Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần học 11 - Trường Tiểu học Nghi Vạn

Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần học 11 - Trường Tiểu học Nghi Vạn

Tiếng việt : ưu – ươu

I. Yêu cầu :

Học sinh đọc được : ưu, ươu, trái lựu, hươu sao; từ và câu ứng dụng

Viết được : ưu, ươu, trái lựu, hươu sao .

Luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề : Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi.

II. Chuẩn bị :

Vật thật : trái lựu

Tranh minh họa .

III. Hoạt động dạy – học :

1. Bài cũ :

Viết bảng con:

Tổ 1 : chuối tiêu Tổ 2 : yêu cầu Tổ 3 : hiểu bài

 

doc 152 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần học 11 - Trường Tiểu học Nghi Vạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 11
 Thứ hai ngày 1 th¸ng 11n¨m2010
Tiếng việt : ưu – ươu 
I. Yêu cầu : 
Học sinh đọc được : ưu, ươu, trái lựu, hươu sao; từ và câu ứng dụng 
Viết được : ưu, ươu, trái lựu, hươu sao . 
Luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề : Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi.
II. Chuẩn bị :
Vật thật : trái lựu
Tranh minh họa .
III. Hoạt động dạy – học :
1. Bài cũ : 
Viết bảng con:
Tổ 1 : chuối tiêu Tổ 2 : yêu cầu Tổ 3 : hiểu bài
Đọc bài ở SGK- Tìm tiếng có vần iêu, yêu?
2. Bài mới :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 Hoạt động 1 : - Giới thiệu bài:
Hôm nay các em sẽ học tiếp hai vần mới có âm u ở cuối vần đó là : ưu, ươu.
 Hoạt động 2 : - Dạy vần mới: 
* Vần ưu : 
Vần ưu có mấy âm?
So sánh ưu và iu.
Yêu cầu ghép ưu.
Vần ưu diễn vần, đọc trơn thế nào?
Có vần “ưu” muốn tạo thành tiếng “lựu” em phải làm gì? 
Hãy phân tích tiếng “lựu”
Hãy phân tích tiếng lựu.
Cho HS ghép “lựu”
Tiếng “lựu” diễn vần, đọc trơn thế nào?
Cho HS xem vật thật và cho biết:
Đó là quả gì?(quả, trái lựu)
“ trái lựu” có mấy tiếng? Tiếng nào chứa vần ưu?
Cho HS ghép “ trái lựu” – đọc.
GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS.
* Vần ươu : ( Quy trình tương tự)
Vần ươu có mấy âm? Đó là những âm nào?
 Ươ là âm gì?
Hãy so sánh ươu với ưu.
Giải lao tích cực.
 Hoạt động 3 : - Luyện viết :
Hướng dẫn HS viết : ưu, ươu, trái lựu, hươu sao.
Cho HS quan sát, nêu cấu tạo, độ cao của từng con chữ.
Các con chữ trong một chữ phải viết thế nào?
Cho HS tập viết bảng con.
 ưu trái lựu
 ươu hươu sao
Lưu ý : Viết liền nét và đặt dấu thanh đúng vị trí
 Hoạt động 4 : - Đọc từ ngữ ứng dụng : 
GV cho xuất hiện từ ngữ ứng dụng:
Chú cừu bầu rượu
mưu trí bướu cổ
Gọi HS đọc và cho biết tiếng nào có vần ưu (ươu)?
GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS và giải thích :
Mưu trí : Mưu kế và tài trí của người khôn ngoan .
Trò chơi chuyển tiết. 
Tiết 2 + Luyện tập :
 Hoạt động 5 : - Luyện đọc :
Vừa rồi các em học vần gì?
Tìm tiếng trong bài có vần ưu (ươu)
Gọi HS đọc bài ở tiết 1.
Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ đi đâu? Và thấy gì?
Gọi HS đọc câu ứng dụng và nhận biết vần ưu (ươu)?
 Hoạt động 6 - Luyện viết : 
Hướng dẫn HS viết vào vở.
Lưu ý : Cách cầm bút, ngồi viết của HS 
Giải lao tích cực
 Hoạt động 7 : - Luyện nói:
Gọi HS đọc tên chủ đề luyện nói .
Tranh vẽ gì?
Những con vật này ở đâu?
Trong những con vật này, con nào ăn cỏ?
Con nào thích ăn mật ong?
 Trò chơi 1 : “ Đọc thơ hay hát bài hát có tên con vật”
Trò chơi 2 : “ Tìm nhanh tiếng có vần ưu, ươu”
 3/ Củng cố - dặn dò :
Vừa rồi các em học bài gì?
Tiếng nào có vần ưu, ươu?
Gọi HS đọc bài ở SGK.
Học bài – Chuẩn bị bài sau
Chú ý
HS yếu
HS khá
Cả lớp
Dãy bàn
HS khá
HSTB
Cả lớp
HS nối tiếp
2HS
HSTB
Cả lớp
HS khá
HS giỏi
Bảng con
Bảng con
Đọc thầm
Chú ý
2HS
HSTB
HS yếu
Nối tiếp
Viết vở
2HS
Thảo luận nhóm đôi
Tự trả lời
HS khá, giỏi
HSTB, yếu
2HS
3HS
Đạo đức : ÔN TẬP THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I
I. Yêu cầu : 
Củng cố về việc vệ sinh cá nhân.
Cách giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
Quyền lợi và bổn phận của trẻ em trong gia đình.
II. Chuẩn bị :
Các câu hỏi – các tình huống và bài tập.
III. Hoạt động dạy – học :
1. Bài cũ : 
Là anh, chị em cần phải làm gì với em nhỏ?
Là em nhỏ cần phải làm gì với anh chị?
2. Bài mới :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động họcsinh
Hoạt động 1 : Đàm thoại 
Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp 1?
Nêu ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ?
Giữ gìn vở sạch, đồ dùng học tập giúp em điều gì?
Trẻ em có quyền lợi và bổn phận gì?
Là anh chị em cần phải làm gì đối với em nhỏ?
Họat động 2 : Xử lí tình huống.
Ngày đầu tiên đi học, bạn Lan khóc không chịu vào lớp học. Nếu em là bạn của Lam em sẽ làm gì?
Bạn Hùng được mẹ mua cho bộ quần áo mới để mặc đi học. Đến trường bạn chơi bắn bi, tay bẩn chùi vào áo mới. Nếu là bạn Hùng, em sẽ làm gì?
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế
Hãy hát 1 bài hát về gia đình. Trong bài hát nhắc đến ai?
Gia đình em có mấy người? Bố mẹ em làm nghề gì?
Hoạt động 4 : Thực hành
Cho HS xem tranh rồi đánh dấu + vào ô trống c trong những tranh vẽ hành động đúng.
Chọn tình huống đúng
Mẹ đi chợ mua cho hai chị em hai quả xoài chín ( quả to, quả nhỏ).
a. Em chọn quả to nhất.
b. Nhường cho cho em chọn trước.
c. Nhận luôn 2 quả. 
Trả lời cá nhân
Thảo luận nhóm đôi
Tự liên hệ
Phiếu bài tập
 &&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
 Thứ ba ngày 2 th¸ng 11n¨m 2010
TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP 
I. Yêu cầu : 
Học sinh đọc được các vần có kết thúc bằng : u,o, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 38 đến 43 .
Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 38 đến bài 43 .
Nghe, hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể : “ Sói và cừu”.
* HS khá, giỏi kể được 2 - 3 đoạn theo tranh .
II. Chuẩn bị :
Tranh minh họa bài học.
III. Hoạt động dạy – học :
1. Bài cũ : 
Viết đọc : bầu rượu, mưu trí, trái lựu.
Đọc bài ở SGK. Tiếng nào có vần ưu, ươu?
Tìm vật gì có vần ưu, ươu.
2. Bài mới :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1 : - Giới thiệu bài : 
Tuần qua các em đã học những vần gì?
