Kế hoạch bài dạy khối 1 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 31 - Nguyễn Thị Ý

Kế hoạch bài dạy khối 1 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 31 - Nguyễn Thị Ý

I.Mục tiêu:

-Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào.Bước dầu biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và khổ thơ.

-Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên rồi lớn lên đi xa hơn nữa.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

-Bộ chữ của GV và học sinh.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 34 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1097Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 31 - Nguyễn Thị Ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ ngày
Môn
Tên bài dạy
Hai
11/4
Chào cờ
Thể dục
Tập đọc
Đạo đức
Chào cờ
Giáo viên chuyên dạy
Ngưỡng cửa
Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng (T2)
Ba
12/4
Toán
Tập viết
Chính tả
TN & XH
Luyện tập
Tô chữ hoa Q, R
Ngưỡng cửa
Thực hành: Quan sát bầu trời
Tư
13/4
Âm nhạc
Toán
Tập đọc
Thủ công
Học hát bài: Đường và chân
Đồng hồ , thời gian
Kể cho bé nghe
Cắt, dán hàng rào đơn giản (tiết 2)
Năm
14/4
Toán
Tập đọc
Mĩ thuật
Thực hành
Hai chị em
Vẽ cảnh thiên nhiên
Sáu
15/4
Toán
Chính tả
Kể chuyện
SHTT
Luyện tập
Kể cho bé nghe
Dê con nghe lời mẹ
Sinh hoạt sao
Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2011
Tập đọc:
NGƯỠNG CỬA
I.Mục tiêu:
-Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào.Bước dầu biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và khổ thơ.
-Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên rồi lớn lên đi xa hơn nữa.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Gọi học sinh đọc bài tập đọc “Người bạn tốt” và trả lời các câu hỏi 1, 2 trong SGK.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
Giới thiệu tranh, giới thiệu bài .
Đọc mẫu bài văn (giọng đọc tha thiết trìu mến). 
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ 
Ngưỡng cửa: (ương ¹ ươn), nơi này: (n ¹ l), quen: (qu + uen), dắt vòng: (d ¹ gi), đi men: (en ¹ eng)
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Các em hiểu như thế nào là ngưỡng cửa?
Dắt vòng có nghĩa là gì?
Luyện đọc câu:
Gọi học sinh đọc trơn câu thơ theo cách đọc nối tiếp, học sinh ngồi đầu bàn đọc câu thứ nhất, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại cho đến hết bài thơ.
Luyện đọc đoạn và bài: (theo 3 đoạn, mỗi khổ thơ là 1 đoạn)
Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau.
+ Đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần ăt, ăc.
Tìm tiếng trong bài có vần ăt ?
Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần uôc, uôt?
Tranh 1: Mẹ dắt bé đi chơi.
Tranh 2: Chị biểu diễn lắc vòng.
Tranh 3: Bà cắt bánh mì.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi 1 học sinh đọc khổ 1, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa?
Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến đâu?
Đọc diễn cảm cả bài.
Cho HS khá giỏi HTL khổ thơ em thích
Luyện nói:
Nêu yêu cầu của bài tập.
Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ: Qua tranh gợi ý các câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề luyện nói.
Nhận xét chung phần luyện nói của học sinh.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: 
Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới: Chính tả: Ngưỡng cửa
2 học sinh 
Nhắc tựa.
Rút từ ngữ khó đọc, phân tích
5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
Ngưỡng cửa: là phần dưới của khung cửa ra vào.
Dắt vòng: dắt đi xung quanh(đi vòng)
Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.
Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
Dắt.
Đọc câu mẫu
Nói cá nhân
Đọc lại bài, nhận xét.
2 em.
Mẹ dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa.
Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến trường và đi xa hơn nữa.
Học sinh xung phong đọc thuộc lòng khổ thơ em thích
Luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên.
Chẳng hạn: Bước qua ngưỡng cửa bạn Ngà đi đến trường.
Từ ngưỡng cửa, bạn Hà ra gặp bạn.
Từ ngưỡng cửa, bạn Nam đi đá bóng.
Nhiều học sinh khác luyện nói theo đề tài trên.
2 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
 Đạo đức: 
 BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
- Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Nêu được ích lợi của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.
- RKNS: Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng.
