Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần học 14

Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần học 14

 HỌC VẦN

BÀI 46: ENG – IÊNG

I. MỤC TIÊU:

- Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng; từ và các câu ứng dụng.

- Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng

 - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Ao, hồ giếng.

II. PHƯƠNG TIỆN:

 GV: bảng kẻ ô li.

 HS: bảng cài, vở tập viết.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp: HS hát

 2. Kiểm tra bài cũ :

 - HS đọc: bông súng,sừng hươu; 1 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: cây sung, củ gừng.

 - HS đọc câu ứng dụng trong SGK.

 - GV nhận xét ghi điểm.

 

doc 23 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 1084Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 1 - Tuần học 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
THỨ
NGÀY
MÔN
TIẾT PPCT
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
23/11
CHÀO CỜ
HỌC VẦN
THỂ DỤC TOÁN
14
2
14
54
Bài 55: eng- iêng 
TD RLTTCB – TCVĐ
Phép trừ trong phạm vi 8
- Bài 1, bài 2 , bài 3 (cột 1), bài 4 (viết 1 phép tính)
24/11
HỌC VẦN
TOÁN
ĐẠO ĐỨC
2
54
14
Bài56: uông - ương
Luyện tập 
Đi học đều và đúng giờ(t1)
- Bài 1 (cột 1,2), bài 2, bài 3 (cột 1, 2), bài 4
- Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ.
25/11
HỌC VẦN 
TOÁN
ÂM NHẠC
2
55
14
Bài 57: ang - anh 
Phép cộng trong phạm vi 9
Ôn: Sắp đến tết rồi.
- Bài 1, bài 2 (cột 1, 2, 4), bài 3 (cột 1), bài 4
- Biết hát đúng 2 lời của bài hát
26/11
THỦ CÔNG
HỌC VẦN
MĨ THUẬT
14
2
14
Gấp các đoạn thẳng cách đều
Bài 58: inh - ênh 
Vẽ màu vào các họa tiết ở hình vuông.
- Với HS khéo tay: Gấp được các đoạn thẳng cách đều. Các nếp gấp tương đối thẳng , phẳng.
 27/11
HỌC VẦN
TOÁN 
TN & XH
SINH HOẠT
 2
56
14
14
Bài 59: Ôn tập 
Phép trừ trong phạm vi 9
An toàn khi ở nhà 
Sinh hoạt cuối tuần
- HS khá giỏi kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh.
- Bài 1, bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3 (bảng 1), bài 4
- Nêu được cách xử lí đơn giản khi bị bỏng, bị đứt tay
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
 PPCT: 2 	 HỌC VẦN 
BÀI 46: ENG – IÊNG
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng; từ và các câu ứng dụng.
- Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng
 - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Ao, hồ giếng.
II. PHƯƠNG TIỆN:
 GV: bảng kẻ ô li.
 HS: bảng cài, vở tập viết.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ :
 - HS đọc: bông súng,sừng hươu; 1 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: cây sung, củ gừng.
 - HS đọc câu ứng dụng trong SGK.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 3. Các hoạt động chủ yếu DH bài mới:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Giới thiệu bài: giới thiệu vần mới: eng, iêng.
Hoạt động 1: Dạy vần: eng, iêng.
+Mục tiêu: nhận biết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng
* eng – GV viết bảng 
Hướng dẫn HS:
GV đọc mẫu: e – ng – eng, eng
Hỏi: So sánh: eng và ưng ?
Hỏi: có ôn để được tiếng xẻng ghép thêm ?
GV viết bảng: xẻng
GV hướng dẫn HS:
Giới thiệu tranh à lưỡi xẻng
 – viết bảng: lưỡi xẻng
Giáo viên hướng dẫn HS: 
-Đọc lại sơ đồ: eng, xẻng, lưỡi xẻng 
* iêng – GV hướng dẫn tương tự (so sánh eng với iêng)
 iêng à chiêngà trống, chiêng. 
Yêu cầu HS đọc lại cả 2 sơ đồ
 Chơi giữa tiết
Hoạt động 2: Luyện viết:
-MT:Viết đúng quy trình vần, từ trên bảng con
-Cách tiến hành: Hướng dẫn viết bảng con :
+Viết mẫu (Hướng dẫn qui trình đặt bút, lưu ý nét nối)
 Chơi giữa tiết
Hoạt động 3: Luyện đọc
-MT: HS đọc được vần và từ ứng dụng
 Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp
-Cách tiến hành: Hướng dẫn đọc từ ứng dụng kết hợp giảng từ
cái kẻng củ riềng
xà beng bay liệng
-Đọc lại bài ở trên bảng
* Củng cố dặn dò
Tiết 2:
Hoạt động 1: Luyện đọc
+Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng
+Cách tiến hành : 
Đọc lại bài tiết 1
GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
Giới thiệu tranh à câu ứng dụng
Đọc câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Hoạt động 2: Luyện viết:
-MT: HS viết đúng eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng
-Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS viết vào vở theo dòng
 Chấm một số vở, nhận xét
Hoạt động 3: Luyện nói:
+Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Ao, hồ ,giếng.
Hỏi: - Trong tranh vẽ gì ?
 - Chỉ đâu là giếng ?
 - Những tranh này đều nói về cái gì ?
 - Nơi em ở có ao, hồ giếng không ?
4. Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu HS đọc bài trong sách giáo khoa
Về đọc bài, viết bài. Chuẩn bị bài sau. 
Nhận xét tiết học.
1 HS nhắc lại
 HS ghép bảng cài: eng
Phân tích, đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp)
- Giống nhau đều có âm ng, khác: eng có e đứng trước,ưng có ư đứng trước.
 - ghép thêm âmx và dấu hỏi.
HS ghép bảng cài: xẻng
HS phân tích: xẻng, đánh vần , đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp)
Nhận xét tranh 
à ghép bảng cài: lưỡi xẻng
Hs phân tích, đọc trơn từ (cá nhân, nhóm, lớp) 
Đọc xuôi – ngược ( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi – ngược ( cá nhân - đồng thanh)
Theo dõi qui trình
Viết bảng con: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng
Tìm và đọc tiếng có vần vừa học.
Đọc trơn từ ứng dụng:
( cá nhân , nhóm, lớp)
Hs đọc cá nhân, đồng thanh
Đọc (cá nhân 10 – đồng thanh)
HS tìm đọc tiếng mới: nghiêng, kiềng.
Đọc câu ứng dụng cá nhân – nhóm - đồng thanh cả lớp.
Viết vở tập viết, lưu ý tư thế ngồi viết đúng
- Ao, hồ, giếng.
- HS suy nghĩ, trả lời
- Nước
- HS trả lời.
Đọc cá nhân, đồng thanh
HS lắng nghe
 PPCT: 53 TOÁN
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi8; Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- HS ham thích học toán.
II. PHƯƠNG TIỆN:
 GV: mẫu các con vật, bộng hoa (hình tam giác, hình vuông, hình tròn) có số lượng là 8.
 HS: sách giáo khoa, bảng con, vở. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ :
 - 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con 
 1 + 2+5= 3 + 2 + 2 =
 - GV yêu cầu HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 3. Các hoạt động chủ yếu DH bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
 Giới thiệu bài trực tiếp 
HOẠT ĐỘNG I: Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 8.
+Mục tiêu: Củngcố khái niệm phép trừ. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.
+Cách tiến hành :
a, Hướng đẫn HS học phép trừ : 8 - 1 = 7.
-Hướng dẫn HS quan sát và tự nêu bài toán
Gọi HS trả lời:
GV vừa chỉ vào hình vẽ vừa nêu: 8 bớt 1 còn mấy?
Vậy 8 trừ 1 bằng mấy?
-Ta viết 8 trừ 1 bằng 7 như sau: 8 - 1 = 7 
b, Giới thiệu phép trừ : 8 - 7 = 1 theo 3 bước tương tự như đối với 8 - 1 =7.
* Tương tự GV hình thành bảng cộng:
8 -1 = 7 8 - 7 = 1 8 - 2 =6 8 -6 = 2 
8 - 3 = 5 8 – 5 = 3 8 – 4 = 4 . 
GV hướng dẫn HS học thuộc lòng các công thức trên.
* Chơi giữa tiết
HOẠT ĐỘNG 2: làm bài tập 1, 2
+ Mục tiêu: Biết làm tính trừ trong phạm vi 6, biết mối liên hệ giữa phép cộng và phép trừ.
*Bài 1: Cả lớp làm vào bảng con
 Hướng dẫn HS đọc yêu cầu bài 1:
Lưu ý cho HS đặt các số thẳng cột
GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2: Làm phiếu học tập.
Khi chữa bài, GV có thể cho HS quan sát các phép tính ở môït cột để củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS
HOẠT ĐỘNG 3: HS làm bài tập 3 (cột 1)
Mục tiêu: HS biết làm tính dạng 2 lần tính.
Hình thức: nhóm 
Hướng dẫn HS nêu yêu cầu bài, nêu cách làm
GV chấm điểm, nhận xét bài HS làm. 
 HOẠT ĐỘNG 4: HS làm bài tập 4.
+ Mục tiêu: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp.
GV yêu cầu HS tự nêu nhiều bài toán khác nhau và tự nêu được nhiều phép tính ứng với bài toán vừa nêu .
Hướng dẫn HS làm vào vở.
GV chấm điểm nhận xét .
4. Củng cố, dặn dò: 
 -Vừa học bài gì?
 -Xem lại các bài tập đã làm.Chuẩn bị:S.Toán 1, 
- Quan sát hình vẽ để tự nêu bài toán: “Có 8 ngôi sao bớt 1. ngôi sao Hỏi còn lại mấy ngôi sao
- HS tự nêu câu trả lời: “ Có 8 ngôi sao bớt 1 ngôi sao còn lại7 ngôi sao”.
-8 bớt 1 còn 7.
-HS đọc :“Tám trừ một bằng bảy” .
-HS đọc (cn- đt). (nt)
HS đọc thuộc các phép tính trên bảng.(cn- đt): 
- Tính
1HS làm bài trên bảng cả lớp làm vào bảng con: 
HS đọc yêu cầu bài 2:” Tính”.
HS làm phiếu học tập,
1 + 7 = 2+ 6 = 4 + 4 = 
8 – 1 = 8 – 2 = 8 - 4 = 
8 – 7 = 8 – 6 = 8 - 8 = 
Nêu yêu cầu: tính.
Thảo luận, viết kết quả
 8 – 4 = 8 – 2 – 2 = 
 8 – 1 – 3 = 
1HS nêu yêu cầu bài tập 4: “ Viết phép tính thích hợp”.
HS quan sát tranh và tự nêu bài toán, tự giải phép tính,
8 – 4 = 4 
- Phép trừ trong phạm vi8
Lắng nghe.
**********************************************
Thứ ba ngày 23tháng 11 năm 2009
 PPCT: 2	 HỌC VẦN 
BÀI 47: UÔNG –ƯƠNG 
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được: uông, ương, quả chuông, con đường; từ và các câu ứng dụng.
- Viết được: uông, ương, quả chuông, con đường.
 - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Đồng ruộng.
II. PHƯƠNG TIỆN:
 GV: bảng kẻ ô li.
 HS: bảng cài, vở tập viết.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ :
 - HS đọc: eng, iêng cái kẻng , củ riềng; 1 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: xà beng, bay liệng.
 - HS đọc câu ứng dụng trong SGK:Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 3. Các hoạt động chủ yếu DH bài mới:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài: giới thiệu vần mới: uông, ương
Hoạt động 1: Dạy vần: uông, ương 
+Mục tiêu: nhận biết được: uông, ương, quả chuông, con đường.
* uông – GV viết bảng 
Hướng dẫn HS:
GV đọc mẫu: uô– ng – uông, uông.
Hỏi: So sánh: uông và iêng?
Hỏi: có uông để được tiếng chuông ghép thêm ?
GV viết bảng: chuông
GV hướng dẫn HS:
Giới thiệu tranh à quả chuông
 – viết bảng: quả chuông
Giáo viên hướng dẫn HS: 
-Đọc lại sơ đồ: uông, chuông,quả chuông
* ương – G ... ện theo tranh.
II. PHƯƠNG TIỆN:
 GV: bảng kẻ ô li. 
 HS: bảng cài, vở tập viết
.III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp: HS hát
 2. Kiểm tra bài cũ :
-Học sinh đọc uôn ,ươn - Học sinh đọc từ : cuộn dây
- Học sinh câu ứng dụng: Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.
 -Giáo viên đọc cho học sinh viết vào bảng: con lươn
Nhận xét - Ghi điểm -Nhận xét bài cũ
3. Các hoạt động chủ yếu DH bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài :
+Mục tiêu:
+Cách tiến hành :
 -Hỏi: Tuần qua chúng ta đã học được những vần gì mới?
 -GV gắn Bảng ôn được phóng to
* Hoạt động 2 Ôn tập:
 +Mục tiêu: Ôn các vần đã học 
 +Cách tiến hành :
 a.Các vần đã học:
b.Ghép chữ và vần thành tiếng
c.Đọc từ ngữ ứng dụng:
 -GV chỉnh sửa phát âm
 -Giải thích từ: 
bình minh nhà rông nắng chang chang
 d.Hướng dẫn viết bảng con :
-Viết mẫu trên bảng lớp ( Hướng dẫn qui trình đặt bút, lưu ý nét nối)
-Chỉnh sửa chữ viết cho học sinh.
 -Đọc lại bài ở trên bảng
* CCủng cố dặn dò
Tiết 2:
Hoạt động 1:
+Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng.
+Cách tiến hành : 
 a.Luyện đọc: Đọc lại bài tiết 1
 GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
 b.Đọc câu ứng dụng: 
 “ Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
 Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng” . 
-GV chỉnh sửa phát âm cho HS
c.Đọc SGK:
 Å Giải lao
d.Luyện viết: Hướng dẫn HS viết, sửa tư thế
e.Kể chuyện:
+Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện: Quạ và Công
+Cách tiến hành :
-GV dẫn vào câu chuyện
-GV kể diễn cảm lần 1, lần 2 (có kèm theo tranh minh hoạ) GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh kể được câu chuyện Quạ và Công.
GV kể lại câu chuyện cho học sinh nghe.
GV treo tranh và kể lại nội dung theo từng bức tranh. Học sinh lắng nghe GV kể.
GV hướng dẫn học sinh kể lại qua nội dung từng bức tranh.
GV kết luận: Vội vàng hấp tấp, lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì.
4. Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu HS đọc bài trong sách giáo khoa
Về đọc bài, viết bài. Chuẩn bị bài sau. 
Nhận xét tiết học.
HS nêu 
HS lên bảng chỉ và đọc vần
HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn.
Tìm và đọc tiếng có vần vừa ôn
Đọc (cá nhân - đồng thanh)
Theo dõi qui trình
Cả lớp viết bảng con: bình minh, nhà rông
- HS đọc cá nhân ,đồng thanh.
- Đọc (cá nhân 10 em – đồng thanh)
- Quan sát tranh. Thảo luận về tranh 
HS đọc trơn (cá nhân– đồng thanh)
HS mở sách. Đọc cá nhân 10 em
Viết vở tập viết
HS đọc tên câu chuyện
- HS quan sát, lắng nghe
Lớp chia làm 4 nhóm:
Thảo luận nhóm và cử đại diện lên thi tài
- Tranh 1: Quạ vẽ cho Công trước. Quạ vẽ rất khéo.Thoạt tiên nó dùng màu
- Tranh 2:Vẽ xong Quạ còn xòe đuôi phơi nắng cho that khô.
- Tranh 3:Công khuyên mãi chẳng được. Nó đành làm theo lời bạn.
-Tranh 3 : Cả bộ Quạ trở nên xấu xí, nhem nhuốc.
Đọc cá nhân, đồng thanh
HS lắng nghe
	PPCT: 56	TOÁN
TIẾT 5 6 : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 9
I.MỤC TIÊU:
- Thuộc bảng cộng và biết làm tính cộng trong phạm vi 9; Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- HS ham thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Chuẩn bị tranh vẽ như SGK, bảng phụ ghi BT1,2,3. Phiếu học tập bài 3.
-HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp1. Sách Toán 1.Vở BT Toán 1. Bảng con.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức :hát 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 HS lên bảng lớp làm, cả lớp làm bảng con: 9 – 1 = 7 + 2 =
 GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét KTBC:
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
HOẠT ĐỘNG 1:
 +Mục tiêu:Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong pv 9 
+Cách tiến hành :
a, Hướng đẫn HS học phép trừ : 9 - 1 = 8 và 9 – 8 = 1.
- Bước 1: Hướng dẫn HS : -Quan sát hình vẽ để tự nêu bài toán
- Bước 2: Gọi HS trả lời:
 GV hỏi: 9 bớt 1 còn mấy? 9 trừ 1 bằng mấy?
-Bước 3:Ta viết 9 trừ 1 bằng 8 như sau: 9 - 1 = 8 
*Sau cùng HD HS tự tìm kết quả phép trừ 9 – 8 = 1.
b, Hướng dẫn HS học các phép trừ còn lại theo 3 bước tương tự như đối với 9 - 1 =8 và 9 – 8 = 1.
* Tương tự GV hình thành công thức: 
 9 -1 = 8 ; 9 - 2 = 7 ; 9 - 3 = 6 ; 9 – 4 = 5 
 9 - 8 = 1 ; 9 - 7 = 2 ; 9 - 6 = 3 ; 9 – 5 = 4
 Cho HS học thuộc lòng các công thức trên bảng.
HOẠT ĐỘNG 2: Bài 1, 2
+ Mục tiêu: Biết làm tính trừ trong phạm vi 9.
* Cả lớp làm PBT 
 Hướng dẫn HS viết thẳng cột dọc:
 GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2/79 Cho h/s chơi trò chơi đố bạn.
* GV nhận xét 
 HOẠT ĐỘNG 3 : Bài 3 
Mt: HS biết điền số vào bảng 1 Làm nhóm. HD HS làm từng phần:. 
GV nhận xét kết quả
HOẠT ĐỘNG 4: Bài 4
+ Mục tiêu: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp..
GV yêu cầu HS tự nêu bài toán và làm vào vở.
GV chấm điểm nhận xét 
4. Củng cố, dặn dò: 
GV hỏi lại tựa bài
- HS đọc lại bảng trừ
-Nhận xét tuyên dương.
- “Có tất cả 9 cái áo, bớt 1 cái áo. Hỏi còn lại mấy cái áo?”
-HS tự nêu câu trả lời:“Có 9 cái áo bớt 1 cái áo.Còn lại 8 cái áo?’ 
“9 bớt 1 còn 8”; “(9 trừ 1 bằng 8). 
HS đọc (cn- đt):
 (nt)
 (nt)
HS đọc thuộc các phép tính trên bảng. (cn- đt): 
HS nghỉ giải lao 5’
- HS đọc yêu cầu bài 1:” Tính”
1HS làm bài trên bảng, cả lớp làm PBT rồi đổi để chữa bài : Đọc kết quả vừa làm được: 8, 7, 6, 5, 4 , 3 2 , 1, 0, 9
- HS đọc yêu cầu bài 2:” Tính”.
HS lần lượt đố bạn 
8+1= 9 7+ 2= 9 6+3 =9 9-1=8
 9-8=1 9 -2= 7 9- 7= 2 9– 6=3 
-1HS đọc yêu cầu bài 3: “ Điền số“
-3HS làm ở bảng lớp, CL làm nhóm
*KQ: 4 , 6 , 8 , 5
 HS quan sát tranh và tự nêu bài toán, rồi làm vở: 
9- 4= 5.
Trả lời (Phép trừ trong phạm vi 9)
- HS đọc
Lắng nghe.
 PPCT: 14 TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
AN TOÀN KHI Ở NHÀ 
I. MỤC TIÊU:
- Kể tên 1 số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu,gay bỏng, cháy.
- Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.
- Nêu được cách xử lí đơn giản khi bị bỏng , bị đứt tay.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV:Sưu tầm 1 số câu chuyện cụ thể về những tai nạn đã xãy ra đối với các em nhỏ.
 - HS:	 sách giáo khoa.	
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1.Ổn định tổ chức: hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Hôm trước các con học bài gì?	
 - Muốn cho nhà cửa gọn gàng em phải làm gì?	(HS trả lời lần lượt)
 - Em hãy kể tên 1 số công việc em thường giúp gia đình	
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Giới thiệu bài mới 
HĐ1: Quan sát tranh
Mục tiêu: Biết cách phòng chống đứt tay
Cách tiến hành:
*Hướng dẫn HS quan sát
 - Chỉ cho các bạn thấy nội dung của mỗi hình
*Cho h/s thảo luận và trình bày kết quả.
GV kết luận: Khi phải dùng dao hay những đồ dùng dễ vỡ và sắc, nhọn cần phải rất cẩn thận đề phòng đứt tay.
- Những đồ dùng kể trên can để xa tầm tay trẻ em .
HĐ2: Quan sát hình ở SGK và đóng vai 
Mục tiêu: Nên tránh chơi gần lửa.
Cách tiến hành: Hướng dẫn HS thể hiện giọng nói phù hợp nội dung từng hình. Sau đó GV cho các em lên đóng vai, GV nhận xét tuyên dương, lớp bổ sung.
 - Em có suy nghĩ gì về hành động của mình khi đóng vai?
 - Các bạn nhỏ khác có nhận xét gì về vai diễn của bạn?
 - Nếu là em, em có cách ứng xử nào khác không?
 - Trường hợp có lửa cháy, các đồ vật trong nhà em phải làm gì?
 - Em có nhớ sự điện thoại gọi cứu hoả không?
Kết luận: Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dùng dễ bắt lửa.
 - Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy.
 - Khi sử dụng các đồ dùng điện phải rất cẩn thận, không sờ vào phích cắm ổ điện.
 - Hãy tìm mọi cách để chạy xa nơi cháy.
 - Cần gọi điện thoại số 114 để đến cứu.
GV cho một số em nhắc lại.
4. Củng cố- Dặn dò: Vừa rồi các con học bài gì?
- GV cho 1 số em lên chỉ 1 số đồ dùng cấm HS sử dụng.
Về nhà thực hiện tốt nội dung bài học này.
- Quan sát
- HS từng cặp
- Quan sát hình 30 SGK.
- Chỉ và nói các bạn ở mỗi hình đang làm gì?
- Dự kiến xem điều gì có thể xảy ra
- Trả lời
- Đóng vai
- Mỗi nhóm 4 em
- Quan sát các hình SGK và đóng vai
- Học sinh nêu.
- Gọi cấp cứu 114
- Ổ cắm điện
SINH HOẠT LỚP TUẦN 14
 I .Nhận định:
Đã học ppct tuần 13
Có học bài và chuẩn bị bài khi đến lớp
Vệ sinh lớp sạch sẽ, chăm sóc cây xanh tốt.
Một số bạn chưa chuẩn bị bài: 
Cả lớp duy trì đeo khẩu trang khi đến lớp.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
 Thực hiện tốt luật giao thông.
II. Kế hoạch
Học ppct tuần 14
Rèn chữ viết cho hs:
Rửa tay bằng xà phòng ở lớp khi đại tiện.
Tiếp tục chăm sóc cây xanh: tưới nước
Cần thực hiện tốt nội quy trường lớp
Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường.
Học và làm bài đủ khi đến lớp.
Kèm hs yếu : 
Bồi dưỡng HS giỏi: 
Thu các khoản thu theo quy định
Các em đến lớp phải tiếp tục trang bị khẩu trang.
 Về nhà tuyên truyền cho gia đình về dịch bệnh, nhắc nhở gia đình phải đeo khẩu trang khi đi ra đường.
 Cần thực hiện tốt luật an toàn giao thông
III. Sinh hoạt văn nghệ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14 LOP 1 CKTKN.doc