Kế hoạch bài học khối 1 - Tuần 9

Kế hoạch bài học khối 1 - Tuần 9

I. Mục tiêu:

- HS biết được ưu- khuyết điểm của bản thân trong tuần để phát huy và sửa chữa.

- GV nêu phương hướng của tuần 9.

II. Nội dung:

1. Đánh giá các hoạt động của tuần qua.

a. Chuyên cần:

- HS đi học rương đối đều, vẫn còn hiện tượng nghỉ học trong ngày mưa:Thương,Trung

b. Học tập:

- Trong giờ các em tích cực phát biểu xây dựng bài: .

- Các em chuẩn bị bài ở nhà tương đối tốt: Quỳnh Anh, Kiên, .

Tồn tại:

- Một số em chưa chú ý trong giờ học, hay làm việc riêng trong lớp: Tuấn, Đạt.

- Một số em còn quên đồ dùng học tập

- Một số em chữ viết chưa đẹp, sách vở bẩn:Minh, Nhung.

 

doc 26 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học khối 1 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sinh hoạt tập thể ( tiết số 8 )
Sơ kết tuần
I. Mục tiêu:
- HS biết được ưu- khuyết điểm của bản thân trong tuần để phát huy và sửa chữa.
- GV nêu phương hướng của tuần 9.
II. Nội dung:
1. Đánh giá các hoạt động của tuần qua.
a. Chuyên cần:
- HS đi học rương đối đều, vẫn còn hiện tượng nghỉ học trong ngày mưa:Thương,Trung 
b. Học tập:
- Trong giờ các em tích cực phát biểu xây dựng bài: ...
- Các em chuẩn bị bài ở nhà tương đối tốt: Quỳnh Anh, Kiên, ... 
Tồn tại: 
- Một số em chưa chú ý trong giờ học, hay làm việc riêng trong lớp: Tuấn, Đạt...
- Một số em còn quên đồ dùng học tập 
- Một số em chữ viết chưa đẹp, sách vở bẩn:Minh, Nhung...
c. Văn thể vệ:
- Các em đã biết xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.
- Vệ sinh cá nhân của các em tương đối tốt, tuy vẫn còn 1 số em chưa gọn gàng:Nhung, .
-Xếp hàng tập thể dục 1 số em còn chậm , hay xô đẩy nhau.
*ý kiến bổ sung của HS trong lớp
2. Phương hướng tuần tới:
- Duy trì tỉ lệ chuyên cần.
- Tiếp tục thi đua lập thành tích mừng ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành và ngày 20/10.
- Duy trì nề nếp giữ gìn sách vở.
- Tiếp tục nhắc nhở học sinh mua sắm đầy đủ sách vở và đồ dùng.
- Học và làm bài đầy đủ trớc khi tới lớp. 
 tuần 9 
 Ngày soạn: 9/ 10/2010 
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2010
Đạo đức (Tiết số: 9)
Lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ
I. Mục tiêu:
- HS biết: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn. 
- Yêu quý anh chị em trong gia đình.
- Biết lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày.
*Với HS khá giỏi biết thêm:
- Vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Vở bài tập Đạo đức; 
- Bài hát “ Làm anh ”.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định : 1’- Lớp hát
2. Kiểm tra: 2’
H: Em đã làm gì để ông bà, cha mẹ vui lòng?
- HSTL – GV nhận xét, khen.
3. Bài mới 
 Tiết 1(30’)
a.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài(3’)	
- Khởi động: Cả lớp hát bài “Làm anh ”
b. Hoạt động 1: HS xem tranh và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong BT1(10-12’)
- GV yêu cầu từng cặp HS quan sát tranh BT1và nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong 2 tranh.
- Từng cặp HS trao đổi về nội dung mỗi bức tranh.
- Một số HS nêu nhận xét việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- GV chốt lại nội dung từng tranh và kết luận:
 + Tranh 1: Anh đưa cam cho em ăn, em nói lời cảm ơn. Anh rất quan tâm đến em, em lễ phép với anh.
 + Tranh 2: Hai chị em đang cùng nhau chơi đồ hàng, chị giúp em mặc áo cho búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hoà thuận, chị biết giúp đỡ em trong khi chơi.
H: Làm em cần cư xử với anh chị như thế nào?
H: Vì sao là em cần lễ phép với anh chị? (dành cho HS khá giỏi) 
H: Làm anh chị cần cư xử với em nhỏ như thế nào? 
H: Vì sao cần nhường nhịn em nhỏ? (dành cho HS khá giỏi) 
*KL:	Anh chị em trong gia đình phải yêu thương và hoà thuận với nhau. Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.
c. Hoạt động 2 :Thảo luận, phân tích tình huống ( Bài tập 2 ) (10-12’)
- HS xem các tranh BT2 và cho biết tranh vẽ gì?
 + Tranh 1: Bạn Lan đang chơi với em thì được cô cho quà.
 + Tranh 2: Bạn Hùng có 1 chiếc ô tô đồ chơi. Em bé nhìn thấy và đòi mượn chơi.
- GV hỏi: Theo em bạn Lan ở tranh 1 có thể có những cách giải quyết nào trong tình huống đó?
- HS nêu tất cả các cách giải quyết có thể có của Lan trong tình huống. GV chốt lại cách ứng xử chính của Lan:
Lan nhận quà và giữ tất cả lại cho mình.
Lan chia cho em quả bé và giữ lại cho mình quả to.
Lan chia cho em quả to, còn quả bé phần mình
Mỗi người một nửa quả bé, 1 nửa quả to.
Nhường cho em bé chọn trước.
- GV hỏi: Nếu em là bạn Lan, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
- GV chia HS thành các nhóm có cùng sự lựa chọn và yêu cầu các nhóm thảo luận vì sao các em lại muốn chọn cách giải quyết đó. 
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp bổ sung.
- GV KL: Cách ứng xử thứ 5 ( nhường cho em bé chọn trước ) là đáng khen thể hiện chị yêu em nhất, biết nhường nhịn em nhỏ.
- Đối với tranh 2, GV cũng hướng dẫn làm tương tự như tranh 1.
+ Có thể có các cách ứng xử sau:
Hùng không cho em mượn ô tô.
Đưa cho em mượn và để mặc em chơi
Cho em mượn và hướng dẫn em cách chơi, cách giữ gìn đồ chơi khỏi hỏng.
4. Củng cố: 3’ 
- Cho HS nhắc lại các kết luận trên.
Tiết 2
1. ổn định : 1’- Lớp hát
2. Kiểm tra: 2’
H: Vì sao cần lễ phép với anh chị?
- GV nhận xét, khen.
3. Bài mới 
a. GV giơí thiệu bài: Ghi tên bài
b. Hoạt động 1: HS làm BT 3(7 - 8’)
- GV nêu yêu cầu BT 3: Em hãy nối các bức tranh với chữ Nên hoặc Không nên cho phù hợp.
- HS làm việc cá nhân - đổi bài kiểm tra chéo.
- GV mời 1 số em làm bài tập trước lớp.
H: Tranh 1 em nối với từ nào? Vì sao?
H: Tranh 2 em nối với từ nào? 
H: Tranh 3, tranh 4, tranh 5 nối với từ nào? vì sao? 
- GV kết luận: 
 + Tranh 1: Nối với chữ Không nên vì anh không cho em chơi chung.
 + Tranh 2: Nối với chữ Nên vì anh đã biết hướng dẫn em học chữ.
 + Tranh 3: Nối với chữ Nên vì 2 chị em đã biết bảo ban nhau cùng làm việc nhà
 + Tranh 4: Nối với chữ Không nên vì chị tranh nhau với em quyển truyện là không biết nhường em.
 + Tranh 5: Nối với chữ Nên vì anh biết dỗ em để mẹ làm việc nhà.
c. Hoạt động 2: HS chơi đóng vai(12 -13’)
- GV chia nhóm và yêu cầu HS đóng vai theo các tình huống ở BT 2 ( mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống ).
- Các nhóm HS chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- HS nhận xét: Cách cư xử của anh chị đối với em nhỏ, của em nhỏ đối với anh chị qua việc đóng vai của các nhóm như vậy đã được chưa? Vì sao? (dành cho HS khá giỏi) 
- GV kết luận:
 + Là anh chị, cần phải nhường nhịn em nhỏ.
 + Là em, cần phải lễ phép, vâng lời anh chị.
d. Hoạt động 3: HS tự liên hệ .(7 -8’)
H: Trong lớp ta, ai đã biết vâng lời anh chị? Ai đã biết nhường nhị em nhỏ? kể việc làm của em?
- GV yêu cầu HS tự kể về bản thân hoặc kể các tấm gương về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
- GV khen những em đã thực hiện tốt và nhắc nhở những em còn chưa thực hiện
4. Củng cố: 2’
- GV nêu kết luận chung chung: Anh, chị em trong gia đình là những người ruột thịt. Vì vậy, em cần phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc anh, chị, em; biết lễ phép với anh chị và nhường nhịn em nhỏ. Có như vậy, gia đình mới hoà thuận, cha mẹ mới vui lòng.
- Hướng dẫn HS đọc ghi nhớ.	
5. Hướng dẫn về nhà:1’
- Nhắc HS thực hiện đúng những điều đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Về ôn lại các bài đã học giờ sau “Thực hành các kĩ năng”
Âm nhạc (Tiết số 9)
ôn bài: lý cây xanh
( GV chuyên nhạc soạn, dạy)
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ đơn giản.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
 2. Kiểm tra: 3- 4’
H: Giờ trước chúng ta học bài gì? 
- 1-2 HS xung phong hát bài “Lý cây xanh”.
- GVđánh giá, nhận xét.
 3.Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b. Hoạt động 1(10 -12’): Ôn tập bài hát: Lý cây xanh.
- GV cho cả lớp hát 2- 3 lần.
- GV chỉnh sửa cho HS hát đúng giai điệu và lời ca.
- Cho HS ôn luyện theo nhóm.
- Mời một vài HS hát cá nhân.
c. Hoạt động 2: Hát kết hợp vài động tác phụ hoạ đơn giản.
- GV làm mẫu – HS quan sát 
- GV làm chậm để HS làm cùng.
- HS hát ôn theo CN- nhóm - lớp.
- HS, GV nhận xét, GV chỉnh sửa cho HS. 
- Cả lớp hát lại bài hát vừa gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca.
- GV cùng HS nhận xét, khen.
4. Củng cố, dặn dò: 4-5’
- GV tóm tắt nội dung bài - Nhận xét giờ học.
5. Hướng dân về nhà: 1’
- Dặn HS ôn lại bài hát. Ôn hai bài hát: tìm bạn thân và Lý cây xanh. 
 Học vần ( Tiết số 75+76)
Bài 35: uôi, ươi
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi; từ và câu ứng dụng.
- HS viết được: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.
- Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề : chuối, bưởi, vú sữa.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: phấn màu, chữ mẫu, tranh minh hoạ
- HS: Bảng, phấn, SGK, bộ chữ thực hành, vở tập viết.... 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 1’
2. Kiểm tra: 5’
- HS đọc bài 34 trong SGK
- HS viết bảng tay, bảng lớp: ui, ưi, núi đá, gửi quà.
- GV yêu cầu HS tìm và nói tiếng, từ có vần ui, ưi
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
 3. Bài mới: 
tiết 1 (35’)
a. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài
- 1HS nhắc lại
b. Dạy chữ ghi vần: 
* Vần và chữ ghi vần uôi (7’)
+ Nhận diện vần.
- GV giới thiệu và ghi bảng: uôi in thường, uôi viết thường.
H: Vần uôi đượctạo nên từ những âm nào?( Vần uôi được tạo nên từ uô và i)
H: Vần ui và uôi giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
- HS so sánh ( giống nhau: đều có i đứng cuối. Khác nhau:vần uôi bắt đầu bằng uô)
+ Phát âm và đánh vần tiếng
- GV phát âm: uôi- HS phát âm( cá nhân, cả lớp)
H: Vần uôi gồm những âm nào ghép lại? ( 2 – 3 HS )
- HS phân tích vần(CN – TT) 
- GV đánh vần mẫu : uô - i- uôi – hướng dẫn cách đánh vần.
- HS luyện đánh vần đ đọc trơn : uôi - HS ghép vần
H: Có vần uôi muốn có tiếng chuối ta làm thế nào?
- HS TL – GV yêu cầu dắt tiếng chuối.
H:Em vừa ghép được tiếng gì? Em ghép như thế nào?
- GV ghi bảng: chuối - HS phân tích 
- HS đánh vần : chờ- uôi - chuôi- sắc- chuối ( cá nhân, nhóm ) 
- HS đọc trơn: chuối
- GV cho HS quan sát tranh
H: Tranh vẽ gì? (nải chuối)
- GV giới thiệu từ “nải chuối” – ghi bảng từ khoá: nải chuối – HS đọc.
- 1 HS đọc tổng hợp - GV tô màu vần mới. 
- HS đọc xuôi, ngược.
*Vần và chữ ghi vần ươi (7, ) Qt tương tự.
H: So sánh vần uôi và vần ươi có gì giống nhau, có gì khác nhau?
- HS đọc cả 2 phần.
 Giải lao
* Luyện viết(10’)
- GV đưa chữ mẫu- HS QS nhận xét
- GV viết mẫu + hướng dẫn viết: uôi, ươi, nải chuối, múi bưởi.
- HS luyện viết trên bảng con- GV sửa sai
* Đọc từ ngữ ứng dụng:5’
- GV ghi bảng, HS nhẩm đọc : buổi tối tuổi thơ , 
 múi bưởi tươi cười.
- 1 HS đọc từ ứng dụng
- HS tìm tiếng có vần mới học – GV gạch chân
- HS luyện đọc + phân tích tiếng – GV chỉnh sửa p/â cho HS.
- GV đọc mẫu + giải nghĩ ...  mình yêu thích 
- Biết tư thế ngồi học, đi đứng có lợi cho sức khoẻ.
- Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày
*Với HS khá, giỏi: Nêu được tác dụng của một số hoạt động trong các hình vẽ SGK.
* Giáo dục BVMT:
- Biết mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ.
- Biết yêu quý, chăm sóc cơ thể mình.
- hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV - HS : SGK Tự nhiên - xã hội 1
III. Hoạt động dạy – học:
1. ổn định: 1’hát
2. Kiểm tra: 2’
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới (30’)
a. Khởi động(3’) 
- Trò chơi: “ Hoạt động giao thông” ( 4-5 phút )
- GV hướng dẫn và làm mẫu – HS chơi
b. Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm(7 -8’)
*Mục tiêu: HS kể được các hoạt động, trò chơi có ích cho sức khoẻ.
*Cách tiến hành:
 + Bước 1: HS hoạt động theo cặp 
H: Kể tên các hoạt động hoặc các trò chơi mà em thích?
 + Bước 2: Gọi đại diện các nhóm lên kể trước lớp
- HS trao đổi, kể tên những trò chơi mà các em chơi hàng ngày - 1 số em kể trước lớp
H: Những hoạt động vừa nêu có lợi ( có hại ) gì cho sức khoẻ?
*Kết luận: GV kể những trò chơi có lợi cho sức khoẻ và nhắc HS giữ gìn an toàn khi chơi.
c. Hoạt động 2: Làm việc với SGK(8 -9’)
- HS quan sát các hình ở trong trang 20, 21 ( SGK)
H: Nêu tác dụng từng hoạt động?
H: HS trao đổi nhóm, nêu rõ tên các hoạt động : hình nào là cảnh vui chơi, 
hình nào là cảnh luyện tập thể dục thể thao, hình nào là cảnh nghỉ ngơi, thư giãn.
H: Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khoẻ con người?
H: Để có môi trường trong lành em cần làm gì?
H: Nêu tác dụng của từng hoạt động trong các hình vẽ trong SGK? (dành cho HS khá, giỏi) và tác dụng của từng hoạt động. 
*Kết luận:+ Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động quá sức, cơ thể sẽ bị mệt mỏi, lúc đó cần phải nghỉ ngơi cho lại sức. Nếu không nghỉ ngơi đúng lúc sẽ có hại cho sức khoẻ
 + Có nhiều hình thức nghỉ ngơi: đi chơi hoặc thay đổi hình thức hoạt động là nghỉ ngơi tích cực. Nếu nghỉ ngơi, thư giãn đúng cách sẽ mau lại sức khoẻ và hoạt động tiếp đó sẽ tốt và có hiệu quả hơn.
 + Sống trong môi trường trong lành chúng ta sẽ khoẻ mạnh, ít bệnh tật hơn, chúng ta cần có thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh.
Giải lao(hát)
d. Hoạt động 3: Quan sát theo nhóm nhỏ(7- 8’)
* Mục tiêu: Biết tư thế ngồi học, đi đứng có lợi cho sức khoẻ.
*Cách tiến hành
- HS trao đổi nhóm, chỉ ra bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế.
- 1 số HS phát biểu: nhận xét, diễn lại tư thế của các bạn trong từng hình đ cả lớp quan sát, phân tích xem tư thế nào đúng nên học tập, tư thế nào sai nên tránh. 
- HS đóng vai : nói cảm giác của người sau khi thực hiện động tác .
* Kết luận: GV nhắc nhở HS nên chú ý thực hiện các tư thế đúng khi ngồi học, lúc đi, đứng trong các hoạt động hàng ngày.
Nhắc nhở những HS trong lớp còn ngồi lệch, đi gù, vẹo cần chú ý khắc phục.
4. Củng cố: 2’
- GV nhận xét giờ học, 	
5. Hướng dẫn về nhà:1’
- Dặn HS về nhà ôn lại bài + nhắc HS chuẩn bị cho tiết học sau. 	
Toán (tiết số: )
Kiểm tra
 Ngày soạn: 14/ 10/ 2010 
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2010
Học vần (Tiết số 74)
Bài 38: eo – ao (tiết 2)
Đã soạn thứ năm, ngày 22 tháng 10
tập viết (tiết số 8)
Tập viết tuần 8: đồ chơi, tươicười, ngày hội, vui vẻ
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng các chữ: đồ chơi, tươi cười, ngày hội, vui vẻ ...kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết1, tập 1.
- HS viết đẹp, đúng mẫu, cỡ chữ, đúng khoảng cách.
- GD HS viết đúng, viết đẹp. 
*HS khá, giỏi viết đủ số dòngquy định trong vở tập viết1, tập 1.
II. Đồ dùng dạy – học: 
- GV: chữ viết mẫu. 
III. Các hoạt động dạy – học:
- HS: Bảng, phấn, vở viết, chì.
1. ổn định: 1’ - Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- HS viết bảng con: xưa kia, mùa dưa, ngà voi
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới :30’
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp- ghi bảng- HS nhắc lại 
b. Hướng dẫn HS viết bảng con(13’)
- 1 HS đọc toàn bài viết.
- GV cho HS q/s từ “đồ chơi” và hỏi:
H: Từ “đồ chơi” gồm mấy chữ?
H: Em hãy nêu độ cao của các con chữ trong từ “đồ chơi”
H: Khoảng cách từ chữ “đồ ” và chữ “ chơi” là bao nhiêu?(K/c là 1 con chữ o)
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết: đồ chơi .
- HS viết bảng – nhận xét.
- GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết cho HS.
*Tiến hành tương tự với: tươicười, ngày hội, vui vẻ
 Giải lao
c. HS viết bài trong vở tập viết.(17-18’)
- HS mở vở – 1 HS đọc bài viết
- GV nhắc nhở, yêu cầu HS ngồi viết đúng tư thế.
H: Nêu khoảng cách giữa các từ trong 1 dòng?
- HS viết bài vào vở- GV quan sát giúp đỡ HS yếu
- GV chấm và nhận xét 3-4 bài viết của HS.
4. Củng cố: 2’
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em viết chữ đẹp.
- Về viết đúng và đủ từ trong bài.
	5. Hướng dẫn về nhà:1’
- Hướng dẫn HS đọc bài 36.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài, luyện viết thêm ở bảng.
Mĩ thuật (Tiếtsố 9)
 Xem tranh phong cảnh 
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- HS nhận biết được tranh phong cảnh, yêu thích tranh phong cảnh.
- Mô tả được những hình vẽ và màu sắc chính trong tranh.
- GD HS yêu thích môn học 
*Với HS khá, giỏi:có cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh.
* giáo dục BVMT.
+ HS biết:
- HS biết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
- Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
- Biết một số biện pháp BVMT thiên nhiên.
+ 
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Một vài đồ vật là hình vuông, hình chữ nhật.
- HS: Vở, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định: 1’ 
- Lớp hát 
 2. Kiểm tra: 2’
- Kiểm tra đồ dùng tập vẽ của học sinh.
 3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp- ghi bảng – HS nhắc lại 
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét tranh(8 -9’)
- GV giới thiệu tranh phong cảnh
- GV cho HS quan sát tranh
H: Tranh phong cảnh thường vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu tranh phong cảnh(tranh vẽ cảnh nhà, cây, đường, ao, hồ, biển, thuyền, trong tranh còn có thể vẽ thêm người và các con vật)
H: Tranh phong cảnh thường vẽ bằng chất liệu gì?( có thể vẽ tranh bằng chì màu, sáp màu và màu bột )
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xem tranh(12 -13’) :
- HS quan sát tranh 1: Đêm hội 
H: Tranh vẽ những gì?
H: Màu sắc trong tranh thế nào?
H: Em có nhận xét gì về bức tranh?
- HS nêu cảm nhận của mình về bức tranh (dành cho HS khá, giỏi)
GV kết luận: tranh đem hội là tranh đẹp, màu sắc tươi vui, đúng là đem hội
*HS quan sát tranh 2: Chiều về 
H: Tranh của bạn Hoàng Phong vẽ cảnh ban ngày hay ban đêm? (tranh vẽ cảnh ban ngày)
H: Tranh vẽ cảnh ở đâu?
H: Màu sắc của tranh thế nào? ( Màu sắc đẹp)
- HS nêu cảm nhận của mình về bức tranh (dành cho HS khá, giỏi)
- GV: Tranh chiều về là bức tranh đẹp có nhiều hình ảnh quen thuộc. 
*GV kết luận: Tranh phong cảnh là tranh vẽ cảnh nông thôn, cảnh thành phố, cảnh sông, cảnh biển, cảnh núi rừng. 
- HS nhắc lại.
 4. Củng cố, dặn dò: 3’
- GV nhận xét, tuyên dương những HS có nhiều ý kiến đúng và hay. 
	5. Hướng dẫn về nhà:1’
- Dặn HS về nhà quan sát các quả có dáng tròn.
Toán (tiếtsố 28)
 Phép trừ trong phạm vi 3
I. Mục tiêu: 
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 3.
- Biết mối quan hệ trong phép cộng và phép trừ.
- Giáo dục tính khoa học chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: mô hình trực quan
- HS: bộ đồ dùng toán 1
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định: 1’ 
2. Kiểm tra: 2’
- HS làm bảng con : 3+ 1 = 3 + 2 = 
- 1HS lên bảng 
- Nhận xét, ghi điểm
 3. Bài mới: 30’
a. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp- ghi bảng – HS nhắc lại 
b. Hoạt động 1: Giới thiệu phép tính trừ, bảng trừ trong phạm vi 3.
* Hướng dẫn học phép trừ: 2 - 1= 1
- HS quan sát mô hình trên bảng để nêu vấn đề:“Có 2 con ong, bay đi 1 con. Hỏi còn lại mấy con ong?” 
- HS nêu lại bài toán.
- HS nêu câu trả lời: “có 2 con ong, bay đi 1 con ong, còn lại 1 con ong”
H: Hai bớt một còn mấy? HSTL:“ 2 bớt 1 còn 1 ”
- GV: Bớt có nghĩa là “trừ”
H: Vậy 2 trừ 1 bằng mấy?
- GV: Ta viết 2 trừ 1 bằng 1 như sau :2 - 1= 1.
 Dấu “- ” gọi là “trừ”
 Đọc là: 2 trừ 1 bằng 1. - HS đọc laị.
H: 2 trừ 1 bằng mấy?
*Phép trừ: 3 - 1= 2 ( H.dẫn tương tự 2 – 1 = 1).
*Phép trừ : 3 - 2= 1( H.dẫn tương tự).
- 1HS đọc lại các phép trừ vừa lập được.
*GV chỉ các phép tính trên bảng và nêu: Đó là phép trừ trong phạm vi 3.
- Tổ chức cho HS học thuộc các phép trừ trong phạm vi 3.
- HS xem sơ đồ nhận biết:
 2 chấm tròn thêm 1 chấm tròn thành 3 chấm tròn: 2 + 1 = 3
	 1 chấm tròn thêm 2 chấm tròn thành 3 chấm tròn: 1 + 2 = 3
	 3 chấm tròn bớt 2 chấm tròn còn 1 chấm tròn: 3 – 2 = 1
	 3 chấm tròn bớt 1 chấm tròn còn 2 chấm tròn: 3 – 1 = 2
(GV thể hiện thao tác trên sơ đồ để HS nhận ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ từ bộ ba các số: 2, 1, 3)
 Giải lao 
c. Thực hành(14 -15’)
Bài 1:
- HS nêu y/c của bài.
- HS nêu cách làm( cách tính) 
- HS làm bài - HS đổi chéo vở, kiểm tra kết quả, nhận xét bài của bạn.
Bài 2:
- GV giới thiệu cách làm tính trừ bằng việc đặt tính theo cột dọc (viết phép trừ sao cho các số thẳng cột với nhau, làm tính trừ, viết kết quả thẳng cột với các số trên)
- 3 em lên bảng làm - Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: 
- HS quan sát tranh - nêu bài toán theo nhóm rồi viết phép tính thích hợp.
4. Củng cố,dặn dò: 3’
- Gọi HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 3
- GV nhận xét giờ học.
	5. Hướng dẫn về nhà:1’
- Nhắc HS về học thuộc bảng trừ - chuẩn bị bài sau.
kí duyệt của ban giám hiệu
...................................................................................................................................
......................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9-huong.doc