II.Chuẩn bị: 
-Vở bài tập đạo đức.
-Bài hát: “Ra chơi vườn hoa”(Nhạc và lời Văn Tuấn)
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.KTBC: 
Gọi 2 học sinh nêu lại nội dung tiết trước.
Tại sao phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng?
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1 : Làm bài tập 3
Hướng dẫn làm bài tập và cho học sinh thực hiện vào VBT.
Gọi một số học sinh trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
Kết luận: 
Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2, 4.
Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống bài tập 4:
Chia nhóm và nêu yêu cầu thảo luận đóng vai.
Gọi các nhóm đóng vai, cả lớp nhận xét bổ sung.
Kết luận :
Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành.
Hoạt động 3: Đọc đoạn thơ trong VBT:
“Cây xanh cho báng mát
Hoa cho sắc cho hương
Xanh, sạch, đẹp môi trường
Ta cùng nhau gìn giữ”.
4.Củng cố: 
Hỏi tên bài.
Cho hát bài “Ra chơi vườn hoa”
Nhận xét, tuyên dương. 
5.Dặn dò:
 Học bài, xem lại các bài đã học.
1 HS nêu nội dung bài học trước.
Cây và hoa cho cuộc sống thêm đẹp, không khí trong lành.
Vài HS nhắc lại.
Thực hiện vào VBT.
Trình bày, nhận xét và bổ sung. 
Nhắc lại nhiều em.
Làm bài tập 4:
2 câu đúng là:
Câu c: Khuyên ngăn bạn
Câu d: Mách người lớn.
Nhắc lại nhiều em.
Đọc lại các câu thơ trong bài.
“Cây xanh cho báng mát
Hoa cho sắc cho hương
Xanh, sạch, đẹp môi trường
Ta cùng nhau gìn giữ”.
Hát và vỗ tay theo nhịp.
Tuyên dương các bạn thực hiện tốt.
Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2011
Toán:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được các phép cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; Bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ.
- Bài tập: 1, 2, 3
II.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Gọi 1 em đọc tóm tắt, 1 em đọc bài giải
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài luyện tập.
 Luyện tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Lưu ý học sinh viết các số phải thẳng cột.
Bài 2: Nêu yêu cầu bài:
Đính hình lên bảng
Bài 3: Yêu cầu gì?
Lưu ý học sinh: So sánh bằng nhiều cách: Có thể dựa vào tính chất của phép cộng, hoặc một số cộng với 1 số lớn hơn thì sẽ lớn hơn, hoặc tính 2 vế rồi so sánh.
Củng cố:
Trò chơi: Ai nhanh hơn,đúng hơn?
Chia 2 đội: Thi đua làm bài 4
Nhận xét.
Dặn dò:
Làm lại các bài 
Chuẩn bị bài: Đồng hồ, thời gian.
Hát.
Bài toán 3 SGK trang 162
 đặt tính rồi tính.
D1 D2 D3 (làm BC)
3 em sửa ở bảng lớp.
D1 viết phép cộng, D2 viết phép trừ
Sửa ở bảng lớp.
42 + 34 = 76 76 – 34 = 42
34 + 42 = 76 76 - 42 = 34
Điền dấu >, <, =
Học sinh làm bài: N1, N2, N3
Sửa trên bảng.
 30 + 6 = 6 + 30
 45 + 2 < 3 + 45
 55 > 50 + 4
Đúng ghi đ, sai ghi s
Nhận xét, tuyên dương
Tập viết:
 TÔ CHỮ HOA Q, R
I.Mục tiêu:
-Giúp HS biết tô chữ hoa Q, R.
-Viết đúng các vần ăc, ăt, các từ ngữ: màu sắc, dìu dắt , dòng nước, xanh mướt– chữ thường, cỡ chư theo VTV.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
-Chữ hoa: Q, R đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
-Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ).
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh, chấm điểm 2 bàn học sinh. 
Gọi 3 em lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: con cừu, ốc bươu, quả lựu.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết, giới thiệu và ghi tựa bài.
Treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ hoa Q, R tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng 
Hướng dẫn tô chữ hoa:
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ Q, R.
Nhận xét học sinh viết bảng con.
Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
Đọc các vần và từ ngữ cần viết.
Quan sát vần, từ ngữ ứng dụng ở bảng và vở tập viết của học sinh.
Viết bảng con.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
Theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm: Em K,G hoàn thành
4.Củng cố :
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô chữ Q, R.
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò: 
Viết bài ở nhà nếu chưa hoàn thành, xem bài mới.
Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho giáo viên kiểm tra.
3 học sinh viết trên bảng, lớp viết bảng con các từ: con cừu, ốc bươu, quả lựu 
Nêu lại nhiệm vụ của tiết học.
Quan sát chữ hoa Q, R trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Quan sát giáo viên tô trên khung chữ mẫu.
Viết bảng con.
Đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Viết bảng con.
Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết.
Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
Hoan nghênh các bạn viết tốt.
Chính tả: (tập chép)
NGƯỠNG CỬA
I. Mục tiêu:
-HS nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài: Ngưỡng cửa.
-Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần ăt hoặc ăc; chữ g hay gh (Bài tập: 2, 3)
II.Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung bài thơ cần chép và các bài tập 2, 3.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC : 
Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Gọi 2 học sinh lên bảng viết:
Cừu mới be toáng
Tôi sẽ chữa lành.
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài ghi tựa bài.
3.Hướng dẫn học sinh tập chép:
Gọi học sinh nhìn bảng đọc bài thơ cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
Cả lớp đọc thầm khổ thơ và tìm những tiếng các em thường viết sai: đường, xa tắp, vẫn, viết vào bảng con.
Thực hành bài viết (chép chính tả).
Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ, các dòng thơ cần viết thẳng hàng.
Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng để viết.
Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân  ... luyện cho học sinh)
Đoạn 1: Từ đầu đến “Gấu bông của em”.
Đoạn 2: “Một lát sau  chị ấy”.
Đoạn 2: Phần còn lại: 
Cho thi giữa các nhóm.
Đọc cả bài.
Luyện tập:
Ôn các vần et, oet:
Tìm tiếng trong bài có vần et ?
Tìm tiếng ngoài bài có vần et, oet ?
Điền vần: et hoặc oet ?
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện đọc:
Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:
Cậu em làm gì:
	Khi chị đụng vào con Gấu bông?
	Khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ?
Vì sao cậu em thấy buồn chán khi ngồi chơi một mình?
Đọc bài văn.
Bài văn nhắc nhở chúng ta không nên ích kỉ. Cần có bạn cùng chơi, cùng làm.
Luyện nói:
Đề tài: Em thường chơi với anh (chị, em) những trò chơi gì ?
Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và gợi ý 
Nhận xét phần luyện nói của học sinh.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
6.Nhận xét dặn dò: 
Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới: Hồ Gươm
Nêu tên bài trước.
Đọc bài và trả lời câu hỏi:
Con chó hay hỏi đâu đâu.
Cái cối xay lúa ăn no quay tròn.
Nhắc tựa.
Lắng nghe.
Rút từ ngữ khó đọc, phân tích
5, 6 em đọc các từ trên bảng.
Dây cót: Dây thiều trong các đồ chơi trẻ em, mỗi khi lên dây thiều xe ô tô chạy.
Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.
Đọc cá nhân từng đoạn
3 nhóm thi đọc đoạn 1.
2 em,lớp đồng thanh 
Nghỉ giữa tiết
Hét. 
Et: mét mẹ, trời rét, bánh tét, con vẹt..
Oet: xoèn xoẹt, loè loẹt, đục khoét...
Đọc các câu trong bài.
Ngày Tết, ở miền Nam nhà nào cũng có bánh tét.
Chim gõ kiến khoét thân cây tìm tổ kiến.
2 em đọc lại bài, nhận xét.
-Cậu nói: đừng đụng vào con gấu bông của mình.
-Cậu nói: chị hãy chơi đồ chơi của chị. 
Vì không có ai chơi cùng.
2 học sinh đọc lại 
Nhắc lại.
Kể cho nhau nghe về trò chơi với anh (chị, em).
Nêu tên bài và nội dung bài học, trả lời câu hỏi.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
MĨ THUẬT:
VẼ CẢNH THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU :
 - HS tập quan sát, nhận xét thiên nhiên xung quanh.
 - HS biết cách vẽ thiên nhiên.
 - HS vẽ được cảnh thiên nhiên đơn giản,
* HS khá, giỏi : Vẽ được cảnh thiên nhiên có hình ảnh, màu sắc theo ý thích.
 II. CHUẨN BỊ :
 Giáo viên chuẩn bị :
+ Một số tranh , ảnh phong cảnh : Nông thôn, miền núi, phố phường, sông, biển,..
+ Một số tranh của HS các năm trước
 - Học sinh chuẩn bị :
+ Vở tập vẽ
+ Bút chì , tẩy, màu vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
T/gian
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
2’
Ổn định lớp 
Kiểm tra vở vẽ 1, màu vẽ, bút chì, tẩy
Giới thiệu bài :
- Ổn định trật tự
- Để vở, bút chì, màu vẽ lên bàn
3’
 Hoạt động1: Giới thiệu cảnh thiên nhiên
- Giới thiệu tranh, ảnh để HS nhận biết được sự phong phú của cảnh thiên nhiên :
 + Cảnh sông biển
 + Cảnh núi đồi
 + Cảnh đồng ruộng
 + Cảnh phố phường
 + Cảnh hàng cây ven đường
 + Cảnh vườn cây ăn quả; công viên, vườn hoa
 + Cảnh góc sân nhà em
 + Cảnh trường học,..
- Gợi ý HS tìm thấy những hình ảnh có trong các cảnh trên :
 + Cảnh sông biển ?
 + Cảnh đồi núi ?
 + Cảnh nông thôn ?
 + Cảnh phố phường ?
 + Cảnh công viên ?
 + Cảnh nhà em ?
- Quan sát tranh, ảnh và nhận biết sự phong phú và đặc điểm riêng của cảnh thiên nhiên.
+ Biển, thuyền, mây, trời.
+ Núi, đồi, cây, suối, nhà.
+ Cánh đồng, con đường, hàng cây, con trâu,.
+ Nhà, đường phố, cây, xe cộ .
+ Vườn cây, căn nhà, con đường,
+Căn nhà, cây, vườn hoa,.
4’
Hoạt động2: H/ dẫn HS cách vẽ tranh
 - Gợi ý cách vẽ tranh :
 + Vẽ hình ảnh chính trước ,vẽ hình ảnh phụ sau ( cảnh vật ) 
 + Vẽ hình ảnh phụ sau cho tranh sinh động hơn
 + Vẽ màu tươi sáng, có đậm, có nhạt
Lưu ý : Vẽ hình ảnh chính, phụ thể hiện được đặc điểm của thiên nhiên ( miền núi, đồng bằng,..)
- Quan sát, lắng nghe và nhận biết cách vẽ 
20
Hoạt động 3: Thực hành
- Bao quát lớp và hướng dẫn HS còn lúng túng.
* HS khá, giỏi : Vẽ được cảnh thiên nhiên có hình ảnh, màu sắc theo ý thích.
-Làm bài 
5’
Hoạt động4: Nhận xét, đánh giá
 + Gợi ý HS nhận xét các bài về hình vẽ và cách sắp xếp, màu sắc
+ Nhận xét chung
- Đưa ra ý kiến nhận xét và xếp loại
1’
 Dặn dò 
Quan sát quang cảnh nơi ở của mình
Chuẩn bị cho bài sau
- Ghi nhớ
Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2011
Toán:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Biết xem giờ đúng, xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí của kim ứng với giờ trên mặt đồng hồ.
- Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên + HS: Mặt đồng hồ
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Quay kim đồng hồ chỉ 3 giờ, 5 giờ
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài luyện tập.
Hoạt động 1: Luyện tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Quan sát xem đồng hồ chỉ mấy giờ rồi nối với số giờ thích hợp.
Bài 2: Yêu cầu gì?
- N1 N2 N3 N4
Gọi mỗi nhóm 1 em lên quay
Bài 3: Yêu cầu gì?
Hướng dẫn mẫu
Củng cố:
Trò chơi: Xem đồng hồ.
Mỗi đội cử 3 bạn lên thi đua.
Lớp trưởng quay kim.
Đội nào có tín hiệu trả lời trước sẽ được quyền ưu tiên.
Nhận xét.
Dặn dò:
Nhìn giờ và quay kim chỉ giờ đúng.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát.
1 em lên quay và giải thích
Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng.
Học sinh làm bài.
Đổi vở để sửa sai.
Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ: a) 11 giờ,b) 5 giờ,c) 3 giờ, d)
Thực hành trên mặt đồng hồ
- Nhận xét
Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp.
Học sinh làm bài.
Kiểm tra chéo.
Học sinh chia 2 đội, mỗi đội cử 3 bạn lên thi đua.
Nhận xét.
Chính tả: (Nghe viết)
KỂ CHO BÉ NGHE
I.Mục tiêu:
-HS nghe viết chính xác, trình bày đúng 8 dòng thơ đầu của bài: Kể cho bé nghe..khoảng 10 đến 15 phút.
-Điền đúng vần ươc hay ươt, chữ ng hay ngh vào chỗ chấm. Bài tập 2, 3 SGK
II.Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung 8 dòng thơ cần chép và các bài tập 2, 3 .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.KTBC : 
Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà chép lại bài lần trước.
Đọc cho học sinh cả lớp viết các từ ngữ sau: buổi đầu tiên, con đường 
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài ghi tựa bài
3.Hướng dẫn học sinh tập viết chính tả:
Đọc đoạn cần chép
HD viết từ khó
HD tư thế ngồi viết, cách trình bày
Đọc từng dòng cho HS viết
Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:
Đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
Chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.
Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt (bài tập 2).
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau.
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Cho đọc lại bài tập
5.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại 8 dòng thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Chấm vở những học sinh yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
Cả lớp viết bảng con
Học sinh nhắc lại.
2 em đọc
Viết BC
Lắng nghe, ghi nhớ
Học sinh nghe và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Chép chính tả theo giáo viên đọc.
Dò lại bài viết của mình và chữa lỗi
Ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Bài tập 2: Điền vần ươc hay ươt ?
Các em làm bài vào VBT và cử đại diện của nhóm thi đua tiếp sức điền vào chỗ trống.
Giải:
Mượt, thước
Bài tập 3: Chữ ng hay ngh?
Ngày mới đi học...chăm chỉ ngày đêm,...nghỉ nhơi...người nổi tiếng.
Nêu lại bài viết, các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.
Kể chuyện:
DÊ CON NGHE LỜI MẸ
I.Mục tiêu : 
- Học sinh kể được 1 đoạn của câu chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Hiểu được nội dung câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi. HS giỏi kể được câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Gọi học sinh kể lại câu chuyện Sói và Sóc và nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Œ	Một con Sói muốn ăn thịt đàn Dê con. Liệu Dê con có thoát nạn không? Hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”để các em hiểu rõ điều đó.
	Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện:
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Lưu ý: Cần thể hiện:
Thay đổi giọng để phân biệt lời hát của Dê mẹ, lời hát của Sói giả Dê mẹ. Biết dừng lại hơi lâu sau chi tiết: bầy dê lắng nghe tiếng Sói hát, để tạo sự hồi hộp.
Đoạn mở đầu: giọng Dê mẹ âu yếm dặn con.
Tiếng hát của Dê mẹ vừa trong trẻo, vừa thân mật.
Tiếng hát của Sói khô khan, không có tình cảm, giọng ồm ồm.
Đoạn cuối kể giọng vui vẽ đầm ấm.
Ž	Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Tranh 1: Yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.
Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
Câu hỏi dưới tranh là gì ?
Mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. 
Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.
	Học sinh K,G kể toàn câu chuyện:
	Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Các em biết vì sao Sói tiu nghỉu, cúp đuôi bỏ đi không?
Câu truyện khuyên ta điều gì?
3.Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Sói và Sóc”.
Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể.
Nhắc tựa.
Lắng nghe câu chuyện.
Lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện.
Quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể.
Dê mẹ ra khỏi nhà quay lại nhắc các con đóng cửa thật chặt, nếu có người lạ gọi cửa không được mở. 
Trước khi đi Dê mẹ dặn con thế nào? Chuyện gì đã xãy ra sau đó?
Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể.
Vì Dê con biết nghe lời mẹ, không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại đành tiu nghỉu bỏ đi. Câu truyện khuyên ta cần biết vâng lời người lớn.
Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
Tuyên dương các bạn kể tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 tuan 31(1).doc