Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần dạy 30 năm 2010

Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần dạy 30 năm 2010

Tuần 30 Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010

Tiết 1 Chào cờ

Tập trung toàn trường

________________________

Tiết 2 Tập đọc

THUẦN PHỤC SƯ TỬ

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Đọc đúng bài văn. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện.

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

- Hiểu ý nghĩa truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

3. Thái độ: Có ý thức rèn đức tính kiên nhẫn trong học tập.

* HSKK: Đọc đúng câu chuyện, không yêu cầu đọc diễn cảm.

II/ Các hoạt động dạy học:

1. Giới thiệu bài

- Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Con gái và trả lời các câu hỏi về bài

- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

2. Phát triển bài:

 

doc 26 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần dạy 30 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010
Tiết 1	Chào cờ
Tập trung toàn trường
________________________
Tiết 2 	 Tập đọc 
Thuần phục sư tử
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc đúng bài văn. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng:
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
3. Thái độ: Có ý thức rèn đức tính kiên nhẫn trong học tập.
* HSKK: Đọc đúng câu chuyện, không yêu cầu đọc diễn cảm.
II/ Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài 
- Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Con gái và trả lời các câu hỏi về bài 
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Luyện đọc 
Mục tiêu: Đọc lưu loát với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
Cách tiến hành:
- Mời 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
-Đoạn 1: Từ đầu đến giúp đỡ.
-Đoạn 2: Tiếp cho đến vừa đi vừa khóc.
-Đoạn 3: Tiếp cho đến chải bộ lông bờm sau gáy.
-Đoạn 4: Tiếp cho đến lẳng lặng bỏ đi.
-Đoạn 5: Phần còn lại
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Cách tiến hành:
GV tổ chức HS họat động nhóm 6
+Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì?
+)Rút ý 1:
-Cho HS đọc đoạn 2,3:
+Vị giáo sĩ ra điều kiện như thế nào?
+Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc?
+Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì làm thân với ST?
+)Rút ý 2:
-Cho HS đọc đoạn còn lại:
+Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào?
+Vì sao gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ “bỗng cụp mắt  lặng bỏ đi”?
+Theo vị giáo sĩ điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
+)Rút ý 3:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
+Nàmg muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên:
+)Ha-li-ma gặp vị giáo sĩ để xin lời khuyên 
+Nếu Ha-li-ma lấy được 3 sợi lông bờm
+Vì điều kiện của vị giáo sĩ không thể thực hiện được: Đến gần sư tử đã khó, nhổ 3 sợi
+Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào 
+)Ha-li-ma nghĩ ra cách làm thân với sư tử
+Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha-li-ma bèn khấn
+Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức.
+Điều làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên nhẫn, sự dịu dàng.
+) Ha-li-ma đã lấy được 3 sợi lông bờm của sư tử và nhận được lời khuyên
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
Mục tiêu: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
Cách tiến hành:
Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc DC đoạn từ Nhưng mong muốn hạnh phúcđến sau gáy trong nhóm 2.
-Thi đọc diễn cảm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
* HSKK: Luyện đọc lại, không yêu cầu đọc diễn cảm.
3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. 
 - Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
_______________________________
Tiết 3	Thể dục
GV chuyên dạy
__________________________
Tiết 4	 Toán
 Ôn tập về đo diện tích
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng vào thực tế.
* HSKK: Thực hiện những phép đổi đơn giản.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài
- Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu bảng đơn vị đo diện tích.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Phát triển bài: 
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
Mục tiêu: Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
Cách tiến hành:
*Bài tập 1 (154): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài theo nhóm 2. GV cho 3 nhóm làm vào bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
- 3 nhóm treo bảng nhóm lên bảng và trình bày.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Mục tiêu: HS biết chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng.
Cách tiến hành:
*Bài tập 2 (154): Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Cả lớp và GV nhận xét.
* Kết quả:
a) 1m2 = 100dm2= 10 000cm2
 = 1000 000mm2
 1ha = 10 000m2
 1km2 = 100ha = 1 000 000m2
b) 1m2 = 0,01dam2 1m2 = 0,000001km2
 1m2 = 0,0001hm2 1ha = 0,01km2
 = 0,0001ha 4ha = 0,04km2	
* HSKK: Thực hiện mỗi phần 1 phép đổi đầu tiên.
Hoạt động 3: Làm việc với SGK
Mục tiêu: HS biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
Cách tiến hành:
*Bài tập 3 (154): Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là héc-ta:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
* Kết quả:
 a) 65 000m2 = 6,5 ha
 846 000m2 = 84,6ha
 5000m2 = 0,5ha
 b) 6km2 = 600ha
 9,2km2 = 920ha
 0,3km2 = 30ha
* HSKK: Thực hiện mỗi phần 1 phép đổi đầu tiên.
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Tiết 5	Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Mở rộng vốn từ : Biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. 
-Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. 
2. Kĩ năng: Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, một người nữ cần có.
3. Thái độ: Xác định được thái độ đúng đắn: không coi thường phụ nữ.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy học:
 	1. Giới thiệu bài: 
- Kiểm tra bài cũ: HS làm lại BT 3 tiết LTVC trước.
- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.Phát triển bài:
Hoạt động1: Làm việc theo cặp
Mục tiêu: Biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. 
Cách tiến hành:
*Bài tập 1 (120):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài.
-HS làm việc cá nhân.
-GV tổ chức cho cả lớp phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận lần lượt theo từng câu hỏi.
*Bài tập 2 (120):
-Mời 1 HS đọc nội dung BT 2, 
-Cả lớp đọc thầm lại truyện Một vụ đắm tàu.
-GV cho HS trao đổi nhóm hai. 
-Mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
-GV chốt lại lời giải đúng.
*Lời giải:
-Phẩm chất chung của hai nhân vật
-Phẩm chất riêng
-Cả hai đều giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác:
+Ma-ri-ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn sống.
+Giu-li-ét-ta lo lắng cho bạn, ân cần băng bó vết thương
+Ma-ri-ô rất giàu nam tính: kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng
+Giu-li-ét-ta dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính khi giúp Ma-ri-ô bị thương.
Hoạt động 2: Làm việc trong nhóm 6
Mục tiêu: Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đúng đắn: không coi thường phụ nữ.
Cách tiến hành: 
*Bài tập 3 (120):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV nhấn mạnh 2 yêu cầu của BT:
+Nêu cách hiểu về nội dung mỗi thành ngữ, tục ngữ.
+Trình bày ý kiến cá nhân – tán thành câu tục ngữ nào, vì sao?
-Cho HS làm bài theo nhóm 6, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-Mời một số nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
*VD về lời giải:
-Nội dung các câu thành ngữ, tục ngữ:
a) Con trai hay con gái đều quý, miễn là có tình, có hiếu với cha mẹ.
b) Chỉ có một con trai cũng được xem như đã có con, nhưng có đến 10 con gái vẫn xem 
c) Trai gái đều giỏi giang.
d) Trai gái thanh nhã, lịch sự.
-Câu a thể hiện một quan niệm đúng đắn: không coi thường con gái, xem con nào cũng..
 Câu b thể hiện một quan niệm lạc hậu, sai trái: trọng con trai, khinh miệt con gái.
3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
	 	 -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
________________________
Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2010
Tiết 1	 Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. Hiểu và biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 -Rèn kĩ năng nghe: Nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
	3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng phụ nữ. 
	*HSKK: Nói được câu chuyện đúng nội dung.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Một số truyện, sách, báo liên quan.
-Bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu bài
 - Kiểm tra bài cũ: HS kể lại chuyện Lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2. Phát triển bài:
	Hoạt động 1: Phân tích đề bài
Mục tiêu: HS hiểu yêu cầu: kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
Cách tiến hành:
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:
-Mời một HS đọc yêu cầu của đề.
-GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp ).
-Mời 4 HS đọc gợi ý 1, 2,3, 4 trong SGK. 
-GV nhắc HS: nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình.
-GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
-Cho HS nối tiếp nói tên câu chuyện sẽ kể.
-HS đọc đề.
Kể chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng, hoặc một phụ nữ có tài.
-HS đọc.
-HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. Hiểu và biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Cách tiến hành:
-Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
-Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
-GV quan sát cá ... nhớ.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
______________________________
Tiết 4	 Toán
 Ôn tập về đo thời gian
I/ Mục tiêu: 
1.Kiến thức:Giúp HS ôn tập, củng cố về quan hệ giữa một số đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ,
2.Kĩ năng: Vận dụng làm các bài tập dạng trên.
3.Thái độ: Biết vân dụng trong thực tế.
*HSKK:Mỗi bài thực hiện 1,2 phép tính đơn giản.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Giới thiệu bài 
-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu tên các đơn vị đo thời gian đã học.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.Phát triển bài.
HĐ1:Làm việc cả lớp
Mục tiêu: Vận dụng đổi số đo thời gian
Cách tiến hành:
*Bài tập 1 (156): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (156): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
* VD về lời giải:
1 thế kỉ = 100 năm
1 năm = 12 tháng
1 tuần có 7 ngày
1 ngày = 24 giờ
* VD về lời giải:
2 năm 6 tháng = 30 tháng
3 phút 40 giây = 220 giây
1 giờ 15 phút = 65 phút
2 ngày 2 giờ = 26 giờ
HĐ2:Làm việc trong nhóm.
Mục tiêu: Thực hành xem đồng hồ.
Cách tiến hành: 
*Bài tập 3 (157): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài theo nhóm 2.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (157): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS nêu kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
 Lần lượt là:
 Đồng hồ chỉ: 10 giờ ; 6 giờ 5 phút ; 9 giờ 43 phút ; 1 giờ 12 phút. 
*Kết quả:
 Khoanh vào B
3.Kết luận:
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. 
__________________________
Tiết5	Kĩ thuật
Lắp rô - bốt ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu
HS biết:
1.Kiến thức: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô - bốt 
2.Kĩ năng: Lắp được rô - bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Lắp tương đối chắc chắn.
3.Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của rô - bốt.
II. đồ dùng dạy học
- Mẫu rô - bốt đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
- GV nêu tác dụng của rô - bốt trong thực tế:
2.Phát triển bài
Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu
Mục tiêu :  Nhận biết được các bộ phận và chi tiết để lắp rô bốt.
Cách tiến hành :
? Để lắp được rô - bốt, theo em cần lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó? 
- Học sinh quan sát mẫu rô - bốt đã lắp sẵn.
- Học sinh quan sát toàn bộ và quan sát từng bộ phận.
Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật
Mục tiêu : Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô - bốt 
Cách tiến hành :
a, Hướng dẫn chọn các chi tiết
- Gọi 1- HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong sgk.
- GV nhận xét, bổ sung và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b, Lắp từng bộ phận
* Lắp chân rô bôt ( H2-sgk)
Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 2 (sgk) 
- Gọi 1 hs lên bảng lắp
- Nhận xét
* Lắp thân rô - bố t( H.3- SGK)
- Gọi 1 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi và tiến hành lắp.
- Nhận xét
* Lắp đầu rô - bốt (H.4 - SGK)
- GV tiến hành lắp mẫu
*Lắp các bộ phận khác: Tay rô- bốt, ăng ten, trục bánh xe ( H5a,b,c- SGK)
- GV lắp mẫu
- Yêu cầu học sinh quan sát 
- Gọi 1 học sinh thực hành lắp
c, Lắp ráp rô- bốt (H.1- SGK)
- GV tiến hành lắp ráp rô - bốt theo các bước trong SGK..
- Kiểm tra sản phẩm
d, Hướng dẫn tháo rời các chi tiết.
- Tiến hành như các bài trước.
* Thực hành ( Nếu còn thời gian)
Cần lắp 5 bộ phận: Thân và đuôi máy bay, sàn và ca bin đỡ, ca bin, cánh quạt, càng máy bay.
1 học sinh nêu và chọn
- 1 học sinh thực hành.
- Học sinh quan sát
- 1 học sinh thực hành.
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát và nhận xét
- Học sinh thực hành
- 1 Học sinh quan sát.
Học sinh quan sát
3.Kết luận: GV nhận xét giờ học dặn dò về nhà.
Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010
Tiết 1	 Tập làm văn
Tả con vật 
(Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu:
1. Kieỏn thửực: Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng ; đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc
2. Kú naờng: Reứn kú naờng tửù vieỏt baứi taỷ con vaọt giaứu hỡnh aỷnh, caỷm xuực.
3. Thaựi ủoọ: 	Giaựo duùc hoùc sinh yeõu thớch con vaọt xung quanh, say meõ saựng taùo
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra.
- Giấy kiểm tra.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
	Trong tiết TLV trước, các em đã ôn lại kiến thức về văn tả con vật, viết được một đoạn văn ngắn tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật mà em thích. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết một bài văn tả con vật hoàn chỉnh.
2. Phát triển bài :
HĐ1 :Tìm hiểu đề bài.
Mục tiêu :Hiểu nội dung đề bài yêu cầu gì ? 
Cách tiến hành :
 -Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra và gợi ý trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
-GV hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào?
-GV nhắc HS : có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật em đã viết trong tiết ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn. Có thể viết một bài văn miêu tả một con vật khác với con vật các em đã tả hình dáng hoặc hoạt động trong tiết ôn tập trước.
 HĐ2:Làm bài kiểm tra:
Mục tiêu: Reứn kú naờng tửù vieỏt baứi taỷ con vaọt giaứu hỡnh aỷnh, caỷm xuực.
Cách tiến hành:
-HS viết bài vào giấy kiểm tra.
-GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
-Hết thời gian GV thu bài.
-HS nối tiếp đọc đề bài và gợi ý.
-HS trình bày.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS viết bài.
-Thu bài.
	3.Củng cố: 
- GV nhận xét tiết làm bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31.
Tiết 2	 Khoa học
Sự nuôi và dạy con của một số loài thú
I/ Mục tiêu: 
1. Kiến thức:Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.
2.Kĩ năng: Nêu được ví dụ về sự nuôi dạy của một số loài thú(Hổ,hươu)
3.Thái độ: Yêu động vật trong thiên hiên.
II/ Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
2. Phát triển bài.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: HS trình bày được sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.
Cách tiến hành:
-Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.
-Bước 2: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:
a) 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ:
+Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
+Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu khi sinh?
+Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi?
+Khi nào hổ con có thể sống độc lập.
b) 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.
+Hươu ăn gì để sống? Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?
+Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
+Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.
Hoạt động 2: Trò chơi “Thú săn mồi và con mồi”
Mục tiêu: Khắc sâu cho HS kiến thức về tập tính dạy con của một số loà thú.Gây hứng thú học tập cho HS.
Cách tiến hành:
+GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi (SGV-trang 193).
+GV tổ chức cho HS chơi 
+Các nhóm khác nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
+GV nhận xét, tuyên dương những nhóm chơi tốt.
	3.Củng cố, dặn dò. 
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
_________________________
Tiết 3	Âm nhạc 
GV chuyên dạy
Tiết 4	 Toán
Phép cộng
I/ Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
2.Kĩ năng:Vận dụng giải các bài tập dạng trên.
3. Thái độ:Yêu thích môn học.
*HSKK:mỗi bài thực hiện được 1,2 phép tính đơn giản. 
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu
1-Giới thiệu bài 
- Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu tên các đơn vị đo thời gian đã học.
- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.Phát triển bài.
HĐ1:Phép cộng
Mục tiêu: HS nhắc lại tên gọi và thành phần của phép cộng.Nêu được một số tính chất của phép cộng.
Cách tiến hành :
-GV nêu biểu thức: a + b = c
+Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên?
+Nêu một số tính chất của phép cộng?
+ a, b : số hạng 
 c : tổng
+Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, cộng với 0.
HĐ2:Luyện tập
Mục tiêu: củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
Cách tiến hành:
*Bài tập 1 (158): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (158): Tính bằng cách thuận tiện nhất
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (159): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài theo nhóm 2.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (159): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
986280
17/12
26/7
1476,5
* VD về lời giải:
(689 + 875) + 125 
 = 689 + (875 + 125)
 = 689 + 1000 = 1689
* VD về lời giải:
a) Dự đoán x = 0 (vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó).
*Bài giải:
Mỗi giờ cả hai vòi nước cùng chảy được là:
 1 3 5 (thể tích bể)
 5 10 10
 5/10 = 50%
 Đáp số: 50% thể tích bể.
3.Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
_______________________________
Tiết 5	 Sinh hoạt lớp
nhận xét trong tuần
Ưu điểm. - Thực hiện tương đối tốt nội quy, quy định của trường, lớp đề ra.
 - Vệ sinh cá nhân gọn gàng, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
Tồn tại: - Một số em ý thức học còn chưa cao, chưa tích cực, việc học ở nhà chưa có ý thức.
* Phương hướng tuần tới
- Thực hiện đúng các nội quy , quy định của trường, lớp.
- Tích cực tham gia các HĐ chung.
- Giữ gìn sức khoẻ, mặc ấm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 30.doc