Kế hoạch bài học khối 1 - Tuần 8

Kế hoạch bài học khối 1 - Tuần 8

I.YÊU CẦU:

 Giúp HS:

- Nhận thấy rõ ưu, khuyết điểm của bản thân, tổ và của lớp. Từ đó phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm.

- Nắm được phương hướng hoạt động và cụ thể công việc của tuần 8.

II. NỘI DUNG, TIẾN TRÌNH SINH HOẠT:

1. Nhận xét các mặt hoạt động trong tuần 7

a. Lớp trưởng điều khiển lớp

*Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi của tổ mình.

*Lớp trưởng tổng kết chung các mặt hoạt động trong tuần:

- Truy bài đầu giờ.

- Học bài cũ ở nhà, chuẩn bị trước bài.

- Vệ sinh cá nhân, trường lớp.

- Thực hiện nề nếp Đội.

 

doc 28 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học khối 1 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh hoạt ( TS: 7)
sơ kết tuần
I.Yêu cầu: 
 Giúp HS:
- Nhận thấy rõ ưu, khuyết điểm của bản thân, tổ và của lớp. Từ đó phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm.
- Nắm được phương hướng hoạt động và cụ thể công việc của tuần 8.
II. Nội dung, tiến trình sinh hoạt:
1. Nhận xét các mặt hoạt động trong tuần 7
a. Lớp trưởng điều khiển lớp
*Các tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi của tổ mình.
*Lớp trưởng tổng kết chung các mặt hoạt động trong tuần:
- Truy bài đầu giờ.
- Học bài cũ ở nhà, chuẩn bị trước bài.
- Vệ sinh cá nhân, trường lớp.
- Thực hiện nề nếp Đội.
b.ý kiến các thành viên trong lớp
2. Giáo viên sơ kết tuần 7
- Đã duy trì 100% sĩ số, nề nếp thực hiện tương đối tốt.
-Vệ sinh lớp sạch sẽ, cá nhân trang phục chưa gọn gàng: Nguyễn Quang.
- Học tập chưa tự giác nhiều em chưa làm bài tập: Nguyễn Quang. 
- Truy bài đầu giờ còn mất trật tự: Thế Linh, Cảnh, Tuấn.
- Nhiều bạn được điểm cao trong trong tháng như: Mai, Ngọc Huyền, Minh, Thạch,...
- Còn một số bạn điểm yếu: Nguyễn Quang.
- Nề nếp vệ sinh cá nhân: đa số HS ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Thực hiện tốt nề nếp Đội.	
- GV cùng HS cho điểm số và xếp loại: Tổ 3: Nhất 
 Tổ 2: Nhì
 Tổ 1: Ba
- Cho đại diện các tổ lên nhận cờ thi đua. Khen ngợi.
3. Phương hướng hoạt động và công việc tuần 8.
- Duy trì sĩ số, đi học đều, đúng giờ.
- Khắc phục ngay tồn tại nêu trên.
- Chấp hành tốt luật lệ giao thông.
- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập cho đầy đủ.
- Các tổ thi đua học tập, lập thành tích mừng ngày 15 - 10, 20 - 10. 
- Chấp hành nghiêm nội quy, quy định của lớp, của trường.
- Duy trì sĩ số 100%.
- Ôn tập CB kiểm tra chất lượng GHKI.
- Tuần 8 tổ 2 làm trực nhật.
*GV tổ chức cho HS tham gia những tiết mục văn nghệ: đơn ca, trò chơi, đồng ca.
tuần 8
 Ngày soạn: 5 / 10 / 2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2010
Đạo đức (Tiết số: 8)
Gia đình em (T2)
( Đã soạn ở thứ hai, tuần 7)
Âm nhạc (Tiết số: 8)
Học hát bài :Lí cây xanh
 Dân ca Nam Bộ 
( GV chuyên nhạc soạn, dạy)
Học vần ( Tiết số: 65+ 66)
Bài 30: ua, ưa
I. Mục tiêu:
- Đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Giữa trưa.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: KHBH, chữ mẫu, tranh minh hoạ... 
- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết.... 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
- HS hát
2. Kiểm tra: 5’
- GV yêu cầu HS đọc bài 29 SGK: 2- 3 em.
- GV đọc cho HS viết bảng : tờ bìa, lá mía, vỉa hè.
- HS tìm tiếng, từ ngoài bài có vần ia.
- GV nhận xét - ghi điểm cho HS.
3. Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
b. Dạy vần mới.
* Vần ua ( 9- 10’)	 
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu chữ ghi vần ua in thường, chữ ghi vần ua viết thường.
H: Chữ ghi vần ua được tạo nên từ những âm nào?(vần ua được tạo nên từ u và a)
- Cho HS so sánh ia với i:
H: Chữ ghi vần vần ua và chữ ghi vần ia giống và khác nhau ở điểm nào?
 . Giống nhau: Đều kết thúc bằng a.
 . Khác nhau: vần ua bắt đầu bằng u, vần ia bắt đầu bằng i.
+ Ghép chữ và phát âm:
- GV phát âm mẫu: ua
- HS phát âm, GV chỉnh sửa. 
- GV yêu cầu HS dắt vần ua, HS đọc: CN-TT
H: Vần ua có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? (... u đứng trước, a đứng sau)
- HS đánh vần:u- a- ua.
- HS dắt vần ua, đọc trơn.
- GV yêu cầu HS ghép tạo tiếng mới cua trên thanh dắt.
H: Em ghép được tiếng gì? Em ghép ntn?
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng (CN-TT).
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ ( cua bể).
H: Đây là con gì? ( con cua bể)
H: Cua bể sống ở đâu?
- GV giới thiệu từ khoá: cua bể - ghi bảng.
- HS đọc từ ( CN- TT).
- 1 HS đọc gộp: ua- cua- cua bể
H: Các em vừa học vần gì mới ? tiếng gì mới? - GV tô màu vần ua.
- HS đọc xuôi, ngược, bất kì( CN-TT)
* Vần ưa ( 8’) Quy trình tương tự
- Cho HS so sánh ua và ưa:
 ( giống nhau: đều kết thúc bằng a
 khác nhau: ua bắt đầu bằng u, ưa bắt đầu bằng ư)
- Đọc cả 2 phần 
* Hướng dẫn HS viết chữ trên bảng con: ( 10’).
- GV đưa chữ mẫu ua phóng to cho HS quan sát.
H: Chữ ghi vần ua gồm mấy con chữ? Khi viết, ta viết con chữ nào trước, con chữ nào sau?
H: Con chữ u cao mấy li? Con chữ a cao mấy li? 
H: Hai con chữ cách nhau như thế nào?
- GV hướng dẫn quy trình viết, chú ý HS điểm đặt bút, dừng bút.
- GV viết mẫu. HS quan sát.
- HS viết bảng tay 1-2 lần. GV nhận xét, chữa lỗi.
 . Hướng dẫn viết: ưa, cua bể, ngựa gỗ tương tự. Chú ý hướng dẫn HS kĩ thuật nối nét giữa các con chữ, khoảng cách hai chữ trong 1 từ, vị trí các dấu thanh... 
c. Dạy từ ứng dụng: (5-6’)
- GV ghi bảng từ ứng dụng. HS đọc thầm.
- 1 em đọc to
H: Tiếng nào có vần mới? - GV gạch chân các vần ua.
- HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng khó.
- HS đọc từ: Theo thứ tự và không thứ tự ( cá nhân, nhóm)
- GV đọc mẫu, giải thích từ nô đùa: vui chơi thoả thích, xưa kia: đã lâu lắm rồi).
*Củng cố:
H: Chúng ta vừa học vần gì? tiếng gì?
- HS đọc lại bài (CN-TT)
- GV nhận xét giờ học
Tiết 2 ( 35’)
d. Luyện đọc(12-14’)
* Luyện đọc bài tiết 1: (5-6’)
- HS lần lượt đọc bài ( trên bảng, SGK)
- HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa phát âm cho HS.
* Đọc câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé. (5-6’)
- GVghi bảng bài ứng dụng, HS đọc thầm.
H: Trong câu tiếng nào chứa vần mới? (mua, dừa)
- HS đọc kết hợp phân tích tiếng khó: mua, dừa.
H: Tiếng nào có chữ cái được viết bằng chữ in hoa?
H: Để đọc đúng, đọc hay câu ứng dụng, khi đọc em phải đọc như thế nào?
- HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa phát âm cho HS, chú ý hướng dẫn HS đọc liền mạch các tiếng trong câu, chú ý ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm.
- HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:
H: Tranh vẽ gì? ( mẹ mua khế, mía, dừa, thị)
H: Mẹ đưa cho bé những gì?( Mẹ đưa cho bé: dừa, thị ...)
- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần.
e. Luyện viết(10’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 học sinh đọc.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
H: Chữ ua(ưa) thứ hai trong dòng cách chữ ua(ưa) thứ nhất như thế nào?(khoảng một ô lớn)
H: Từ cua bể thứ hai trong dòng có cách giống như chữ ua thứ hai không? (có)
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng.
-Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài theo mẫu chữ trong vở tập viết.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét, chữa lỗi.
g. Luyện nói: (8’)
- GV giới thiệu chủ đề luyện nói: Giữa trưa.
- HS quan sát tranh minh hoạ trả lời:
H: Trong tranh vẽ cảnh lúc nào? Tại sao em biết đây là cảnh buổi trưa mùa hè?
H: Giữa trưa là lúc mấy giờ? ( 12 giờ)
H: Buổi trưa mọi người thường làm gì? ở đâu? ( ...mọi người nghỉ trưa)
H: Buổi trưa em thường làm gì?
H: Buổi trưa em có nên ra ngoài trời chơi đùa không? Vì sao?(...Không nên chơi đùa vào giữa trưa, có thể bị ốm)
- Một số HS trình bày trước lớp.
4. Củng cố: 2- 3’
- 1 HS đọc bài trên bảng.
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Hướng dẫn HS đọc bài 31.
- Dặn HS ôn lại bài. Đọc trước bài 31: Ôn tập.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết bài: Lý cây xanh là một bài dân ca Nam Bộ 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca, hát đồng đều và rõ lời.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát(biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca.)
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - Học :
- GV: KHBH, tranh ảnh phong cảnh Nam Bộ, song loan, thanh phách,... 
- HS: thanh phách
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. ổn định tổ chức: (1’) 
- Lớp hát
2. Bài cũ: (2’)
- 2 HS hát bài “tìm bạn thân”
3. Bài mới: (30’)
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - Ghi bảng, HS nhắc lại 
b. Hoạt động 1: Dạy hát (12-14’)
- GV đọc cho HS nghe câu thơ lục bát: Cây xanh thì lá cũng xanh
- Cho HS quan sát tranh phong cảnh Nam Bộ. GV giới thiệu bài hát
- GV hát mẫu 
- Hướng dẫn HS đọc lời ca. HS đọc lời ca :
 Cái Cây xanh xanh thì lá cũng xanh
 Chim đậu trên cành chim hót líu lo
Líu lo là líu lo Líu lo là líu lo
- GV chia bài hát thành 3 câu. GV dạy HS hát từng câu 
- HS hát cả bài. HS hát cá nhân, GV sửa sai 
c. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ (12-14’) 
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. HS hát gõ đệm theo phách 
(cá nhân, lớp)
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca 
- GV làm mẫu, HS quan sát 
- HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca ( cá nhân, lớp). GV uốn nắn sửa sai
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp động tác nhún. HS hát và nhún chân
4. Củng cố: (3’)
- HS hát lại cả bài hát
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Nhắc HS về hát thuộc bài hát, chuẩn bị bài sau học tiếp.
 Ngày soạn: 6 / 10 / 2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2010
Học vần (Tiết số: 67 + 68)
Bài 31: ôn tập 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc được: ia, ua, ưa ; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28 đến bài 31.
- Viết được: ia, ua, ưa ; các từ ngữ ứng dụng.
- Nghe hiểu và kể lại được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: “Khỉ và Rùa”.(HS khá giỏi kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh.)
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: KHBH, Bảng ôn; tranh minh hoạ truyện kể
- HS: SGK, phấn, vở Tập viết
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: 1’
- Lớp hát, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- HS đọc bài 30 SGK
- HS viết: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
- HS tìm tiếng, từ chứa vần ua, ưa. GV nhận xét, cho điểm
3. Dạy học bài mới: 
Tiết 1 (30’)
a. giới thiệu bài:
H: Tuần qua, chúng ta đã học những vần gì mới? HS nêu 
- GV ghi vào bảng động.
- GV giới thiệu bài mới, ghi đầu bài – Giới thiệu bảng ôn.
b. Ôn tập.
* Ôn các chữ ghi âm:
- HS lên bảng đọc các chữ ghi âm, ghi vần ở bảng ôn.
u
ua
ư
ưa
i
ia
tr
...
...
...
...
...
...
ng
...
...
...
...
ngh
...
...
- GV đọc âm, yêu cầu HS chỉ chữ.
- GV chỉ chữ bất kì trong bảng ôn, yêu cầu HS đọc.
* Ghép chữ thành tiếng: 
- GV: Bây giờ chúng ta sẽ ghép từng âm ở cột dọc với lần lượt từng âm , vần ở dòng ngang để tạo thành tiếng.
- GV ghép mẫu: tr ghép với u, tr ghép với ua ( tru, trua)
- GV yêu cầu mỗi HS ghép 1 tiếng. Lưu ý, các ô màu xanh không ghép
- Ghép xong dòng, cho HS đọc lại ( CN- nhóm)
- Tương tự, GV chia lớp thành 3 nhóm lớn và y/c mỗi nhó ... c bài 33 SGK: 2- 3 em.
- GV đọc cho HS viết bảng theo 3 nhóm : cái chổi, thổi còi, đồ chơi.
- HS tìm tiếng, từ có chứa vần ôi, ơi
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
3. Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
b. Dạy vần mới:
* Vần ui ( 9- 10’)	 
+ Nhận diện chữ:
- GV giới thiệu chữ ghi vần ui in thường, chữ ghi vần ui viết thường.
H: Vần ui được tạo nên từ những âm nào? (Vần ui được tạo nên từ u và i)
- Cho HS so sánh ui với oi:
H: Vần ui và vần oi giống và khác nhau ở điểm nào?
 . Giống nhau: Đều kết thúc bằng i.
 . Khác nhau: vần ui bắt đầu bằng, vần oi bắt đầu bằng o
+ Ghép chữ và phát âm:
- GV phát âm mẫu: ui. HS phát âm, GV chỉnh sửa. 
- GV yêu cầu HS dắt vần ui, HS đọc: CN-TT
H: Vần ui có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau? (... u đứng trước, i đứng sau)
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn: CN- TT
H: Có vần ui, muốn có tiếng núi ta ghép thế nào?
- HS nêu cách ghép, ghép tiếng núi.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn tiếng (CN-TT).
- GV cho HS quan sát tranh đồi núi.
H: Bức tranh vẽ gì? ( đồi núi)
H: Đồi núi thường có ở đâu?
- GV giới thiệu từ khoá: đồi núi - ghi bảng.
- HS đọc từ ( CN- TT)
- 1 HS đọc tổng hợp.
H: Vừa học vần gì ? tiếng gì? - GV tô màu vần ui.
- HS đọc xuôi, ngược, bất kì( CN-TT)
* Vần ưi ( 8’) Quy trình tương tự
- Cho HS so sánh ưi và ui ( giống nhau: đều kết thúc bằng i, khác nhau: ui bắt đầu bằng u ...).
- Đọc cả 2 phần 
* Hướng dẫn HS viết chữ trên bảng con: ( 10’).
- GV đưa chữ mẫu ui phóng to cho HS quan sát.
H: Chữ ghi vần ui gồm mấy con chữ? Khi viết, viết con chữ nào trước, con chữ nào sau?
H: Con chữ u cao mấy li? Con chữ i cao mấy li? 
H: Hai con chữ cách nhau như thế nào?
- GV hướng dẫn quy trình viết, chú ý HS điểm đặt bút, dừng bút.
- GV viết mẫu, HS quan sát.
- HS viết bảng tay 1-2 lần, GVnhận xét , chữa lỗi.
* Hướng dẫn viết: ưi, đồi núi, gửi thư tương tự. Chú ý hướng dẫn HS kĩ thuật nối nét giữa các con chữ, khoảng cách hai chữ trong 1 từ, vị trí các dấu thanh... 
c. Dạy từ ứng dụng: (5-6’)
- GV ghi bảng từ ứng dụng: cái túi gửi quà
 vui vẻ ngửi mùi 
- HS đọc thầm.
- 1 em đọc to
H: Tiếng nào có vần mới? - GV gạch chân các vần ui, ưi.
- HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng khó.
- HS đọc từ: Theo thứ tự và không thứ tự ( cá nhân, nhóm)
- GV hướng dẫn giải thích từ khó(gửi quà:chuyển quà từ nơi này đến nơi khác).
* Củng cố:
H: Chúng ta vừa học vần gì? tiếng gì?
- HS đọc lại bài (CN-TT)
- GVnhận xét giờ học 
Tiết 2 ( 35’)
d. Luyện đọc: (12-14’)
* Luyện đọc bài tiết 1: (5-6’)
- HS lần lượt đọc bài ( trên bảng, SGK)
- HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh , sửa phát âm cho HS.
* Đọc bài ứng dụng: Dì Na và gửi thư về. Cả nhà vui quá. (5-6’)
- GVghi bảng bài ứng dụng, HS đọc thầm.
H: Trong câu tiếng nào chứa âm mới? (gửi, vui)
- HS đọc kết hợp phân tích tiếng khó ( gửi thư, vui quá).
H: Tiếng nào có chữ cái được viết bằng chữ in hoa?
H: Để đọc đúng, đọc hay bài ứng dụng, khi đọc em cần lưu ý gì?
- HS tập đọc câu. GV chỉnh sửa phát âm cho HS, chú ý hướng dẫn HS đọc liền mạch các tiếng trong câu, chú ý ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm.
- HS quan sát tranh minh hoạ, nhận xét:? Tranh vẽ gì?
- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần.
e. Luyện viết: (10’)
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 học sinh đọc.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
H: Chữ ui thứ hai trong dòng cách chữ ui thứ nhất như thế nào? ( khoảng một ô lớn)
H: Từ đồi núi thứ hai trong dòng có cách giống như chữ ui thứ hai không? (có)
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng.
- Yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, viết bài theo mẫu chữ trong vở tập viết.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét, chữa lỗi.
g. Luyện nói: (8’)
- GV giới thiệu chủ đề luyện nói: Đồi núi.
- HS quan sát tranh minh hoạ trả lời:
H: Trong tranh vẽ gì? ( cảnh đồi núi)
H: Đồi núi thường có ở đâu? ( ...có ở vùng miền núi, trung du...)
H: Em biết tên vùng nào có đồi núi?
- HS thảo luận nhóm đôi:
H: Quê em có đồi không? Có núi không? Em đã được đến đó bao giờ chưa? Em đến đó làm gì?
H: Trên đồi, núi thường có gì? ( ...cây cối, đá núi, hang động...)
H: Đồi khác núi như thế nào? ( Đồi có nhiều đất có thể trồng trọt được, núi có nhiều đá...)
- GV liên hệ quê em có nhiều đồi thông, đồi cây keo...
- Một số HS trình bày trước lớp.
- HS đọc lại chủ đề luyện nói.
4. Củng cố: 2- 3’
- 1 HS đọc bài trên bảng.
- Yêu cầu HS tìm tiếng có chứa vần ui, ưi.
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Hướng dẫn HS đọc bài 35.
- Dặn HS ôn lại bài. Đọc trước bài 35: uôi, ươi.
mĩ thuật (Tiết số: 8)
vẽ hình vuông và hình chữ nhật
I. Mục tiêu:
 	Giúp HS:
- Nhận biết được hình vuông và hình chữ nhật.
- Biết cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật.
- Vẽ được hình vuông và hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích.
- Giáo dục HS cẩn thận khi làm bài.
*HS khá giỏi: vẽ cân đối được hoạ tiết dạng hình vuông, hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: 1 vài đồ vật là hình vuông, hình chữ nhật, bài vẽ của HS năm trước.
- HS: Vở tập vẽ, chì màu...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 2’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 3’
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
b. Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông, hình chữ nhật ( 5’)
- GV giới thiệu 1 số đồ vật : cái bảng, quyển vở, mặt bàn, viên gạch lát nhà...
H: Cái bảng, quyển vở là hình gì?
H: Viên gạch lát nhà có hình gì?
- GV yêu cầu HS xem hình vẽ trong vở tập vẽ 1:
H: Đây là hình gì? ( Hình vuông, hình tròn)
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật. ( 8’)
- GV vẽ lên bảng minh hoạ và hướng dẫn:
+ Vẽ trước hai nét ngang hoặc 2 nét dọc bằng nhau, cách đều nhau.
+ Vẽ tiếp 2 nét dọc hoặc 2 nét ngang còn lại.
d. Hoạt động 3: Thực hành ( 15’)
- GV nêu yêu cầu bài tập: Vẽ các nét dọc, nét ngang để tạo thành cửa ra vào, cửa sổ hoặc lan can ở 2 ngôi nhà.
+ Vẽ thêm hình để bài vẽ phong phú, đa dạng hơn( Hình cây, hàng rào, mặt trời...) 
- HS vẽ màu theo ý thích
- GV hướng dẫn HS khá giỏi: vẽ cân đối được hoạ tiết dạng hình vuông, hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích.
- GV hướng dẫn HS yếu thực hành. GV quan sát, giúp đỡ HS.
e. Nhận xét, đánh giá ( 2’) 
- HS trưng bày bài vẽ theo nhóm ( 3 nhóm)
- GV cho HS xem 1 số bài vẽ và nhận xét về hình dáng, màu sắc..xem bài nào đẹp?
- GV nhận xét, động viên khen ngợi HS .
4. Củng cố: 2-3’
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Dặn HS về quan sát hình dáng và màu sắc của mọi vật xung quanh.
- Chuẩn bị giờ sau: Xem tranh phong cảnh.
Toán ( Tiết số: 28)
Số 0 trong phép cộng 
I. Mục tiêu:
Giúp HS ;
- Biết kết quả phép cộng một số với số 0; biết số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó. Biết thực hiện phép tính trong trường hợp này.
- Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: KHBH, SGK,...
- HS: SGK, bộ TH toán1, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 2’
- Lớp hát.
2. Kiểm tra: 5-6’
H: Giờ trước chúng ta học bài gì?
- Một số HS nêu các phép cộng có kết quả là 5.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài - Ghi đầu bài.
b. Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng một số với 0 (12-14’)
* Giới thiệu phép cộng: 3 + 0 = 3; 
- Yêu cầu HS lấy mô hình 3 quả cam đặt thành 1 nhóm, sau đó lấy thêm 0 quả nữa .
- GV cũng gắn lên bảng mô hình tương tự.
H: 3 quả cam thêm o quả cam là mấy quả cam?
- HS nêu , nhắc lại: 3 quả cam thêm 0 quả cam là 3 quả cam.
H: 3 thêm 0 là mấy? HS trả lời: 3 thêm 0 là 3.
H: 3 cộng 0 bằng mấy? HS trả lời, GV giới thiệu phép cộng, ghi bảng: 
	3 + 0 = 3
- HS đọc phép cộng: CN- TT
* Phép cộng: 0 + 3 = 3 tiến hành tương tự
* GV gắn lên bảng mô hình chấm tròn:
H: Nhóm bên trái có mấy chấm tròn? ( 3)
H: Nhóm bên phải có mấy chấm tròn( 0)
H: Em nào nhìn mô hình nêu các phép cộng đúng?
- HS nêu: 3 + 0 = 3 ; 0 + 3 = 3 tức là 3 + 0 = 0 + 3 = 3 
* GV nêu thêm 1 số phép cộng với 0 để HS tính kết quả: 
VD: 2 + 0 , 0 + 2 , 4 + 0 ; 5+ 0 
H: Em có nhận xét gì về phép tính 1 số cộng với 0? ( Một số cộng với 0 bằng chính số đó)
H: Em có nhận xét gì về phép tính 0 cộng với 1 số? ( 0 cộng với 1 số bằng chính số đó)
- GV KL, HS nhắc lại: Một số cộng với 0 bằng chính số đó; 0 cộng với một số bằng chính số đó.
c. Hoạt động 2: Thực hành (12-14’)
+ Bài 1: 
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập: Tính:
H: Tính theo hàng ngang hay cột dọc? ( tính theo hàng ngang)
- HS làm bài vào bảng con. 3 HS lên bảng mỗi em 1 cột.
- Nhận xét, chữa bài.
+ Bài 2. HS nêu yêu cầu bài tập: Tính theo cột dọc:
- HS làm bài vào bảng, 3 HS lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài, lưu ý HS viết các số cho thẳng cột. 
- Cho HS đọc kết quả bài làm.
+ Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống:
- HS làm bài, đổi bài kiểm tra chéo. 1 HS lên bảng.
- Nhận xét kết quả. Đọc lại bài làm.
+ Bài 4: (dành cho HS khá, giỏi)
- GV tập cho HS nêu yêu cầu bài tập: Viết phép tính thích hợp:
- HS nhìn tranh, nêu bài toán : VD: Có 3 quả cam, thêm 2 quả cam. Hỏi tất cả có mấy quả cam? 
- Khuyến khích HS nêu nhiều bài toán khác nhau.
- HS nêu phép tính thích hợp: 3 + 2 = 5 hoặc 2 + 3 = 5
4. Củng cố: 2-3’
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Nnhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Dặn HS về học bài và xem bài sau.
Nhận xét, kí duyệt của ban giám hiệu
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doc-T8-L1- HANG.doc