Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần 8 năm 2011

Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần 8 năm 2011

I. MỤC TIÊU:

Bước đầu biết được rrẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.

Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép , vâng lời ông bà, cha mẹ .

Lễ phép,vâng lời ông bà cha mẹ.

Biết trẻ em có quyền có gia đình,có cha mẹ.

Phân biệt được các hành vi,viếc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng,lễ phép,vâng lời ông bà,cha mẹ.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

Vở bài tập Đạo đức; bộ tranh về quyền có gia đình

Bài hát “ Cả nhà thương nhau ”.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. ổn định tổ chức(1) -Lớp hát

 

doc 21 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần 8 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 8
Ngày soạn: 26-29/9/2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
đạo đức :tiết 8
Gia đình em (t)
I. Mục tiêu:
Bước đầu biết được rrẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
Nêu được những việc trẻ em cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép , vâng lời ông bà, cha mẹ .
Lễ phép,vâng lời ông bà cha mẹ.
Biết trẻ em có quyền có gia đình,có cha mẹ.
Phân biệt được các hành vi,viếc làm phù hợp và chưa phù hợp về kính trọng,lễ phép,vâng lời ông bà,cha mẹ.
II. Tài liệu và phương tiện:
Vở bài tập Đạo đức; bộ tranh về quyền có gia đình 
Bài hát “ Cả nhà thương nhau ”.
III. Hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức(1’) -Lớp hát
 2. Bài cũ (2’)
H. Vì sao phải giữ gìn sách vở đồ dùng học tập ?
 3. Bài mới (30’) 
+Khởi động: cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau”
a. Hoạt động 1: HS kể về gia đình mình
H: Gia đình em có mấy người? Bố mẹ em tên là gì?
H:Anh ( chị, em) em bao nhiêu tuổi? Học lớp mấy?
HS tự kể trong nhóm đ kể trước lớp 
+ Kết luận: Chúng ta ai cũng có một gia đình.
b. Hoạt động 2: HS xem tranh BT2 đ kể lại nội dung tranh.
Mỗi nhóm quan sát 1 bức tranh đ cử đại diện thi kể lại nội dung tranh.
H. Bạn nhỏ trong tranh nào được sống hạnh phúc với gia đình?
H . Bạn nào phải sống xa cha mẹ , vì sao?
+ Kết luận: Các em thật hạnh phúc, sung sướng khi được sống cùng gia đình. Chúng ta cần cảm thông, chia sẻ với các bạn thiệt thòi không được sống cùng với gia đình.
 Giải lao
c. Hoạt động 3: HS đóng vai theo các tình huống trong BT3.
GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm cho mỗi nhómđóng vai theo tình huống trong tranh – các nhóm chuẩn bị đóng vai- một nhóm lên đóng vai- HS nhận xét
+ Kết luận: Các em phải có bổn phận kính trọng, lễ phép ông bà, cha mẹ.
 4. củng cố- dặn dò (3’)
 HS nhắc lại bài. Nhắc HS chuẩn bị giờ sau.
Học vần : Tiết 67, 68
Bài 30: ua - ưa
I. Mục tiêu:
Nhận biết và đọc được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ; từ và câu ứng dụng.
Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Giữa trưa
II. Đồ dùng dạy- học:
GV: Tranh vẽ từ khoá , Bộ đồ dùng dạy TV 1
HS: Bộ đồ dùng học TV 1,SGK,bảng,pbấn
III. Hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức (1’)lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(2’)
HS viết và đọc các từ : tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá 
HS đọc bài trong SGK
 3. Dạy bài mới (35’)
Tiết 1
a. Giới thiệu bài: Giờ học vần hôm nay cô giới thiệu với các em hai vần mới đó là ua, ưa.- GV ghi bảng - HS nhắc lại 
b. Dạy vần
GV:Vần và chữ ghi vần thứ nhất cô giới thiệu với các em là vần ua.
GVgiới thiệu và ghi bảng : ua
HS nhắc lại : ua - GV giới thiệu chữ in, chữ thường: 
H. Vần ua được ghép từ những âm nào?( u và a).
GV ghi bảng vần ia.
?Em nào giỏi đọc cho cô vần này?
HS đọc - HS nhận xét.
H. Vần ua và vần ia giống nhau và khác nhau điểm gì?
+giống nhau: đều kết thúc bằng a. 
+Khác nhau: ua bắt đầu bằng u.
HS đọc trơn:ua
?Vần ua có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?
Phân tích vần ua u đứng trước a đứng sau)
HS ghép vần, 1 HS lên bảng ghép, NX
HS đánh vần (u-a-ua) cá nhân , lớp	
Đọc trơn( cá nhân , nhóm)
H. có vần ua muốn có tiếng cua ta thêm âm gì?(âm c)
HS ghép tiếng : cua. Một HS lên bảng ghép - nhận xét
GV giới thiệu tiếng mới ghi bảng : cua 
HS đọc trơn : cua ( cá nhân, cả lớp) 
GV cho HS quan sát tranh 
H. Tranh vẽ con gì? ( con cua bể)
H. Con cua bể thường sống ở đâu? 	 GV giới thiệu và ghi bảng từ mới: cua bể
HS đọc từ, phân tích từ(cá nhân, lớp)
HS đọc tổng hợp (cá nhân ,lớp)
H. Vần mới thứ nhất vừa học là vần gì?
H. Tiếng mới thứ nhất vừa học là tiếng gì? (cua).Trong tiếng cua có vần gì mới?
H. Từ mới là từ gì?
HS nêu - GV tô mầu - HS đọc xuôi, đọc ngược 
ưa
( qui trình tương tự )
Lưu ý: vần ưa được tạo nên từ ư và a
So sánh : ưa với ua ( giống nhau: đều kết thúc bằng a.Khác nhau: ưa bát đầu bằng ư)
Đánh vần: ư-a -ưa; ngờ- ưa- ngưa - nặng - ngựa 
Giải lao
 c. Hướng dẫn viết
GV cho HS quan sát chữ mẫu và đọc.
?Vần ua đựơc viết từ mấy con chữ?
?Con chữ u và a có độ cao bao nhiêu?
?Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu?
Vần ưa viết tương tự như ua nhưng thêm dấu dâu bên u
GV viết mẫu. Hướng dẫn cách viết.
HS viết bảng con.
Các từ cua bể, ngựa gỗ. GV hướng dẫn tương tự
HS luyện viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa chữ viết cho HS
 d. Đọc từ ngữ ứng dụng
?Vần mới chúng ta vừa học là những vần nào?
?Vần ưa, ưa có trong tiếng, từ nào?
GV ghi bảng từ mới HS nhẩm đọc : cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia
HS tìm tiếng có vần mới GV gạch chân vần mới 
HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ:
xưa kia:Thời gian đã qua lâu rồi.
GV đọc mẫu HS luyện đọc theo yêu cầu.
 4.Củng cố,dặn dò(3’)
1 HS đọc lại bài,tuyên dương HS học tốt.
Tiết 2
 1.ổn định lớp(1’)
 2.Bài cũ(3’)HS nhắc lại vần vừa học
 3.Bài mới(30’)
 a. Luyện tập: 
+Luyện đọc
HS đọc lại bài ở Tiết 1
+HS đọc bài trên bảng: 4-5’
+HS đọc bài trên bảng: 4-5’
+Đọc câu ứng dụng:3-4’
GV cho HS quan sát tranh trong SGK.
?Bức tranh vẽ gì?
H: Tranh vẽ gì? ( mẹ mua khế, mía, dừa, thị)
H: Mẹ đưa cho bé những gì?( Mẹ đưa cho bé: dừa, thị ...)
-GV dẫn dắt vào câu ứng dụng, viết bảng:
 Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé
- GVghi bảng bài ứng dụng, HS đọc thầm.
H: Trong câu tiếng nào chứa vần mới? (mua, dừa)
- HS đọc kết hợp phân tích tiếng khó: mua, dừa.
H: Tiếng nào có chữ cái được viết bằng chữ in hoa?(Mẹ)
GV đọc mẫu.
?Cô ngắt hơi sau tiếng nào, nghỉ hơi sau tiếng nào?
- HS tập đọc câu 2-3 em. V chỉnh sửa phát âm cho HS, chú ý hướng dẫn HS đọc liền mạch các tiếng trong câu, chú ý ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm.
- HS đọc đồng thanh câu ứng dụng 1 lần.
Đọc bài trong SGK: 6 - 8 em. HS đọc đồng thanh toàn bài 1 lần 
Giải lao
 b. Luyện viết
HS mở vở tập viết. HS đọc bài viết: 2 HS
GV nhắcnhở tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút
HS viết bài vào vở Tập viết. GV chấm và nhận xét bài của HS
 c. Luyện nói(5’)
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: Giữa trưa 
HS đọc tên bài luyện nói .HS mở vở quan sát tranh
GV gợi ý:
H: Trong tranh vẽ những gì ?
H: Tại sao em biết đây là bức tranh vẽ giữa mùa hè ?
H: Giữa trưa là lúc mấy giờ ?
H: Buổi trưa mọi người thường ở đâu và làm gì ?
H: Buổi trưa em thường làm gì ?
H: Tại sao trẻ em không nên chơi đùa vào buổi trưa ?
HS thảo luận nhóm đôi - Gọi đại điện nhóm trình bầy - HS nhận xét
 4. Củng cố - dặn dò(3’)
HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học
Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau.Ôn tập.
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
Học vần: Tiết 67, 68
Bài 31: Ôn tập
I. Mục tiêu:
Nhận biết và đọc được :ia,ua,ưa;các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 28 đến bài 31.
Viết được:ia ,ua,ưa;các từ ngữ và câu ứng dụng.
Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể:Khỉ và rùa.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng ôn
HS: Bộ đồ dùng học TV 1, SGK, bảng, phấn.
III. Hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức( 1’) : Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ ( 3’)
HS đọc và viết các từ:cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia
HS đọc bài trong SGK
3. Bài mới (35’)
Tiết 1
a. giới thiệu bài:
H: Tuần qua, chúng ta đã học những vần gì mới? HS nêu 
- GV ghi vào bảng động.
- GV giới thiệu bài mới, ghi đầu bài - Giới thiệu bảng ôn.
b. Ôn tập.
* Ôn các chữ ghi âm:
- HS lên bảng đọc các chữ ghi âm, ghi vần ở bảng ôn.
u
ua
ư
ưa
i
ia
tr
...
...
...
...
...
...
ng
...
...
...
...
ngh
...
...
- GV đọc âm, yêu cầu HS chỉ chữ.
- GV chỉ chữ bất kì trong bảng ôn, yêu cầu HS đọc.
* Ghép chữ thành tiếng: 
- GV: Bây giờ chúng ta sẽ ghép từng âm ở cột dọc với lần lượt từng âm , vần ở dòng ngang để tạo thành tiếng.
- GV ghép mẫu: tr ghép với u, tr ghép với ua ( tru, trua)
- GV yêu cầu mỗi HS ghép 1 tiếng. Lưu ý, các ô màu xanh không ghép
- Ghép xong dòng, cho HS đọc lại (cá nhân- nhóm)
- Tương tự, GV chia lớp thành 3 nhóm lớn và yêu cầu mỗi nhóm dắt một âm:
	+ Tổ 1, 3 ghép âm ng với các âm, vần ở hàng ngang 	
+ Tổ 2 ghép âm ngh với các âm vần ở hàng ngang
- GV cho HS đọc từng dòng(cá nhân, lớp) - Cho HS đọc xuôi, ngược bất kì
- Cho HS đọc lại toàn bộ bảng ôn.
c. Đọc từ ngữ ứng dụng: (5-6’)
- GV ghi bảng, HS đọc thầm.
mua mía ngựa tía
 mùa dưa trỉa đỗ
- 1 HS đọc
- HS tìm tiếng chứa vần vừa ôn, gạch chân.
- HS luyện đọc từ ứng dụng kết hợp phân tích cấu tạo tiếng. GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV đọc mẫu. 
- GV hỏi để giải thích từ khó(ngựa tía: ngựa có màu đỏ tím)
- 1HS đọc lại.
d. Hướng dẫn viết từ ứng dụng: mùa dưa, ngựa tía (5-6’)
- GV đưa mẫu từ mùa dưa, HS đọc. GV hướng dẫn cách viết và viết mẫu, lưu ý khoảng cách giữa các con chữ.
- HS viết bảng con. GV nhận xét, chữa.
+ từ ngựa tía- Hướng dẫn tương tự.
* Củng cố: 
- 1 HS đọc lại bài trên bảng.
Tiết 2
1.ổn định lớp(1’)
2.Bài cũ(3’)
HS đọc lại bài tiết 1
3.Luyện tập: 
a.Luyện đọc
HS đọc lại bài ôn ở Tiết 1
GV giới thiệu đoạn thơ - GV ghi bảng : 
 Gió lùa kẽ lá
 Lá kẽ đu đưa
 Gió qua cửa sổ
 Bé vừa ngủ trưa
HS nhẩm đọc tìm tiếng có vần vừa ôn
HS luyện đọc kết hợp phân tích tiếng
GV giới thiệu tranh minh hoạ HS quan sát, nhận xét
H. Bức tranh vẽ gì?
GV giới thiệu nội dung tranh - GV đọc mẫu - HS đọc lại ( cá nhân, cả lớp)
Đọc bài trong SGK( cá nhân, nhóm)
Giải lao
 b. Luyện viết
HS mở vở tập viết- 1HS đọc bài viết .
GV nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút
HS luyện viết vào vở Tập viết. GV chấm và nhận xét
 c. Kể truyện: Khỉ và Rùa
GV ghi tên truyện: Khỉ và rùa
HS đọc tên truyện
GV kể lần 1 để HS nắm được truyện
GV kể lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ
H. Câu chuyện có mấy nhân vật ? Là những nhân vật nào ?
H. Câu chuyện xảy ra ở đâu?
HS thảo luận theo nhóm đôi và cử đại diện thi tài
HS kể toàn truyện: 1-2 HS
H. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?(Ba hoa là một đức tính xấu rất có hại, Khỉ cẩu thả bảo bạn ngậm đuôi mình. Rùa ba hoa nên chuốc hoạ vào thân )
GV giúp HS hiểu ý nghĩa truyện: Ba hoa và cẩu thả là tính xấu rất có hại. Truyện còn giải thích sự tích cái mai rùa
 4. Củng cố - dặn dò(2’)
HS đọc lại toàn bài
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại bài và chuẩn bị bài 32.
Toán: Tiết 29
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Biết làm tính cộng trong phạm  ... ố mẹ. 
+ 1 - 2 HS khá giỏi đọc câu
+ HS tìm tiếng có vần mới GV gạch chân tiếng có vần mới
+ HS luyện đọc GV giải nghĩa từ khó (nếu có)
+ GV đọc mẫu câu HS luyện đọc( cá nhân, cả lớp)
+ HS quan sát tranh minh hoạ của câu ứng dụng
Đọc bài trong SGK: 6 - 8 em.
HS đọc đồng thanh toàn bài 1 lần .
Giải lao
 b. Luyện viết
HS mở vở tập viết. HS đọc bài viết: 2 HS.
GV nhắcnhở tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút.
HS viết bài vào vở Tập viết. GV chấm và nhận xét bài của HS.
 c. Luyện nói
GVghi chủ đề luyện nói lên bảng: Lễ hội
HS đọc tên bài luyện nói .
HS mở vở quan sát tranh.
GV gợi ý:
H: Trong tranh vẽ gì ? Tại sao em biết ?
H:Quê em có những lễ hội gì ? Vào mùa nào ?
H: Trong lễ hội thường có những gì ?
H:Ai đưa em đi lễ hội ?
 4. Củng cố - dặn dò(3’)
 HS đọc lại toàn bài 1 lần. Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học.
Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau.ui, ưi
Toán : Tiết 31
Luyện tập
I. Mục tiêu
Biết làm tính cộng trong phạm vi 5;Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính cộng.
HS mở SGK làm bài tập cần làm 1,2, bài 3(dòng 1) bài 5
II. Đồdùng dạy học
GV: kế hoạch bài dạy
HS: SGK, bút
C. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(4’)
Gọi HS đọc bảng cộng trong phạm vi 5
HS làm bảng con: 1 + 4 = 2 + 3 =
3. Bài mới( 30’)
a. Giới thiệu bài: GV thiệu bài trực tiếp - Gv ghi bảng - HS nhắc lại 
b. HS làm bài tập
HS mở SGK làm bài tập cần làm 1,2, bài 3(dòng 1) bài 5
Bài 1: HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài và chữa bài
GV hướng dẫn HS nhìn vào dòng in đậm để nhận xét: Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi
Bài 2: HS tự làm bài 1 3 2
 + + +
GV lưu ý HS viết các số thật thẳng cột 2 4 2 
HS làm xong đổi chéo vở để kiểm tra 
Bài 3: HS tự làm và nêu cách tính
GV gọi mỗi em nêu cách tính và kết quả của 1 phép tính
 2 + 1 + 1 =. 1 + 2 + 1 =.. 3 + 1 + 1 =.
Giải lao
*Bài tập có thể làm tiếp bài 4.
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài
HS tự làm bài vào vở, 3 HS lên bảng chữa bài
 3 + 2 ..5 3 + 1 4 4..2 + 1
Bài 5: HS quan sát tranh để nêu bài toán rồi tự viết phép tính thích hợp vào các ô trống
GV gọi một số HS trình bày bài toán và phép tính
4.Củng cố, dặn dò (3’)
GV nhận xét giờ học .Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Số 0 trong phép cộng.
Tự nhiên – xã hội (tiết 8)
Ăn, uống hằng ngày
I. Mục tiêu
- Biết được cần phải ăn uống đầy đủ hàng ngày để mau lớn, mạnh khoẻ.
- Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước.
**Biết tại sao không nên ăn vặt,ăn đồ ngọt trước bữa ăn.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy- học
GV - HS : SGK Tự nhiên - xã hội 1
III. Hoạt động dạy- học
 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(3’)
H:nên đánh răng rửa mặt vào lúc nào?
 3. Bài mới (30’)
 a. Khởi động
GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang
GV giới thiệu bài và ghi tên bài - GV ghi bảng - HS nhắc lại 
 b. Các hoạt động 
+ Hoạt động 1: động não
Mục tiêu: Nhận xét và kể tên những thức ăn, đồ uống chúng ta ăn và uống hàng ngày
Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi
H: Kể tên những thức ăn và đồ uống mà các em thường dùng ?
HS trả lời
HS mở SGK quan sát hình vẽ trang 18 , chỉ và nói tên từng loại thức ăn trong mỗi hình
H: Em thích ăn loại thức ăn nào trong đó ?
H: Loại thức ăn nào em chưa được ăn ?
- GV kết luận: Nên ăn nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho sức khoẻ
+Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Mục tiêu: HS giải thích được tại sao các em phải ăn ,uống hàng ngày.
Cách tiến hành: cho HS quan sát từng nhóm hình trong trang 19, SGK và trả lời câu hỏi HS thảo luận nhóm đôi.
H: Hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể ?
H:Hình nào cho biết bạn học tập tốt ?	
H: Hình nào thể hiện các bạn có sức khoẻ tốt ?
H: Tại sao chúng ta phải ăn uống hàng ngày ?
Đại diện các nhóm lên trình bày
Thảo luận cả lớp:
H: Khi nào chúng ta phải ăn uống ?
H: Hàng ngày em ăn mấy bữa, vào lúc nào ?
H:Tại sao chúng ta không nên ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính ?
- GV kết luận chung: chúng ta cần phải ăn, uống hàng ngày để cơ thể mau lớn có sức khoẻ và học tập tốt
 Giải lao
+ Hoạt động 3: thảo luận cả lớp
Mục tiêu: biết được hàng ngày phải ăn, uống như thế nào để có sức khoẻ tốt
Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi 
H:Khi nào chúng ta cần phải ăn uống? ( ăn vào lúc đói, uống vào lúc khát)
H: Hàng ngày em ăn mấy bữa, vào những lúc nào?
H:Tại sao chúng ta không nên ăn bánh, kẹo trước bữa ăn chính?
HS trả lời - HS nhận xét
- Kết luận: chúng ta cần ăn khi đói, uống khi khát, hàng ngày cần ăn ít nhất là ba bữa vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều tối, không nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính để trong bữa ăn chính ăn được nhiều và ngon miệng.
Củng cố, dặn dò(2’)
GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
Toán : Tiết 32
Số 0 trong phép cộng
I. Mục tiêu:
Biết kết quả phép cộng một số với 0;biết số nào cộng với số o cũng bằng chính nó; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
HS mở SGK làm bài tập cần làm 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bộ đồ dùng dạy học Toán 1 và các mô hình phù hợp với hình vẽ trong bài học
HS: Bộ đồ dùng học Toán 1
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (1’)Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
Gọi HS lên bảng làm tính : 4 + 1 = 3 + 2 =. 2 + 3 =. 1 + 4 = ...
3. Bài mới (30’)
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi bảng - HS nhắc lại 
GV cho HS quan sát vật thật 
H. bên trái có mấy bông hoa? (3)
H. Bên phải có mấy bông hoa? (0)
H. tất cả có mấy bông hoa? (3)
H. 3 bông hoa thêm 0 bông hoa. Hỏi tất cả có mấy bông hoa?
HS nhắc lại 
H. Thêm ta làm phép tính gì?
H. 3 cộng 0 bằng mấy? (3)
GV viết bảng: 3 + 0 =.
HS nhắc lại 
Tiến hành tương tự GV giới thiệu phép cộng o + 3 =.
HS đọc lại cả hai phép tính- GV cho HS quan sát hình vẽ cuối cùng trong phần bài học, nêu câu hỏi để HS nhận biết 3+0=3, 3+0=3 tức là 3+0=0+3=3
GV cho HS tính một số phép tính sau: 2 + 0 =; 0 + 2 =..; 4 + 0 =.
 b. GV nêu một số phép cộng với 0 cho HS tính kết quả
 H. Qua việc tìm kết quả của các phép tínhtrên em có nhận xét gì?
Từ đó GV giúp HS nhận xét: “Một số cộng với 0 bằng chính số đó”; “0 cộng với một số bằng chính số đó”
Giải lao
 2. Thực hành
HS mở SGK làm bài tập cần làm 1,2,3.
Bài 1: HS tự nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài
GV cùng HS nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài
HS làm bài và đổi chéo vở để kiểm tra
GV nhận xét tuyên dương HS làm bài tốt.
Bài 3: HS quan sát tranh và nêu bài toán theo nhóm đôi
HS tự ghi phép tính vào ô trống. GV gọi một số em trình bày.
GV cùng HS nhận xét 
 4. Củng cố, dặn dò (2’)
HS nhắc lại các phép tính trên
GV nhận xét, tuyên dương. Về chuẩn bị bài sau. Luyện tập
Học vần : Tiết 73, 74
Bài 34 : ui ưi
I. Mục tiêu:
Nhận biết và đọc được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư;từ và câu ứng dụng.
Viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Đồi núi.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ từ khoá
HS: Bộ đồ dùng học TV 1
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức (1’) Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
HS viết và đọc các từ: cái chổi, thổi còi, ngói mới, đồ chơi
2 HS đọc bài trong SGK
3. Dạy bài mới (35’)
Tiết 1
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp - GV ghi bảng - HS nhắc lại 
b. Dạy vần
	 ui
GVgiới thiệu và ghi bảng : ui
HS nhắc lại :ui- GV giới thiệu chữ in, chữ thường: 
H. Vần ui tạo từ những âm nào?( u và i)
H. Vần ui và âm ôi giống nhau và khác nhau điểm gì?( giống nhau: đều có i
 Khác nhau ui bắt đầu bằng u)
HS đọc trơn:ui
Phân tích vần ui?(u đứng trước,i đứng sau) cá nhân
HS ghép vần,1 HS lên bảng ghép,nhận xét.
HS đánh vần u -i - ui(cá nhân,lớp)
Đọc trơn( cá nhân ,nhóm)
H. có vần ui muốn có tiếng núi ta làm thế nào?
HS nêu cách ghép tiếng: núiHS ghép tiếng: núi
GV giới thiệu tiếng mới ghi bảng : núi 
Phân tích tiếng :núi(âm n đứng trước,vần ui đứng sau)
HS đánh vần : nờ -ui - sắc - núi ( cá nhân, nhóm) 
HS đọc trơn :núi ( cá nhân, cả lớp) 
GV cho HS quan sát tranh 
H.Bức tranh vẽ gì? ( cảnh đồi núi) GV giới thiệu và ghi bảng từ mới: đồi núi
HS luyện đọc từ, kết hợp phân tích tiếng
HS đọc tổng hợp :ui- núi - đồi núi(cá nhân,lớp)
H. Vần mới thứ nhất là vần gì?
H. Tiếng mới là tiếng nào? 
H. Từ mới là từ gì?
HS nêu - GV tô mầu vần mới học - HS đọc xuôi, đọc ngược 
ưi
( qui trình tương tự )
Lưu ý: vần ưi được tạo nên từ ư và i
So sánh : ưi với ui ( giống nhau: đều kết thúc bằng i
	Khác nhau ai bắt đầu bằng ư)
Đánh vần ơ -i - ơi, bơ- ơi-bơi 
Giải lao
c. Hướng dẫn viết
GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: ui,ưi, đồi núi, gửi thư 
 HS luyện viết vào bảng con
GV nhận xét chỉnh sửa chữ viết cho HS
d. Đọc từ ngữ ứng dụng
GV ghi bảng từ mới HS nhẩm đọc : cái túi, vui vẻ, gửi quà, gửi mùi
2 HS khá, giỏi đọc các từ 
HS tìm tiếng có vần mới GV gạch chân vần mới 
HS luyện đọc từng từ, GV kết hợp giải nghĩa từ
GV đọc mẫu HS luyện đọc theo yêu cầu.
 4.Củng cố,dặn dò(3’)
H:các em vừa học 2 vần mới là vần nào?
Nhận xét tiết học,tuyên dương HS tiến bộ.
Tiết 2
1.ổn định lớp(1’)	
2.Bài cũ(3’)
H:HS nhắc lại tiếng từ vừa học?
3. Luyện tập: 
a.Luyện đọc
HS đọc lại bài ở Tiết 1 trên bảng lớp.
Đọc bài SGK(cá nhân,lớp)
Đọc câu ứng dụng:
+ GV viết HS nhẩm đọc: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá. 
+ 1 - 2 HS khá giỏi đọc câu
+ HS tìm tiếng có vần mới GV gạch chân tiếng có vần mới
+ HS luyện đọc GV giải nghĩa từ khó (nếu có)
+ GV đọc mẫu câu HS luyện đọc( cá nhân, cả lớp)
+ HS quan sát tranh minh hoạ của câu ứng dụng
Đọc bài trong SGK: 6 - 8 em
HS đọc đồng thanh toàn bài 1 lần 
Giải lao
b. Luyện viết
HS mở vở tập viết. HS đọc bài viết: 2 HS
GV nhắcnhở tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút
HS viết bài vào vở Tập viết. GV chấm và nhận xét bài của HS
c. Luyện nói
HS đọc tên bài luyện nói 
GV gợi ý: 
H: Trong tranh vẽ gì ? 
H: Đồi núi thường có ở đâu ?
H: Trên đồi có những gì ?
H: Đồi khác núi chỗ nào ?
 4. Củng cố - dặn dò
HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học
Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau. uôi, ươi
nhận xét, ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8-lien quyen.doc