Bài 42: ưu ươu
A. Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh đọc và viết được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao.
- Đọc được câu ứng dụng: Buổi trưa, cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy hươu, nai đã ở đấy rồi.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi.
B. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài học.
C. Các hoạt động dạy học:
Tuần 11 Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2007 Học vần Bài 42: ưu ươu A. Mục đích, yêu cầu: - Học sinh đọc và viết được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao. - Đọc được câu ứng dụng: Buổi trưa, cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy hươu, nai đã ở đấy rồi. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi. B. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài học. C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh đọc và viết: iêu, yêu, diều sáo, yêu quý. - Đọc câu ứng dụng: Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. II. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Gv nêu. 2. Dạy vần: Vần ưu a. Nhận diện vần: - Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ưu - Gv giới thiệu: Vần ưu được tạo nên từ ư và u. - So sánh vần ưu với au - Cho hs ghép vần ưu vào bảng gài. b. Đánh vần và đọc trơn: - Gv phát âm mẫu: ưu - Gọi hs đọc: ưu - Gv viết bảng lựu và đọc. - Nêu cách ghép tiếng lựu. (Âm l trước vần ưu sau, thanh nặng dưới ư.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: lựu - Cho hs đánh vần và đọc: lờ- ưu- lưu- nặng- lựu. - Gọi hs đọc toàn phần: ưu- lựu – trái lựu. Vần ươu: (Gv hướng dẫn tương tự vần ưu.) - So sánh ươu với ưu. ( Giống nhau: Kết thúc bằng u. Khác nhau: ươu bắt đầu bằng ươ, vần ưu bắt đầu bằng ư). c. Đọc từ ứng dụng: - Cho hs đọc các từ ứng dụng: chú cừu, mưu trí, bầu rượu, bướu cổ. - Gv nhận xét, sửa sai cho hs. d. Luyện viết bảng con: - Gv giới thiệu cách viết: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao. - Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs. - Nhận xét bài viết của hs. Tiết 2: 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1. - Gv nhận xét đánh giá. - Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp. - Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng. - Gv đọc mẫu: Buổi trưa, cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy hươu, nai đã ở đấy rồi. - Cho hs đọc câu ứng dụng - Hs xác định tiếng có vần mới: cừu, hươu. - Cho hs đọc toàn bài trong sgk. b. Luyện nói: - Gv giới thiệu tranh vẽ. - Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi. + Trong tranh vẽ gì? + Những con vật này sống ở dâu? + Trong những con vật này, con nào ăn cỏ? + Con nào thích ăn mật ong? + Con nào to xác nhưng rất hiền lành? + Em còn biết những con vật nào ở trong rừng nữa? + Em có biết bài thơ hay bài hát nào về những con vật này ko? Em đọc hay hát cho mọi người nghe! c. Luyện viết: - Gv nêu lại cách viết: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao. - Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài. - Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. - Gv chấm một số bài- Nhận xét. Hoạt động của hs - 3 hs đọc và viết. - 2 hs đọc. - Hs qs tranh- nhận xét. - 1 vài hs nêu. - Hs ghép vần ưu. - Nhiều hs đọc. - Hs theo dõi. - 1 vài hs nêu. - Hs tự ghép. - Hs đánh vần và đọc. - Hs đọc cá nhân, đt. - Hs thực hành như vần ưu - 1 vài hs nêu. - 5 hs đọc. - Hs quan sát. - Hs luyện viết bảng con. - 5 hs đọc. - Vài hs đọc. - Hs qs tranh- nhận xét. - Hs theo dõi. - 5 hs đọc. - 1 vài hs nêu. - Đọc cá nhân, đồng thanh. - Hs qs tranh- nhận xét. - Vài hs đọc. + 1 vài hs nêu. + 1 vài hs nêu. + Vài hs nêu. + 1 vài hs nêu. + 1 vài hs nêu. + 1 vài hs nêu. + 1 vài hs nêu. - Hs quan sát. - Hs thực hiện. - Hs viết bài. III. Củng cố, dặn dò: - Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi. - Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học. - Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 43. Toán Tiết 39: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi các số đã học. - Biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hs làm bài: + Số? 4- 0= ... 4= 5- ... 5- 2+ 0= ... 5= - 0 + (>, <, =)? 5- 0 ... 2 5- 1 ... 2+ 3 5- 4 ... 1+ 3 4+ 1 ... 5- 0 - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: a. Bài 1: Tính: - Nhắc nhở học sinh viết kết quả phải thẳng cột. - Cho hs làm bài. - Cho hs nhận xét. b. Bài 2: - Cho học sinh nêu lại cách tính. - Cho hs làm bài rồi chữa. 5- 1- 2= 4- 1- 1= 3- 1- 1= 5- 1- 2= 5- 2- 1= 5- 2- 2= c. Bài 3: (>, <, =)? - Muốn điền dấu trước tiên ta phải gì? - Yêu cầu hs tự làm bài. - Cho hs nhận xét. d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp: - Yêu cầu hs quan sát tranh rồi tập nêu bài toán, viết phép tính thích hợp: 5- 2= 3 5- 1= 4 - Gv nhận xét và cho điiểm. Hoạt động của hs - 2 hs làm bài. - 2 hs lên bảng làm bài. - Hs làm bài. - 2 hs lên bảng làm bài. - Hs nêu nhận xét. - Học sinh nêu. - Hs làm bài. - 3 hs lên bảng làm. - Hs nhận xét. - Hs nêu yêu cầu. - Hs nêu. - Hs làm bài. - 3 hs lên bảng làm. - Hs nêu. - Hs nêu yêu cầu. - Hs làm theo cặp. - 2 hs lên bảng chữa bài. 3. Củng cố- dặn dò: - Trò chơi “Đoán kết quả nhanh”. - Nhận xét giờ học. - Dặn hs về làm bài tập vào vở ô li. Đạo đức Bài: Thực hành kĩ năng giữa kì I A- Mục tiêu: Giúp hs: - Củng cố những kiến thức về phẩm chất đạo đức của học sinh, thông qua các bài đạo đức đã học. - Học sinh có kĩ năng nhận biết về đạo đức: Biết cách sắp xếp giữ gìn đồ dùng, lễ phép với người trên ..., quý trọng những người trong gia đình. - Biết vận dụng đạo đức vào thực tế cuộc sống. B- Đồ dùng dạy học: - Một số đồ dùng để đóng tiểu phẩm. C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: - Khi đối với anh chị hoặc người trên ta cần phải làm gì? - Đối với em nhỏ ta cần phải làm gì? - Hãy kể một số việc thể hiện sự lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ. - Gv nhận xét và đánh giá. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Gv nêu. 2. Cho hs thực hành một số kĩ năng: *Cho hs quan sát tranh, nêu lại những bài đạo đức đã học. *Nêu câu hỏi để học sinh trả lời : - Năm nay em là học sinh lớp mấy? - Gọn gàng ngăn nắp có tác dụng gì trong cuộc sống hàng ngày? - Em đã thực hiện được chưa? - Giữ gìn đồ dùng, sách vở có tác dụng gì? - Gia đình em gồm những ai? - Mọi người trong nhà sống như thế nào? - Khi gặp người lớn, hoặc các thầy cô giáo em cần phải làm gì? - Khi những em nhỏ gặp khó khăn em sẽ làm gì? - Khi con có đồ chơi, em bé lại muốn có được đồ chơi đó em sẽ làm như thế nào? *Học sinh sắm vai: - Mỗi bài đạo đức gv đưa ra 1 tình huống, yêu cầu hs thảo luận cách xử lý và phân vai diễn. - Cho học sinh lên sắm vai theo tình huống khác nhau. - Cho hs nhận xét về cách xử lý của các nhóm. - Kết luận về các kỹ năng, các hành vi đạo đức đã học. Hoạt động của hs - 2 hs nêu. - 2 hs nêu. - Vài hs kể. - Học sinh nêu tên bài học. - 1 hs nêu. - Hs nêu. - Vài hs nêu. - Vài hs nêu. - Vài hs kể. - Hs nêu. - Hs nêu. - Vài hs nêu. - Hs nêu. - Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống và phân vai. - Đại diện các nhóm lên sắm vai. - Cả lớp nhận xét bổ sung. 3. Củng cố- dặn dò: - Gv nhận xét giờ học. - Dặn hs ghi nhớ và thực hiện các chuẩn mực đạo đức. Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2007 Toán Tiết 40: Số 0 trong phép trừ A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Bước đầu nắm được: 0 là kết quả của phép tính trừ 2 số bằng nhau, một số trừ đi 0 cho kết quả chính số đó; và biết thực hành tính trong những trường hợp này. - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính trừ thích hợp. B. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng học toán C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động củagv I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh làm bài: Tính: 5 -= 3; 5 -= 1; 5 -= 2 - Giáo viên nhận xét, đánh giá. II. Bài mới: 1. Giới thiệu phép trừ hai số bằng nhau: a. Phép trừ 1- 1= 0 - Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và nêu bài toán. - Gợi ý để hs nêu: “1 con vịt bớt một con vịt còn lại không con vịt” - Gv ghi bảng: 1- 1= 0 b. Phép trừ 3- 3= 0 (Tiến hành tương tự 1-1=0). - Giáo viên có thể nêu thêm một số phép trừ nữa như: 2- 2= 0; 4- 4= 0 - Rút ra nhận xét: “Một số trừ đi số đó thì bằng 0” 2. Giới thiệu phép trừ: “Một số trừ đi 0” a. Giới thiệu phép trừ 4- 0= 4 - Cho hs quan sát hình vẽ bên trái và nêu bài toán. - Gv nêu vấn đề: “Không bớt hình vuông nào là bớt 0 hình vuông” - Gợi ý để học sinh nêu: “4 hình vuông bớt 0 hình vuông còn 4 hình vuông.” - Gv viết lên bảng: 4- 0= 4, gọi hs đọc. b. Giới thiệu phép trừ: 5- 0= 5 - Tiến hành tương tự: 4- 0= 4 - Có thể cho hs nêu thêm một số phép trừ như: 1- 0= 1; 3- 0= 3 - Gv rút ra nhận xét: “Một số trừ đi 0 bằng chính số đó”. 3. Thực hành: a, Bài 1: Tính: - Cho học sinh nêu cách làm rồi làm bài. - Gọi hs nhận xét bài làm của bạn. b, Bài 2: Tính: - Hs tự làm bài. - Củng cố cho hs về tính chất giao hoán của phép cộng: Đổi chỗ các số trong phép cộng kết quả không thay đổi. - Cho hs đổi bài kiểm tra. c, Bài 3: Viết phép tính thích hợp: - Cho hs xem tranh, nêu bài toán và viết phép tính thích hợp: 3- 3= 0 2- 2= 0 - Gọi hs chữa bài. - Cho hs nhận xét. Hoạt động của hs - 3 hs lên bảng làm. - Hs quan sát và nêu bài toán. - Vài hs đọc. - Hs đọc. - Hs nêu lại. - Hs nêu - Vài hs đọc. - Hs đọc. - Hs nêu lại. - Hs làm bài. - 3 hs lên bảng làm. - Hs nhận xét. - Cả lớp làm bài - 3 hs làm trên bảng. - Hs nhận xét. - Đổi chéo bài kiểm tra - Hs làm theo cặp. - Vài hs làm trước lớp. - Hs nêu. III. Củng cố- dặn dò: - Trò chơi “Thi điền kết quả nhanh, đúng” - Gv nhận xét giờ học. - Dặn hs về làm bài tập vào vở ô li. Học vần Bài 43: Ôn tập A. Mục đích, yêu cầu: - Học sinh đọc, viết một cách chắc chắn các vần kết thúc bằng -u và -o. - Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài. - Nghe, hiểu và kể lại câu chuyện Sói và Cừu. B- Đồ dùng dạy học: - Bảng ôn tập. - Tranh minh họa cho từ, câu ứng dụng. - Tranh minh họa cho truyện kể Sói và Cừu C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: - Cho hs đọc và viết các từ: chú cừu, mưu trí, bầu rượu, bướu cổ. - Gọi hs đọc: Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy hươu, nai đã ở đấy rồi. - Gv nhận xét, đánh giá. II. Bài mới: 1. Giới thiệu: Gv nêu 2. Ôn tập: a. Các vần vừa học: - Cho hs nhớ và nêu lại những chữ vừa học trong tuần. - Gv ghi lên bảng. - Yêu cầu hs đọc từng âm trên bảng lớp. - Gọi hs phân tích cấu ... C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: - Cho hs đọc và viết: chó đốm, chôm chôm, sáng sớm, mùi thơm. - Đọc câu ứng dụng: Vàng mơ như quả chín Chùm giẻ treo nơi nào Gió đưa hương thơm lạ Đường tới trường xôn xao. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. II. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Gv nêu. 2. Dạy vần: Vần em a. Nhận diện vần: - Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: em - Gv giới thiệu: Vần em được tạo nên từ e và m. - So sánh vần em với ôm - Cho hs ghép vần em vào bảng gài. b. Đánh vần và đọc trơn: - Gv phát âm mẫu: em - Gọi hs đọc: em - Gv viết bảng tem và đọc. - Nêu cách ghép tiếng tem (Âm t trước vần em sau.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: tem - Cho hs đánh vần và đọc: tờ- em- tem - Gọi hs đọc toàn phần: em- tem- con tem. Vần êm: (Gv hướng dẫn tương tự vần em.) - So sánh êm với em. (Giống nhau: Âm cuối vần là m. Khác nhau âm đầu vần là ê và e). c. Đọc từ ứng dụng: - Cho hs đọc các từ ứng dụng: trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại - Gv giải nghĩa từ: mềm mại. - Gv nhận xét, sửa sai cho hs. d. Luyện viết bảng con: - Gv giới thiệu cách viết: em, êm, con tem, sao đêm. -Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs. - Nhận xét bài viết của hs. Tiết 2: 3. Luyện tập: a. Luyện đọc: - Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1. - Gv nhận xét đánh giá. - Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp. - Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng. - Gv đọc mẫu: Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. - Cho hs đọc câu ứng dụng - Hs xác định tiếng có vần mới: đêm, mềm. - Cho hs đọc toàn bài trong sgk. b. Luyện nói: - Gv giới thiệu tranh vẽ. - Gọi hs đọc tên bài luyện nói: Anh chị em trong nhà. - Gv hỏi hs: + Bức tranh vẽ những gì? + Họ đang làm gì? + Em đoán họ có phải là anh chị em không? + Anh chị em trong nhà còn gọi là anh chị em gì? + Nếu là anh hoặc chị trong nhà, em phải đối xử với các em như thế nào? + Nếu là em trong nhà, em phải đối xử với anh chị như thế nào? + Ông bà, cha mẹ mong anh em trong nhà đối xử với nhau như thế nào? + Em có anh, chị em không? Hãy kể tên anh chị em trong nhà em cho các bạn nghe? - Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay. c. Luyện viết: - Gv nêu lại cách viết: em, êm, con tem, sao đêm. - Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài. - Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. - Gv chấm một số bài- Nhận xét. Hoạt động của hs - 3 hs đọc và viết. - 2 hs đọc. - Hs qs tranh- nhận xét. - 1 vài hs nêu. - Hs ghép vần emm. - Nhiều hs đọc. - Hs theo dõi. - 1 vài hs nêu. - Hs tự ghép. - Hs đánh vần và đọc. - Đọc cá nhân, đồng thanh. - Thực hành như vần em. - 1 vài hs nêu. - 5 hs đọc. - Hs theo dõi. - Hs quan sát. - Hs luyện viết bảng con. - 5 hs đọc. - Vài hs đọc. - Hs qs tranh- nhận xét. - Hs theo dõi. - 5 hs đọc. - 1 vài hs nêu. - Đọc cá nhân, đồng thanh. - Hs qs tranh- nhận xét. - Vài hs đọc. + 1 vài hs nêu. + 1 vài hs nêu. + Vài hs nêu. + 1 vài hs nêu. + 1 vài hs nêu. + 1 vài hs nêu. + 1 vài hs nêu. + 1 vài hs nêu. - Hs quan sát. - Hs thực hiện. - Hs viết bài. III. Củng cố, dặn dò: - Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi. - Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học. - Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 64. Thủ công Bài 13: Gấp cái quạt (Tiết 1) I- Mục tiêu: - Hs biết cách gấp cái quạt. - Gấp được cái quạt bàng giấy. II- Đồ dùng dạy học: - Quạt giấy mẫu. - Giấy màu, 1 sợi chỉ, bút chì, thước kẻ. III- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv: 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét. - Giới thiệu mẫu quạt giấy. - Gv giới thiệu cách gấp quạt giấy ứng dụng cách gấp các nếp gấp cách đều. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu: - Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều. - Bước 2: Gấp đôi để lấy dấu giữa, sau đó dùng chỉ buộc chặt phần giữa và phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng. - Bước 3: Gấp đôi, dùng tay ép chặt để 2 phần đã phết hồ dính sát vào nhau. Khi hồ khô, mở ra ta được chiếc quạt như mẫu. 3. Hoạt động 3: Thực hành: - Gọi hs nhắc lại cách gấp quạt giấy. - Cho hs thực hành trên giấy ô li. Hoạt động của hs: - Hs quan sát mẫu. - Hs theo dõi. - Hs nhắc lại. - Hs thực hành. 4. Củng cố- dặn dò: - Gv nhận xét giờ học. - Dặn hs chuẩn bị giấy thủ công, chỉ, hồ dán để giờ sau học tiếp. Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2007 Tập viết Tiết 13: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm I. Mục đích, yêu cầu: - Hs viết đúng các từ: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm. - Học sinh trình bày sạch đẹp, thẳng hàng. - Viết đúng cỡ chữ. II. Đồ dùng dạy học: Chữ viết mẫu III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho hs viết: vầng trăng, củ riềng - Kiểm tra bài viết ở nhà của hs. - Gv nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu: Gv nêu b. Hướng dẫn cách viết: - Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm. - Giáo viên viết mẫu lần 1 - Giáo viên viết mẫu lần 2 - Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ: + nhà trường: Gồm tiếng nhà viết trước, tiếng nhà có dấu huyền trên chữ cái a. tiếng trường viết chữ t lia bút lên viết chữ cái r sau đó lại lia bút lên để viết chữ cái n, kết thúc nét cuối của chữ n nằm cạnh ô li thứ 2. + buôn làng: Viết tiếng buôn trước, tiếng làng có chữ l cao 5 ô li lia bút lên để viết chữ cái u và chữ cái ô, xoắn từ chữ cái ô đưa nét sang chữ cái n, điểm kết thúc đặt cạnh dòng kẻ thứ 2. + đình làng: Viết tiếng đình trứớc sau đó viết tiếng làng sau, tiếng đình có chữ cái đ cao 4 ô li, tiếng làng có chữ cái g kéo xuống thành 5 ô li. + hiền lành: Viết tiếng hiền trước sau đó viết tiếng lành sau. Các nét trong tiếng được viết nối liền nhau. - Tương tự giáo viên hướng dẫn các từ bệnh viện, đom đóm. - Cho học sinh viết vào bảng con - Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh yếu. c. Hướng dẫn viết vào vở: - Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho hs viết bài vào vở. - Chấm một số bài nhận xét chữ viết và cách trình bày của học sinh. Hoạt động của hs - 2 hs viết bảng. - Hs đọc các từ trong bài. - Học sinh quan sát - Nêu nhận xét - Hs theo dõi. - Hs viết vào bảng con - Hs ngồi đúng tư thế. - Hs viết vào vở tập viết. IV. Củng cố- dặn dò: - Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học - Về luyện viết vào vở Tập viết Tiết 14: Đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, thẳng hàng, sạch sẽ, trẻ em. I. Mục đích, yêu cầu: - Hs viết đúng các từ: Đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, sạch sẽ, thẳng hàng. - Học sinh trình bày sạch đẹp, thẳng hàng. - Viết đúng cỡ chữ. II. Đồ dùng dạy học: Chữ viết mẫu III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho hs viết: hiền lành, đình làng - Gv nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu: Gv nêu b. Hướng dẫn cách viết: - Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi hs đọc các từ: Đỏ thắm, mầm non, chôm chôm, trẻ em, sạch sẽ, thẳng hàng. - Giáo viên viết mẫu lần 1 - Giáo viên viết mẫu lần 2 - Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ: + đỏ thắm: Viết đỏ có dấu hỏi đặt trên chữ o; chữ thắm có dấu sắc trên ă. + mầm non: Tiếng mầm có dấu huyền trên â. Tiếng non có vần on. + chôm chôm: 2 tiếng có vần ôm. Sạch sẽ: có vần ach, dấu nặng dưới a; sẽ có dấu ngã. + thẳng hàng: Viết tiếng thẳng trước, chữ hàng sau; dấu hỏi trên chữ ă, dấu huyền trên chữ a. - Tương tự giáo viên hướng dẫn các từ sạch sẽ, trẻ em - Cho học sinh viết vào bảng con - Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh yếu. c. Hướng dẫn viết vào vở: - Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho hs viết bài vào vở. - Chấm một số bài nhận xét chữ viết và cách trình bày của học sinh. Hoạt động của hs - 2 hs viết bảng. - Hs đọc các từ trong bài. - Học sinh quan sát - Nêu nhận xét - Hs theo dõi. - Hs viết vào bảng con - Hs ngồi đúng tư thế. - Hs viết vào vở tập viết. IV. Củng cố- dặn dò: - Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học - Về luyện viết vào vở Toán Tiết 58: Phép trừ trong phạm vi 10 A- Mục tiêu: Giúp học sinh: - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10. - Biết làm tính trừ trong phạm vi 10. B- Đồ dùng dạy học: - Sử dụng các mẫu vật tương ứng. - Bộ học toán. C- Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv: I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hs lên bảng làm bài: Tính: 7- 2+ 5= 8+ 2- 9= 5+ 3- 1= 5+ 4+ 1= - Gv đánh giá điểm. II. Bài mới: 1. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10: - Hướng dẫn thành lập và ghi nhớ bảng trừ 10. Tiến hành tương tự bài “phép trừ 8 và phép trừ 9” - Chú ý: Nếu hs nhìn vào hình vẽ điền ngay được kết quả thì cũng được, không cần thiết phải lặp lại. - Giữ lại công thức: 10- 1 = 10- 3 = 10- 5 = 10- 6 = 10- 9 = 10- 2 = 10- 4 = 10- 5 = 10- 7 = 10- 8 = - Yêu cầu học sinh học thuộc các phép tính. - Cần đảm bảo các bước sau: Bước 1: + Lập bảng tính. + Hướng dẫn hs quan sát tranh và đặt đề toán. + Gv nêu yêu cầu hs trả lời kết quả và phép tính. Bước 2: Hướng dẫn học sinh ghi vào bảng tính. 2. Thực hành: a. Bài 1: Tính: - Phần a: Lưu ý học sinh phải viết thẳng cột. - Phần b: Củng cố mối quan hệ của phép trừ và phép cộng. - Cho hs làm bài. - Gọi hs nhận xét. b. Bài 2: Số? - Cho hs nêu cách làm. - Yêu cầu hs tự làm bài. 10 1 2 3 4 5 9 - Cho hs đổi bài kiểm tra. c. Bài 3: (>, <, =)? - Cho hs nêu cách làm: 3+ 4 < 10 - Cho học sinh làm bài. - Cho hs đọc bài và nhận xét. d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp: - Yêu cầu hs quan sát tranh, nêu bài toán, viết phép tính thích hợp với bức tranh: 10- 4= 6 - Gọi hs chữa bài. Hoạt động của hs: - 2 hs lên bảng làm. - Hs thực hành. - Hs đọc thuộc phép tính. - 1 hs nêu yêu cầu. - Học sinh làm bài, - Hs nhận xét. - 1 hs nêu yêu cầu. - 1 hs nêu. - Hs tính rồi tự viết kết quả. - Hs đổi bài kiểm tra. - Hs nêu yêu cầu. - 1 hs nêu. - Hs làm bài. - Hs nhận xét. - Hs đọc yêu cầu. - Hs làm bài theo cặp. - Vài hs chữa bài. 3. Củng cố- dặn dò: - Cả lớp cùng chơi trò chơi “Điền số” - Gv nhận xét giờ học. - Dặn hs về học thuộc bảng cộng và trừ trong phạm vi 10.
Tài liệu đính kèm: