Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần 6 năm 2011

Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần 6 năm 2011

I. MỤC TIÊU:

- Biết được tác dụng của sách,vở đồ dùng học tập.

- Nêu được ích lợi của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập .

- Thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của bản thân.

**Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.

II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

Vở bài tập đạo đức lớp 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1.Ổn định tổ chức: (1- 2) Hát, kiểm tra sĩ số.

 2.Kiểm tra bài cũ(5)

H: Giờ trước chúng ta học bài gì?

H: Mặc như thế nào là gọn gàng sạch sẽ?

 

doc 20 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần 6 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Ngày soạn: 12-15/ 9/ 2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011
Đạo đức ( Tiết số: 6)
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
I. Mục tiêu:
Biết được tác dụng của sách,vở đồ dùng học tập.
Nêu được ích lợi của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập .
Thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập của bản thân.
**Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
II. Tài liệu, phương tiện:
Vở bài tập đạo đức lớp 1.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức: (1- 2’) Hát, kiểm tra sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ(5’)
H: Giờ trước chúng ta học bài gì? 
H: Mặc như thế nào là gọn gàng sạch sẽ?
HS trả lời, GV nhận xét chung.
 3.Bài mới: (30’)
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp ghi đầu bài lên bảng HS nhắc lại.
b. Hoạt động 1: 	Làm bài tập 1 
 Gv nêu yêu cầu bài tập 1.
HS tìm và tô màu vào các đồ dùng học tập trong bức trranh.
HS trao đổi bài từng đôi một.
HS nêu tên những đồ dùng học tập – HS nhận xét . 
c. Hoạt động 2: HS làm bài tập 2
GV nêu yêu cầu bài tập 2 
HS thảo luận nhóm đôi giới thiệu với nhau về đồ dùng học tập của mình; câu hỏi gợi ý .
H: Kể tên các đồ dùng học tập?
H: Đồ dùng đó để làm gì?
H: Cách giữ gìn đồ dùng đó như thế nào?
Gọi đại diện nhóm lên trình bầy – HS nhận xét.
+ KL: Được đi học là quyền lợi của trẻ em; giữ gìn đồ dùng học tập chính là giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
 d. Hoạt động 3: Làm bài tập 3
GV nêu yêu cầu của bài tập - HS làm bài – HS chữa bài và giải thích.
H: Bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm gì?
H: Vì sao em cho rằng hành động đó là đúng?
H: Vì sao em cho rằng hành động đó là sai?
Gv giải thích: Hành động của những bạn trong tranh 3, 4, 5 là sai; hành động của những bạn trong tranh 1, 2 là đúng.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
+ KL chung: Cần giữ gìn đồ dùng học tập, không nên làm dây bẩn, viết bậy; vẽ bậy ra sách vở; không gập gáy sách vở; không xé sách vở; không dùng thước; bút để nghịch; học xong cất gọn đồ dùng vào nơi qui định; giữ gìn đồ dùng học tập giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
 4. Củng cố, dặn dò (2 – 3’) 
GV tóm tắt nội dung bài.
Nhận xét giờ học, Dặn hs ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau: Giữ gìn đồ dùng học tập.
Học vần (Tiết47 + 48)
Bài 22: ph, nh
I.Mục đích, yêu cầu:
Đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng. 
Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá;
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói
HS: Bộ đồ dùng TV 1, bảng , phấn
III.Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(3’):
HS viết, đọc: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế
2 HS đọc bài trong SGK
3.Dạy - học bài mới(35’)
Tiết 1
a. Giới thiệu bài: GV nêu tên bài 2 HS nhắc lại
b. Dạy chữ ghi âm
p
GV viết bảng p - HS nhắc lại
GV giới thiệu p in, p viết thường.
GV: Chữ p gồm có nét xiên phải, nét sổ thẳng, nét móc hai đầu.
H. Chữ p và chữ n giống nhau và khác nhau điểm gì?
Giống nhau: đều có nét móc hai đầu. 
Khác nhau: p có nét xiên phải và nét sổ dài.
+Phát âm: GV phát âm mẫu và hướng dẫn cách phát âm
(uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra sát mạnh, không có tiếng thanh)
HS phát âm -GV chỉnh sửa.
HS lấy âm p. GV nhận xét. HS phát âm lại.
ph
GV viết bảng ph - HS nhắc lại
GV giới thiệu ph in, ph viết thường.
?Chữ ph được ghép từ mấy con chữ?
GV: Chữ ph gồm chữ ghép từ hai con chữ p và h.
H. Chữ ph và chữ p giống nhau và khác nhau điểm gì?
+(Giống nhau: đều có p.
+Khác nhau: ph có thêm h)
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm HS phát âm(cá nhân, nhóm, lớp)
HS ghép chữ ph. 1 HS lên bảng ghép.
H: Có âm ph muốn có tiếng phố ta thêm âm gì? dấu gì?( thêm âm ô, dấu sắc)
-HS ghép tiếng phố. -1 HS lên bảng ghép.
GV viết bảng: phố -HS phân tích tiếng phố.
HS đánh vần phờ - ô - sắc -phố( cá nhân, cả lớp)
HS đọc kết hợp(cá nhân,lớp).
GV cho HS quan sát tranh
H. Tranh vẽ gì?
GV giới thiệu và ghi bảng: phố xá - HS đọc: phố xá(cá nhân, cả lớp)
HS đọc: ph, phố, phố xá
HS nêu âm mới, tiếng mới -GV tô màu -HS đọc xuôi, đọc ngược.
?Âm mới vừa học là âm gì?
?Âm ph có trong tiếng nào?
-GV tô màu âm mới và tiếng có âm mới.
-HS đọc xuôi, ngược kết hợp phân tích.
nh
(Quy trình tương tự như đối với âm ph)
Lưu ý: Chữ nh là chữ ghép từ hai con chữ n và h
So sánh: nh và ph( giống nhau: đều có h, Khác nhau: nh có n đứng đầu)
HS đọc lại cả 2 âm
Giải lao
+Luyện viết: 
GV cho HS đọc chữ ph viết trên bảng con.
?Chữ ph được viết từ mấy con chữ? Là những con chữ nào?
?Con chữ p có độ dài mấy đơn vị chữ?
?Con chữ h có độ cao mấy đơn vị chữ?
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét giữ các con chữ p với h.
+ Các chữ nh, phố xá, nhà lá GV hướng dẫn tương tự.
HS viết bảng con -GV uốn nắn sửa sai
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
?Âm mới vừa học là những âm mới nào?
?Âm ph, nh có trong tiếng từ nào?
GV ghi từ ứng dụng lên bảng ,HS nhẩm đọc: phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ.
HS đọc tiếng có âm mới học ,GV gạch chân,HS đọc tiếng mới.
HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ khó:
Phá cỗ: Liên hoan sau cuộc vui. VD như đêm rằm trung thu sau khi múa, hát các anh chị phụ trách bóc bánh kẹo, hoa quả cho các em thiếu nhi cung ăn. 
GV đọc mẫu ,HS đọc lại( cá nhân, cả lớp)
HS đọc lại cả bài; HS nêu âm, tiếng mới
Tiết 2(35p)
d.Luyện tập: 
+Luyện đọc
HS đọc lại bài tiết 1trên bảng lớp: 4-5’
HS đọc SGK(cá nhân, nhóm): 4-5’
+Đọc câu ứng dụng: 3-4’
GV cho HS quan sát tranh.
H. Tranh vẽ những gì?
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Nhà dì Na ở phố, nhà dì có chó xù
HS đọc nhẩm ,HS đọc tiếng có âm mới học ,GV gạch chân
GV đọc mẫu, hướng dẫn cách ngắt nghỉ
HS luyện đọc(cá nhân, cả lớp), HS cầm SGK đọc bài(6-7 em)
+Luyện viết:
GV viết mẫu và hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vào vở, nhắc HS ngồi viết đúng tư thế
HS viết vào vở Tập viết: p, ph, nh, phố xá, nhà lá
GV chấm, chữa một số bài.
+Luyện nói:
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: chợ, phố, thị xã
HS đọc tên bài , GV cho HS quan sát tranh
GV gợi ý:
H:Trong tranh vẽ những cảnh gì?
H:Chợ có gần nhà em không?
H:Nhà em ai hay đi chợ?
H:Em đang sống ở đâu?
Gọi đại diện nhóm lên trình bầy -HS nhận xét, bổ sung
 4.Củng cố, dặn dò(2’)
+1 HS đọc bài trong SGK.
? Hãy tìm tiếng ngoài bài có âm ph, nh vừa học.
Dặn HS học bài ở nhà, chuẩn bị bài 23 g, gh.
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011
Học vần(Tiết 49 + 50)
Bài 23: g, gh
I.Mục đích, yêu cầu:
Đọc được : g, gh, gà ri, ghế gỗ;từ và câu ứng dụng. 
Viết được: g, gh, gà ri, ghế gỗ
Luyện nói từ 2 -3 câu theo chủ đề: gà ri, gà gô.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói
HS: Bộ đồ dùng TV 1
III.Hoạt động dạy học:
1 ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(2’):
- 2 HS đọc bài trong bài trên bảng.
- 2 HS đọc bài trong SGK
- HS viết, đọc: phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ.
G nhận xét, ghi điểm.
3.Dạy học bài mới(35’)
Tiết 1
a. Giới thiệu bài: GV nêu tên bài 2 HS nhắc lại
b. Dạy chữ ghi âm
g
GV viết bảng g - HS nhắc lại
GV giới thiệu g in, g viết thường.
?Chữ g viết thường gồm mấy nét? Là những nét nào?
( Chữ g gồm có nét cong hở phải, nét khuyết dưới.)
H: Chữ g và chữ a giống nhau và khác nhau điểm gì?
Giống nhau: đều có nét cong hở phải.
Khác nhau: g có nét khuyết dưới.
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm HS phát âm(cá nhân, nhóm, lớp)
HS dắt chữ g
H: Có âm g muốn có tiếng gà ta thêm âm gì? dấu gì?( thêm âm a, dấu huyền)
GV viết bảng: gà -HS dắt tiếng gà - HS phân tích tiếng gà.
HS đánh vần gờ - ga -huyền -gà( cá nhân, cả lớp)
HS đọc kết hợp(cá nhân, nhóm lớp).
GV cho HS quan sát tranh
H: Tranh vẽ gì?( Vẽ con gà)
H: Người ta nuôi gà để làm gì?
GV giới thiệu và ghi bảng: gà ri - HS đọc: gà ri(cá nhân, cả lớp)
HS đọc kết hợp(cá nhân,lớp)
?Âm mới vừa học là âm gì?
?Âm g có trong tiếng nào?
-GV tô màu âm mới và tiếng có âm mới.
-HS đọc xuôi, ngược kết hợp phân tích.
gh
(Quy trình tương tự như đối với âm g)
Lưu ý: Chữ gh là chữ ghép từ hai con chữ g và h
So sánh: gh và g( giống nhau: đều có g, Khác nhau: gh có h đứng sau)
HS đọc lại cả 2 âm
Giải lao
Luyện viết: 
?Chữ gh được viết từ mấy con chữ? Là những con chữ nào?
?Con chữ g có độ dài mấy đơn vị chữ?
?Con chữ h có độ cao mấy đơn vị chữ?
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét giữ các con chữ p với h.
Các chữ g, gà gi, ghế gỗ GV hướng dẫn tương tự.
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét giữ các con chữ: g, gh, gà ri, ghế gỗ 
HS viết bảng con -GV uốn nắn sửa sai
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
?Âm mới vừa học là những âm mới nào?
?Âm gh, g có trong tiếng từ nào?
GV ghi từ ứng dụng lên bảng , HS nhẩm đọc: nhà ga, gà gô, gồ ghề, ghi nhớ.
HS đọc tiếng có âm mới học 
HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ khó”
Nhà ga: nơi đỗ của tàu.
GV đọc mẫu , HS đọc lại( cá nhân, cả lớp)
HS đọc lại cả bài; HS nêu âm, tiếng mới
 Tiết 2(35p)
d.Luyện tập: 
+Luyện đọc
HS đọc lại bài trên bảng tiết 1: 4-5’
HS đọc SGK(cá nhân, nhóm): 4-5’
Đọc câu ứng dụng: 3-4’
GV cho HS quan sát tranh.
H: Tranh vẽ những gì? ( Ngôi nhà có tủ gỗ, ghế gỗ)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ 
HS đọc nhẩm , HS đọc tiếng có âm mới học ,GV gạch chân
GV đọc mẫu, hướng dẫn cách ngắt nghỉ
HS luyện đọc(cá nhân, cả lớp)
HS cầm SGK đọc bài(6-7 em)
+Luyện viết:
- GV đưa bảng phụ ghi nội dung luyện viết, 1-2 HS đọc.
?Bài viết hôm nay gồm mấy dòng?
?Dòng 1 viết chữ gì?....
- GV nhắc lại cách viết: g, gh, gà ri, ghế gỗ
H: Chữ g thứ hai trong dòng cách chữ g thứ nhất như thế nào?
- GV viết mẫu, hướng dẫn khoảng cách các chữ trong dòng. Lưu ý khi viết dấu ngã trên ô
GV viết mẫu và hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vào vở, nhắc HS ngồi viết đúng tư thế
HS viết vào vở Tập viết: g, gh, gà ri, ghế gỗ.
GV chấm 4-5 bài chữa và nhận xét.
+Luyện nói:
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: gà ri, gà gô
HS đọc tên bài . GV cho HS quan sát tranh
GV gợi ý:
H:Trong tranh vẽ những con vật gì?
H:Gà gô thường sống ở đâu? Nhà em có nuôi gà không?
H:Em hãy kể tên những l ... ngừ( cá nhân, cả lớp)
HS đọc kết hợp(cá nhân,lớp).
GV cho HS quan sát tranh
H: Tranh vẽ gì?( Vẽ cá ngừ)
H: Người ta nuôi cá ngừ để làm gì?
GV giới thiệu và ghi bảng: cá ngừ - HS đọc: cá ngừ(cá nhân, cả lớp)
HS đọc kết hợp - HS nêu âm mới, tiếng mới -GV tô màu -HS đọc xuôi, đọc ngược.
ngh
(Quy trình tương tự như đối với âm ng)
Lưu ý: Chữ ngh là chữ ghép từ ba con chữ n, g và h
So sánh: ngh và ng( giống nhau: đều có n và g. Khác nhau: ngh có h đứng sau)
HS đọc lại bài.
Giải lao
Luyện viết: GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét giữ các con chữ: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ
HS viết bảng con -GV uốn nắn sửa sai
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
GV ghi từ ứng dụng lên bảng : ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ ,HS nhẩm đọc
HS tìm tiếng có âm mới,GV gạch chân. HS đọc tiếng có âm mới học 
HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ khó
GV đọc mẫu ,HS đọc lại( cá nhân, cả lớp)
HS đọc lại cả bài; HS nêu âm, tiếng mới.
 4.Củng cố,dặn dò(2’)
HS đọc lại bài một lần
H:HS nêu âm,tiếng,từ vừa học?
 Tiết 2(35p)
 1.ổn định tổ chức(1’)
 2.Bài cũ(3’)
H:HS nhắc lại âm,tiếng,từ mới?
 3.Luyện tập: 
+Luyện đọc	
HS đọc lại bài tiết 1
HS đọc SGK(cá nhân, nhóm)
Đọc câu ứng dụng:
GV cho HS quan sát tranh.
H: Tranh vẽ những gì? ( Vẽ chị Kha và bé Nga)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Nghỉ hè, chị Kha ra nhà bé Nga.
HS đọc nhẩm - HS đọc tiếng có âm mới học GV gạch chân
GV đọc mẫu, hướng dẫn cách ngắt nghỉ. HS luyện đọc(cá nhân, cả lớp)
HS cầm SGK đọc bài(5-7 em)
Giải lao
+Luyện viết:
GV viết mẫu và hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vào vở, nhắc HS ngồi viết đúng tư thế
HS viết vào vở Tập viết: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ.
GV chấm, chữa một số bài; nhận xét.
+Luyện nói:
GV ghi tên bài luyện nói lên bảng: Bê, nghé, bé
HS đọc tên bài -HS quan sát tranh 
GV gợi ý:
H:Trong tranh vẽ gì?
H:Ba nhân vật trong tranh có gì chung?
H:Bê là con của con gì? Lông nó có màu gì?
H:Nghé là con của con gì? Nó có màu gì?
H:Bê, nghé ăn gì?
HS thảo luận theo nhóm - Gọi đại diện nhóm lên trình bầy, HS nhận xét.
 4.Củng cố, dặn dò(3’):
HS đọc bài trong SGK. HS tìm chữ vừa học. Dặn HS học bài ở nhà, chuẩn bị bài 26.
Toán (Tiết 23)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Nhận bíêt số lượng trong phạm vi 10.
Biết đọc, viết các số trong phạm vi 10. Thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10
* Bài tập cần làm: 1, 3, 4
II. Đồ dùng dạy -học:
GV: Kế hoạch bài học
HS: SGK
III. Hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(2’): Gọi HS lên bảng điền dấu 10 	8 7 	10 	
GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới(30’):
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi bảng -HS nhắc lại.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
H:Bài học hôm nay gồm mấy bài tập?
* Bài tập cần làm: 1, 3, 4
GV tổ chức hướng dẫn HS làm và chữa các bài tập
Bài 1: Nối theo mẫu
GV nêu yêu cầu, HS nhắc lại
HS tự làm bài và chữa bài bằng cách đọc số,GV nhận xét tuyên dương.
Bài 2: Viết số
HS tự viết các số từ 0 đến 10
GV gọi HS đọc to trước lớp( cá nhân, nhóm, lớp),GV nhận xét.
Bài 3: Số
Hướng dẫn HS nêu yêu cầu của bài
HS viết các số trên toa tàu theo thứ tự từ 10 đến 1 và viết các số vào ô trống theo thứ tự từ 0 đến 10
HS làm , HS chữa bài,GV nhận xét tuyên dương.
Giải lao
Bài 4: Viết số 6, 1, 3, 7 theo thứ tự
a) Từ bé đến lớn
b) Từ lớn đến bé
GV nêu yêu cầu:HS tự làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên bảng
GV, HS nhận xét, sửa chữa
+Bài tập có thể làm thêm.
Bài 2: Viết số
HS tự viết các số từ 0 đến 10
GV gọi HS đọc to trước lớp( cá nhân, nhóm, lớp),GV nhận xét.
Bài 5: xếp hình
HS xếp hình -HS nhận xét
 4.củng cố, dặn dò(3’):
 GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau. Luyện tập chung.
Tự nhiên và Xã hội (Tiết 6)
Chăm sóc và bảo vệ răng
I. Mục tiêu:
Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng và có hàm răng khoẻ đẹp.
Biết chăm sóc răng đúng cách.
**Nhận ra sự cần thiết phải giữ vệ sinh răng miệng.Nêu được việc nên và không nên làm để bảo vệ răng.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Tranh ảnh về răng miệng, bàn chải răng, kem đánh răng
HS: SGK Tự nhiên - xã hội
III. Hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
 3. Bài mới(30’):
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp – GV ghi bảng,HS nhắc lại.
b. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi
+Mục tiêu: Biết thế nào là răng khoẻ, đẹp. Thế nào là răng bị sún, bị sâu hoặc răng thiếu vệ sinh
Cách tiến hành:
+Bước 1: HS quay mặt vào nhau, lần lượt quan sát răng của bạn mình như thế nào?
+Bước 2: Các nhóm nói lên kết quả làm việc của nhóm mình.
KL: GV vừa nói vừa cho HS quan sát mô hình răng: Hàm răng trẻ em có đầy đủ là 20 chiếc gọi là răng sữa.
Hỏng hay đến tuổi thay bị lung lay và rụng( khoảng 6 tuổi) khi đó răng sẽ mọc lên; chắc chắn hơn, gọi là răng vĩnh viễn; nếu răng vĩnh viễn bị sâu, bị rụng sẽ không mọc lại nữa. Vì vậy việc giữ vệ sinh và bảo vệ răng là rất cần thiết và quan trọng.
Giải lao
c. Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Mục tiêu: HS biết làm gì và không nên làm gì để bảo vệ răng
Cách tiến hành:
+Bước 1: HS quan sát các hình vẽ ở trang 14, 15 trong SGK
Chỉ và nói về việc làm của mỗi bạn ở mỗi hình. Việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao?
HS thảo luận theo nhóm đôi
+Bước 2: GV nêu câu hỏi
H: Trong từng hình các bạn đang làm gì?
H: Nên đánh răng và súc miệng vào lúc nào thì tốt nhất?
HS trả lời, GV cùng HS nhận xét.
KL: Nên đánh răng và súc miệng để bảo vệ răng.
 4. Củng cố, dặn dò(2’): 
Nhắc HS về nhà thực hiện tốt theo nội dung bài học, chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2011
Toán (Tiết 24)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:	
So sánh các số trong phạm vi 10;cấu tao của số 10.
Sắp xếp các số theo thứ tự đã xác định trong phạm vi 10.
Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4
II. Đồ dùng dạy -học:
GV: Kế hoạch bài học
HS: SGK
III. Hoạt động dạy - học:
1.ổn định tổ chức(1’): Lớp hát 
2. Kiểm tra bài cũ(2’):
HS viết các số1, 5, 4,7, 10 theo thứ tự từ bé đến lớn
GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới(30’):
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp -GV ghi bảng -HS nhắc lại
b. Hướng dẫn HS làm các bài tập
H:Bài hôm nay gồm mấy bài tập?
Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4
GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
Học sinh tự nêu cách làm rồi làm bài và chữa bài.GV nhận xét.
Bài 2:HS nêu yêu cầu: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
HS tự làm bài, sau đó một số em đọc kết quả bài làm của mình cho cả lớp kiểm tra
Bài 3: số
HS nêu yêu cầu của bài. HS làm bài -HS chữa bài,GV nhận xét tuyên dương.
Giải lao
Bài 4: Trò chơi
Thi xếp đúng, xếp nhanh theo tổ. Mỗi tổ cử một đại diện lên thi
+Lần 1: Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn
+Lần 2: Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé
GV cùng HS nhận xét đánh giá.
+Bài tập có thể làm thêm.
Bài 5: Nhận dạng và tìm số hình tam giác	
GV vẽ hình trên bảng .HS quan sát để tìm hình
GV chỉ vào từng hình để HS nhận ra có 3 hình tam giác
4. Củng cố, dặn dò(1’): 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau
Học vần (Tiết 55 + 56)
Bài 26: y, tr
I.Mục đích, yêu cầu:
Đọc được : y, tr, y tá, tre ngà;từ và câu ứng dụng. 
Viết được: y, tr, y tá, tre ngà.
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: nhà trẻ
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói
HS: Bộ đồ dùng TV 1,bảng, phấn
III Các hoạt động dạy -học:
1.ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(3’):
HS viết, đọc: ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ
HS đọc bài trong SGK
3.Dạy học - bài mới(35’)
Tiết 1
a. Giới thiệu bài: GV nêu tên bài, GV ghi bảng 2 HS nhắc lại
b. Dạy chữ ghi âm
y
GV viết bảng y - HS nhắc lại
GV giới thiệu y in, y viết thường.
GV: Chữ y gồm có nét xiên phải, nét móc ngược và nét khuyết dưới.
H: Chữ y và chữ u giống nhau và khác nhau điểm gì?
( Giống nhau: đều có nét xiên phải và nét móc ngược. Khác nhau: y có nét khuyết dưới)
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm HS phát âm(cá nhân, nhóm, lớp)
HS dắt chữ y,nhận xét
GV: Chữ y trong bài đứng một mình tạo thành tiếng -GV ghi bảng: y -HS đọc: y
GV cho HS quan sát tranh
H. Tranh vẽ gì?( Vẽ cô y tá)
GV giới thiệu và ghi bảng: y tá - HS đọc: y tá(cá nhân, cả lớp)
HS đọc kết hợp(cá nhân,lớp),HS nêu âm mới, tiếng mới -GV tô màu -HS đọc xuôi, đọc ngược.
tr
(Quy trình tương tự như đối với âm y)
Lưu ý: Chữ tr là chữ ghép từ hai con chữ t và r
H:So sánh: tr và r( giống nhau: đều có r,Khác nhau: tr có t đứng trước)
HS đọc lại bài.
Giải lao
Luyện viết: GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét giữ các con chữ: y, tr, y tá, tre ngà.
HS viết bảng con -GV chữa và nhận xét.
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
GV ghi từ ứng dụng lên bảng HS nhẩm đọc: y tế, chú ý, cá trê, trí nhớ.
HS tìm tiếng có âm mới,GV gạch chân. HS đọc tiếng có âm mới học 
HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ khó
GV đọc mẫu HS đọc lại( cá nhân, cả lớp)
HS đọc lại cả bài; HS nêu âm, tiếng mới
 Tiết 2( 35p)
d.Luyện tập: 
+Luyện đọc
HS đọc lại bài tiết 1
HS đọc SGK(cá nhân, nhóm)
Đọc câu ứng dụng:
GV cho HS quan sát tranh.
H: Tranh vẽ những gì? (Vẽ trạm y tế và một người bế một em bé)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.
HS đọc nhẩm - HS đọc tiếng có âm mới học GV gạch chân
GV đọc mẫu, hướng dẫn cách ngắt nghỉ
HS luyện đọc(cá nhân, cả lớp)
HS cầm SGK đọc bài(5-7 em)
Giải lao
+ Luyện viết:
GV viết mẫu và hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vào vở, nhắc HS ngồi viết đúng tư thế
HS viết vào vở Tập viết: y, tr, y tá,tre ngà.
GV chấm một số bài -GV nhận xét
+ Luyện nói:
HS đọc chủ đề luyện nói . GV cho HS quan sát tranh -GV nêu câu hỏi gợi ý:
H:Trong tranh vẽ gì?
H:Các em bé đang làm gì?
H:Hồi bé em có đi học nhà trẻ không?
H:Người lớn duy nhất trong tranh được gọi là gì?
H:ở nhà trẻ có đồ chơi gì?
H:Nhà trẻ có gì khác so với lớp 1 em đang học?
H:Nhớ lại và hát 1 bài hát hồi còn học mẫu giáo?
HS thảo luận theo nhóm đôi -Gọi đại diện nhóm lên trình bầy -HS nhận xét
 4.Củng cố, dặn dò(3’):
HS đọc bài trong SGK. 
HS tìm tiếng có âm y, tr ngoài bài.
Dặn HS học bài ở nhà, chuẩn bị bài 27 
Nhận xét, kí duyệt của ban giám hiệu:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6.doc