Gọi HS đọc lại các vần vừa nêu.
 Hoạt động 2 : - Ôn tập :
Cho HS xem tranh và cho biết tranh vẽ cây gì?
Hãy phân tích tiếng “cau”?
Trong tiếng “cau” có vần gì? Vần au có mấy âm? Âm nào đứng cuối vần?
Vậy những vần có âm u ở cuối là gì? ( au, âu, êu, iu, iêu, yêu, ưu, ươu).
Vậy những âm này có âm gì giống nhau?
Gọi HS đọc lại các vần trên?
GV cho xuất hiện bảng ôn và yêu cầu HS lên ghép thành vần.
Cho HS đọc bảng ôn.
Giải lao tích cực.
Hoạt động 3 : - Đọc từ ngữ ứng dụng:
GV cho xuất hiện từ ngữ ứng dụng.
Gọi HS đọc, tìm tiếng có vần ôn?
GV chỉnh sửa nhịp đọc của HS.
GV giải thích từ :
Kì diệu : rất lạ lùng nhưng không giải thích nổi .
Cá sấu : cho HS xem tranh.
Gọi HS đọc lại các từ ngữ từ bài 38 đến 43 .
Hoạt động 4 : - Luyện viết : cá sấu, kì diệu
GV viết mẫu và nêu quy trình viết.
Gọi HS nhận xét cấu tạo và độ cao của các chữ.
Cho HS tập viết bảng con.
 cá sấu kì diệu
trò chơi chuyển tiết
Tiết 2 + Luyện tập:
Hoạt động 5 : - Luyện đọc :
Gọi HS đọc bài ở tiết 1.
Cho HS xem tranh và hỏi”
Tranh vẽ gì?
Gọi HS đọc câu ứng dụng.
Tiếng nào có vần âu, ao.
Gọi HS đọc lại câu ứng dụng từ bài 38 đến 43 .
 Hoạt động 6 : - Luyện viết : 
Hướng dẫn HS viết bài vào vở.
Chú ý cách để vở, cầm bút cho HS.
Giải lao tích cực.
Hoạt động 7 : - Kể chuyện : “ Sói và cừu”
Gọi HS đọc tên câu chuyện.
GV kể chuyện lần 1, lần 2 có tranh minh họa.
Tranh 1 : Con sói đang đói đi tìm thức ăn, bỗng gặp Cừu, nó chắc chắn được bữa ăn ngon. Nó hỏi Cừu trước khi mày chết có mong ước điều gì không?
Tranh 2 : Nó nghĩ con mồi này không chạy thoát được. Ngửa cổ cất tiếng sủa to.
Tranh 3 : Người chăn Cừu nghe thấy chạy đến giáng cho nó gậy.
Tranh 4 : Cừu thoát nạn.
* Ý nghĩa câu chuyện 
Sói gian ác, chủ quan nên bị đền tội.
Cừu bình tĩnh, thông minh nên thoát nạn.
3 / Củng cố - dặn dò : 
Vừa rồi các em học bài gì?
Goị HS đọc bài ở SGK.
Về học bài. Chuẩn bị bài sau.
Cá nhân
2HS
HSTB
HS khá
HS giỏi
HS khá
Nối tiếp
Dãy bàn
Chú ý
Cá nhân
Bảng con
HSTB
2HS
Cá nhân
Viết vở
Chú ý
Tập kể chuyện nhóm – đại diện lên bảng kể chuyện.
HS Giỏi kể từ 2 - 3 đoạn truyện .
Chú ý
2HS
TÓAN 11 : LUYỆN TẬP 
I. Yêu cầu :
Làm được các phép trừ trong phạm vi các số đã học.
Bíêt biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
 *Làm bài 1,2 ( cột 1,3 ); Bài 3 (cột 1,3); Bài 4 .
II. Hoạt động dạy – học :
1. Bài cũ :
Đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 5.
Tính : 
5 – 1 = 5 – 2 – 2 =
5 – 2 – 1= 5 – 2 – 3 = 
2. Bài mới : 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1 : - Giới thiệu bài .
 Hoạt động 2 : - Thực hành .
 Bài 1 : Tính
Gọi HS nêu yêu cầu của bài và nêu cách làm:
Lưu ý các số viết thật thẳng cột
-
-
-
-
-
 5 4 5 3 5
 2 1 4 2 3
Bài 2 : Tính
 5- 1 -1 = 3 - 1 – 1=
5 – 1 – 2 = 5 – 2 – 2 =
Gọi HS nêu cách làm
Bài 3 : Điền dấu >, <, = 
 5 - 3.2 ; 5 - 3..3 ; 5 - 1 .3 ; 5 - 4.0
Bài 4 : Viết phép tính thích hợp . 
 Yêu cầu HS xem tranh và nêu bài toán.
 Rồi viết phép tính thích hợp.
Hoạt động 3 : Củng cố 
Trò chơi 1 : “ Làm tính tiếp sức”
 + 2
 - 1
 + 0
 - 3
 +2
3
2HS yếu lên bảng.
Lớp làm b/c
Vở bài tập
HS giỏi
Vở bài tập
HS yếu, TB
Đại diện 3 tổ, mỗi tổ 5 HS lên tham gia chơi .
 &&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
 Thứ tư ngày 3 th¸ng 11 n¨m 2010
TIẾNG VIỆT : on – an 
I. Yêu cầu : 
Học sinh đọc được : on, an, mẹ con, nhà sàn; từ và câu ứng dụng 
Viết được : on, an, mẹ con, nhà sàn . 
Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo chủ đề : “Bé và bạn bè”
II. Chuẩn bị :
Tranh minh họa, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học :
1. Bài cũ : 
Viết bảng con:
Tổ 1 : cá sấu
Tổ 2 : chuối tiêu
Tổ 3 : bầu rượu
Đọc bài ở SGK- nhận biết vần ôn
Tìm tên con vật có vần : âu, ươu, âu, eo.
2. Bài mới :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 Hoạt động 1 : - Giới thiệu bài:
Hôm nay các em sẽ học hai vần mới có âm n ở cuối đó là : on, an.
 Hoạt động 2 : - Dạy vần mới: 
* Vần on : 
Vần on có mấy âm? Vị trí các âm?
So sánh vần on với oi.
Yêu cầu ghép on.
Vần on diễn vần, đọc trơn thế nào?
Có vần “on” muốn có tiếng “con” em làm gì? 
Hãy phân tích tiếng “con”
Hãy phân tích tiếng “con”.
Cho HS ghép “con”
Tiếng “con” diễn vần, đọc trơn thế nào?
GV chỉnh sửa nhịp đọc của HS.
Cho HS xem tranh và cho biết:
Tranh vẽ gì? 
“ Mẹ con” có mấy tiếng? Tiếng nào có vần on?
Cho HS ghép “mẹ con”
Gọi HS đọc – GV chỉnh sửa HS đọc sai.
* Vần an : ( Quy trình tương tự)
Giải lao tích cực.
 Hoạt động 3 : - Luyện viết :
Gọi HS đọc vần và từ cần viết
GV viết mẫu và nêu quy trình.
Gọi HS nhận xét độ cao, cấu tạo của từng con chữ.
Tập HS viết bảng con
 on mẹ con
 an nhà sàn
Lưu ý : Viết liền nét giữa các con chữ và đặt đúng dấu thanh.
 Hoạt động 4 : - Đọc từ ngữ ứng dụng : 
GV cho xuất hiện từ ngữ ứng dụng:
rau non bàn ghế
hòn đá thợ hàn
Gọi HS đọc và nhận xét vần on ( an)?
GV sửa sai cho HS đọc sai 
GV giải thích từ : 
nhà sàn : là nhà có sàn để ở, phía dưới để trống.
thợ hàn : là thợ làm nghề hàn.
 rau non : rau mới mọc chưa già.
Trò c ... luyện nói .
III) Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :
HS đọc và viết : tráng muốt, trượt băng, tuốt lúa .
Đọc thuộc câu ứng dụng SGK .
Tìm từ có vần : uôt ( ươt ) .
2. Bài mới :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : - Giới thiệu bài .
Hoạt động 2 : - Ôn các chữ và vần đã học 
GV yêu cầu HS nhớ và nêu lại các vần có âm t ở cuối .
GV treo bảng ôn - Gọi HS đọc .
GV chỉ, yêu cầu HS đọc .
Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ, 1 HS khác đọc .
Các vần này có điểm gì giống nhau ?
Vần nào có âm đôi ?
GV cho HS luyện đọc .
Giải lao tích cực . 
Hoạt động 3 : - Đọc từ ngữ ứng dụng .
GV giới thiệu từ ứng dụng .
Yêu cầu HS đọc thầm tiếng có vần vừa ôn .
Gọi HS đọc từ ngữ ứng dụng .
GV đọc mẫu và giải thích từ 
Gọi HS đọc lại các từ ứng dụng từ bài 68 - 75 ..
Hoạt động 4 : - Đọc câu ứng dụng .
Giáo viên giới thiệu tranh và nhận xét .
Tranh vẽ gì ?
Gọi HS đọc câu ứng dụng .
Tìm tiếng có vần vừa ôn .
Gọi HS đọc trơn .
GV đọc mẫu .
Cho HS đọc lại các câu ứng dụng .
Tiết 2 : + Luyện tập 
Hoạt động 5 : - Luyện đọc .
GV gọi HS luyện đọc toàn bài SGK .
Tìm tiếng có vần vừa ôn tập .
Hoạt động 6 : - Luyện viết 
GV viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết .
Gọi HS nhận xét, cấu tạo, độ cao .
Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết .
chát vát - b¸t ng¸t
Giải lao tích cực 
Hoạt động 7 : - Kể chuyện 
GV giới thiệu câu chuyện .
GV kể diễn cảm 2 lần .
Câu chuyện nói lên điều gì ?
Biết yêu quý những gì do chính tay mình làm ra .
Trò chơi : Viết thư .
GV yêu cầu HS viết 1 câu có vần ôn .
3. Củng cố - dặn dò :
GV gọi HS đọc lại toàn bài .
Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau .
Cá nhân nêu .
Đọc cá nhân lớp .
2 HS chỉ và đọc .
Cá nhân nêu .
Đọc cá nhân, nhóm lớp .
 cá nhân nêu .
Đọc cá nhân, lớp .
Cả lớp lắng nghe
Cá nhân .
Quan sát tranh và nhận xét .
Đọc cá nhân, đồng thanh .
Đọc cá nhân .
Nghe GV hướng dẫn 
Viết vào vở Tập viết
Nghe GV kể chuyện .
Cả lớp tham gia chơi 
Cá nhân
 --------------------------------------------------------
TOÁN 70 : ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG 
I) Yêu cầu :
- Có biểu tượng về " dài hơn ", " ngắn hơn " .
- Có biểu tượng về độ dài, đoạn thẳng .
- Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp .
* Làm : Bài 1, 2, 3 .
II) Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :
Bài cũ :
A B
. . 
 . C 
 + GV hỏi : Điểm nào có trong hình vuông ?
 . E + Điểm nào ở ngoài hình vuông .
 . k
2. Bài mới :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động HS
Hoạt động 1: - Dạy biểu tượng : dài hơn, ngắn hơn " và so sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng .
GV cho HS quan sát 2 cây thước kẻ dài ngắn khác nhau và hỏi : " Làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn ?" 
( Chập 2 cây thước sao cho chúng có 1 đầu bằng nhau, rồi nhìn đầu kia thì biết cây nào dài hơn ) .
GV gọi HS lên bảng so sánh 2 que tính có độ dài và màu sắc khác nhau .
GV yêu cầu HS xem hình SGK , nêu được cái nào dài hơn .
GV hướng dẫn HS thực hành so sánh .
Hoạt động 2 : - So sánh gián tiếp độ dài trung gian .
Yêu cầu HS xem hình vẽ SGK .
Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay .
Đoạn thẳng nào dài hơn ?
Đoạn thẳng nào ngán hơn ?
GV nêu nhận xét :"Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó " .
3. Thực hành : Bài 1 .
 So sánh đoạn thẳng ( đoạn nào dài hơn, ngắn hơn ) .
a.A. .B b )M. .N 
C . . D P. Q
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu 
GV hướng dẫn HS đếm số ô vuông, rồi ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng .
.Bài 3 : GV cho HS tô màu vào băng giấy ngắn nhất
III) Củng cố - dặn dò :
GV chấm bài, nhận xét .
Về nhà đọc bài chuẩn bị bài .
HS quan sát và nêu câu trả lời .
HS so sánh và nhận xét .
Cá nhân thực hành .
Cả lớp .
Cá nhân .
HS Giỏi .
Cá nhân điền số vào mỗi đoạn thẳng trong vở bài tập .
HS tự làm vở bài tập .
 óóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóó
 Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2010
TIẾNG VIