Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần 26

Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần 26

I.MỤC TIÊU:

-Hiểu nội dung bài: ý nghĩ và tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ, hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơm mẹ của bạn. Hs hiểu từ ngữ trong bài; rám nắng, xương xương. Trả lời được các câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ với em. Ôn các vần an, at; tìm được tiếng.

-Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng Biết nghỉ hơi dài khi gặp dấu câu. Nói được câu có chứa tiếng có vần an và at.

-Giáo dục hs yêu quý, kính trọng, vâng lời cha mẹ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 -Bộ chữ của GV và học sinh.

 

doc 24 trang Người đăng NObita95 Lượt xem 1158Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :26
THỨ NGÀY
TIẾT
PPCT
MÔN
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
Hai
7/3/2011
1
125
Tập đọc
 Bàn tay mẹ (tiết1)
2
126
Tập đọc
 Bàn tay mẹ (tiết2)
3
26
Aâm nhạc
4
26
Đạo Đức
Cảm ơn va øxin lỗi (tiết1)
KNS
5
26
Chào cờ
Ba
8/3
1
101
Toán
Các so ácó hai chữ số
2
3
Chính tả
Bàn tay mẹ 
3
26
TD
4
24
Tập viết
 Tập tô :C,D, Đ 
5
6
ATGT
Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy.
.
Tư
9/3
1
102
Tóan
Các số có hai chữ số(tt)
2
227
Tập đọc
 Cái bống (tiết1)
3
228
Tập đọc
 Cái bống (tiết2)
4
26
Mỹ thuật
Năm
10/3
3
103
Tóan
Các sốcó hai chữ số(tt)
2
4
Chính tả
Cái bống 
3
Tập đọc
Oân tập.
4
 26
Thủ công
 Cắt dán hình vuông (t1)
Sáu
11/3/2011
1
104
Toán
So sánh các số ...số
2
229
Tập đọc
Kiểm tra giữa kì II 
3
230
Tập đọc
Kiểm tra giữa kì II 
4
 26
TNXH
 Con gà
.
5
 26
GĐTT
 HĐTT
Ngày soạn: 20/2/ 2011 
Ngày dạy:Thứ hai, ngày 7 /3/2011 
 Tiết 1+2: Tập đọc
 PPCT 224-225 : BÀN TAY MẸ
I.MỤC TIÊU:
-Hiểu nội dung bài: ý nghĩ và tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ, hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơm mẹ của bạn. Hs hiểu từ ngữ trong bài; rám nắng, xương xương. Trả lời được các câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ với em. Ôn các vần an, at; tìm được tiếng.
-Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng  Biết nghỉ hơi dài khi gặp dấu câu. Nói được câu có chứa tiếng có vần an và at.
-Giáo dục hs yêu quý, kính trọng, vâng lời cha mẹ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 -Bộ chữ của GV và học sinh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.KTBC : Hỏi bài trước.
Kiểm tra nhãn vở của lớp tự làm, chấm điểm một số nhãn vở. Yêu cầu học sinh đọc nội dung nhãn vở của mình.
Gọi 2 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong bài.
GV nhận xét chung.
3.Bài mới:
GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
*Hoạt động1:
Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn (giọng chận rãi, nhẹ nhàng). Tóm tắt nội dung bài:
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
Yêu nhất: (ât ¹ âc), nấu cơm.
Rám nắng: (r ¹ d, ăng ¹ ăn)
Xương xương: (x ¹ s)
Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Giảng từ: Rắm nắng: Da bị nắng làm cho đen lại. Xương xương: Bàn tay gầy.
*Hoat động 2:
Luyện đọc câu:
Bài này có mấy câu ? gọi nêu câu.
Khi đọc hết câu ta phải làm gì?
Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại.
*Hoạt động 3:
Luyện đọc đoạn:
Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
Đọc cả bài.
* Hoạt động 4:
Luyện tập:
Ôn các vần an, at.
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần an ?
Bài tập 2:
Tìm tiếng ngoài bài có vần an, at ?
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
- Củng cố tiết 1:
Tiết 2
Tìm hiểu bài và luyện đọc:
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc 2 đoạn văn đầu, cả lớp đọc thầm lại và trả lời các câu hỏi:
* Hoạt động 1:
Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình?
Hãy đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ?
Nhận xét học sinh trả lời.
Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn.
* Họat động 2:
Luyện nói:
Trả lời câu hỏi theo tranh.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
Gọi 2 học sinh đứng tại chỗ thực hành hỏi đáp theo mẫu.
Các câu còn lại học sinh xung phong chọn bạn hỏi đáp.
4.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
5.Nhận xét dặn dò: Giáo dục các em yêu quý, tôn trọng và vâng lời cha mẹ. Học giỏi để cha mẹ vui lòng.
Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới
Trật tự
Học sinh nêu tên bài trước.
Học sinh đưa nhãn vở theo yêu cầu của giáo viên trong tiết trước để giáo viên kiểm tra và chấm, 4 học sinh đọc nội dung có trong nhãn vở của mình.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Học sinh khác nhận xét bạn đọc bài và trả lời các câu hỏi.
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.
Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.
5, 6 em đọc các từ khó trên bảng, cùng giáo viên giải nghĩa từ.
Học sinh nhắc lại.
Có 3 câu.
Nghỉ hơi.
Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên.
Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn đọc.
Đọc nối tiếp 2 em, thi đọc đoạn giữa các nhóm.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết
Bàn,
Đọc mẫu từ trong bài (mỏ than, bát cơm)
Đại diện 2 nhóm thi tìm tiếng có mang vần an, at.
2 em.
Bàn tay mẹ.
2 em.
Mẹ đi chợ, nấu cưm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.
Bình yêu lắm  3 em thi đọc diễn cảm.
Học sinh rèn đọc diễn cảm.
Lắng nghe.
Mẫu: Hỏi : Ai nấu cơm cho bạn ăn?
Đáp: Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn.
Các cặp học sinh khác thực hành tương tự như câu trên.
Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
Tiết 4: Đạo đức:
PPCT 26 : CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 
 - Học sinh hiểu khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. 
 -Bước đầu biết được ý nghĩa của câu cảm ơn, xin lỗi. Rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người, biết cảm ơn xin lỗi phù hợp trong từng tình huống cụ thể
 -HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
 -Vở bài tập đạo đức.
 -Đồ dùng để hoá trang khi chơi sắm vai.
 -Các nhị và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi “ghép hoa”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động học sinh
1 Khám phá:
-Gv nêu câu hỏi động não:
+Đã khi nào em nói “Cảm ơn” hoặc “Xin lỗi” ai chưa? Em đã nói “cảm ơn” hoặc “xin lỗi” đó trong hoàn cảnh nào?
+Đã khi nào em nhận được lời “ Cảm ơn” hoặc “Xin lỗi” từ người khác chưa? Em đã nhận lời “ cảm ơn” hoặc “xin lỗi” trong hoàn cảnh nào?
-Gv dẫn dắt vào bài: “ Cảm ơn” và “Xin lỗi” là hai từ chúng ta cần nói khi được người 
khác giúp đỡ, khi ta làm phiền hoặc có lỗi với người khác. Bài học hôm nay chúng ta cần tìm hiểu xem khi nào thì cần nói “Cảm ơn”, khi nào thì cần nói “Xin lỗi” và vì sao cần phải nói lời “ Cảm ơn” và “Xin lỗi”
2. Kết nối
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm làm bài tập1:
Mục tiêu: Hs biết được khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi, vì sao cần nói lời cảm ơn, xin lỗi.
Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ø bài tập 1 thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
-Các bạn trong tranh đang làm gì?
-Vì sao các bạn lại làm như vậy?
-Kiểm tra kết quả hoạt động.
-GV nhận xét.
kết luận:
Tranh 1: Cảm ơn khi được bạn tặng quà.
Tranh 2: Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn.
3. Thực hành/ luyện tập:
*Hoạt động 2: Đóng vai, xử lý tình huống:
Mục tiêu: Hs có kĩ năng cảm ơn, xin lỗi trong một số tình huống cụ thể.
Cách tiến hành:
Giáo viên chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống trong tranh bài tập 2.
-Gv hướng dẫn Hs quan sát tranh, thảo luận cách xử lý tính huống, cách thể hiện khi đóng vai.
Hs thảo luận, chuẩn bị đóng vai
Yêu cầu các nhóm đóng vai
Nhận xét các nhóm đóng vai:
Gv hỏi:
+ Em cảm thấy thế nào khi được người khác nói cảm ơn?
+Em cảm thấy thế nào khi nhận được lời xin lỗi?
Giáo viên chốt lại: 
Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.
Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác.
*Hoạt động nối tiếp.
-Hs nêu lại tên bài học
-Em cần nói lời cảm ơn, xin lỗi khi nào?
-Về nhà xem bài chuẩn bị tiết học sau
-Nhận xét tiết học.
Kiểm diện-hát trật tự
Hs trả lời
Hs lắng nghe
Hs thảo luận nhóm đôi theo nội dung câu hỏi.
Các nhóm trình bày kết quả
Nhóm khác nhận xét-bổ sung.
Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
Học sinh thực hành đóng vai theo hướng dẫn của giáo viên
 Học sinh khác nhận xét và bổ sung.
Học sinh trả lời
Học sinh lắng nghe.
Cảm ơn và xin lỗi
Hs nêu
Hs lắng nghe.
Ngày soạn:21/ 3 
Ngày dạy: Thứ ba, ngày, 8/3/2011.
 Tiết4 : Toán
PPCT101 :CÁC SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ 
I/ MỤC TIÊU:
- HS nhận biết về số lượng từ 20 - 50
-Biết đọc, đếm và nhận ra thứ tự từ 20 – 50.
- Giáo dục Hs tính chính xác, khoa học 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bộ đồ dùng học toán, que tính rời, 5 bó que tính
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2. Bài cũ:
Kiểm tra định kì.
3. Bài mới:
a/ Hoạt động 1 : Giới thiệu các số có 2 chữ số.
- Hướng dẫn HS lấy 2 bó chục que tính và nói có 2 chục.
- Gv yêu cầu Hs lấy thêm 3 que tính . Có 2 chục que tính và thêm 3 que tính là 23 que tính
- Ghi B : 23
- Tương tự cho HS lấy và ghép các bó que tính từ 21 - 30
- Yêu cầu HS nêu các bó que tính em ghép được
- Viết số tương ứng với số bó que tính 
* Lưu ý là không đọc hai mư ... c dò theo bài bạn đọc trong SGK.
Học sinh viết vào bảng con các tiếng, Chẳng hạn: khéo sảy khéo sàng, nấu cơm, đường trơn, mưa ròng 
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh tiến hành nghe giáo viên đọc và viết vào tập vở bài chính tả: Cái Bống.
Học sinh soát lại lỗi bài viết của mình.
Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.
Chấm bài tổ 3 và 4.
Điền anh hay ach.
Điền chữ ng hay ngh.
Học sinh làm VBT.
Các en thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 4 học sinh.
Hộp bánh, cái túi xách tay.
Ngà voi, chú nghé.
Đọc lại các từ đã điền 3 đến 5 em.
Tiết 3: Tiếng Việt
 ÔN TẬP
Tiết 4: Thủ công
PPCT26: CẮT DÁN HÌNH VUÔNG (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:	
-HS biết biết cách kẻ, cắt, dán hình vuông. 
-Kẻ và cắt dán được hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. Có thể kẻ cắt thêm hình vuông có kích thước khác.
-Giáo dục HS tính khéo léo, cẩn thận.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Chuẩn bị tờ giấy màu hình vuông dán trên nền tờ giấy trắng có kẻ ô.
-1 tờ giấy kẻ có kích thước lớn.
-Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán  .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.KTBC: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Ghim hình vẽ mẫu lên bảng.
Định hướng cho học sinh quan sát hình vuông mẫu (H1)
Hình 1
Hình vuông có mấy cạnh?
Các cạnh có bằng nhau không ? Mỗi cạnh bằng bao nhiêu ô ?
Giáo viên nêu: Như vậy hình vuông có các cạnh đều bằng nhau.
Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Hướng dẫn học sinh cách kẻ hình vuông:
Giáo viên thao tác từng bước yêu cầu học sinh quan sát:
Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng và hỏi:
Từ những nhận xét trên muốn vẽ hình vuông có cạnh 7 ô ta làm thế nào? 
Giáo viên gợi ý học sinh. Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A đếm xuống dưới 7 ô theo đường kẻ, ta được điểm D.
Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B và C. Nối lần lượt các điểm từ A -> B, B -> C, C -> D, D -> A ta được hình vuông ABCD.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cắt rời hình vuông và dán. Cắt theo cạnh AB, AD,DC, BC được hình vuông.
Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại cách cắt HCN đơn giản bằng cách sử dụng 2 cạnh của tờ giấy màu làm 2 cạnh của hình vuông có độ dài 7 ô.
Bôi 1 lớp hồ mỏng và dán cân đối, phẳng.
Thao tác từng bước để học sinh theo dõi cắt và dán hình vuông.
Cho học sinh cắt dán hình vuông trên giấy có kẻ ô ly. 
4.Củng cố: Nhắc lại cách cắt hình vuông
5.Nhận xét, dặn dò:
Nhận xét, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt dán đẹp, phẳng..
Chuẩn bị bài học sau: mang theo bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ô li, hồ dán
Hát.
Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo viên kểm tra.
Vài HS nêu lại
Học sinh quan sát hình vuông mẫu (H1)
Hình 1
Hình vuông có 4 cạnh.
Các cạnh hình vuông bằng nhau, mỗi cạnh bằng 7 ô.
Học sinh theo dõi và thao tác theo.
Hs trả lời
Học sinh thực hành trên giấy kẻ ô ly. Cắt và dán hình vuông cócạnh 7 ô.
Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán hình vuông.
Ngày soạn: 25/2/2011
Ngày dạy: Thứ sáu 18/3/2011.
Tiết 1: Toán
PPCT104 : SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ 
I/ MỤC TIÊU:
-Biết dựa vào cấu tạo các số để so sánh các số có hai chữ số.
-Nhận ra các số lớn nhất, bé nhất trong các nhóm số 
-Giáo dục HS tính chính xác, khoa học
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ đồ dùng học toán, que tính rời, các bó que tính
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
Gọi 3 HS đọc, viết từ: 70-99
Nhận xét, ghi điểm
3.Bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu 62 < 65
GV cho HS quan sát hình vẽ SGK
62 có mấy chục và bao nhiêu đơn vị?
65 có mấy chục và bao nhiêu đơn vị?
62 và 65 đều có chung số mấy?
2 so với 5 thì số nào lớn?
GV giảng: Vì 2 < 5 nên 62 < 65
Yêu cầu HS so sánh 42 và 44;76 và 71
* Kết luận : Khi so sánh 2 số có chữ số hàng chục giống nhau, ta dựa trên việc so sánh chữ số hàng đơn vị của 2 số, Số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn, số nào có chữ số hàng đơn vị bé hơn thì bé hơn.
*Hoạt động 2: Giới thiệu 63 > 58
GV cho HS quan sát hình vẽ SGK
63 có mấy chục và bao nhiêu đơn vị?
58 có mấy chục và bao nhiêu đơn vị?
63 và 58 có số hàng chục như thế nào?
GV giảng: Vì 6 chục > 5 chục nên 63 > 58
HD tương tự 72 và 81
* Kết luận : Khi so sánh hai số có chữ số hàng chục khác nhau, ta dựa trên việc so sánh 2 chữ số hàng chục.
*Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1:
Hs nêu yêu cầu cảu bài.
Yêu cầu HS làm vào vở 
GV nhận xét
Bài 2: Hs làm phần a,b
Hs nêu yêu cầu
Yêu cầu HS khoanh tròn vào SGK
GV nhận xét
Bài 3: 
Hs nêu yêu cầu của bài.
Cho HS viết vào phiếu học tập
GV chấm, nhận xét
Bài 4:
Hs nêu yêu cầu của bài
Cho HS làm bảng con
Nhận xét
4.Củng cố:
Nhận nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
Về chuẩn bị bài tiếp
3HS làm
Hs khác nhận xét
HS quan sát và trả lời
Gồm 6 chục và 2 đơn vị
Gồm 6 chục và 5 đơn vị
Có cùng 6 chục
2 < 5
HS nghe
HS so sánh và nêu nhận xét
Hs lắng nghe
Gồm 6 chục và 3 đơn vị
Gồm 5 chục và 8 đơn vị
Hs trả lời
HS nghe
Hhs lắng nghe
HS làm nêu yêu cầu
HS làm vở
Hs sửa & thống nhất kết quả.
HS nêu yêu cầu
HS làm vào SGK
HS sửa & thống nhất kết quả
HS nêu yêu cầu
HS làm vào phiếu học tập
Hs sửa bài và thống nhất kết quả.
HS nêu yêu cầu
2 Hs lên bảng , cả lớp làm bảng con
Hs nhận xét.
Hs lắng nghe
Tiết 2-3: TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2.
Đọc được các bài ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mực độ kiến thức, kỹ năng: 25 tiếng/phút; trả lời 1 – 2 câu hỏi đơn giản về nội dung bài học. 
Viết được các từ ngữ bài ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức kỹ năng 25 tiếng/15 phút. 
 Tiết: 4 TNXH 
 PPCT: 26 CON GÀ
I.MỤC TIÊU :
 - Quan sát và nói tên được các bộ phận bên ngoài của con gà.
 -Phân biệt được gà trống, gà mái, gà con.
	-Biết những lợi ích của việc nuôi gà, có ý thức chăm sóc gà.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 -Một số tranh ảnh về con gà.
 -Hình ảnh bài 26 SGK. Phiếu học tập  .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC: Hỏi tên bài.
Hãy nêu các bộ phận của con cá?
Ăn cá có lợi ích gì?
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Cho cả lớp hát bài :Đàn gà con. 
Bài hát nói đến con vật nào?
Từ đó giáo viên giới thiệu và ghi bảng tựa bài.
*Hoạt động 1 : Quan sát con gà.
Mục đích: Học sinh biết tên các bộ phận của con gà, phân biệt được gà trống, gà mái, gà con.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ 
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ con gà và làm vào phiếu học tập 
Bước 2: Học sinh quan sát và thực hiện trên phiếu học tập. 
Nội dung Phiếu học tập:
1.Khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu đúng:
a)Gà sống trên cạn.
b)Cơ thể gà gồm: đầu, mình, lông, chân.
c)Gà ăn thóc, gạo, ngô.
d)Gà ngủ ở trong nhà.
e)Gà không có mũ.
f)Gà di chuyển bằng chân.
g)Mình gà chỉ có lông.
2.Đánh dấu X vào ô trống nếu thấy câu trả lời là đúng:
Cơ thể gà gồm:
	Đầu	Cổ
	Thân	Vẩy
	Tay	Chân
	Lông 
Gà có ích lợi:
	Lông để làm áo
	Lông để nuôi lợn
	Trứng và thịt để ăn
	Phân để nuôi cá, bón ruộng
	Để gáy báo thức
	Để làm cảnh
3.Vẽ con gà mà em thích.
Bước 3: Kiểm tra kết quả hoạt động.
Giáo viên nhận xét –tuyên dương.
*Hoạt động 2: Đi tìm kết luận
Mục tiêu: Củng cố về con gà cho học sinh.
+Hãy nêu các bộ phận bên ngoài của con gà?
+Gà di chuyển bằng gì?
+Gà trống, gà mái, gà con khác nhau chỗ nào?
+Gà cung cấp cho ta những gì? 
GV nhắc nhở hs khi ăn thịt gà tránh để hóc xương.
4.Củng cố : 
Hỏi tên bài:
Nêu các bộ phận bên ngoài của con gà?
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: 
-Luôn luôn chăm sóc gà, cho gà ăn hằng ngày, quét dọn chuồng gà để gà chóng lớn Học bài, xem bài mới.
Trật tự+hát
Học sinh nêu tên bài học.
2 học sinh trả lời câu hỏi trên.
Học sinh hát bài hát : Đàn gà con kết hợp vỗ tay theo.
Con gà.
Học sinh nhắc tựa.
Cá nhân từng Hs quan sát tranh, tìm hiểu yêu cầu của phiếu học tập.
Học sinh quan sát tranh vẽ con gà và thực hiện hoạt động trên phiếu học tập.
Học sinh trình bày. 
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.
Các bộ phận bên ngoài của gà gồm có: Đầu, mình, lông, mắt, chân  .
Gà di chuyển bằng chân.
Gà trống mào to, biết gáy. Gà mái nhỏ hơn gà trống, biết đẻ trứng. Gà con bé tí xíu.
Thịt, trứng và lông.
Học sinh nêu tên bài.
Hs trả lời.
Hs lắng nghe
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 26.
I.Nhận xét hoạt động trong tuần:
II.Kế hoạch tuần tới:
 Đã soạn xong tuần 26
 Ngày .. tháng  năm 2011 
 Người soạn: 
 Nguyễn Thị Loan.
Tổ khối duyệt
Nguyễn Thị Linh
BGH duyệt
Nguyễn Thị Hòa

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan26.doc