đồ dùng – dạy – học
 GV: - 3 tờ phiếu kẻ bảng nội dung ở BT2
 - Bảng lớp viết tên các cơ quan, đơn vị ở BT3 (hoặc 3 tờ phiếu)
 HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
 1. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc:
 Nhà giáo Nhân dân
 Nhà giáo Ưu tú
 Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục
 Huy chương Vàng
 Huy chương Đồng
GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
* HD viết chính tả:
- GV cho HS đọc bài c/t một lượt.
- Cho HS đọc thuộc lòng 14 dòng thơ đầu của bài Bầm ơi.
- Cho cả lớp đọc thầm.
- Cho HS viết vào nháp những từ ngữ dễ viết sai: lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe...
 Viết chính tả
 GV chấm, chữa bài
- GV đọc bài chính tả một lượt
- GV chấm 5 – 7 bài
- GV nhận xét chung
 * Hướng dẫn HS làm bài tập
 BT2 
BT cho tên 3 cơ quan đơn vị a, b, c. Nhiệm vụ của các em là phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng đã cho
- Cho HS làm bài: GV phát phiếu cho phiếu cho 3 HS
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
1'
5'
1'
20'
10'
- 2 HS lên bảng viết.
- HS còn lại viết vào giấy nháp.
HS lắng nghe
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo (nhìn SGK)
- 1 HS đọc thuộc lòng, lớp lắng nghe, nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm 14 dòng đầu (nhìn SGK)
- HS gấp SGK, nhớ viết 14 dòng dầu.
- HS tự soát lỗi.
HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập lớp theo dõi trong SGK
- 3 HS làm bài trên phiếu.
- lớp làm vào giấy nháp hoặc vở bài tập.
- 3 HS làm vào phiếu lên dán trên bảng lớp
- Lớp nhận xét.
Tên cơ quan đơn vị
Bộ phận thứ nhất
Bộ phận 
thứ 2
Bộ phận 
thứ 3
a.Trường tiểu học Bế Văn Đàn
Trường
Tiểu học
Bề Văn Đàn
b.Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết
Trường
Trung học cơsở
Đoàn Kết
c. Công ty Dầu khí Biển Đông
Công ty
Dầu khí
Biển Đông
GV chốt lại: Tên các cơ quan, đơn vị 
được viết chữ hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Bộ phận thứ 3 là các danh từ riêng
viết hoa theo tên người, tên địa lý Việt Nam. Viết hoa chữ đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
BT3 - GV nhắc lại yêu cầu của BT
- Cho HS làm bài: GV dán 3 tờ phiếu đã ghi bài tập 3.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng
4. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị
3'
2'
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của BT2, lớp theo dõi trong SGK
- 3 HS sửa nên trên phiếu
- Lớp nhận xét.
a/ Nhà hát Tuổi trẻ
b/ Nhà xuất bản Gáo dục
c/ Trường Mẫu giáo Sao Mai
Ngày soạn: 07/04/2012 Ngày dạy:Thứ 3/10/4/2012
TIẾT 1: TOÁN
TIẾT 157: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu 
 - Biết tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 -Thực hiện các phép tính cộng trừ các tỉ số phần trăm.
 - Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 - Bài tập cần làm: Bài 1(c,d); Bài 2; Bài3.
II. Đồ dùng dạy học 
 GV: SGK, bảng phụ
 HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
 Chữa bài tập 4 tr. 165
 GV nhận xét cho điểm.
Bài mới
*Giới thiệu bài: GV nêu M ĐYC giờ học – ghi tên bài.
*HDHS làm bài tập
Bài 1:	
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- GV viết ví dụ: Tìm tỉ số phần trăm của 1 và 6.
- Tìm thương của 1 và 6.
- Nêu tỉ số là số thạp phân thì chỉ lấy đến hai chữ số sau dấu phẩy.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV đánh giá 
- GV: Tìm tỉ số phần trăm của hai số a, b theo 2 bước:
 + Bước 1: Tìm thương a : b ( dưới dạng số thập phân).
 + Bước 2: Nhân nhẩm thương với 100 và thêm kí % vào tích.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đây là phép nhân với các số nào?
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
- GVđánh giá, chữa bài.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
- GV quan sát giúp HS còn yếu về môn Toán nhận ra bài toán mẫu và biết cáh giải.
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV: Tỉ số phần trăm của hai số phụ vào việc so sánh số nào với số nào. Do đó chỉ cần cụ thể để tính được chính xác.
Bài 4
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt.
Gợi ý:
- Bài toán  ... > Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
-> Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
- 1 HS đọc yêu cầu của BT lớp theo dõi trong SGK
- 2 HS lên bảng làm bài
- Lớp nhận xét
- Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiêng đàng
(hiểu là nếu còn chỗ viết trên băng tang)
- Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiêng đàng
(hiểu là nếu còn chỗ trên thiêng đàng)
- Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: Linh hồn bác sẽ được lên thiêng đàng.
( thêm dấu hai chấm)
 - 2 HS nhắc lại
TIẾT 4+5: KHOA HỌC, MĨ THUẬT
GV dự trữ và chuyên dạy
---------------------------------------o0o--------------------------------------
Ngày soạn:11/04/2012 Ngày dạy:Thứ 6/13/04/2012 
TIẾT 1 : TOÁN
TIẾT 160: LUYỆN TẬP
Mục tiêu
 Ôn tập, củng cố và rèn luyện kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình, vận dụng để giải toán.
Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của HS
TL
Hoạt động của GV
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi Hs nêu cách tính chu vi và diện tích một số hình.
- GV cùng HS nhận xét.
3. Bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi đâu bài
2. HD HS làm BT
Bài 1:
- yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, ở dưới lớp tự làm bài vào.
- Gọi 1 nhận xét - GV đánh giá.
Bài 2:
- Y/C HS đọc đề bài và tóm tắt.
- Bài toán trên cho biết gì và yêu cầu gì?
- Muốn tính S ta cần biết gì?
- Cạnh hình vuông có đặc điểm gì?
- Hãy nêu cách tính số đo 1cạnh 
- Yêu cầu 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tóm tắt 
- bài toán yêu cầu tính gì?
- Muốn tính được số thóc trên thửa ruộng cần biết gì?
- để tính diện tích ruộng cần biết những yếu tố nào?
- Gọi 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV đánh giá 
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
- GV gợi ý( nếu cần):
- Hỏi: Hãy viết công thứ tính diện tích hình thang?
- Từ công thức trên nếu biết diện tích và độ dài các đáy thì chiều cao tính được bằng cách nào?
- Diện tính hình thang tính như thế nào?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét 
- GV đánh giá, chữa bài.
 3. Củng cố dặn dò: 
-GV tổng kết và NX tiết học.
-Về học bài và chuẩn bị bài sau. 
1'
4'
1'
8'
8'
8'
8'
2'
- Lớp hát
- 2 HS nêu
- Sân bóng hình chữ nhật vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1: 1000 có chiều dài 1cm, rộng 9cm.
a) C sân bống =  Mét?
b) S sân bóng =  mét vuông ?
- Tính chiều dài, chiều rộng thực của sân bóng dựa theo tỉ lệ kích thước trên bản đồ. Từ đó tính được C, S.
 Bài giải 
Chiều dài sân bóng là:
11 1000 = 11000( cm)=110m
Chiều rộng sân bóng là:
9 1000 = 9000 (cm) = 90(m)
a) Chu vi sân bóng là:
(110 + 90) 2 = 400 (m)
b) Diện tích sân bóng là:
110 90 = 9900 (m2)
 Đáp số: a. 400 m
 b.9900 m2
- Đọc đề toán
- Biết một hình vuông có chu vi 48m .
Tính S = m2 
- Tính diện tích sân gạch 
- Số đo một cạnh.
- 4 cạnh của hình vuông bằng nhau.
- Lấy chu vi chia cho 4 
Bài giải:
Số đo một cạnh sân gạch là:
48 : 4 = 12 (m)
Diện tích sân gạch là:
12 12 = 144(m2)
Đáp số: 144 m2
- HS đọc.
Hình chữ nhật: a = 100m; b = a
100 m2 : 55kg thóc
Cả thửa ruộng:  kg thóc?
- Số thóc thu hoạch trên thửa ruộng.
- Diện tích thửa ruộng.
- Chiều rộng thửa ruộng.
Bài giải
Chiều rộng thửa ruộng là:
 100 = 60(m)
Diện tích thửa ruộng là:
 100 60 = 6000(m2)
Số thóc thu được trên thửa ruộng là:
 6000 : 100 55 = 3300(kg)
Đáp số: 3300 kg
- HS nhận xét.
- Hình thang có:
 Đáy lớn: 12cm 
 Đáy bé: 8cm
 S = S hình vuông cạnh 10cm.
 Chiều cao = ..mét 
 S = 
- Diên tích nhân với hai chia cho tổng hai đáy.
- Bằng diện tích hình vuông cạnh 10cm.
 Bài giải 
Diện tích hình vuông hay cũng là diện tíchcủa hình thang là:
10 10 = 100 (cm2)
Tổng độ dài hai đáy là:
12 + 8 = 20 cm
Chiều cao hình thang là:
100 2 : 20 = 10 (cm)
 Đáp số: 10cm
- HS nhận xét.
TIẾT 2: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DÂN TỘC VÀ 
KINH TẾ CỦA TỈNH SƠN LA (TIẾT 2)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kể được đúng 12 dân tộc sinh sống ở tỉnh Sơn La.
- Kể được một số lễ hội truyền thống của một số dân tộc ở tỉnh Sơn La.
- Trình bày được một số đặc điểm nỏi bật về hoạt động kinh tế của tỉnh Sơn La. 
2. Kỹ năng:
- Biết làm việc với tranh ảnh để tìm kiến thức.
3. Thái độ:
- Tôn trọng và tự hào về truyền thống văn hóa của tỉnh, có ý thức giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa của các dân tộc tỉnh Sơn La.
- Đoàn kết giữa các dân tộc.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: Giáo án, tài liệu địa lí Sơn La.
HS: Tài liệu địa lí Sơn La.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
(?) Tỉnh Sơn La có bao nhiêu huyện, thị xã ?
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: trực tiếp.
2. Tiến hành các hoạt động:
a/ Hoạt động 1: Kể tên các dân số sống trong tỉnh Sơn La.
Bước 1: Cho HS nêu tên các dân tộc sinh sống ở tỉnh Sơn La.
Bước 2: Hoạt động cặp đội quan sát H3, 4 và tranh ảnh sưu tầm được về một số dân tộc tỉnh Sơn La. Thảo luận:
(?) Tỉnh Sơn La có bao nhiêu dân tộc ?
(?) Dân tộc nào có số dân đông nhất ? 
(?) Em hãy kể tên những dân tộc sống ở Sơn La mà em biết? Liên hệ ở bản em?
Bước 3: Cho HS trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét.
→ Kết luận: Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em sinh sống: Thái, Kinh, H’mông, Mường, Xinh Mun, Khơ Mú, Dao, Kháng, La Ha, Lào, Hoa, Tày.
 b/HĐ2: Tìm hiểu về trang phục lễ hội của một số dân tộc ở tỉnh Sơn La.
Bước 1: GV treo các hình 1,2 và 1 số hình ảnh về lễ hội 
(?) Em hãy kể tên 1 số lễ hội của 1 số dân tộc sống ở tỉnh Sơn La?
Bước 2: HS trả lời câu hỏi.
Bước 3: GV nhận xét kết luận: SL có truyền thống văn hóa đặc sắc lâu đời của vùng Tây Bắc với nhiều lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc làm say đắm lòng người.
c/ Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số hoạt động kinh tế của tỉnh Sơn La
Bước 1: Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát H 5,6 trong SGK
(?) Trình bày một số đặc điểm nổi bật về hoạt động KT của tỉnh Sơn La?
Bước 2: Trình bày KQ.
Bước 3: GV nhận xét, kết luận: Sản xuất nông nghiệp là hoạt động KT chủ yếu của đồng bào SL. Trồng trọt và chăn nuôi lá 2 ngành sản xuất chính. Các sản phẩm chính là chè, bông, Mía, hoa màu ( ngô, khoai), bò sữa...
IV. Củng cố - dặn dò:
(?) Giới thiệu các dân tộc sống ở huyện Mường La, các sản phẩm có giá trị của huyện?
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà các em tìm hiểu thêm về kiến thức địa lí của Sơn La - NX tiết học.
 1'
 3'
 1'
 8'
 8'
 9'
 4'
- Hát.
- 1HS trả lời câu hỏi, HS khác theo dõi nhận xét.
+ Có 10 huyện và 1 thị xã nay là thành phố Sơn La.
- Có 12 dân tộc. 
- Dân tộc Thái có số dân đông nhất sau đó đến dân tộc Kinh, Mường,...
- Dao, Kháng, Sinh Mun, Hoa, 
- Hs quan sát.
- Lễ hội Hoa Ban, lễ hội Xíp xí, lễ hội cầu phúc của dân tộc Thái; lễ hội dâng hoa măng của người La Ha; lễ hội xên pang Ả của DT Kháng,...
- Sản xuất nông nghiệp là hoạt động KT chủ yếu của đồng bào SL. Trồng trọt và chăn nuôi lá 2 ngành sản xuất chính. Các sản phẩm chính là chè, bông, Mía, hoa màu (ngô, khoai), bò sữa...
- 1 h\s nhắc lại
TIẾT 3: ÂM NHẠC
GV chuyên dạy
----------------------------------------o0o--------------------------------------
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
TẢ CẢNH (KIỂM TRA VIẾT)
I. Mục tiêu:
 - Thực hành viết bài văn tả cảnh.
 - Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài mà HS đã lựa chọn, có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
 - Lời văn tự nhiên, chân thật,biết cách sử dụng nhiều giác quan khi quan sát, biết cách dùng các từ ngữ, hình ảnh so sánh nhân hoá thể hiện được vẻ đẹp của cảnhvà tình cảm của mình đối với cảnh vật. Diễn đạt tốt, mạch lạc.
II. Đồ dùng dạy – học
 - Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS tự chọn.
III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của HS
TL
Hoạt động của GV
Ổn định tổ chức. 
Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (Nêu mục tiêu bài học)
b.Thực hành viết.
- Gọi HS đọc 4 đề bài tả cảnh trên bảng.
- Nhắc HS: Các em đã học cấu tạo của bài văn tả cảnh, luyện tập về viết đoạn văn tả cảnh, cách mở bài gián tiếp, trực tiếp, cách kết bài mở rộng, tự nhiên. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết bài văn tả cảnh
- Cho HS viết bài. 
- Thu chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
4.Củng cố- dặn dò.
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- Dặn HS về nhàchuẩn bị cho tiết sau: Ôn tập tả người.
1'
3'
1'
33'
2'
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS viết bài.
TIẾT 5: SINH HOẠT TUẦN 32
I. Mục tiêu:
 Qua tiết sinh hoạt giúp học sinh nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm của bản thân cũng như của tập thể. Từ đó có ý thức phát huy những mặt tích cực, rút kinh nghiệm và hạn chế những mặt tồn tại.
 Giáo viên có nội dung tổng hợp các mặt hoạt động và đề ra phương hướng cho tuần học thứ 33.
II. Nội dung sinh hoạt 
1. Giáo viên nhận xét tình hình học tập của học sinh trong tuần học 32
 a. Đạo đức :
 - Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, hoà nhã với bạn bè. Luôn phát huy tinh thần tự giác học tập, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Không có hiện tượng đánh nhau, nói tục chửi bậy.
b.Học tập
	- Các em đi học đều, đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Thực hiện tương đối nghiêm túc nội qui và nề nếp học tập như: Truy bài đầu giờ, ra vào lớp đúng giờ. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Dung, Hòa, Hiền, Trang, 
 - Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em ý thức học tập chưa cao, chưa làm bài tập ở nhà khi cô giáo kiểm tra bài cũ trong lớp còn hay ngủ gật: Hua, Dia
c. Hoạt động khác
	- Thể dục giữa giờ tham gia đầy đủ, đều đặn.
	- Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng.
	- Duy trì đeo khăn quàng đội viên.
2. Kế hoạch tuần sau
 - Phát huy những mặt mạnh, hạn chế yếu kém.
 - Duy trì tốt mọi nề nếp hoạt động.
 - Tiếp tục xây dựng các phong trào học nhóm.
3. Lớp sinh hoạt văn nghệ
 Cán sự văn nghệ điều khiển
------------------------------------o0o-----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 32.doc