I. MỤC TIÊU:
- Qua giờ sinh hoạt, HS nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của cá nhân và tập thể để từ đó có hướng khắc phục trong tuần sau.
- Rèn ý thức tự giác, kỉ luật cho các em.
II. NỘI DUNG:
1. GV nhận xét các mặt hoạt động trong tuần:
a. Chuyên cần: Đa số các em đi học đủ và đúng giờ.
- Cả tuần không vắng em nào.
- Không có trường hợp đi học muộn.
b. Học tập:
- Đa số các em đều học bài và làm bài tập đầy đủ.
- Một số em chăm học, hay phát biểu ý kiến xây dựng bài, chữ viết sạch sẽ, đẹp: Chi, TháI, Duy,.
- Bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa chăm học, bài tập về nhà chưa hoàn thành:
Vinh, Ly.
- Một số em chữ viết cẩu thả: N.Anh, Nam.
Sinh hoạt ( tiết số: 4) Sơ kết tuần 4 I. Mục tiêu: - Qua giờ sinh hoạt, HS nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của cá nhân và tập thể để từ đó có hướng khắc phục trong tuần sau. - Rèn ý thức tự giác, kỉ luật cho các em. II. Nội dung: 1. GV nhận xét các mặt hoạt động trong tuần: a. Chuyên cần: Đa số các em đi học đủ và đúng giờ. - Cả tuần không vắng em nào. - Không có trường hợp đi học muộn. b. Học tập: - Đa số các em đều học bài và làm bài tập đầy đủ. - Một số em chăm học, hay phát biểu ý kiến xây dựng bài, chữ viết sạch sẽ, đẹp: Chi, TháI, Duy,... - Bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa chăm học, bài tập về nhà chưa hoàn thành: Vinh, Ly. - Một số em chữ viết cẩu thả: N.Anh, Nam... - Truy bài đã đi vào nề nếp. c. Vệ sinh: - Một số em chưa có ý thức giữ vệ sinh chung, hay ăn bánh kẹo vứt rác bừa bãi ra lớp. d. Thể dục: - Xếp hàng còn chưa thẳng, chậm chạp. e. Xếp hàng ra vào lớp: - Một số em chưa nghiêm túc, khi ra về còn phá hàng: Nam, Điệp,... 2. Bình xếp thi đua: - HS cả lớp nêu ý kiến bổ sung. - HS bình chọn tổ xếp loại nhất, nhì, ba; bình chọn cá nhân tiêu biểu: 3. Phổ biến công tác tuần sau: - Đi học đều và đúng giờ. - Duy trì các nề nếp hiện có. - Chấn chỉnh những mặt còn tồn tại: Cấm vứt rác bừa bãi... - Duy trì nề nếp truy bài đầu giờ có hiệu quả. - Tiếp tục nhắc nhở học sinh mua sắm đầy đủ sách vở và đồ dùng. - Tham gia đóng góp các khoản đúng quy định. - Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp đề ra. tuần 5 Ngày soạn: 18 /9 /2010 Ngày dạy: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010 Đạo đức ( Tiết số: 5 + 6) Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được tác dụng của sách vở, đồ dùng học tập. - Nêu được ích lợi của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. - Thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của bản thân.( HS khá, giỏi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.) *Giáo dục BVMT: HS biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, BVMT, làm cho môi trường luôn sạch đẹp. II. Tài liệu và phương tiện: - Vở BTĐĐ lớp 1. - Bút chì màu III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 1- 2’ - Hát, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra: 5’ H: Giờ trước chúng ta học bài gì? H: Em đã làm gì để quần áo gọn gàng, sạch sẽ? - GV nhận xét chung. 3. Bài mới: Tiết 1 (30’) a. Giới thiệu bài: ghi đầu bài. b. Hoạt động 1( 8 - 10’): HS làm BT1. - GV giải thích yêu cầu bài tập. - HS tìm và tô màu vào các đồ dùng học tập trong bức tranh bài tập 1. - GV yêu cầu HS trao đổi kết quả cho nhau theo cặp. H: Nêu các đồ dùng học tập có trong sách? H: Ngoài những đồ dùng được kể trong sách còn những đồ dùng nào nữa? - HS trình bày kết quả trước lớp. GV chốt nội dung chính. c. Hoạt động 2 : Thảo luận theo lớp ( 10 - 12’) - GV nêu lần lượt câu hỏi: H: Em nên làm gì để giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập? H: Muốn sách vở, đồ dùng học tập được bền đẹp, cần tránh những việc gì? H: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập có ích lợi gì đối với môi trường xung quanh? - HS trả lời – Nhận xét, bổ sung. * GVKL: + Để giữ gìn đồ dùng học tập, sách vở, các em cần sử dụng chúng đúng mục đích, dùng xong cất đúng nơi quy định. + Không được bôi bẩn, vẽ bậy, viết bậy vào sách vở ; không làm rách nát, xé, làm nhàu nát sách vở ; không làm gãy, làm hỏng đồ dùng học tập. + giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, BVMT, làm cho môi trường luôn sạch đẹp. d. Hoạt động 3: Làm bài tập 2 ( 5 - 6’) - GV nêu yêu cầu bài tập 2 - GV yêu cầu mỗi HS giới thiệu với bạn mình(theo cặp) một đồ dùng học tập của bản thân được giữ gìn tốt nhất: H: Kể tên đồ dùng học tập của em? H: Nó được dùng để làm gì? H: Em đã làm gì để giữ gìn nó được tốt như vậy? H: Khi thấy bạn bè không giữ gìn sách vở, đồ dùng không cẩn thận em cần làm gì? (dành cho HS khá, giỏi) - Từng cặp HS giới thiệu đồ dùng học tập với nhau. - Một vài HS trình bày: giới thiệu với lớp về đồ dùng học tập của bạn mình được giữ gìn tốt. - GV nhận xét chung, khen 1 số em đã biết giữ gìn đồ dùng học tập, sách vở. 4. Hoạt động nối tiếp: (2 - 3’) - GV nhắc nhở HS về nhà sửa sang, giữ gìn tốt sách vở, đồ dùng của mình để tiết Đạo đức tuần tới tham gia cuộc thi: Ai giữ gìn sách vở, đồ dùng đẹp nhất. Tiết 2 (30’) 1. ổn định: 1- 2’ - HS hát. 2. Kiểm tra: 5’ H: Giờ trước chúng ta học bài gì? H: Em đã làm gì để sách vở, đồ dùng học tập bền đẹp? - GV nhận xét chung, khen. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: ghi đầu bài. b. Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi (BT3) ( 10 - 12’) - GV nêu yêu cầu bài tập 3. - GV y/c các cặp HS thảo luận để xác định những bạn nào trong những tranh ở bài tập 3 biết giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. - HS làm bài tập theo nhóm đôi. H: Bạn nhỏ trong từng tranh đang làm gì? H: Hành động đó đúng hay sai ? Vì sao? H: Những việc làm nào nên học tập? hành vi nào không nên làm theo? - Theo từng tranh, HS nêu kết quả trước lớp. * GVKL: Các bạn ở tranh 1, 2, 6 biết giữ gìn đồ dùng học tập - lau cặp sạch sẽ, thước kẻ để vào hộp, treo đúng nơi quy định. Cần phải giữ gìn sách, vở đồ dùng học tập. c. Hoạt động 2: Thi “ Sách vở, đồ dùng ai đẹp nhất” BT4 ( 12 - 14’) - GV eeeu cầu HS xếp sách vở, đồ dùng học tập của mình lên bàn sao cho gọn gàng, đẹp mắt. - GV thông báo thể lệ , tiêu chuẩn đánh giá, ban giám khảo: + Thể lệ: Tất cả mọi HS đều tham gia; cuộc thi được tiến hành 2 vòng- vòng 1 ở tổ, vòng 2 ở lớp. + Đánh giá theo 2 tiêu chuẩn: về số lượng và về chất lượng, hình thức giữ gìn. * Về số lượng: đủ sách vở, đồ dùng học tập ( phục vụ cho buổi học) * Về chất lượng: sách vở sạch sẽ, phẳng phiu, không bị quăn mép. - Ban giám khảo: GV, lớp trưởng(phó), tổ trưởng. + Cấp tổ chấm ở tổ( chấm chéo)để chọn ra mỗi tổ 2 bộ đẹp nhất. + Chấm ở vòng 2 trưng bày riêng để HS cả lớp được quan sát rõ. Ban giám khảo xác định những bộ giữ gìn cẩn thận - Một số em có sách vở, đồ dùng học tập được giải lên kể cho cả lớp nghe, mình đã giữ gìn chúng như thế nào. - GV nhận xét chung và trao phần thưởng. d. Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh đọc câu thơ cuối bài: ( 5 - 6’) Muốn cho sách vở đẹp lâu Đồ dùng bền mãi, nhớ câu giữ gìn. * Kết luận chung: + Cần phải giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. + Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học hành của chính mình. 4. Củng cố: 2’ - GVtóm tắt nội dung bài học. - GV nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà:1’ - Về học bài và thực tốt theo bài học. - Chuẩn bị bài: Gia đình em. Âm nhạc ( Tiết số: 5) ôn 2 bài: quê hương tươI đẹp mời bạn vui múa ca ( GV chuyên nhạc soạn, dạy) Học vần ( Tiết số: 37 + 38) bài 17 : u - ư I. Mục tiêu: - Đọc được: u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng - Viết được: u, ư, nụ, thư. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: thủ đô. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: phấn màu, chữ mẫu... - HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết.... III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2’ - HS hát. 2. Kiểm tra: 5’ - GV cho 2, 3 hs đọc SGK bài 16 (ôn tập) - GV đọc cho hs viết bảng con chữ: tổ cò, da thỏ, thợ nề . - GV nhận xét ghi điểm cho hs. 3. Bài mới: Tiết 1 ( 30’) a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài. b. Dạy chữ ghi âm. * Dạy chữ ghi âm u ( 8 -9’) + Nhận diện chữ: - GV giới thiệu chữ ghi âm u in thường, chữ ghi âm u viết thường H: Chữ ghi âm u gồm mấy nét? Là những nét nào?(...gồm 3 nét: nét xiên phải và 2 nét móc ngược) - GV đưa chữ i cho HS so sánh: H: Chữ u và chữ i giống và khác nhau như thế nào? ( Giống:đều có nét xiên phải và nét móc ngược. Khác: chữ u có 2 nét móc ngược...) + Ghép chữ và đánh vần: - GV phát âm mẫu: u - HS phát âm, GV chỉnh sửa. - GV yêu cầu HS dắt âm u, HS đọc: CN-TT H: Có âm u, muốn có tiếng nụ ta ghép thế nào? - HS nêu cách ghép, ghép chữ nụ. - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng nụ (CN-TT). - GV cho HS quan sát tranh minh họa từ khóa. H: Tranh vẽ gì? - GV giới thiệu từ khoá: nụ, ghi bảng. - HS đọc từ ( CN - TT) . - 1 HS đọc tổng hợp: u- nụ- nụ H: Vừa học âm gì ? tiếng gì? GV tô màu âm u. - HS đọc xuôi ngược, bất kì (CN - TT) * Dạy chữ ghi âm ư (Quy trình tương tự) ( 7 -8’) - Cho HS so sánh âm u với âm ư. - Đọc cả hai phần. * Hướng dẫn HS viết chữ trên bảng con: ( 8 -9’) - GV đưa chữ mẫu u phóng to, nêu quy trình, viết mẫu. - HS viết bảng tay 1, 2 lần, GVnhận xét , chữa lỗi. - Hướng dẫn viết ư, nụ, thư tương tự. c. Dạy từ ứng dụng: (5-6’) - GV ghi bảng từ ứng dụng. HS đọc thầm. - 1 em đọc to H: Tiếng nào có âm mới? GV gạch chân các âm u, ư. - HS luyện đọc kết hợp phân tích cấu tạo tiếng. GV chỉnh sửa phát âm cho HS . - GV ướng dẫn giải thích từ khó: + Cá thu: cá sống ở nước mặn, thân dài, dẹp, không vẩy, thịt trắng ăn rất ngon, cũng dùng làm nước mắm. + Cử tạ: nhấc và đưa vật nặng lên. + thứ tư: số ngày thứ tự trrong một tuần. - 1 HS đọc lại từ ứng dụng * Củng cố: H: Các emvừa học những âm mới nào?. H: Học mấy tiếng mới? Từ mới? - HS đọc lại bài (CN-TT) - GV nhận xét giờ học. Tiết 2 ( 35’) d. Luyện đọc: (12-14’) * Luyện đọc bài tiết 1: (5-6’) - HS lần lượt đọc bài( trên bảng, SGK) - HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh , sửa cho HS * Đọc bài ứng dụng: thứ tư, bé hà thi vẽ (5-6’) - GVghi bảng, HS đọc thầm. H: Trong câu tiếng nào chứa âm mới? (thứ tư) - HS đọc tiếng, phân tích. - HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa, đọc mẫu, chú ý hướng dẫn các em đọc liền mạch các tiếng trong câu. - HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét: H: Tranh vẽ gì? ( bé thi vẽ) - HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần. e. Luyện viết: (9-10’) - GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 học sinh đọc. - Yêu cầu HS nhắc lại cách viết: u, ư, nụ, thư. - GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng. - Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài. - GV quan sát, giúp đỡ HS. - GV 5-7 bài, nhận xét, chữa lỗi. g. Luyện nói: (7 - 8’) - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ: H: Trong tranh em thấy cô giáo đưa HS đi thăm cảnh gì? H: Chùa Một Cột ở đâu? GV giới thiệu chùa Một Cột ở thủ đô Hà Nộ ... ở kiểm tra. - HS báo cáo kết quả, nhận xét, khen. 4. Củng cố: 2-3’ - HS đếm từ 1 đến 9, từ 9 đến 1 - GV nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: 2’ - Về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị bài: Số 0 Ngày soạn: 22 /9 /2010 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010 Học vần (Tiết số: 45 + 46) Bài 21: ôn tập I. Mục tiêu: - HS đọc được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 21. - HS viết được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh ; các từ ngữ ứng dụng từ bài 17 đến bài 21. - Nghe hiểu và kể lại được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: “thỏ và sư tử”. (HS khá giỏi kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh.) II. Đồ dùng dạy - học: - GV: phấn màu, chữ mẫu, bảng ôn SGK... - HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành, vở ghi.... III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 1’ - HS hát, kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra: 5’ - GV cho 2, 3 HS đọc: - Bảng lớp: k, kh, kẻ, khế - SGK - GV đọc cho HS viết bảng con chữ k, kh, kẻ, khế. - Tìm tiếng, từ chứa âm k, kh - GV nhận xét, ghi điểm cho hs. 3. Bài mới: Tiết 1 ( 35’) a. Giới thiệu bài: H: Tuần qua, chúng ta đã học những âm, chữ gì mới? - HS nêu. GV ghi vào bảng động. - GV đưa bảng ôn, HS đối chiếu, bổ sung. - GV giới thiệu bài mới, ghi đầu bài. b. Ôn tập: (20 - 22’) * Ôn các chữ ghi âm: - HS lên bảng đọc các chữ ghi âm ở bảng ôn. - GV đọc âm, yêu cầu HS chỉ chữ. - GV chỉ chữ bất kì trong bảng ôn, yêu cầu HS đọc. *Ghép chữ thành tiếng: Bảng 1: - GV: Bây giờ chúng ta sẽ ghép từng âm ở cột dọc với lần lượt từng âm ở dòng ngang để tạo thành tiếng. - GV ghép mẫu: x ghép với e, x ghép với i ( xe, xi) - GV yêu cầu mỗi HS ghép 1 tiếng, ghép xong dòng nào, cho HS đọc lại dòng đó (CN-nhóm) - Tương tự, GV chia lớp thành 3 nhóm lớn và y/c mỗi nhóm dắt một âm: + Tổ 1 ghép âm k với các âm ở hàng ngang(e, i) + Tổ 2 ghép âm r với các âm ở hàng ngang(e, i, a, u, ư) + Tổ 3 ghép âm s với các âm ở hàng ngang (e, i, a, u, ư) - Còn âm ch, kh GV cho HS lên bảng viết vào bảng ôn - GV cho HS đọc từng dòng(CN-TT). Cho HS đọc xuôi ngược bất kì H: Nhìn vào bảng cho cô biết : Trong các tiếng ghép được, thì các chữ ở cột dọc đứng ở vị trí nào?( đứng trước) H: Các chữ ở dòng ngang đứng ở vị trí nào?( đứng sau) H: Có ghép được chữ ở dòng ngang đứng trước và chữ ở cột dọc đứng sau được không?(không) - GV: vì không đánh vần được, không có nghĩa. * Lưu ý: k không ghép được với a, u, ư. - Cho HS đọc lại toàn bộ bảng 1. Bảng 2: H: Các em đã được học những dấu thanh nào? HS kể. GV ghi bảng ôn. - HS đọc các dấu thanh. - Tiếp tục cho HS ghép tiếng ( ru, cha)với dấu thanh để hoàn chỉnh bảng 2. - Đọc các tiếng ở bảng 2 (CN- TT) - GV giải nghĩa các tiếng ở bảng 2. c. Đọc từ ngữ ứng dụng: ( 5 - 6’) - GV ghi bảng, HS đọc thầm. - HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng: CN- nhóm - tập thể. - GV chỉnh sửa phát âm cho HS. - GV giải thích từ xe chỉ: xoắn các sợi chỉ nhỏ thành sợi lớn Củ sả: GV đưa củ sả cho HS quan sát d. Hướng dẫn viết từ ứng dụng: xe chỉ, củ sả ( 5 - 6’) - GV đưa mẫu từ xe chỉ, HS đọc. GV hướng dẫn cách viết và viết mẫu, lưu ý khoảng cách giữa các con chữ. - HS viết bảng con. GV nhận xét, chữa. + từ củ sả ( HD tương tự) * Củng cố: H: Chúng ta vừa ôn những âm gì? - 1 HS đọc lại bài trên bảng. Tiết 2 ( 35’) g. Luyện đọc:(12-14’) * Luyện đọc bài tiết 1: ( 5 - 6’) - HS lần lượt đọc bài ( trên bảng, SGK) - HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh , sửa phát âm cho HS. * Đọc bài ứng dụng: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú ( 5 - 6’) - GVghi bảng, HS đọc thầm. H: Trong câu tiếng nào chứa âm vừa ôn? - HS đọc tiếng, phân tích. - HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa. - HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét: H: Tranh vẽ gì? - HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần. h. Luyện viết: (5’) - GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 học sinh đọc. - GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng. - Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài. - GV quan sát, giúp đỡ HS. - GV chấm 5-7 bài, nhận xét, chữa lỗi. i. Kể chuyện: “thỏ và sư tử” - GV giới thiệu, dẫn vào câu chuyện - GV kể lại câu chuyện một cách diễn cảm. HS lắng nghe và quan sát tranh (sgk) - GV kể lại lần 2 có minh hoạ bằng tranh - Hướng dẫn HS kể từng đoạn chuyện theo tranh: + HS thảo luận nhóm, tập kể trong nhóm. Sau đó HS nối tiếp nhau kể, vừa kể và chỉ vào từng tranh. Nhóm nào có tất cả 4 người kể đúng là nhóm chiến thắng. + Tranh 1: Thỏ đến gặp sư tử thật muộn + Tranh 2: Cuộc đối đáp giữa thỏ và sư tử. + Tranh 3: Thỏ dẫn sư tử đến một cái giếng. Sư tử nnhìn xuống đáy thấy một con sư tử hung dữ đang chằm chằm nhìn mình. + Tranh 4: Tức mình, nó liền nhảy xuống định cho con kia một trận. Sư tử giãy giụa mãi rồi sặc nước mà chết. - Sau khi HS kể chuyện. GV đưa ra một số câu hỏi để HS hiểu ý nghĩa của truyện H: Câu truyện này có mấy nhân vật? Em thích nhân vật nào? Vì sao? H: Qua câu truyện này em thấy con thỏ là con vật thế nào?( thông minh , dũng cảm) H: Em thấy sư tử là con vật như thế nào?(kiêu căng, gian ác) H: Những kẻ gian ác, kiêu căng cuối cùng sẽ ra sao? (bị trừng trị thích đáng) 4. Củng cố: 3’ - 1HS đọc lại bài ở sgk. - GV tóm tắt nội dung bài. - GVnhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: 2’ - Dặn HS ôn lại bài. Đọc trước bài 22: p, ph, nh. Mĩ thuật (Tiết số: 5) vẽ nét cong I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết được nét cong. - Biết cách vẽ nét cong. - Vẽ được hình có nét cong và tô màu theo ý thích. (HS khá giỏi: Vẽ được một tranh đơn giản có nét cong và tô màu theo ý thích.) II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Một số đồ vật có dạng hình tròn. Một vài hình vẽ có hình nét cong. - HS: Vở tập vẽ, bút màu..., tranh ảnh sưu tầm. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2’ - Lớp hát. 2. Kiểm tra: 2’ H: Giờ trước chúng ta học bài gì? - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV nhận xét. 3. Bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. b. Hoạt động 1: Giới thiệu các nét cong. ( 5 - 6’) - GV vẽ lên bảng 1 số nét cong, nét lượn sóng, nét cong khép kín...và đặt câu hỏi để HS trả lời: H: Em thấy nét vẽ thẳng hay cong? (cong) - GV cho HS quan sát 1 số đồ vật thật( lá, quả...) H: Muốn vẽ được những cái lá, quả, mặt trời...ta phải vẽ bằng nét gì? ( nét cong) - GV vẽ lên bảng 1 số hình lá, quả cây, sóng nước... để minh hoạ. c. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ nét cong. ( 8 - 9’) - GV vẽ lên bảng một số nét cong, đánh dấu theo chiều mũi tên để HS quan sát + Vẽ từng nét cong( cong tròn, cong lượn, cong trái cong phải) + Vẽ nét cong lượn từ trái sang phải, cong kín từ trên xuống ) - GV khuyến khích HS khá giỏi: Vẽ được một tranh đơn giản có nét cong và tô màu theo ý thích. d. Hoạt động 3: Thực hành (14- 15’) - GV hướng dẫn HS cách vẽ dãy núi, vườn hoa, trời, mây - Khuyến khích HS vẽ thêm các hình ảnh có liên quan cho bài vẽ sinh động - Tô màu theo ý thích. e. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá ( 4 - 5’) H: Bài nào vẽ đẹp, màu đẹp? H: Bài nào màu chưa đẹp ? Ví dụ? - GV yêu cầu HS tìm bài đẹp mà mình thích. 4. Củng cố:3’ - Gv tóm tắt nội dung bài. GV nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà:1’ - Về hoàn thiện bài vẽ của mình cho đẹp - Chuẩn bị bài sau: Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn Toán (Tiết số: 20) Số 0 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Viết được số 0 ; đọc và đếm được từ 0 đến 9. - Biết so sánh số 0 với các số trong phạm vi 9. - Nhận biết được vị trí của số 0 trong dãy số từ 0 đến 9. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, bộ TH toán 1... - HS: SGK, bộ TH toán1, bảng... III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2-3’ - Lớp hát. 2. Kiểm tra: 5-6’ - 2 HS lên bảng, lớp làm bảng tay theo nhóm. 98 99 79 69 - 2 em đếm xuôi, ngược từ 1- 9 và từ 9 - 1 - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: 30’ a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. b. Hoạt động 1: Giới thiệu số 0 ( 12 - 14’) * Lập số 0 - GV đưa các nhóm đồ vật: 5 hình tròn rồi lần lượt bớt đi 1 que tính mỗi lần bớt lại hỏi: Còn bao nhiêu hình tròn? Cho đến lúc nào không còn hình tròn nào nữa. + Đối với 5 que tính, 3 hình vuông GV cũng làm tương tự - GV nêu: Để chỉ không hình tròn, không hình vuông, không que tính ta dùng số 0 - GV viết bảng số 0 in, số 0 viết thường - HS đọc (CN- TT) * Nhận biết vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9 - Cho HS xem hình vẽ trong sách, GV chỉ từng ô và hỏi: “Có mấy chấm tròn?”(không, một, hai, ba,chín chấm tròn) - GV hướng dẫn HS đếm từ 1 - 9 , từ 9 - 1 - GV hỏi: 0 chấm tròn so với 1 chấm tròn thì nhiều hơn hay ít hơn?” (ít hơn) - GV ghi 0 < 1, rồi chỉ vào 0 < 1 cho HS đọc: “ 0 bé hơn 1” H: 0 chấm tròn so với 2 ( 3, 4, 5, ...9 chấm tròn thì nhiều hơn hay ít hơn? H: Trong dãy số từ 0 - 9 số nào là số bé nhất?( số 0) * GVKL: Số 0 là số bé nhất trong tất cả các số đã học. c. Hoạt động 2: Thực hành (15 - 17’) * Bài 1: Viết số 0 - GV nêu y/c của bài. - GV HD học sinh viết số 0. - GV kiểm tra, nhận xét. + Bài 2:Viết số thích hợp vào ô trống - GV hướng dẫn HS viết số thích hợp vào ô trống. - HS làm bài chữa bài, 1 em lên bảng làm, NX bổ sung + Bài 3: Viết số thích hợp - Hướng dẫn HS điền số vào ô trống - HS thực hành, GV quan sát. - HS chữa bài nhận xét. HS dưới lớp đọc bài làm + Bài 4: >, <, =? 01 05 70 88 20 80 03 44 04 90 02 00 - HS thực hành làm bài, đổi vở kiểm tra. - HS báo cáo kết quả, nhận xét, khen. * HS khá giỏi làm xong thì thêm dòng1 (bài 1), dòng 2, 3 (bài 2)cột 3, 4(bài 4) - Đọc kết quả bài làm- nhận xét, chốt kết quả đúng. 4. Củng cố: 2-3’ - GV tóm tắt nội dung bài. - Nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: 1’ - Dặn về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài: Số 10 Nhận xét, kí duyệt của ban giám hiệu ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: