I. MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy và rành mạch bài “Nữ Trạng nguyên”.
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TUẦN 30 Thứ 2 ngày 2 tháng 4 năm 2012 Buổi sáng Tập đọc: NỮ TRẠNG NGUYÊN I. MỤC TIÊU: - Đọc trôi chảy và rành mạch bài “Nữ Trạng nguyên”. - Hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn Luyện đọc và tìm hiểu bài: - 1 HS đọc cả bài. Chia đoạn. - Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn. - Nhận xét. - GV đọc mẫu - Gọi HS đọc cả bài. *) Tìm hiểu bài: - GV nêu câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời. - GV nhận xét và chốt lại. - Yêu cầu HS tìm nội dung của bài. - GV chốt. *) Luyện đọc diễn cảm: - GV đưa ra doạn văn luyện đọc yêu cầu các nhóm thi đọc. - Nhận xét giọng đọc của từng nhóm. 3. Củng cố - Nhận xét tiết học - Lắng nghe. - Đọc thầm và tìm cách chia đoạn. - HS đọc nối tiếp, 3 lượt. - Lần lượt trả lời từng câu. - Thi đọc Toán: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH I. MỤC TIÊU: - Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng). - Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. - Làm các BT 1, 2 (cột 1), 3 (cột 1) II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: 6543m = km 5km 23m = m 600kg = tấn 2kg 895g = kg 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đề: b. Tìm hiểu bài: Bài tập 1:Yêu cầu HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề. Bài tập 2: Yêu cầu HS làm vào vở, trên bảng và chữa bài Bài tập 3: Yêu cầu lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm. 3. Củng cố, dặn dò: - Cho HS đọc bảng tóm tắt SGK. - Về nhà xem lại bài. - 2 HS làm trên bảng. - HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề “hơn (kém) nhau 100 lần” - HS làm vào vở, vài HS lên bảng làm. - Lớp nhận xét, sửa chữa: a)1m2=100dm2=10000cm2=1000000mm2 1ha = 10000m2 1km2 = 100ha = 1000000m2 b) 1m2 = 0,01dam2 1m2 = 0,0001hm2 = 0,0001ha 1m2 = 0,000001km2 1ha = 0,01km2 4ha = 0,04km2 - Lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm. a) 65000m2 = 6,5ha ; 846000m2 = 84,6ha 5000m2 = 0,5ha b) 6km2 = 600ha; 9,2km2 = 920ha 0,3km2 = 30ha - 1 HS đọc lại. Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc (giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số sách, truyện, bài báo, sách Truyện đọc lớp 5, viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài. - Bảng lớp viết đề bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi một (hoặc 2 HS) kể một vài đoạn của câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện và bài học các em rút ra. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đề: b. Tìm hiểu bài: - Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài - GV gạch dưới những từ cần chú ý - Gọi 4 HS đọc lần lượt các gợi ý 1 – 2 – 3 – 4 (Tìm truyện về phụ nữ – Lập dàn ý cho câu chuyện – Dựa vào dàn ý, kể thành lời – trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện). - GV kiểm tra HS đã chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học này như thế nào theo lời dặn của GV ; mời một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể (kết hợp truyện các em mang đến lớp – nếu có). Nói rõ đó là câu chuyện về một nữ anh hùng hay một phụ nữ có tài, người đó là ai. - GV nhắc HS: cố gắng kể thật tự nhiên, có thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm phần sinh động, hấp dẫn. + Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cho HS về các mặt: nội dung câu chuyện (HS tìm được truyện ngoài SGK được cộng thêm điểm) cách kể, khả năng hiểu câu chuyện của người kể. 3. Củng cố - Dặn dò: - Gọi HS kể chuyện hay kể lại cho cả lớp nghe. - Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý của tiết kể chuyện Được chứng kiến hoặc tham gia tuần 31 để tìm được câu chuyện kể về việc làm tốt của bạn em. - GV nhận xét tiết học. - 1 HS lên kể, HS khác nhận xét. - Một HS đọc đề bài viết trên bảng lớp. Đề bài: Kể chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng, hoặc một phụ nữ có tài. - Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lại gợi ý 1. - VD: Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện về Nguyên Phi Ỷ Lan – một phụ nữ có tài. Bà tôi đã kể cho tôi nghe câu chuyện này. Bà bảo Nguyên Phi Ỷ Lan là người quê tôi. / Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện về cô La Thị Tám – một nữ anh hùng thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là một câu chuyện tôi được nghe bác tôi kể lại. / Tôi sẽ kể với các bạn câu chuyện Con gái người chăn cừu. Đây là truyện cổ tích nước Anh kể về một cô gái rất thông minh đã giúp chồng là một hoàng tử thoát chết. *HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - HS thi kể chuyện trước lớp. + HS xung phong kể chuyện hoặc cử đại diện thi kể. Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi, giao lưu cùng các bạn trong lớp về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. + Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất. - 1 HS kể lại câu chuyện. - Thực hiện theo yêu cầu. Buổi chiều GĐ - BD Tiếng Việt LUYỆN VIẾT VĂN TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU: - Củng cố để HS nắm được cấu tạo bài văn tả cây cối, trình tự miêu tả, những giác quan được sử dụng để quan sát. Những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài văn. - Biết viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá, hoa, thân, rễ, quả) II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học. 2. Bài mới: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. + Cây bàng trong bài được miêu tả theo trình tự nào? Em còn có thể tả cây cối theo trình tự nào nữa? + Cây bàng đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào? Em còn có thể quan sát cây cối bằng giác quan nào nữa? + Hình ảnh so sánh có trong bài văn? - Nhận xét. Bài 2: - Gọi 2 em đọc yêu cầu bài. -Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập. - Gọi một số HS đọc bài làm của mình. - GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu. 3. Củng cố: - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe. - Một số HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS thảo luận nhóm 2 và trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cả lớp đọc thầm. - Cả lớp làm bài vào vở, 4 - 5 HS đọc lại đoạn văn. HS khác nhận xét. GĐ-BD Toán: LUYỆN: ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH - GIẢI TOÁN I. MỤC TIÊU: - Củng cố để HS biết quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng). - Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân, vận dụng giải toán. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: - Gọi 2 HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích - Nhận xét, ghi điểm. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Viết thành các số đo diện tích có đơn vị là héc-ta: (Bài 3 VBT T 84) Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: (Bài 4 VBT T 85) Bài 3: Dành cho HS khá Một thửa ruộng hình thang có tổng độ dài hai đáy là 250m, chiều cao bằng tổng độ dài hai đáy. Trung bình cứ 100 m của thửa ruộng đó thu hoạch được 64 kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu được bao nhiêu tấn thóc? 3. Củng cố - Nhận xét tiết học - 2 HS lên bảng. Lớp nhận xét - Cả lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng. - Nhận xét, giải thích. - 2 HS TB khá lên bảng, cả lớp làm vở - Chữa bài nếu sai. - Cả lớp làm vở, 1 HS khá lên bảng. - Nhận xét bài bạn. HD: - Tính chiều cao - Tính diện tích - Tính số thóc thu hoạch KQ: 12 tấn thóc Đạo đức BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU: Học xong bài học này HS biết: - Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. - Vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Nơi có điều kiện: Đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. *KNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta. - Kĩ năng tư duy, phê phán, KN ra quyết định. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. *BVMT: - Một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. - Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người. - Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên( phù hợp với khả năng). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: - Việt Nam trở thành LHQ khi nào? - Kể tên một cơ quan LHQ ở VN mà em biết? - Kể việc làm của LHQ mang lại lợi ích cho trẻ em? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đề: b. Tìm hiểu bài: H.Đ 1: Tìm hiểu thông tin trang 44. - Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho mọi người? - Con người sử dụng tài nguyên để làm gì? - Tình hình tài nguyên hiện nay NTN? - Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? - GV nhận xét, bổ sung. H.Đ 2 : Làm bài tập1. - HS nhận biết một số tài nguyên thiên nhiên. - GV kết luận: Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê còn lại đều là tài nguyên H.Đ 3 : Bày tỏ thái độ (Bài 3) - GV kết luận: - Ý kiến(b), (c) là đúng. - Ý kiến (a) là sai. * Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm. - Hướng dẫn HS tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên nước ta hoặc địa phương. - GDHS có ý thức bảo vệ tài nguyên. - Chuẩn bị bài : Tiết 2 - 3 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS đọc thông tin. - Thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi SGK. - Đại diện nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, bổ sung. - Cung cấp nước, không khí, đất trồng, động, thực vật quý hiếm - Trong sản xuất và phát triển kinh tế. - Đang dần dần bị cạn kiệt, rừng nguyên sinh bị tàn phá - Sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hợp lí, bảo vệ nguồn nước, không khí - HS đọc ghi nhớ. - HS thảo luận theo nhóm đôi. - Tổ chức trò chơi tiếp ... trong từng trường hợp Tác dụng của dấu phẩy Ví dụ Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu Câu b) Ngăn cách trạng ngữ với chủ-vị ngữ Câu a) Ngăn cách các vế câu ghép Câu c) - 1 HS đọc to yêu cầu đề bài. Lớp đọc thầm - Thảo luận N2 theo yêu cầu của GV. - Một vài HS nêu miệng. Lớp nhận xét. + Sáng hôm ấy, ra vườn, cậu bé Có mộtdậy sớm, gần cậu bé, khẽ chạm vào vai cậu, hỏi: Môi cậu bé run run, đau đớn. Cậu nói: - mào gà, cũng chưa Bằng nhẹ nhàng, thầy bảo: - của người mẹ, giống như - 2 HS đọc lại mẩu chuyện. - 1HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy. Địa lí: CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU: - Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất. - Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc trên quả địa cầu. - Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Quả địa cầu. Bản đồ thế giới. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: + Nêu đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư của châu Đại Dương? + Nêu đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí và tự nhiên của châu Nam Cực? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đề: b. Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Vị trí của các đại dương - GV cho học sinh quan sát quả địa cầu, bản đồ thế giới, thảo luận và làm bài tập sau: + Kể tên các đại dương trên thế giới? Tên đại dương Giáp với các châu lục Giáp với các đại dương Thái Bình Dương Ấn Độ Dương Đại Tây Dương Bắc Băng Dương - Cho đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, sửa chữa. GV tổng hợp, bổ sung Hoạt động 2: Một số đặc điểm của các đại dương. - Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: + Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến bé về diện tích. + Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào? - Yêu cầu HS đọc bài học SGK. 3. Củng cố, dặn dò: + Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển ? - Dặn HS chuẩn bị bài sau - 2 HS trả lời. - HS quan sát quả địa cầu, bản đồ thế giới, thảo luận nhóm 4 và trả lời: - Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương Tên đại dương Giáp với các châu lục Giáp với các đại dương Thái Bình Dương Châu Á, Mĩ, Đại Dương, Đại Tây Dương Ấn Độ Dương Châu Á, Phi, Đại Dương, Nam Cực Đại Tây Dương Đại Tây Dương Châu Âu, Mĩ, Phi, Nam Cực Ấn Độ Dương Bắc Băng Dương Châu Âu, Á, Mĩ Thái Bình Dương - Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, sửa chữa. - HS đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi: - Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. - Thái Bình Dương. - 2 HS đọc, lớp theo dõi SGK. - 1 HS trả lời. Thứ 6 ngày 6 tháng 4 năm 2012 Buổi sáng Tập làm văn: TẢ CON VẬT ( Kiểm tra viết ) I. MỤC TIÊU: - Viết được bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Dàn ý của đề bài mình sẽ viết. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đề: b. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK. - Cho HS đọc gợi ý trong SGK. - Yêu cầu HS đọc lại dàn ý của bài. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu tên con vật mình chọn tả. - GV hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho HS. Lưu ý HS: cần chọn những nét đặc trưng về hình dáng, hoạt động của con vật để tả - HS làm bài - HS nhớ lại và viết vào bài kiểm tra, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - GV thu bài 3. Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị: Ôn tập về tả cảnh - Trình các dàn ý. - 2 HS đọc to, lớp theo dõi SGK: Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích. - 2HS đọc gợi ý trong SGK. - HS đọc lại dàn ý của bài tả đồ vật - Vài HS nhau nêu tên con vật mình chọn tả. - HS viết bài vào vở. - Nộp bài. Toán: PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU: - Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải bài toán. - Làm các BT 1, 2 (cột 1), 3, 4. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh chữa bài ở nhà - Nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đề: b. Tìm hiểu bài: - GV nêu phép tính : a + b = c. Gọi HS nêu tên thành phần phép cộng. - Cho vài HS nhắc lại các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với 0. GV ghi bảng. c. Luyện tập: Bài tập 1: Gọi HS đọc đề. Yêu cầu lớp nhắc lại cách cộng phân số, số thập phân và làm vào vở, nêu kết quả. - Nhận xét. Bài tập 2: Gọi HS đọc đề. GV chọn mỗi phần 1 câu để làm ở lớp, còn lại yêu cầu HS về nhà làm. Cho HS tự làm vào vở. - - Gọi HS lên sửa bài trên bảng - Nhận xét, ghi điểm Bài tập 3: Gọi HS đọc đề. Lớp tự làm vào vở theo nhóm đôi. Gọi HS lên bảng sửa bài và nêu cách dự đoán kết quả - Nhận xét. Bài tập 4: Gọi HS đọc đề. Lớp nêu cách làm. Gọi HS sửa bài - Nhận xét, sửa chữa. 3. Củng cố – dặn dò: - Yêu cầu HS nêu tên các thành phần của phép cộng. - Chuẩn bị bài sau - 2 HS làm bảng - a và b là số hạng, c là tổng. - Vài HS nhắc lại các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với 0 - 1HS đọc đề. Lớp nhắc lại cách cộng phân số, số thập phân và làm vào vở, nêu kết quả: a) 986280 d) 1476,5 b) c) - HS đọc đề. HS tự làm vào vở. Gọi HS lên sửa bài trên bảng a) (689 + 875) + 125 = 689 + (875 + 125) = 689 +1000 = 1689 b) c) 5,87 + 28,69 + 4,13 = 5,87 + 4,13 + 28,69 = 10 + 28,69 = 38,69 - Nêu đề bài. Lớp thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở, nêu miệng: x = 0 - HS đọc đề. Lớp nêu cách làm. Gọi 1HS nêu miệng bài làm: Bài giải Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được : (thể tích bể) Đáp số : 50% thể tích bể - 1 HS nêu lại các thành phần của phép cộng. - Thực hiện theo lời dặn. Lịch sử: XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH I. MỤC TIÊU: - Biết nhà máy thủy điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô. - Biết nhà máy thủy điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Ảnh trong SGK, bản đồ Việt Nam ( xác định vị trí nhà máy) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. KTbài cũ: Hoàn thành thống nhất đất nước. - Vì sao nói ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất? - Nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên quốc hội khoá VI? - Ý nghĩa của cuộc bầu cử và kỳ họp quốc hội khoá VI? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đề: b. Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Sự ra đời của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Giáo viên nêu câu hỏi cho các nhóm 4 thảo luận. + Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu. - Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vị trí xây dựng nhà máy. ® Giáo viên nhận xét + chốt + ghi bảng: “Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng từ ngày 6/11/1979 đến ngày 4/4/1994.” Hoạt động 2: Quá trình làm việc trên công trường. - Giáo viên nêu câu hỏi: + Trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào? Hoạt động 3: Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. - Giáo viên cho học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi: + Việc làm hồ, đắp đập nhăn nước của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình tác động thế nào đến việc chống lũ hằng năm của nhân dân ta? - Điện của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã góp phần vào sản xuất và đời sống của nhân dân ta như thế nào? ® Giáo viên nhận xét + chốt. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nêu lại tác dụng của nhà máy thuỷ điện hoà bình? - Dặn học sinh: học bài, chuẩn bị: Ôn tập. - GV nhận xét tiết học - Vì ngày này là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp chung thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ. -Nội dung quyết định: Tên nước, Quốc huy, Quốc, Quốc ca, Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh. - Những quyết định của kì họp đầu tiên, Quốc hội khoá VI thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và Nhà nước. - Thảo luận nhóm 4. - Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6/11/1979. - Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà Bình. - Sau 15 năm thì hoàn thành (từ 1979 ®1994) - Học sinh chỉ bản đồ. - Suốt ngày đêm có 3500 người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn. - Thuật lại cuộc thi đua “cao độ 81 hay là chết!” nói lên sự hy sinh quên mình của những người xây dựng. - Việc làm hồ, đắp đập ngăn nước của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã góp phần tích cực vào việc chống lũ, lụt cho đồng bằng Bắc Bộ. - Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - HS nhắc lại. - Chuẩn bị bài sau. Buổi chiều Sinh hoạt tập thể NHẬN XÉT CUỐI TUẦN I. MỤC TIÊU: - HS nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của bản thân trong tuần. - HS nhận ra ưu điểm, tồn tại, nêu hướng phấn đấu phù hợp với bản thân. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu - Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Các hoạt động * Hoạt động 1: Nhận xét các mặt hoạt động tuần qua : + Chuyên cần: Đi học đúng giờ, đảm bảo sĩ số. + Học tập: Có học bài, làm bài tập, sôi nổi xây dựng bài. Còn một số em có ý thức học tập chưa cao, chữ viết còn cẩu thả... + Kỷ luật: Nhiều em có ý thức tự giác. + Vệ sinh: VS cá nhân khá sạch, vệ sinh lớp học và khu vực sạch. + Phong trào: Tham gia các hoạt động đúng giờ, nhanh nhẹn. * Hoạt động 2 : Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc, học sinh có tiến bộ. * Hoạt động 3 : GV nhận xét chung về các mặt và nêu nội dung thi đua tuần 31 - Khắc phục mọi khó khăn để học tập tốt. - Tích cực tham gia các hoạt động Đội – Sao. 3. Kết thúc - Cho HS hát các bài hát tập thể. - Lớp trưởng nêu chương trình. - Tổ trưởng chuẩn bị báo cáo. - Tổ trưởng các tổ báo cáo. - HS tham gia nhận xét, phát biểu ý kiến. -HS bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc. - HS bình bầu cá nhân có tiến bộ. - HS nêu phương hướng phấn đấu tuần sau
Tài liệu đính kèm: