Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần 28

Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần 28

I.MỤC TIÊU:

- Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ. Hiểu từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà. Ôn các vần yêu, iêu; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần yêu và iêu.HTL khổ thơ yêu thích.

 -Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ.Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước.

 -Yêu thích môn học. Biết yêu quý và giữ gìn ngôi nhà.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 -Bộ chữ của GV và học sinh.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 31 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1089Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ Ngày
TIẾT
PPCT
MÔN
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
Hai
21/3
1
237
Tập đọc
 Ngôi nhà (tiết1)
2
238
Tập đọc
 Ngôi nhà (tiết2)
3
28
Aâm nhạc
4
28
Đạo đức
Chào hỏi và tạm biệt. (Tiết 1)
KNS
5
28
SHTT
Sinh họat dưới cờ
Ba
22/3
3
109
Toán
Giải toán có lời văn ( tt)
1
26
Tập viết
 Tập tô :H, I ,K 
2
28
TD
4
7
Chính tả
 Ngôi nhà 
Tư
23/3
1
110
Tóan
Luyện tập
2
239
Tập đọc
Quà của bố (tiết1)
3
240
Tập đọc
Quà của bố (tiết2)
4
28
MT
Năm
24/3
1
111
Toán
 Luyện tập (tt)
2
8
Chính tả
 Quà của bố 
3
3
Kể chuyện
 Bông hoa cúc trắng 
4
 28
Thủ công
 cắt dán hình tam giác (t1)
Sáu
25/3/2010
1
112
Toán
Luyện tập chung
2
241
Tập đọc
Vì bây giờ mẹ mới về(t1)
3
242
Tập đọc
Vì bây giờ mẹ mới về(t2)
4
 28
TNXH
 Con muỗi
.KNS
5
 28
GĐTT
 HĐTT
Ngày soạn:15/3
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 21/3/2010 
Tiết 1-2	Tập đọc
PPCT 237- 238 NGÔI NHÀ
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu được tình cảm với ngôi nhà của bạn nhỏ. Hiểu từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về hình ảnh ngôi nhà, âm thanh, hương vị bao quanh ngôi nhà. Ôn các vần yêu, iêu; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần yêu và iêu.HTL khổ thơ yêu thích.
 -Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót, thơm phức, mộc mạc, ngõ.Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ. Nói được tự nhiên, hồn nhiên về ngôi nhà em mơ ước.
 -Yêu thích môn học. Biết yêu quý và giữ gìn ngôi nhà.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 -Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 -Bộ chữ của GV và học sinh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC : Nhận xét bài KTĐK giữa học kỳ 2, rút kinh nghiệm cho học sinh.
3.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
*Hoat động1:
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn (giọng chậm rãi, tha thiết tình cảm). Tóm tắt nội dung bài:
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Hàng xoan: (hàng ¹ hàn), xao xuyến: (x ¹ s), lảnh lót: (l¹ n)
Thơm phức: (phức ¹ phứt).
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Các em hiểu như thế nào là thơm phức 
Lảnh lót là tiếng chim hót như thế nào 
*Hoạt động 2:
Luyện đọc câu:
Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại.
Luyện đọc đoạn: (có 3 đoạn, theo 3 khổ thơ)
Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau, mỗi khổ thơ là một đoạn.
Đọc cả bài.
*Hoạt động 3:
Luyện tập:
Ôn các vần yêu, iêu.
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1: 
Đọc những dòng thơ có tiếng yêu ?
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu ?
Bài tập 3:
Nói câu có chứa tiếng mang vần iêu ?
Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
*Củng cố tiết 1:
Tiết 2
*Tìm hiểu bài và luyện nói:
Hỏi bài mới học.
Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
*Hoạt động1:
Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ 
+ Nhìn thấy gì?
+Nghe thấy gì?
+Ngửi thấy gì?
2.Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước.
Nhận xét học sinh trả lời.
* Hoạt động2
Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn.
Luyện HTL một khổ thơ.
Tổ chức cho các em thi đọc thuộc lòng một khổ thơ mà các em thích.
*Hoạt động 3:
Luyện nói:
Nói về ngôi nhà em mơ ước.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ: Qua tranh giáo viên gợi ý các câu hỏi giúp học sinh nói tốt theo chủ đề luyện nói.
4.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
5.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Dọn nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp.
Kiểm diện
Học sinh chữa bài tập giữa học kỳ 2.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
Thơm phức: Mùi thơm rất mạnh, rất hấp dẫn.
Tiếng chim hót liên tục nghe rất hay.
Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.
Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.
Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.
2 em, lớp đồng thanh.
Em yêu nhà em.
Em yêu tiếng chim.
Em yêu ngôi nhà.
Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các tiếng có vần iêu ngoài bài, trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng được nhiều tiếng nhóm đó thắng.
Ví dụ: buổi chiều, chiếu phim, chiêu đãi, kiêu căng  .
Đọc mẫu câu trong bài (Bé được phiếu bé ngoan)
Các em chơi trò chơi thi nói câu chứa tiếng tiếp sức.
2 em.
Nhìn thấy: Hàng xoan trước ngỏ hoa nở như mây từng chùm.
Nghe thấy: Tiếng chim đầu hồi lảnh lót.
Ngửi thấy: Mùi rơm rạ trên mái nhà, phơi trên sân thơm phức.
Học sinh đọc: 
Em yêu ngôi nhà.
Gỗ tre mộc mạc
 Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca.
Học sinh rèn đọc diễn cảm.
Học sinh rèn HTL theo hướng dẫn của giáo viên và thi đọc HTL khổ thơ theo ý thích.
Lắng nghe.
Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên.
Chẳng hạn: Các em nói về ngôi nhà các em mơ ước.
	Nhà tôi là một căn hộ tập thể tầng 3. Nhà có ba phòng rất ngăn nắp ấp cúng. Tôi rất yêu căn hộ này nhưng tôi mơ ước lớn lên đi làm có nhiều tiền xây một ngôi nhà kiểu biệt thự, có vườn cây, có bể bơi. Tôi đã thấy những ngôi nhà như thế trên báo, ảnh, trên ti vi.
Học sinh khác nhận xét bạn nói về mơ ước của mình.
Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
Tiết 4:	Đạo đức
PPCT 28: CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 
 -Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. Biết ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt.
 -Biết phân biệt hành vi chào hỏi, tạm biệt đúng với chào hỏi, tạm biệt chưa đúng.
Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người.
 -Tôn trọng, lễ độ với người lớn. Quý trọng những bạn biết chào hỏi tạm biệt đúng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Điều 2 trong Công ước Quốc tế Quyền trẻ em.
 -Đồ dùng để hoá trang đơn giản khi sắm vai.
 -Bài ca “Con chim vành khuyên”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: 
Khi nào cần nói lời cám ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi?
Vì sao cần nói lời cám ơn, lời xin lỗi?
Gọi 2 học sinh nêu.
GV nhận xét KTBC.
3.Bài mới :
1. Khám phá: Hát bài “Có con chim vành khuyên” nhạc và lời Hoàng Vân
 Gv nêu câu hỏi:
-Bài hát nói về điều gì?
-Khi nào các em nói lời chào hỏi? Khi nào các em nói lời tạm biệt?
-Gv chốt ý, dẫn dắt vào bài: Để thể hiện sự lễ phép, tôn trọng lẫn nhau, khi gặp gỡ với mọi người hoặc khi chia tay chúng ta cần nói lời chào hỏi hoặc tạm biệt. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về điều đó.
2.Kết nối
*Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm làm bài tập
Mục tiêu: Hs biết được cần chào hỏi khi gặp gỡ, cần nói lời tạm biệt khi chia tay.
Cách tiến hành:
Gv chia nhóm ( nhóm đôi)
Các nhóm quan sát tranh bài và trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì?
Kiểm tra kết quả hoạt động.
GV nhận xét
Gv chốt 
-Tranh 1: Hai bạn gái gặp cụ bà trên đường, hai bạn khoanh tay chào: “Chúng cháu chào bà ạ!”
-Tranh 2: Chia tay khi tan học về nhà, bạn nhỏ nói lời chào tạm biệt các bạn: “tạm biệt nhé!”
Kết luận:
Cần nói lời chào khi gặp gỡ.
Cần nói lời tạm biệt khi chia tay.
Chào hỏi, tạm biệt thể hiện sự lễ phép và tôn trọng lẫn nhau.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm làm bài tập 2
Mục tiêu: Hs biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống “Chào hỏi- tạm biệt”
Cách tiến hành:
Gv chia nhóm (nhóm 3)
 Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về cách ứng xử một tình huống trong tranh bài tập 2, vở bài tập đạo đức 1.
Câu hỏi: Các bạn trong tranh cần nói gì?
Các nhóm thảo luận.
Kiểm tra kết quả hoạt động
Gv nhận xét
Gv kết luận: 
-Tình huống tranh 1: Khi gặp cô giáo, các bạn cần chào hỏi cô giáo “Em/ chúng em chào cô ạ”
-Tình uống tranh 2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách.
3. Thực hành/ luyện tập.
*Hoạt động 3: Đóng vai về chủ đề “Chào hỏi- tạm biệt”
Mục tiêu: Hs có kĩ năng chào hỏi, tạm biệt trong một số tình huống “chào hỏi- tạm biệt” và đóng vai thể hiện tình huống đó.
Cách tiến hành
Hoạt động nhóm 4 
Đóng vai thể hiện một tình huống về chủ đề“
Chào hỏi- tạm biệt”
Kiểm tra kết quả hoạt động
Câu hỏi thảo luận sau đóng vai:
-Em cảm thấy thế nào khi:
+Được người khác chào hỏi?
+Em chào họ và được đáp lại?
Gv nhận xét
°Hoạt động nối tiếp.
-Hs nêu lại tên bài học
-Lúc nào cần chào hỏi, lúc nào cần tạm biệt?
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết học sau.
Kiểm diện-hát
2  ... dẫn chuyện, người mẹ và cậu bé.
Luyện nói:
Hỏi đáp theo mẫu
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh hỏi đáp theo mẫu.
Gọi 2 học sinh thực hành hỏi đáp theo mẫu SGK. 
Tổ chức cho các em hỏi đáp theo mẫu.
4.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
5.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, kể lại câu truyện cho người thân nghe, xem bài mới.
Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Học sinh viết bảng, lớp viết bảng con các từ sau: về phép, vững vàng, luôn luôn.
Lắng nghe.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ trên bảng.
Hoảng hốt; Mất tinh thần do gặp nguy hiểm bất ngờ
Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.
Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy.
4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn xem bạn nào đọc hay nhất, tuyên dương bạn đọc hay nhất.
1 học sinh đọc lại bài, cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Đứt 
Thi đua theo nhóm tìm và ghi vào bảng con, trong thời gian 1 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng nhiều từ thì thắng cuộc.
Đọc mẫu câu trong bài.
Mứt tết rất ngon. 
Cá mực nứng rất thơm.
Từng học sinh đặt câu. Sau đó lần lượt nói nhanh câu của mình. Học sinh khác nhận xét.
2 em đọc lại bài.
Vì bây giờ mẹ mới về.
Khi mới đứt tay, cậu bé không khóc.
Lúc mẹ về cậu bé mới khóc. Vì cậu muốn làm nũng mẹ, muốn được mẹ thương. Mẹ không có nhà, cậu không khóc chẳng có ai thương, chẳnh ai lo lắng vỗ về.
Bài này có 3 câu hỏi. Học sinh đọc các câu hỏi và trả lời.
Học sinh rèn đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
Mỗi lần 3 học sinh đọc, học sinh thực hiện khoảng 3 lần.
Bạn có hay làm nũng bố mẹ không?
Trả lời 1:
Mình cũng giống cậu bé trong truyện này.
Trả lời 2:
Tôi là con trai tôi không thích làm nũng bố mẹ.
Nhiều cặp học sinh khác thực hiện hỏi đáp như trên.
Nêu tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
Tiết 4:	TNXH
PPCT28: CON MUỖI
I.MỤC TIÊU : 
 -Biết được con muỗi. Nơi sống và tác hại của muỗi.Biết một số các diệt trừ muỗi
-Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi. Biết tìm kiếm và xử lý thông tin, rèn kĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng hợp tác.
- Có ý thức tham gia diệt muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Một số tranh ảnh về con muỗi.
 -Hình ảnh bài 28 SGK. Phiếu thảo luận nhóm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC: Hỏi tên bài.
Kể tên các bộ phận bên ngoài của con mèo
Nuôi mèo có lợi gì?
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
a. Khám phá:
*Hoạt động 1 : Khởi động và giới thiệu bài
Giáo viên tổ chức ho hs chơi trò chơi: “Con muỗi”. Gv vừa hướng dẫn trò chơi và làm động tác. GV hát theo lời và thể hiện hành động tương ứng.
Gv có thể thay đổi vị trí đậu của con muỗi để cho trò chơi vui vẻ.
Kết thúc trò chơi, Gv dẫn dắt vào bài học mới: Các em có biết tại sao người ta lại trông thấy muỗi thì đập không? Chúng ta sẽ tìm hiểu về con muỗi và trả lời câu hỏi này,
b. Kết nối:
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về con muỗi
Mục tiêu: Nêu nơi sống và tập tính của con muỗi. Tác hại và cách phòng tránh muỗi đốt, cách diệt trừ muỗi
Bước 1: Động não: “Các em biết gì về con muỗi”
-GV yêu cầu Hs lần lượt nêu yêu cầu 1 ý kiến liên quan về con muỗi.
-Gv ghi các ý kiến lên bảng, phân chia thành các cột theo các nhóm ý kiến như: nơi ở của con muỗi, hình dáng và các bộ phận của con muỗi( đặc điểm bên ngoài, tiếng kêu/ âm thanh của muỗi) tác hại của muỗi, cách phòng và diệt muỗi
-Gv có thể sử dụng một số câu hỏi gợi ý như:
+ Muỗi sống ở đâu? Nơi nào nhiều muỗi?
+Tiếng kêu của muỗi như thế nào?
+Khi bị muỗi đốt cảm thấy như thế nào?Bị muỗi đốt sẽ gây ra bệnh gì?
+Muỗi truyền bệnh gì?
+Diệt muỗi bằng cách nào?
+Khi đi ngủ cần làm gì để không bị muỗi đốt?
Bước 2: Quan sát SGK và trả lời câu hỏi
Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ. Yêu cầu mỗi nhóm đọc một cột thông tin đã thu nhận được ở hoạt động trên, quan sát hình tương ứng trong SGK và bổ sung ý kiến cho thông tin đó như về: nơi ở của con muỗi, hình dáng
Bước 3: Làm việc chung.
-Gv mời đại diện từng nhóm lên trình bày thông tin của nhóm mình.
_Yêu cầu Hs khác bổ sung sau mỗi phần trình bày của các nhóm.
GV Kết luận:
-Muỗi thường sống ở những nơi tối tăm, ẩm thấp. Muỗi cái hút mái người và động vật để sống( muỗi đực hút dịch của hoa quả)
-Khi bị muỗi đốt, thường để lại nốt đỏ hoặc nốt sưng là do muỗi dùng vòi để hút máu chúng ta. Không những bị muỗi hút máu mà nó còn là vật trun gian để truyền nhiều bệnh nguy hiểm từ người này sang người khác như bệnh sốt rét, sốt sốt huyết
-Muốn không bị muỗi đốt ta phải mắc màn khi đi ngủ( ở vùng núi thường hay có muỗi truyền bệnh sốt rét, người ta còn tẩm thuốc chống muối vào màn để muỗi tránh xa) Có nhiều cách diệt muỗi như dùn thuốc, dùng hương trừ muỗi: cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, cho ánh sáng chiếu vào; khơi thông cống rãnh, dậy kín bể chứa nước để kông còn chỗ cho muỗi chú ẩn, chỗ đẻ trứng. Có thể thả cá con vào bể hoặc chum nước để cá ăn bọ gậy.
c.Thực hành: 
* Hoạt động3 : Quan sát hình ảnh con muỗi.
Mục tiêu: Phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi
Bước 1: Làm việc cặp đôi quan sát con muỗi
Yêu cầu từng cặp hs quan sát và thảo luận dực trên hình ảnh con muỗi đã phóng to.
Bước 2:Làm việc chung
 GVø mời một vài cặp lên hỏi và trả lời dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
+Con muỗi có hình dạng to hay nhỏ? ( có thể so sánh với con vật khác như con ruồi)
+Hãy chỉ và nói các bộ phận: đầu, thân, chân, cánh của con muỗi
+Đầu con muỗi còn có bộ phận gì đặc biệt? Dùng để làm gì?
+Con muỗi di chuyển như thế nào? Nhanh hay chậm.
Kết luận:
-Muỗi có đầu, mình, chân và cánh. Muỗi di chuyển bằng cách bay bằng cánh. Đậu tại chỗ bằng chân. Đặc biệt muỗi có bộ phận chuyên để hút máu người và động vật để sống, đó là vòi.
Bước 3: Quan sát cá ăn bọ gậy
-Gv yêu cầu Hs thả bọ gậy vào lọ cá và cùng quan sát cá ăn bọ gậy.
-GV cung cấp thêm thông tin về bọ gậy: Muỗi cái đẻ trứng ở nơi nước đọng như chum, bể nước, cống, rãnh, vũng nước tù, nước đọng,.Trứng muỗi nở thành bọ gậy. Bọ gậy sống dưới nước một thời gian rồi trở thành muỗi. Vì vậy có thể thấy muỗi tập chung nhiều ở nơi có nước đọng.
4. Vận dụng:
*Hoạt động 4: Em làm gì để phòng và tiêu diệt “con muỗi”
Mục tiêu: Xây dựng ý thức cho bản thân hoặc gia đình trong cách phòng và tiêu diệt muỗi.
-Gv yêu cầu học sinh kể ra một số nơi trong gia đình, ngoài đường có nhiều muỗi, nơi hay bị muỗi đốt nhất.
-.Em làm gì để phòng và tiêu diệt con muỗi.
- Vẽ tranh làm tổng vệ sinh cống rãnh, giếng nước, phát quang bụi rậm.
Học sinh nêu tên bài học.
2 học sinh trả lời câu hỏi trên.
Hs thực hiện cùng giáo viên
-Mỗi hs nêu 1 ý kiến về con muỗi
+Muỗi sống ở chỗ tối, gần ao, gần bể nước, nơi có cống rãnh, nước bẩn,
+Muỗi kêu vo ve
+Gần tối muỗi bay ra nhiều.
+Khi bị muỗi đốt bị ngứa, xưng phồng lên
+ Diệt muỗi bằng cách xịt thuốc diệt muỗi.
-Hs làm việc theo nhóm, thảo luận và thống nhất ý kiến
-Hs trình bày
-Nhóm khác bổ sung
Hs lắng nghe
-Từng cặp hs quan sát và thảo luận dựa trên hình ảnh con muỗi đã phóng to.
-Một số hs trình bày về những điều đã quan sát được.
-Các cặp Hs khác bổ sung và chính xác hóa thông tin
Hs lắng nghe
-Hs qua sát theo nhóm hoặc theo cặp.
-Hs kể
hs thảo luận và đối chiếu với các cách diệt trừ muỗi ở hoạt động 2 và tìm ra cách diệt muỗi phù hợp tại các địa điểm trên
-Hs vẽ tranh con muỗi và lưu ý (viết thêm trhông tin vào tranh) cách đề phòng muỗi đốt 
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 28
 I.Nhận xét hoạt động trong tuần:
II.Kế hoạch tuần tới:
 Đã soạn xong tuần 28
 Ngày .. tháng  năm 2011 
 Người soạn: 
 Nguyễn Thị Loan.
Tổ khối duyệt
Nguyễn Thị Linh
BGH duyệt
Nguyễn Thị Hòa
Đạo đức tác phong:
 “Xây dưng trường học thân thiện học sinh tích cực”
 “Mỗi thầy côgiáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”
 Đi bộ đúng qui định,khi đi xe máy nhớ đội nón bảo hiểm.
 Cần ổn định nề nếp tốt hơn nữa,đi học đúng giờ.ATTN
 Chuyên cần trong học tập.nghỉ học có phép.
 Đoàn kết thương yêu giúp đỡ, bạn bè.
 Biết lễ phép với thầy cô giáo,kính trên nhường dưới.
 Aên mặc đúng quy định sắp hàng ra vào lớp ngay ngắn.
 Giữ vệ sinh môi trường: xanh-sạch-đẹp.
*Học tập:
 Sọan tập đúng thời khóa biểu ,đầy đủdụng cu.
 Chú ý nghe cô giảng bài,làm bài tốt.
 Thuộc bài trước khi đến lớp,hiểu bài trước khi ra về,biết giữ vỡ sạch đẹp.
 Mạnh dạn phát biểu ý kiến,biết tự thực hành vào bài tốt.
 Thường xuyên ôn kèm học sinh yếu

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan28.doc