Kế hoach bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 17 năm 2005

Kế hoach bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 17 năm 2005

MÔN:Đạo đức

Bài :TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC ( tiết 2)

I - MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu

- Giúp học sinh hiểu được cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp

- Để giữ trật tự trong trường học, các em phải thực hiện tốt nội quy của nhà trường, nội quy của lớp học. Không được gây ồn ào, chen lấn, xô đẩy.

- HS có thái độ tự giác, tích cực giữ trật tự trong trường học

- HS thực hiện việc giữ trật tự, không gây ồn ào, chen lấn, xô đẩy trong trường học.

II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

GV: một số cờ thi đua màu đỏ, vàng, xanh.

HS:vở bài tập đạo đức , bút màu,

III -CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 47 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoach bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 17 năm 2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 17	Thứ hai ngày 15 tháng 12 năm 2008 
MÔN:Đạo đức
Bài :TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC ( tiết 2)
I - MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu 
Giúp học sinh hiểu được cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp
Để giữ trật tự trong trường học, các em phải thực hiện tốt nội quy của nhà trường, nội quy của lớp học. Không được gây ồn ào, chen lấn, xô đẩy.
HS có thái độ tự giác, tích cực giữ trật tự trong trường học 
HS thực hiện việc giữ trật tự, không gây ồn ào, chen lấn, xô đẩy trong trường học. 
II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
GV: một số cờ thi đua màu đỏ, vàng, xanh.
HS:vở bài tập đạo đức , bút màu, 
III -CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Bài cũ
( 5ph )
-GV hỏi, HS trả lời:
-Vì sao phải giữ trật tự trong trường học?
-Thế nào là giữ trật tự trong trường học?
-GV nhận xét bài cũ, đánh giá nhận xét HS
-Nêu tại chỗ .HS khác lắng nghe bổ xung.
- Phải giữ trật tự trong trường học để không làm ồn ào ảnh hưởng đến mọi người.
-Giữ trật tự trong trường học:là đi lại nhẹ nhàng,không xô đẩy,hò hét ầm ĩ
-Lắng nghe.
Hoạt động 1
HS làm bài tập 1. Thảo luận từng cặp 
( 5-6 ph )
-GV giới thiệu bài “Trật tự trong trường học”
* GV yêu cầu HS nhận xét việc thực hiện giữ trật tự của tổ mình trong tuần qua.
-HS nhận xét, góp ý bổ sung cho nhau.
-GV thông báo kết quả thi đua, nêu gương những tổ thực hiện tốt, nhắc nhở những tổ, cá nhân thực hiện chưa tốt
-GV cắm cờ thi đua cho các tổ.
Cờ đỏ khen ngợi. Cờ vàng nhắc nhở
- Lắng nghe.
*Từng cặp HS thảo luận
-HS trình bày trước lớp, các bạn khác lắng nghe
-HS lắng nghe, rút bài học
-Tổ trưởng nhận cờ cắm vị trí của tổ.
Hoạt động 2
Thảo luận toàn lớp
( 5-6 ph )
* GV yêu cầu từng cá nhân làm bài tập 3
-Các bạn đang làm gì trong lớp?
-Các bạn có trật tự không? Trật tự như thế nào?
-Học sinh nêu ý kiến bổ sung cho nhau
* Gọi đại diện trình bày kết quả thảo luận trước lớp. 
* Kết luận: Trong lớp, khi cô giáo nêu câu hỏi, các bạn chăm chú nghe và nhiều bạn giơ tay phát biểu. Không có bạn nào làm việc riêng, nói chuyện riêng. Các em cần noi theo các bạn đó.
*HS thảo luận cả lớp
- Các bạn đang làm việc riêng trong lớp.
Các bạn không trật tự .Trật tự ngồi ngay ngắn,chú ý lắng nghe cô giảng bài,giơ tay phát biểu ý kiến.
* HS trình bày trước lớp, các bạn khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.
*Lắng nghe.
Hoạt động 3
Thảo luận nhóm
( 5-6 ph )
Hoạt động 4
( 5-6 ph )
3/Củng cố, dặn dò
( 5 ph )
* GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh ở bài 5 và thảo luận
-Cô giáo đang làm gì với học sinh? 
-Hai bạn nam ngồi phía sau đang làm gì? 
-Việc làm đó có trật tự không? Vì sao?
-Việc làm này gây tác hại gì cho cô giáo? Cho việc học tập của lớp?
*Gọi HS nêu ý kiến theo gợi ý trên.
* GV tổng kết:
Trong giờ học có hai bạn giành nhau quyển truyện mà không chăm chú học. Việc làm đó gây mất trật tự, gây nhốn nháo lớp, cản trở công việc của cô và việc học của cả lớp. Hai bạn này thật đáng chê. Các em cần tránh các việc như vậy.
*Cho HS tô màu vào quần áo các bạn giữ trật tự trong giờ học 
-Vì sao em tô màu quần áo các bạn đó?
-Chúng ta nên học tập các bạn đó không? Vì sao?
* Hôm nay học bài gì?
-GV hướng dẫn HS đọc phần ghi nhớ
-GV tuyên dương các bạn chăm chú lắng nghe, học tốt
Nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị cho tiết sau
* HS học theo nhóm ,quan sát tranh thảo luận trả lời câu hỏi.
- Cô giáo đang giảng bài cho các bạn HS.
-Hai bạn nam ngồi phía sau đang giằng nhau quyển sách.
-Việc làm đó gây mất trật tự 
- Việc làm này làm mất thời gian,ngắt quãng khi giảng bài.
*Đại diện trình bày trước lớp.
* HS lắng nghe
*Làm việc cá nhân.
-Em tô màu quần áo các bạn đo vì các bạn ấy đã biết giữ trật tự trong giờ học.
-Chúng ta nên học tập các bạn đó .Vì các bạn có ý thức học tập.
* Trật tự trong trường học.
- Đọc đồng thanh,đọc cá nhân
- Theo dõi lắng nghe.
MÔN:Tiếng việt
 Bài:OC – AC
I - MỤC TIÊU: Sau bài học 
-HS nhận biết được cấu tạo của vần oc, ac,tiếng sóc, bác. Phân biệt được oc với ac
- Đọc và viết được :oc, ac, con sóc, bác sĩ
-Nhận ra “oc, ac” trong các tiếng, từ trong sgk hoặc trong sách báo bất kì
-Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng trong sgk
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vừa vui vừa học
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Tranh minh hoạ từ khoá ï câu ứng dụng , phần luyện nói ,bảng phụ,thẻ từ,khung kẻ ô li.
-HS: bộ ghép chữ tiếng việt, sgk , vở bài tập tiếng việt
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Nội dung
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/Bài cũ
( 3-5 ph )
*HS lên viết bảng : chót vót, bát ngát, Việt Nam.
-Gọi vài HS đọc từ ứng dụng trên thẻ từ.
- HS đọc câu ứng dụng sgk
GV và HS nhận xét các bạn, điểm
*4 HS lên bảng viết
-HS đọc cá nhân nối tiếp, lớp nhận xét
2 HS đọc câu ứng dụng sgk
2/Bài mới
*Giới thiệu bài 
a/Nhận diện vần 
(3-4 ph )
b/Đánh vần 
(3-4 ph )
c/Tiếng khoá, từ khoá
(3-4 ph )
*Trò chơi giữa tiết
d/Viết vần 
(4-5 ph )
e/Đọc tiếng ứng dụng
(4-6 ph )
Tiết 1
* GV nói: Hôm nay chúng ta học hai vần mới có kết thúc bằng c đó là: oc, ac
*Vần oc 
Vần oc được tạo nên từ những âm nào?
Cho HS ghép vần oc
GV gắn bảng cài
-Hãy so sánh oc với ot? 
-Cho HS phát âm vần oc
* GV chỉ bảng cho HS phát âm lại vần oc
- Vần oc đánh vần như thế nào?
-Cho HS đánh vần vần oc
-GV uốn nắn, sửa sai cho HS
*Hãy ghép cho cô tiếng sóc?
Hãy nhận xét về vị trí của âm và vần trong tiếng sóc?
Tiếng “sóc” đánh vần như thế nào?
-Cho HS đánh vần tiếng sóc 
-GV sửa lỗi cho HS, 
*Giới thiệu từ : con sóc.Treo tranh cho HS gọi tên con vật có trong tranh?
-Cho HS đánh vần và đọc trơn từ : con sóc
-GV đọc mẫu, chỉnh sửa nhịp đọc cho HS
*Cho HS gọi tên con vật ,đồ vật,cây có vần mới?
* Viết chữ oc, sóc 
- Treo khung kẻ ô li.GV viết mẫu, vừa viết vừa nói cách viết ( lưu ý nét nối giữa o và c , giữa s và óc) 
*Vần ac
- Tiến hành tương tự như vần oc
- So sánh ac với oc
* GV giới thiệu các từ ứng dụng lên bảng :
“hạt thóc, con cóc, bản nhạc, con vạc”.
-Tìm gạch chân tiếng có vần mới?
-Cho HS đọc từ ứng dụng và giảng từ
-GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS,đọc mẫu. 
* Lắng nghe.
-Vần oc tạo bởi o và c
-HS ghép vần “oc” trên bảng cài.
-Quan sát.
-Giống:Đều bắt đầu bằng âm o.Khác:Vần oc kết thúc bằng âm c. Vần ot kết thúc bằng âm t.
-Phát âm oc cá nhân nối tiếp.
* Phát âm theo bàn.
-HS đánh vần: o - cờ - oc
-HS đánh vần cá nhân nối tiếp hàng ngang.
-3-5 em đọc lại.
*HS ghép tiếng sóc trên thẻ cài.
-Sóc:gồm có âm s đứng trước vần óc đứng sau.
-Sờ-oc-soc-sắc-sóc
-HS đánh vần cá nhân nối tiếp
-Đọc lại theo tổ.
* con sóc.
-HS đọc từ : con sóc cá nhân.
-HS quan sát và lắng nghe,đọc lại
* thi tìm tiếp sức nêu to:củ lạc,con cóc,nòng nọc,dòng dọc
* Viết bảng con.
-HS viết lên không trung
HS viết bảng :oc, sóc
*HS đọc thầm
-Gạch trên bảng:thóc,cóc, nhạc ,vạc.
-HS đọc cá nhân, nhóm, ĐT
-Vài em đọc lại
Luyện tập
a.Luyện đọc
( 8-10 ph )
*Câu ứng dụng(4-6 ph )
b.Luyện viết 
(3-5 ph )
c.Luyện nói
( 8-10 ph )
3/Củng cố dặn dò
( 4-5 ph )
	Tiết 2
* GV cho HS đọc lại bài ở tiết 1
-GV uốn nắn sửa sai cho đọc theo nhóm.
*Giới thiệu tranh minh hoạ câu ứng dụng 
-Tranh vẽ gì?
-Hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh?
-GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
-GV đọc mẫu câu ứng dụng. 
* Cho học sinh lấy vở tập viết ra
-1 HS đọc nội dung viết trong vở tập viết. 
--GV lưu ý nhắc HS viết liền nét
HS viết bài vào vở .Chú ý quy trình viết 
* Treo tranh để HS quan sát và hỏi:
-Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
Ai cho cô biết tranh vẽ gì?
Bạn nữ áo đỏ đang làm gì?
Ba bạn còn lại đang làm gì?
Em có thích vừa vui vừa học không? Tại sao?
Kể tên các trò chơi em được học ở trên lớp?
Em được xem những bức tranh đẹp nào mà cô giáo đưa ra trong giờ học?
Em được nghe những câu chuyện nào hay mà cô đã kể trong giờ học?
Em thấy cách học đó có vui không?
GV nhận xét phần luyện nói
* Hôm nay học vần gì?
-GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài 
-Đọc đoạn thơ cho thi-Nhận xét tiết học – Tuyên dương
Xem trước bài 77
*HS đọc CN trên bảng.
 -Đọc nhóm 2 trong SGK,đồng thanh
*QS tranh trả lời câu hỏi.
-Chùm quả nhãn.
-HS đọc cá nhân
-Lắng nghe,đọc đồng thanh.
-2 HS đọc lại câu
* HS mở vở tập viết
-Đọc thầm.
HS viết bài vào vở
* quan sát tranh va trả lời câù hỏi.
-HS đọc tên bài luyện nói:Vừa vui vừa học
HSø trả lời câu hỏi
Các bạn khác lắng nghe để bổ sung
- Tranh vẽ 4 bạn nhỏ.
-Bạn nữ áo đỏ đang đố các bạn hình trong tranh.
-Ba bạn còn lại đang theo dõi trả lời .
-Em thích vừa vui vừa học.Vì rất vui.
- Tên các trò chơi em được học ở trên lớp:Viết đúng tên hình ảnh ,đồ vật,tiếp sức bác đưa thư,kết bạn,ghép câu nhanh và đúng nhất.
- Em được xem những bức tranh đẹp mà cô giáo đưa ra trong giờ học:Đồi núi,thung lũng ,dòng sông ,dòng ...  viết
Xay bột, nét chữ, kết bạn 
I - MỤC TIÊU:
-HS viết được các chữ: xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết đúng mẫu và đúng cỡ chữ
-Rèn kĩ năng viết nhanh, đúng, đẹp cho HS.Rèn cho HS tính cẩn thận khi viết .
-Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp
II - CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: chữ mẫu
-Học sinh: vở tập viết, bảng con
III -CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
1/Bài cũ
( 5ph )
2/Bài mới:
a/Giới thiệu chữ mẫu
( 3-5 ph )
b/HS viết vào bảng con
( 3-5 ph )
c/ Viết vở.
(10-15 ph )
3/Củng cố dặn dò
( 3-5 ph )
* GV nhận xét bài tiết trước. Nêu ưu và khuyết mà HS hay mắc để HS sửa lỗi
* GV giới thiệu bài viết
 -Cho HS đọc các từ trong bài viết
- Các chữ trên, những chữ nào cao 5 dòng li?
-Các chữ trên, những chữ nào dài 5 dòng li?
-Các chữ trên, những chữ nào cao 3 dòng li?
- Những chữ nào cao2 dòng li?
GV viết mẫu, vừa viết vừa nói cách viết
* HD HS viết vào bảng con những chữ hay sai
* GV hướng dẫn HS viết vở. 
GV chú ý nhắc nhở tư thế ngồi viết cho HS, chú cách đặt bút bắt đầu và kết thúc
 *Thu bài chấm
Nhận xét bài viết: nêu ưu và khuyết .
Hướng dẫn bình chọn chữđẹp.
- Hướng dẫn bình chọn trong 4 quyển .
- Hướng dẫn học sinh rèn viết ở nhà
- Chuẩn bị bài sau 
* Học sinh lắng nghe rút kinh nghiệm.
*Quan sát,lắng nghe.
-2-4 em đọc,HS klhac1 đọc thầm.
-HS trả lời câu hỏi,Học sinh khác theo dõi bổ xung.
-Các chữ trên, những chữ cao 5 dòng li:h,k,b
-Các chữ trên, những chữ cao 5 dòng li:y,g
-Các chữ trên, những chữ nào cao 3 dòng li:t
- Những chữ nào cao2 dòng li:a,ô,ư,ê,i,u,o
-HS quan sát viết mẫu
HS viết lên không trung
Học sinh lấy bảng viết ,chú ý độ cao khoảng cách nét nối.
*HS viết bài vào vở
* 10-15 vở
-Lắng nghe sửa sữa.
-Các tổ trưởng hướng dẫn các bạn bình chọn trong nhóm xem ai viết đẹp nhất đem thi trước lớp.
-Chọn ra 1 quyển giải nhất viết sổ danh dự.HS khác theo dõi học hỏi.
-HS lắng nghe
Môn:Tự nhiên xã hội
 Bài :Giữ gìn lớp học sạch đẹp
I. Mục tiêu:
Sau giờ học HS có thể:
- Nêu được tác hại của việc không giữ lớp sạch đẹp.
- Nêu được tác dụng của việc giữ lớp sạch đẹp
- Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp và có ý thức giữ lớp sạch đẹp.
- Làm một số công việc đơn giản để giữ lớp học sạch đẹp như :lau bảng ,bàn, kê bàn ngay ngắn
II. Chuẩn bị:
GV:một chiếc bàn to, chổi lau nhà xô có nước sạch
HS: chổi, khăn lau, hót rác, túi ni nông
III.Các hoạt động dạy – học :
Nội dung 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ 
( 5ph )
*GV hỏi HS trả lời các câu hỏi sau 
- Em thường tham gia các hoạt động nào trong lớp?
- Vì sao em thích tham gia những hoạt động đó?
-GV nhận xét bài cũ 
*HS dưới lớp theo dõi
 nhận xét các bạn
- Em thường tham gia các hoạt động nào trong lớp:như Vẽ ,quan sát
-Nêu theo ý thích.
-Lắng nghe.
Bài mới 
Khởi động 
MĐ: tạo ra một không khí phấn khởi, sôi nổi trước khi vào bài và để giới thiệu bài 
( 5ph )
*GV cho HS cả lớp hát bài”một sợi rơm vàng”
- Trực nhật ,kê bàn ngay ngắn để làm gì? 
-GV giới thiệu bài học hôm nay chúng ta học là “giữ gìn lớp học sạch đẹp”
*Cả lớp hát 
-Để làm cho lớp học sạch đẹp 
-Lắng nghe ,nhắc lại đề bài.
Hoạt động 1
Quan sát lớp học
MĐ : HS nhận biết thế nào là lớp sạch, lớp bẩn
( 6-7 ph )
Bước 1
GV hỏi HS
-Trong bài hát em bé đã dùng chổi để làm gì?
- Quét nhà để giữ vệ sinh nơi ở. Vậy ở lớp ta nên làm gì đễ giữ sạch lớp học ?
- Chúng ta quan sát xem hôm nay lớp mình có sạch không?
- GV gọi vài HS đứng lên nhận xét,GV khen ngợi các em đã biết giữ vệ sinh và nhắc nhở các em không nên để lớp học mất vệ sinh.
-Trả lời câu hỏi.
- Để quét nhà
- Lau bàn, xếp bàn ghế ngay ngắn
- HS quan sát lớp nêu theo thực tế.
-5-7 em.
Hoạt động 2
Làm việc với SGK
MĐ: học sinh biết giữ lớp học sạch đẹp
( 6-7 ph )
*Bước 1
-GV giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
-HS quan sát tranh ở trang 36 sgkvà trả lời
- Trong tranh các bạn đang làm gì?sử dụng dụng cụ gì?
- Ở bức tranh dưới các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
Bước 2
*Kiểm tra kết quả hoạt động 
GV gọi HS trả lời
=>KL Để lớp học sạch đẹp ,các em phải luôn có ý thức giữ lớp sạch, đẹp và làm những công việc để lớp luôn sạch.
*HS làm việc theo nhóm 2
- Nhóm 2 quan sát tranh thảo luận hỏi đáp.
- Trong tranh các bạn đang lau bảng,lau bàn ,quét nhà.Các bạn sử dụng dụng cụ như:khăn,chổi khăn lau bảng.
-Từng cặp nêu ý kiến trước lớp.Nhóm khác theo dõi bổ xung.
-Lắng nghe.
Hoạt
động 3
Thực hành giữ lớp sạch đẹp
MĐ: Biết cách sử dụng một số đồ dùng để làm vệ sinh lớp học
( 6-7 ph )
3/Củng cố
( 5ph )
*Bước 1: GV làm mẫu
-Kê chiếc bàn ở giữa lớp học.
Mô tả lần lượt các thao tác làm vệ sinh
Vảy nước cho khỏi bụi
Dùng chổi quét cho sạch bụi
Dùng khăn lau nhúng nước rồi vắt sạch nước và lau
Lau xong rửa sạch dụng cụ để nơi quy định 
Rửa sạch tay chân
*Bước 2: HS thực hành 
GV gọi vài em nhận xét 
=>Ngoài ra để giữ sạch lớp học ,chúng ta cần lau chùi bàn học của mình cho sạch, xếp bàn ghế ngay ngắn
*Nếu lớp học bẩn thì điều gì sẽ xảy ra?
-Hàng ngày chúng ta nên trực nhật lúc nào?
-GV nhắc nhở HS luôn có ý thức giữ vệ sinh lớp học 
*HS làm việc cá nhân
-Lắng nghe nhận biết các thao tác thực hiện.
* Lần lượt thực hiện làm trong bàn của mình ,các bạn trong nhóm nhận xét bạn của mình.
-Lắng nghe.
*Nếu lớp học bẩn thì Gây mất vệ sinh.
-Hàng ngày chúng ta nên trực nhật trước khi vào lớp.
-Lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 3.ÔâN LẠI CÁC TUẦN ĐÃ HỌC
I-Mục tiêu:
-Học sinh biết tín hiệu đèn điều khiển các loại xe.Tín hiệu đèn điều khiển người đi bộ.
-Có ý thức chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ
- Củng cố. Nhớ lại các kiến thức đã học
II-Lên lớp:
1.Nhận xét công viêïc tuần qua
 - Đa số các em đã có nhiều cố gắng trong học tập như:Thuỷ,Đạt..
,bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa thật sự cố gắng trong học tập như :Thắng ,Phong, SA- ra 
 - Một số em thường hay quên đồ dùng học tập như :Hậu,Khoa 
-Nghỉ học không lí do:Phong, Thương.
 2. Công tác tuần 18
 - Thi đua học tập tốt 
 -Tiếp tục ổn định nề nếp ra vào lớp .
 - Tiếp tục xây dựng đôi bạn cùng tiến 
 - Tiếp tục tập thể dục theo nhạc
 - Tích cực ôn tập thi học kỳ để có kết quả tốt.
 -Tiếp tục nộp phân chấu bón cho cây. 
.3/ Học bài 3:Đèn tín hiệu giao thông.
a/ Tín hiệu đèn điều khiển các loại xe
Đưa ra cây đèn hiệu bấm từng nút cho học sinh nhận biết màu.
Em nêu từng loại màu tín hiệu đèn ?
Lần lượt nêu trước lớp : có 3 màu xanh, đỏ , vàng
Tín hiệu đỏ là gì?Tín hiệu đỏ cấm đi
Tín hiệu vàng là gì? Tín hiệu vàng dừng lại trước vạch
Tín hiệu xanh là gì? Tín hiệu xanh cho phép đi.
-GV nêu: Đó chính là tín hiệu đèn điều khiển các loại xe có 3 màu.
b/Tín hiệu đèn điều khiển người đi bộ.
-Đưa Đèn hiệu thứ 2 Y/c học sinh quan sát nhận xét .HS thảo luận nhóm 4 QS,đại diện các nhóm nêu trước lớp:Có 2 hình người ,hình người màu xanh và hình người màu đỏ.
- Tín hiệu đèn điều khiển người đi bộ có mấy màu? Là màu nào? 
-Có 2 màu là màu đỏ và màu xanh.
-Tín hiệu đỏ hình người đứng là gì? Tín hiệu đỏ hình người đứng-đứng lại.
-Tín hiệu xanh hình người đi là gì? Tín hiệu xanhû hình người đi –được sang đường.
* Cho đọc ghi nhớ SGK
4/Oân lại các tuần đã học
	-Y/C học sinh lần lượt lên trước lớp kể tên các hoạt động đã học .HS khác theo dõi nhận xét bổ sung 
 -Hát các bài hát về quê hương ,đất nước ,về Bác Hồ ,về giáo viên về các chú bộ đội.
 -Nêu về ngày sinh của mình,nơi sinh sống của mình ,lần lượt kể trước lớp cho các bạn nghe .	 
MĨ THUẬT:tiết 17
 Bài:VẼ NGÔI NHÀ CỦA EM
Bài kiểm tra kì I
I.MỤC TIÊU
Giúp HS biết cách vẽ tranh về đề tài ‘’ Ngôi nhà của em’’.
HS vẽ được tranh có ngôi nhà và cây... sau đó vẽ màu theo ý thích
II. CHUẨN BỊ
 -GV: tranh ảnh, phong cảnh có ngôi nhà và có cây
Hình minh hoạ cách vẽ
 -HS:vở vẽ, giấy, chì sáp màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ
Bài mới
Giới thiệu vật mẫu
HS thực hành
Củng cố
GV giới thiệu bài vẽ :ngôi nhà của em
-GV cho HS xem những đồ vật đã chuẩn bị sẵn
bức tranh này có những hình ảnh gì?
Ngôi nhà trong tranh như thế nào?
Kểà tên những phần chính của ngôi nhà?
Ngoài ngôi nhà trong tranh còn vẽ thêm gì nữa?
=> Em có thể vẽ 1 – 2 ngôi nhà khác nhau, vẽ thêm cây, đường đi...và vẽ màu theo ý thích
Cho HS xem một số bài vẽ của HS lớp trước
-HS thực hành vẽ ngôi nhà vào giấy
- GV hướng dẫn, giúp đỡ và nhắc nhở HS vẽ thêm cảnh cho bài vẽ thêm đẹp 
Thu bài 
Nhận xét bài làm của HS, nhận xét về màu sắc và cách sắp xếp các hình ảnh
Tuyên dương các bạn học tốt có bái vẽ đẹp 
HD HS chuẩn bị bài sau
HS mở dụng cụ học tập ra bàn
HS quan sát vật mẫu
HS quan sát bài vẽ của các bạn lớp trước
HS thực hành vẽ ngôi nhà vào giấy
1

Tài liệu đính kèm:

  • docmuoi 17.doc