I. MỤC TIÊU:
HS đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: Khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê. bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.
Trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK.
*Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
GV: Tranh minh hoạ
HS: Xem trước bài
tuần 32 Thứ bẩy ngày 9 tháng 4 năm 2011 Tập đọc(tiết 43+44) Hồ Gươm I. Mục tiêu: HS đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: Khổng lồ, long lanh, lấp ló, xum xuê. bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Hiểu nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội. Trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK. *Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Đồ dùng dạy- học GV: Tranh minh hoạ HS: Xem trước bài III. Hoạt động dạy- học: Tiết 1 1.ổn định lớp (1’)lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ(3’) 2-3 HS đọc bài “Hai chị em”, trả lời câu hỏi trong SGK 3. Dạy- học bài mới(30’) a. Giới thiệu bài:GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng,HS nhắc lại. b. Luyện đọc: GV đọc mẫu đ Hướng dẫn HS luyện đọc: Đọc tiếng, từ GV giải nghĩa từ: khổng lồ:Rất to Đọc câu, đoạn: Mỗi câu 2-3 HS đọc, mỗi đoạn 2-3 HS đọc HS đọc câu bất kì do GV chỉ. HS đọc nối tiếp theo câu, đoạn. HS đọc toàn bài: 3 HS, cả lớp. Giải lao Ôn vần: HS tìm tiếng trong bài có vần ươm (Hồ Gươm) HS đọc câu mẫu trong SGK: Đàn bướm bay trong ườn hoa. HS thi nói câu chứa tiếng có vần ươm, ươp Vần ươm: Chiếc giầy đính nhiều hạt cườm. Vần ươp: Các bạn nhỏ chơi cướp cờ. GV nhận xét tuyên dương. 4.Củng cố,dặn dò(2’) GV nhận xét tiết học.Tuyên dương HS học tiến bộ. Tiết 2 1.ổn định lớp(1’) 2.Bài cũ(3’) Nhắc lại bài học tiết 1 3.Bài mới(30’) a. Tìm hiểu bài và luyện nói: Tìm hiểu bài: Một vài HS đọc đoạn 1 trong SGK và trả lời: H: Từ trên cao nhìn xuống, mặt Hồ Gươm trông như thế nào ?(Từ trên cao nhìn xuống mặt hồ gươm trông như một chiếc gương bầu dục sáng long lanh) GV giới thiệu bức tranh trong SGK 2 -3 HS đọc đoạn 2 trong SGK HS luyện đọc cả bài GV giới thiệu: Hồ Gươm là cảnh đẹp của Thủ đô. Các em hãy quan sát tranh trong SGK Giải lao Chơi trò thi nhìn ảnh, tìm câu văn tả cảnh: GV nêu đề bài cho cả lớp: các em nhìn bức ảnh đọc tên cảnh trong ảnh ghi dưới và tìm câu văn trong bài tả cảnh đó. Ai tìm được trước giơ tay. GV cho 3 em giơ tay đầu tiên, lần lượt mỗi em đọc câu văn tả và cho điểm 4. Củng cố, dặn dò(2’) GV nhận xét giờ học, khen những em học tốt Dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau. Lũy tre Chiều thứ bẩy ngày 9 tháng 4 năm 2011 Toán (tiết125) Luyện tập chung I. Mục tiêu thực hiện được cộng, trừ (không nhớ) Số có hai chữ số, tính nhẩm; biết đo độ dài, làm tính với số đo độ dài; đọc giờ đúng. II. Đồ dùng dạy- học GV:kế hoạch bài học HS:vở , bút, SGK III. Hoạt động dạy- học 1.ổn định lớp(1’) 2.Bài cũ(3’) Gọi HS làm bài tập 4 Dưới lớp GV kiểm tra vở HS 3.Bài mới(30’) a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại b.GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập trong SGK Bài 1: 2 HS nêu yêu cầu của bài HS tự làm bài rồi đổi chéo vở để kiểm tra,GV nhận xét Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của bài HS lần lượt thực hiện các bước tính. Trong khi thực hiện các phép tính, lưu ý kĩ năng cộng, trừ nhẩm các số tròn chục; cộng và trừ các số có hai chữ số với số có một chữ số GV cùng HS nhận xét, tuyên dương Giải lao Bài 3: HS thực hành đo độ dài đoạn thẳng AB rồi viết số đo đó vào ô trống tương ứng (6 cm) Gợi ý: Để tính được độ dài đoạn thẳng AC ta có thể làm theo cách nào ? Cách 1: Đo rồi cộng các số đo độ dài các đoạn thẳng AB và BC 6 cm + 3 cm = 9 cm Cách 2: Dùng thước thẳng đo trực tiếp độ dài đoạn thẳng AC AC = 9 cm Bài 4: HS tự đọc đề bài, tìm hiểu yêu cầu đề và tự làm bài,GV nhận xét. 4.Củng cố, dặn dò(2’) GV nhận xét tiết học , tuyên dương HS học tiến bộ. Về học bài, chuẩn bị bài sau. Luyện tập chung Chính tả(tiết 15) Hồ Gươm I. Mục tiêu Nhìn sách hoặc bảng chép lại chính xác đoạn từ “Cầu Thê Húc màu son...” đến “...cổ kính”.20 chữ trong khoảng 8 - 10 phút. Điền đúng vần ươm hay ươp, chữ c hay k. Làm bài tập 2,3 SGK. *GDBVMT: GV dạy lồng vào cuối tiết học. *Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Đồ dùng dạy- học GV: viết toàn bộ bài viết trên bảng HS: vở Chính tả, vở BTTV III. Hoạt động dạy- học: 1.ổn định lớp(1’) 2. Kiểm tra bài cũ(3’) HS viết bảng con: dây điện, con nhện 3. Dạy- học bài mới(30’) a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học b. Hướng dẫn HS tập chép GV viết bảng đoạn văn cần chép. Gọi 2-3 HS nhìn bảng đọc đoạn văn GV chỉ thước cho HS đọc những tiếng dễ viết sai HS tự nhẩm, đánh vần từng tiếng - viết vào bảng con HS tập chép vào vở - GV yêu cầu HS ngồi viết đúng tư thế GV hướng dẫn: Viết đề bài vào giữa trang vở, chữ đầu của đoạn văn viết lùi vào 1 ô, sau dấu chấm phải viết hoa. HS cầm bút chì chuẩn bị chữa bài. GV đọc thong thả để HS soát lại bài viết. GV dừng lại ở những chữ khó viết, đánh vần tiếng. Sau mỗi câu, hỏi xem HS có viết sai chữ nào không.Hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai- sửa bên lề vở GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến- HS ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. Trong khi đó, GV chấm tại lớp 1 số vở- nhận xét Giải lao Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả a) Điền vần ươm hay ươp HS làm trong vở bài tập TV, 2 HS lên bảng chữa bài b) Điền chữ c hay k HS thi làm đúng, làm nhanh Mỗi tổ cử 1 đại diện thi tài Cả lớp nhận xét, chữa bài theo lời giải đúng. *GDBVMT: ? Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu? (Hồ Gươm là cảnh đẹp ở Thủ đô Hà Nội) ? Em cần làm gì để bảo vệ cảnh đẹp ở Hồ gươm?(Không vứt rác bừa bãi ra xung quanh bờ hồ và dưới nước Hồ Gươm...) GVKL: Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở thủ đô Hà nội và là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Càng yêu quý Hồ Gươm, chúng ta càng có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ để hồ Gươm đẹp mãi. 4. Củng cố, dặn dò(2p) GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt Yêu cầu những HS có bài viết sai nhiều lỗi về nhà tập chép lại cho đúng Tập viết (tiết 30) Tô chữ hoa: S, T I. Mục tiêu: Tô được các chữ hoa: S, T Viết đúng các vần: ươm, ươp, iêng, yêng ; các từ: Hồ Gươm, nườm nượp, tiếng chim, con yểng chữ thường,cỡ chữ vừa,cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai(mỗi từ ngữ viết được ít nhất một lần) * HS giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng. *Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Đồ dùng dạy- học GV: Bảng phụ viết mẫu nội dung bài viết. HS: Bảng con, phấn , vở, bút. III. Hoạt động dạy- học 1.ổn định lớp(1’) 2. Kiểm tra bài cũ(3’) HS viết : ươt,xanh mướt,ươc,dòng nước. 3. Dạy- học bài mới(30’) a. Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp,ghi đầu bài b. Hướng dẫn tô chữ hoa: HS quan sát chữ S trên bảng GV nhận xét về số lượng nét và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết ( vừa nói, vừa tô chữ trong khung chữ) HS tập viết trên bảng con. Chữ hoa T: hướng dẫn tương tự Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng GV hướng dẫn HS tập viết vào bảng con Giải lao Hướng dẫn HS tập tô, tập viết HS tập tô các chữ hoa: S, T ; tập viết các vần ươm, ươp, iêng, yêng ; các từ: Hồ Gươm, nườm nượp, tiếng chim, con yểng . GV quan sát HS viết bài, nhắc HS ngồi đúng tư thế GV chấm điểm và nhận xét 4. Củng cố, dặn dò(2’) GV nhận xét giờ học, khen những HS viết chữ đẹp GV nhắc HS tự luyện viết thêm ở nhà. Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2011 Tập đọc(tiết 45+46) Luỹ tre I. Mục tiêu: HS đọc trơn toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ: luỹ tre rì rào, râm bụt xanh bóng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của luỹ tre vào những lúc khác nhau trong ngày. *Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Đồ dùng dạy- học GV: Tranh minh hoạ HS: Xem trước bài III. Hoạt động dạy- học: Tiết 1 1.ổn định lớp(1’) 2. Kiểm tra bài cũ(3’) 2-3 HS đọc bài “Hồ Gươm”, trả lời câu hỏi trong sgk 3. Dạy- học bài mới(30’) a. Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp , ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại b.Luyện đọc: GV đọc mẫu đ Hướng dẫn HS luyện đọc: Đọc tiếng, từ: luỳ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm GV giải nghĩa từ: Lũy tre: Nhiều cây tre mọc thành dãy. Đọc câu, đoạn: Mỗi dòng thơ 2-3 HS đọc, mỗi khổ thơ 2-3 HS đọc HS đọc dòng thơ bất kỳ do GV chỉ. HS đọc nối tiếp theo dòng thơ, khổ thơ HS đọc toàn bài: 3 HS, cả lớp. Giải lao Ôn vần: HS tìm tiếng trong bài có vần iêng (tiếng chim) HS tìm tiếng ngoài bài có vần iêng (bay liệng, củ riềng..) GV nhận xét tuyên dương 4.Củng cố,dặn dò(2’) GV nhận xét tiết học Tuyên dương HS học tiến bộ. Tiết 2 1.ổn định lớp(1’) 2.Bài cũ(3’) H:Chúng ta vừa học bài gì? 3.Bài mới(30’) Tìm hiểu bài và luyện nói: a. Tìm hiểu bài: 3 HS đọc khổ thơ 1 và trả lời: Những câu thơ nào tả luỹ tre buổi sớm ? (Luỹ tre xanh rì rào.Ngọn tre cong gọng vó. 3 HS đọc khổ thơ 2 và thực hiện yêu cầu: Đọc những câu thơ tả luỹ tre vào buổi trưa? (Tre bần thần nhớ gió.Chợt về đầy bóng chim. Một số HS đọc toàn bài thơ GV: Bức tranh minh hoạ vẽ cảnh nào trong bài thơ ? (Vẽ cảnh luỹ tre vào buổi trưa, trâu nằm nghỉ dưới bóng râm) Giải lao b. Luyện nói: Đề tài: Hỏi - đáp về các loài cây Từng nhóm HS hỏi đáp về các loài cây vẽ trong SGK H:hình 1 vẽ cây gì? H:Hình 2 vẽ cây gì? H:Hình 3 vẽ cây gì? GV gợi ý giúp đỡ Một vài nhóm hỏi đáp về các loài cây không vẽ trong SGK H:Cây gì nổi trên mặt nước có thể băm ra nuôi lợn?(Cây bèo) GV đưa ra một số cây để HS đố nhau. GV nhận xét tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò(3’) GV nhận xét giờ học, khen những em học tốt Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. Sau cơn mưa _______________________________________________ Toán (tiết126) Luyện tập chung I. Mục tiêu Thực hiện được cộng, trừ(không nhớ)số có hai chữ số,so sánh hai số;làm tính với số đo độ dài;giải toán có một phép tính. *Bài tập cần làm bài 4 II. Đồ dùng dạy- học GV:Kế hoạch bài học HS:Vở, bút, SGK III. Hoạt động dạy- học 1.ổn định lớp(1’) 2.Bài cũ:3’) GV gọi HS lên bảng làm bài tập GV nhận xét bài làm của HS 3.Bài mới(30’) a.Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại. b.Hướng dẫn HS làm bài tập. *Bài tập cần làm bài 4 Bài 1: HS tìm hiểu yêu cầu của bài và tự làm bài GV gọi 3 HS lên bảng chữa bài (nêu rõ cách so sánh số) GV cùng HS nhận xét bài làm của HS Bài 2: HS đọc đề bài 1 HS lên bảng tóm tắt và giải bài toán Dưới lớp c ... vào bảng con HS tập chép vào vở - GV yêu cầu HS ngồi viết đúng tư thế GV hướng dẫn: Viết đề bài vào giữa trang vở, chữ đầu của mỗi dòng thơ viết lùi vào 2 ô, phải viết hoa các chữ đầu dòng thơ HS cầm bút chì chuẩn bị chữa bài. GV đọc thong thả để HS soát lại bài viết. GV dừng lại ở những chữ khó viết, đánh vần tiếng. Sau mỗi câu, hỏi xem HS có viết sai chữ nào không.Hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai- sửa bên lề vở GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến- HS ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. Trong khi đó, GV chấm tại lớp 1 số vở- nhận xét Giải lao Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả HS nêu yêu cầu của bài tập 2 trong vở bài tập HS tự làm bài trong vở GV gọi một số em lên bảng chữa bài 4. Củng cố, dặn dò(2’) GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt Yêu cầu những HS có bài viết sai nhiều lỗi về nhà tập chép lại cho đúng. ____________________________________________ Kể chuyện(tiết 8) Con rồng, cháu tiên I. Mục tiêu Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. Hiểu ý nghĩa truyện: lòng tự hào của dân tộc ta về nguần gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc. * HS giỏi kể được toàn bộ câu truyện theo tranh. *Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Đồ dùng dạy- học Tranh vẽ trong SGK III. Hoạt động dạy học 1.ổn định lớp(1’) 2.Bài cũ(3’) HS kể lại truyện tiết trước 3.Bài mới(30’) a . Giới thiệu bài:GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng b. GV kể chuyện Con Rồng, cháu Tiên GV kể lần 1, giọng kể diễn cảm, biết dừng ở một số chi tiết để gây hấp dẫn GV kể lần 2, kết hợp dùng tranh minh hoạ để làm rõ các tình tiết của câu chuyện Nội dung câu chuyện: 1. Ngày xửa ngày xưa có chàng Lạc Long Quân, vốn là rồng ở dưới biển, sức khoẻ kì lạ. Chàng kết duyên với nàng Âu Cơ, vốn là tiên ở trên núi. Chẳng bao lâu, Âu Cơ mang thai và đẻ ra một bọc trứng. Bảy ngày sau, từ cái bọc ấy nở ra một trăm người con xinh đẹp, khoẻ mạnh. Gia đình họ sống rất đầm ấm, hạnh phúc. Nhưng Lạc Long Quân vẫn khôn nguôi nỗi nhớ biển. Một hôm, chàng hoá thành rồng bay ra biển. Âu Cơ và đàn con ở lại. Vợ nhớ chồng, con ngóng bố. Mẹ con nàng Âu Cơ bèn trèo lên đỉnh núi cao gọi Lạc Long Quân trở về. 2. Lạc Long Quân từ biển bay lên núi gặp lại vợ con. Hai vợ chồng bàn với nhau: “Rồng với Tiên quen sống ở hai vùng khác nhau. Ta nên chia đôi đàn con, một nửa theo mẹ lên núi, một nửa theo cha xuống biển. Khi nào gặp nguy biến thì báo cho nhau biết để cứu giúp nhau”. Thế là hai người cùng bầy con chia nhau lên rừng, xuống biển. Riêng người con trai cả ở lại đất Phong Châu, được lên làm vua nước Văn Lang. Đó là vua Hùng thứ nhất. Vì thế người Việt Nam ta từ miền Bắc đến miền Nam đều cho mình là “Con Rồng, cháu Tiên”, đều gọi nhau là “đồng bào” Giải lao HS tập kể từng đoạn truyện theo tranh HS dựa vào từng bức tranh và câu hỏi gợi ý để kể các đoạn truyện theo nhóm đôi Các tổ cử đại diện thi kể chuyện GV bổ sung nếu HS kể thiếu Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện H:Câu chuyện Con Rồng, cháu Tiên muốn nói với mọi người điều gì ? H:Theo truyện Con Rồng, cháu Tiên thì tổ tiên của người Việt Nam ta có dòng dõi cao quý. Cha thuộc loài Rồng, mẹ là Tiên. Nhân dân tự hào vì dòng dõi cao quý đó. Bởi vì chúng ta cùng là con cháu của Lạc Long Quân, Âu Cơ được cùng một bọc sinh ra. 4. Củng cố, dặn dò(2’) Hãy kể cho bạn bè nghe câu chuyện Con Rồng, cháu Tiên. Toán (tiết127) Kiểm tra I. Mục tiêu Tập trung vào đánh giá: Cộng trừ các số trong phạm vi 100(Không nhớ); xem giờ đúng, giải và trình bầy bài giải bài toán có lời văn có phép tính trừ. II. Đề bài 1. Đặt tính rồi tính: 32+45 46-13 76-55 48-6 2. Ghi giờ đúng vào ô trống theo đồng hồ tương ứng (Đồng hồ như SGV) 3. Lớp 1A có 37 học sinh, sau đó có 3 học sinh chuyển sang lớp khác. Hỏi lớp 1 A còn bao nhiêu học sinh ? 4. Số ? 35 C. Cách đánh giá - Bài 1: 4 điểm Mỗi phép tính đúng cho 1 điểm - Bài 2: 2,5 điểm HS điền đúng mỗi số kèm theo đơn vị giờ được 1 điểm - Bài 3: 2, 5 điểm Nếu thiếu đáp số trừ 0,5 điểm - Bài 4: 1 điểm HS viết đúng mỗi số vào ô trống được 0,5 đi Mỹ thuật(tiết 32) vẽ đường diềm trên váy, áo I. Mục tiêu Nhận biết được vẻ đẹp của trang phục có trang trí đường diềm Biết cách vẽ đường diềm vào áo váy Vẽ được đường diềm trên áo, váy và vẽ mầu theo ý thích. *HS giỏi vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, gọn trong hình. II. Đồ dùng dạy học GV:Một số đồ vật tranh ảnh,áo khăn,túi có trang trí đường diềm. Một số hình ảnh minh hoạ các bước vẽ đường diềm HS:Vở tập vẽ,mầu vẽ III. Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức(1’) 2.Bài cũ(3’) Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 3.Bài mới(30’) a.Giới thiệu bài:GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng,HS nhắc lại b.Giới thiệu đường diềm H:Đường diềm được trang trí ở đâu? H:Thêm đường diềm vào váy, áo em thấy thế nào? H:Lớp ta bạn nào có áo váy trang trí đường diềm? Hướng dẫn HS cách vẽ đường diềm GV giới thiệu cách vẽ đường diềm? Chia khoảng đường diềm sao cho đều Vẽ hình theo nhiều cách khác nhau Vẽ mầu đường diềm theo ý thích Chọn mầu sao cho rõ và nổi bật Giải lao Thực hành GV nêu yêu cầu của bài, HS làm bài GV theo dõi giúp đỡ HS yếu 4.Củng cố, dặn dò(2’) HS trưng bày sản phẩm, GV cùng HS bình chọn bài vẽ đẹp, nhận xét tuyên dương. GV nhận sét giờ học, về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau bài tuần 33 Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2011 Tập đọc(tiết 47+48) Sau cơn mưa I. Mục tiêu: đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Hiểu nội dung bài: Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi đẹp, vui vẻ sau trận mưa rào. *Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. II. Đồ dùng dạy- học GV: Tranh minh hoạ HS: Xem trước bài III. Hoạt động dạy- học: Tiết 1 1.ổn định lớp(1’) 2. Kiểm tra bài cũ(3’) 2-3 HS đọc bài “Luỹ tre”, trả lời câu hỏi trong sgk 3. Dạy- học bài mới(30’) a.Giới thiệu bài: b. Luyện đọc: GV đọc mẫu đ Hướng dẫn HS luyện đọc: Đọc tiếng, từ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời GV giải nghĩa từ: mưa rào: mưa rất to Đọc câu, đoạn: Mỗi câu 2-3 HS đọc, mỗi đoạn 2-3 HS đọc HS đọc câu bất kì do GV chỉ. HS đọc nối tiếp theo câu, đoạn. HS đọc toàn bài: 3 HS, cả lớp. Giải lao Ôn vần: HS tìm tiếng trong bài có vần ây(mây) Thi tìm tiếng ngoài bài có vần ây, uây Có vần ây: Xây nhà, mây bay Có vần uây: Khuấy bột, khuấy khoả GV nhận xét tuyên dương 4.Củng cố, dặn dò(2’) GVnhận xét tiết học, tuyên dương HS học tiến bộ Tiết 2 1.ổn định lớp(2’) 2.Bài cũ(3’) H:Các em vừa học bài gì? 3.Bài mới(30’) a.Giới thiệu bài:GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng b. Tìm hiểu bài và luyện nói: Tìm hiểu bài: 2, 3 HS đọc đoạn 1 và trả lời: Sau trận mưa rào mọi vật thay đổi như thế nào ? (Những đoá râm bụt them đỏ chót, bầu trời xanh bóng nhơ vờa được giội rửa) Một số HS đọc đoạn 2 và trả lời: Đọc câu văn miêu tả đàn gà sau trận mưa rào? (Gà mẹ mừng rỡ...nước đọng trong vườn) HS luyện đọc toàn bài Giải lao b. Luyện nói: Đề tài: Trò chuyện về cơn mưa rào Từng nhóm HS hỏi chuyện nhau về mưa M: Bạn thích trời mưa hay trời nắng ? Tôi thích trời mưa vì không khí mát mẻ. 4. Củng cố, dặn dò(2’) GV nhận xét giờ học, khen những em học tốt Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. _________________________________________________ Toán (128) Ôn tập: Các số đến 10 I. Mục tiêu Biết đọc, đếm, so sánh các số trong phạm vi 10; biết đo độ dài đoạn thẳng. *Bài tập cần làm. Bài 1, bài 2(cột 1, 2, 4), bài 3, 4, 5 II. Đồ dùng dạy học GV:Kế hoạch bài học HS: Vở, bút, SGK III. Hoạt động dạy học 1.ổn định lớp(1’) 2.Bài cũ(3’) HS làm bài tập 4 Dưới lớpkiểm tra vở HS 3.Bài mới(30’) a.Giới thiệu bài:GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng,HS nhắc lại b.GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK: *Bài tập cần làm. Bài 1, bài 2(cột 1, 2, 4), bài 3, 4, 5 Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài HS tự làm bài vào vở Khi chữa bài, GV gọi HS đọc các số từ 0 đến 10, từ 10 đến 0,GV nhận xét Bài 2: 2 HS nêu yêu cầu của bài HS tự làm bài vào vở. Sau đó chữa bài bằng cách các em đổi chéo vở để kiểm tra GV cùng HS nhận xét Giải lao Bài 3: 3 HS đọc yêu cầu của bài 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở Khi chữa bài GV yêu cầu các em nói rõ VD: Trong các số 6, 3, 4, 9 số 9 là số lớn nhất nên khoanh vào số 9 Bài 4: HS thi đua làm giữa các nhóm Mỗi nhóm cử một đại diện thi tài Dưới lớp quan sát và nhận xét,GV nhận xét. Bài 5: 3 HS đọc yêu cầu của bài HS tự đo đoạn thẳng và ghi kết quả đo được GV gọi một số em đọc kết quả, GV nhận xét,tuyên dương. *Bài tập có thể làm tiếp bài 2( cột 3) 4.Củng cố,dặn dò(2’) GV nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà. Chuẩn bị bài sau. ___________________________________________ Thủ công (tiết 32) Cắt, dán và trang trí ngôi nhà I. Mục tiêu Biết vận dụng các kiến thức đã học để cắt dán và trang trí ngôi nhà. Cắt, dán và trang trí được ngôi nhà yêu thích. Có thể dùng bút mầu để vẽ trang trí ngôi nhà. đường cắt tương đối thẳng, hình dán tương đối phẳng. *Với HS khéo tay cắt, dán được ngôi nhà. Đường cắt thẳng, hình dán phẳng, ngôi nhà cân đối, trang trí đẹp. II. Chuẩn bị GV: Bài mẫu:Giấy mầu, bút chì, thước kẻ, kéo hồ dán, một tờ giấy làm nền. HS: Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo hồ dán. III. Các hoạt động dạy học 1.ổn định lớp(1’) 2.Bài cũ(2’) GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS 3.Bài mới(30’) a.Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp, ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại b.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét GV cho HS quan sát bài mẫu ngôi nhà được cắt H:Ngôi nhà gồm những bộ phận gì? H:Thân nhà, mái nhà, cửa sổ, cửa ra vào là hình gì? H:Cách cắt , cách vẽ hình đó ra sao? HS trả lời HS nhận xét Giải lao GV hướng dẫn HS thực hành GV hướng dẫn kẻ cắt ngôi nhà Kẻ cắt thân nhà Kẻ cắt cửa ra vào,cửa sổ HS thực hành kẻ ,cắt GV bao quát lớp giúp đỡ HS yếu 4.Củng cố,dặn dò(2’) GV nhận sét giờ học,về chuẩn bị bài sau. Bài tuần 33. Nhận xét, ký duyệt của ban giám hiệu Ngày.tháng 4 năm 2011 .
Tài liệu đính kèm: