Kế hoạch bài học khối 1 - Tuần 9 năm 2013

Kế hoạch bài học khối 1 - Tuần 9 năm 2013

Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013

Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

 - Biết làm tính trừ trong phạm vi 3.Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

 - Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính trừ.

*Ghi chú: + Bài tập cần làm: Bài 1(cội2,3)bài 2, bài3(cội2,3), bài 4.

 +HS K - G hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV chuẩn bị vật mẫu 3 con thỏ, 2 con gà.

 - Vở bài tập toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

 - GV gọi 3 HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 3.

 - HS làm vào bảng con 3 – 2 =

 3 - = 2

 - GV nhận xét đánh giá việc kiểm tra bài cũ.

2. Dạy học bài mới.

 Hoạt động 1: Củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

 - GV gắn bảng phụ bài tập 1(Cột 2,3). HS nêu yêu cầu: Số?

 - GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét, từ đó HS có thể lập một phép cộng, một phép trừ.

 1 + 1 = 2

 2 – 1 = 1

 

doc 17 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học khối 1 - Tuần 9 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH bµi häc khèi 1
TUẦN 9 
( Từ ngày 28/ 10 /2013 đến ngày 01/ 11 /2013 )
Thứ ngày
Môn học
PPCT
Tên bài dạy
2
28/10/2013
Chào cờ
Toán
Thể dục
Học vần
Học vần
37
10
83
84
Luyện tập
Tuần 10
Bài 39: au, âu
 (Tiết 2)
3
29/ 10/2013
Học vần
Học vần
Mỹ thuật
Toán
85
86
10
38
Bài 40: iu, êu 
( Tiết 2)
Vẽ quả (quả dạng tròn)
Phép trừ trong phạm vi 4
4
30/10/2013
Học vần
Học vần
Toán
Đạo đức
87
88
39
10
Ôn tập
Ôn tập
Luyện tập
Lễ phép với anh chị(tiết 2)
5
31/10/2013
Học vần
Học vần
 Hát nhạc
TNXH
89
90
10
10
Kiểm tra giữa học kì I 
Kiểm tra giữa học kì I 
Ôn tập 2 Bài hát:Tìm bạn thân
¤n tËp con ng­êi vµ søc khoÎ
6
01/11/2013
Học vần
Học vần Toán
Thủ công
SHTT
91
92
40
10
Bài 41: iêu,yêu 
( tiết 2 )
Phép trừ trong phạm vi 5
Xé, dán hình con gà con
Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
 - Biết làm tính trừ trong phạm vi 3.Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 - Tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính trừ.
*Ghi chú: + Bài tập cần làm: Bài 1(cội2,3)bài 2, bài3(cội2,3), bài 4.
 +HS K - G hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV chuẩn bị vật mẫu 3 con thỏ, 2 con gà.
 - Vở bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV gọi 3 HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 3.
 - HS làm vào bảng con 3 – 2 =
 3 - = 2
 - GV nhận xét đánh giá việc kiểm tra bài cũ.
2. Dạy học bài mới.
 Hoạt động 1: Củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 - GV gắn bảng phụ bài tập 1(Cột 2,3). HS nêu yêu cầu: Số?
 - GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét, từ đó HS có thể lập một phép cộng, một phép trừ.
 1 + 1 = 2 
 2 – 1 = 1 
 - Tương tự với tranh vẽ số con bướm 
 + HS nêu bài toán tực quan, từ các số đã cho GV yêu cầu HS viết được 2 phép tính cộng và 2 phép tính trừ.
 1 + 2 = 3 3 – 2 = 1
 2 + 1 = 3 3 – 1 = 2
 - HS K -G hoàn thành cả bai
 - GV củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 Hoạt động 2: Củng cố bảng cộng và trừ trong phạm vi các số đã học
Bài 2: Tính
 - HS nêu yêu cầu: Tính
 - GV cho HS tự làm bài. Gọi một số HS lên nối tiếp chữa bài.
 - GV củng cố chốt lại bảng cộng, trừ trong phạm vi các số đã học.
Bài 3(cột 2,3): Viết số thích hợp vào ô trống.
 - HS làm bài (Lưu ý HS nhẩm miệng rồi nêu kết quả viết vào ô trống.
 - HS K -G hoàn thành cả bài.
 - GV giúp HS rút ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Hoạt động 3: Tập biểu thị tình huống 
 - GV cho HS nêu yêu cầu 
 - HS quan sát tranh vẽ và nêu bài toán.
 - HS nêu các tình huống thích hợp với tranh vẽ.
Ví dụ: Có 3 quả trứng, 1 quả đã nở con.Hỏi còn mấy quả chưa nở?
 - HS làm phép tính : 3 – 1 = 2.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV cho HS đọc lại phép trừ trong phạm vi 3.
 - Về nhà làm bài tập trong sách in vào vở ô li.
Học vần 
BÀI 39: AU - ÂU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Đọc được au, âu, cây cau, cái cầu. từ và câu thơ ứng dụng.
 - Viết được au, âu, cây cau, cái cầu; từ và câu thơ ứng dụng.
 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Bà cháu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Sử dụng tranh SGK bài 39
 - Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC::
1. Kiểm tra bài cũ
 - 3 HS đọc bài 38
 - Cả lớp viết từ: trái đào
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK - GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần au - âu
 - GV đọc HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần au
a. Nhận diện:
 - GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần au trên bảng cài
 + HS thực hành ghép vần au.
Lưu ý: HS yếu GV hỗ trợ thêm.
b. Phát âm, đánh vần:
 - Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét.
 + HS yếu đọc lại.
 + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
 - GV yêu cầu HS ghép tiếng cau, từ cây cau và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.
 + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
 - HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
 - Yêu cầu HS đọc lại au - cau - cây cau (cá nhân, nhóm, lớp)
 - GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần..
Vần âu
 (Quy trình dạy tương tự vần au)
Lưu ý:
 Nhận diện:
 - GV thay a bằng â được âu
 - HS đọc trơn và nhận xét vần âu gồm 2 âm â và u
Yêu cầu HS so sánh au – âu để thấy sự giống và khác nhau.
 Đánh vần:
 - Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc
 - HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc
 + HS đọc cá nhân (nối tiếp)
 + Đọc đồng thanh
 - Ghép từ: cái cầu
 - HS đọc lại kết hợp phân tích âm vần.
.c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.
 - 3 HS đọc lại trên bảng lớp, HS lên gạch chân tiếng mới.
 - HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).
 - GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: rau cải, lau sậy, châu chấu, sáo sậu (bằng liên hệ, trực quan)
d Viết: 
Viết vần đứng riêng
 - GV viết mẫu vần au, âu vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
 - Yêu cầu HS quan sát và viết trên không trung.
 - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
Viết tiếng và từ
 - GV viết mẫu tiếng cau, từ cây cau ; cầu, cái cầu
 - HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa c và au, viết đúng khoảng cách giữa cây và cau và lưu ý nét khuyết của chữ y .( GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm c sang vần âu và dấu thanh huyền)
 - HS yếu chỉ cần viết chữ cau, cầu.
 - HS viết vào bảng con.GV nhận xét 
+ HS viết vào bảng con.
. - HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
TIẾT 2
 - Luyện tập:
a. Luyện đọc:
 - Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
 + GV nhận xét chỉnh sửa.
 - Đọc câu ứng dụng: 
 - Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
 - GV lưu ý: Đây là 1 câu thơ yêu cầu HS khá đọc.
 - GV chỉnh sửa cách đọc. Hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.
 - GV gọi 1 số HS đọc lại.
 - Tìm tiếng có vần vừa học trong câu thơ. HS phân tích màu, nâu, đâu
 - GV nhận xét.
b. Luyện viết:
 - GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 39.
 - HS mở vở tập viết viết bài.
 - GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu. 
 - Thu chấm bài và nhận xét.
c. Luyện nói :
 - Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Bà cháu.
 - Cả lớp đọc lại.
 - GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK.
 - Thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi nếu cần), GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
 - Các nhóm nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Đọc lại toàn bài - Tìm tiếng, từ có chứa vần vừa học. - Chuẩn bị bài sau. 
Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2013
Tiếng việt
BÀI 40: IU, ƯI
I. MỤC ĐICH YÊU CẦU:
 - Đọc được iu , êu , lưỡi rìu, cái phễu, từ và câu ứng dụng.
 - Viết được iu , êu , lưỡi rìu, cái phễu từ và câu ứng dụng. 
 - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Ai chịu khó?
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Sử dụng tranh SGK bài 40
 - Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC::
1. Kiểm tra bài cũ
 - 3 HS đọc bài 39
 - Cả lớp viết từ: lau sậy
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK và vật thật - GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần iu - êu
 - GV đọc HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần iu
a. Nhận diện:
 - GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần iu trên bảng cài
 + HS thực hành ghép vần iu.
Lưu ý: HS yếu GV hỗ trợ thêm để ghép được..
b. Phát âm, đánh vần:
 - Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét.
 + HS yếu đọc lại i – u – iu /iu.
 + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
 - GV yêu cầu HS ghép tiếng rìu từ lưỡi rìu và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.
 + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
 - HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
 - Yêu cầu HS đọc lại iu - rìu - lưỡi rìu (cá nhân, nhóm, lớp)
 - GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần..
Vần êu
(Quy trình dạy tương tự vần iu)
Lưu ý:
 Nhận diện:
 - GV thay i bằng ê được êu
 - HS đọc trơn và nhận xét êu gồm 2 âm ê và u
Yêu cầu HS so sánh êu – iu để thấy sự giống và khác nhau.
 Đánh vần:
 - Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc
 - HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc
 + HS đọc cá nhân (nối tiếp)
 + Đọc đồng thanh
 - Ghép từ: cái phễu
 - HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần.
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.
 - 3 HS đọc lại trên bảng lớp, HS lên gạch chân tiếng mới.
 - HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).
 - GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: líu lo, chịu khó , cây nêu , kêu gọi (bằng lời)
 - HS đọc toàn bài (đồng thanh).
c. Viết:
Viết vần đứng riêng
 - GV viết mẫu vần iu, êu vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
 - Yêu cầu HS quan sát chữ viết và viết trên không trung.
 - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
Viết tiếng và từ
 - GV viết mẫu tiếng rìu, từ lưỡi rìu , tiếng phễu, từ cái phễu.
 - HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa r và iu đồng thời dấu thanh đặt đúng trên đầu chữ i, viết đúng khoảng cách giữa lưỡi và rìu. - HS yếu chỉ cần viết chữ rìu. 
 - GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm ph sang vần êu và dấu thanh ngã đặt trên đầu chữ ê. - HS yếu chỉ cần viết chữ phễu. 
 -HS viết vào bảng con.GV nhận xét 
 - HS đọc toàn bài (đồng thanh).
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
 - Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
 + GV nhận xét chỉnh sửa.
 - Đọc câu ứng dụng: 
 - Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
 - GV lưu ý: Đây là 1 câu văn có dấu phẩy yêu cầu HS khi đọc phải nghỉ hơi. HS khá đọc lại.
 - GV chỉnh sửa cách đọc. Hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.
 - GV gọi 1 số HS đọc lại.
 - Tìm tiếng có vần vừa học trong câu thơ. HS phân tích đều, trĩu
 - GV nhận xét.
b. Luyện viết:
 - GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 39.
 - HS mở vở tập viết viết bài.
 - GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu. 
 - Thu chấm bài và nhận xét.
c. Luyện nói:
 - Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Ai chịu khó?
 - Cả lớp đọc lại.
 - GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK.
 - Thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi nếu cần), GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
 - Các nhóm nhận xét, đánh giá GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ có chứa vần iu, êu vừa học. Chuẩn bị bài ... các hoạt động nên và không nên để bảo vệ mắt và tai 
. - Hồ dán .giấy to , kéo 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 
1.Khởi động: Cả lớp hát một bài 
2.Dạy học bài mới 
Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập
. Mục đích : Củng cố các kiến thức cơ bản về bộ phận cơ thể người và các giác quan
 Các bước tiến hành 
 Bước 1:
 -GV đọc phiếu cho các nhóm lắng nghe. Nội dung phiếu có thể như sau:
 + Cơ thể người gồm có phần . Đó là ..
 + Các bộ phận bên ngoài cơ thể là:..
 + Chúng ta nhận biết được thế giới xung quang nhờ có:
 - HS thảo luận theo nhóm 4 em , 
Bước 2:
 - GV gọi một vài nhóm trình bày,các nhóm khác nhận xét và bổ xung .
Hoạt động 2 :Gắn tranh theo chủ đề
 - Mục đích : Củng cố các kiến thức về các hành vi vệ sinh hàng ngày .Các hoạt động có lợi cho sức khoẻ .
 - Các bước tiến hành :
. Bước 1:
GV phát cho mỗi nhóm một tờ bìa to (nếu có tranh ảnh thì phát cho các nhóm ) và yêu cầu các em gắn tranh ảnh (có thể vẽ ) các em thu được các hoạt động nên làm và không nên làm .
HS làm việc theo nhóm gắn tranh (hoặc vẽ) theo yêu cầu của GV.
.Bước 2:
GV cho các nhóm lên trình bày sản phẩm của mình .Các nhóm khác xem và nhận xét .
HS lên trình bày và giới thiệu về các bức tranh vừa dán cho cả lớp nghe .
Kết thúc hoạt động :GV khen ngợi các nhóm đã làm việc tích cực . Có nhiều tranh ảnh hoặc nhiêù bức vẽ đẹp.
Hoạt động 3: Kể về một ngày của em 
 Mục đích :
Củng cố và khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh , ăn uống , hoạt động , nghỉ ngơi hằng ngày để có sức khoẻ tốt .
HS tự giác hoạt động các nếp sống hợp vệ sinh , ăn uống ,hoạt động, nghỉ ngơi hằng ngày để có sức khoẻ tốt .
 - HS tự giác thực hiện các nếp sống hợp vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ .
 Các bước tiến hành:
Bước 1:HS nhớ và kể lại những việc làm trong một ngày của mình cho cả lớp nghe.
Bước 2: GV gọi 4 đến 5 HS lên bảng kể cho cả lơpứ nghe. GV cùng HS nhận xét.
 - GV kết luận: Những việc nên làm hằng ngày để giữ vệ sinh và có sức khoẻ tốt
Thứ sáu ngày 01 tháng 11 năm 2013
Học vần
BÀI 41: IÊU , YÊU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Đọc được iêu ,yêu, diều sáo, yêu quý; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được iêu ,yêu, diều sáo, yêu quý. 
 - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Bé tự giới thiệu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Sử dụng tranh SGK bài 41
 - Bộ thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
 - 3 HS đọc bài 40.
 - Cả lớp viết từ: kêu gọi
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
* Giới thiệu bài: Thông qua tranh vẽ SGK và vật mẫu.
 - GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần iêu - yêu
 - GV đọc HS đọc theo.
* Dạy vần:
Vần iêu
a. Nhận diện:
 - GV yêu cầu HS quan sát - nhận xét cấu tạo vần iêu trên bảng cài
 + HS thực hành ghép vần iêu.
Lưu ý: HS yếu GV hỗ trợ thêm để ghép được.
b. Phát âm, đánh vần:
 - Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét.
 + HS yếu đọc lại iê –u - iêu/ iêu
 + HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
 - GV yêu cầu HS ghép tiếng diều từ diều sáo và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.
 + HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
 - HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
 - Yêu cầu HS đọc lại iêu - diều - diều sáo. 
 - HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
 - GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần..
Vần yêu
(Quy trình dạy tương tự vần iêu)
Lưu ý:
 Nhận diện:
 - GV thay i bằng y được yêu
 - HS đọc trơn và nhận xét yêu gồm 2 âm yê và u
Yêu cầu HS so sánh yêu và iêu để thấy sự giống và khác nhau.( đọc giống nhau, viết khác nhau)
 Đánh vần:
 - Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc
 - HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc
 + HS đọc cá nhân (nối tiếp)
 + Đọc đồng thanh
 - Ghép từ: yêu quý
 - HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần.
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.
 - 3 HS đọc lại trên bảng lớp, HS lên gạch chân tiếng mới.
 - HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).
 - GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu, già yếu (bằng lời)
d. Viết:
Viết vần đứng riêng
 - GV viết mẫu vần iêu vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
 - Yêu cầu HS quan sát chữ viết và viết trên không trung.
 - HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
Viết tiếng và từ
 - GV viết mẫu tiếng diều, từ diều sáo. 
 - HS quan sát nhận xét, GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa d và iêu đồng thời dấu thanh huyền đặt đúng trên đầu chữ ê viết đúng khoảng cách giữa diều và sáo.
 - HS yếu chỉ cần viết chữ diều.
 - GV lưu ý cách viết các nét nối từ âm yê sang vần u và dấu thanh sắc đặt trên đầu chữ y trong chữ quý.
 - HS viết vào bảng con.GV nhận xét 
 - HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
TIẾT 2
* Luyện tập:
a. Luyện đọc:
 - Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
 + HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
 + GV nhận xét chỉnh sửa.
 - Đọc câu ứng dụng: Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về.
 - Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
 - GV lưu ý: Đây là 1 câu văn có dấu phẩy yêu cầu HS khi đọc phải nghỉ hơi. HS khá đọc lại.
 - GV chỉnh sửa cách đọc. Hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.
 - GV gọi 1 số HS đọc lại.
 - Tìm tiếng có vần vừa học trong câu thơ. HS phân tích hiệu, thiều.
 - GV nhận xét.
b. Luyện viết:
 - GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 41
 - HS mở vở tập viết viết bài.
 - GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu. 
 - Thu chấm bài và nhận xét.
c. Luyện nói :
 - Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Bé tự giới thiệu
 - Cả lớp đọc lại.
 - GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK.
 - Thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi )
 - GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
 - Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá.
 - GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ có chứa vần iêu, yêu vừa học có ngoài bài.
 - Chuẩn bị bài sau bài 42.
Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 5
I. MỤC TIÊU
 - Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 5. 
 - Biết mối quan hệ giữa phép cộnh và phếp trừ.
 *Ghi chú: + Bài tập cần làm: Bài 1,bài 2(cột 1), bài3, bài 4(a). 
 +HS K - G hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bộ thực hành toán.
 - Vở bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1, Kiểm tra bài cũ: 
 - GV yêu cầu HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 4.
 - HS làm 2 phép tính 2 + 3 =
 4 - 2 =
 - GV nhận xét 
2, Dạy học bài mới
 Hoạt động 1:Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 5.
a. GV lần lượt giới thiệu các phép trừ
 5 – 1 = ?
 - GV yêu cầu HS lấy 5 que tính rồi cất bớt 1 que tính.
 - HS nêu bài toán trực quan.GV yêu cầu trả lời bài toán trực quan.
 - GV hướng dẫn 5 bớt 1 còn mấy? Các con làm phép tính gì? Hãy cài phép tính vào bảng cài.
 - HS ghép 5 – 1 = 4 GV nhận xét và yêu cầu HS đọc lại ( cá nhân, nhóm, lớp).
 Tương tự với các phép tính 5 – 4 =
 5 – 3 =
 5 – 2 =
 - GV c ó thể dùng mối quan hệ của phép cộng và phép trừ để rút ra kết quả phép tính trừ.
b. GV yêu cầu HS đọc lại bảng trừ HS đọc thuộc lòng.( GV xoá dần, HS tự lập lại phép tính)
 - GV gọi một số HS đọc thuộc lòng trước lớp.
c. Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng, nhận xét rồi rút ra kết luận:
 5 – 1 = 4 1 + 4 = 5 5 – 2 = 3 2 + 3 = 5
 5 – 4 = 1 4 + 1 = 5 5 – 3 = 2 3 + 2 = 5
 - GV củng cố chốt lại đây chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính
 - HS nêu yêu cầu GV cho HS nhìn vào bài 1 trong vở bài tập nêu miệng kết quả.
 - GV cùng HS nhận xét đánh giá.
 - GV cho HS đ ọc lại các phép tính vừa làm.(đồng thanh)
Bài 2(cột 1): Tính
 - HS nêu yêu cầu GV tổ chức cho HS làm bài vào vở bài tập.
 - HS K -G hoàn thành cả bài. 
 - GV lưu ý HS viết kết quả và nhận xét bảng trừ trong phạm vi các số đã học
.Bài 3: HS nêu yêu cầu: Tính.
 - HS làm bài vào vở, GV theo dõi nhắc nhở HS yếu.
 - GV lưu ý HS viết đúng kết quả và viết thẳng cột với các số. GV gọi 2 HS lên chữa bài, HS đổi chéo vở để kiểm tra.
Bài 4 (a): Viết phép tính thích hợp
 - GV đưa tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát nhận xét rồi nêu bài toán trực quan sau đó viết phép tính thích hợp với từng tình huống HS nêu.
 - GV nhận xét đánh giá.
 - HS giỏi có thể đưa ra các tình huống và viết được 2 phép tính trừ. 
Ví dụ: Trên cành có 5 quả bưởi 1 quả rơi xuống. Hỏi trên cành còn lại mấy quả bưởi?
 - HS viết phép tính: 5 – 1 = 4.( HS K - G hoàn thành cả bài)
.Bài 5: HS nêu yêu cầu: Diền dấu lớn hơn, bé hơn, bằng nhau vào chỗ chấm.
 - HS K - G làm bài vào vở BT 
 - GV lưu ý HS dựa vào bảng cộng, trừ các số đã học để tính rồi so sánh.
3. Củng cố dặn dò: 
 - HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 5. - Về làm các bài tập trong SGK. 
Thủ công
XÉ, DÁN HÌNH CON GÀ CON (Tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
 - Biết xé, dán hình con gà con đơn giản
 - Xé được hình con gà con. Đường dán cân đối, phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
 - GV bài mẫu: Xé dán hình con gà con.
 - HS giấy kẻ ô, giấy thủ công, vở thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Tiết 1
* Hoạt động 1:
 - GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
 - GV treo bài mẫu yêu cầu HS quan sát nhận xét về đặc điểm con gà con.
 - HS nêu lên: (đầu, thân, đuôi, mỏ, mắt, chân)
 - Lưu ý đến đặc điểm từng bộ phận.
* Hoạt động 2:	Giáo viên hướng dẫn mẫu
a, Xé hình thân gà:
 - GV cho HS quan sát: thân gà
 - Yêu cầu HS vẽ hình không cần đếm số ô đánh dấu mà ước lượng để đánh dấu
 - HS xé theo hình đã vẽ, sau đó chỉnh sửa.
b, Xé hình đầu gà;
 - HS quan sát, đầu gà dạng hình tròn, nhỏ hơn thân gà.
 - Yêu cầu HS vẽ và xé. GV nhắc nhở, HS chỉnh sửa.
c, Xé hình đuôi gà:
 - Yêu cầu HS quan sát và vẽ hình đuôi gà (là hình tam giác)
 - Học sinh xé hình, và kiểm tra lại cách xé.
d, Xé hình mỏ, mắt gà, chân 
 - GV yêu cầu HS quan sát rồi xé (Phần này GV có thể để HS tự nhận xét rồi xé)
 - Các em có thể vẽ mỏ, mắt, 
 - GV hỏi: Các bước xé được hình con gà con là những bước nào?
	(HS nhắc lại quy trình: với HS khá giỏi..)
 - GV gợi ý: HS nêu lại bước xé: Hình thân, đầu (đối với học sinh yếu)
 - GV kết luận: Nhắc nhở HS chuẩn bị tốt để thực hành ở tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10 LOP 1.doc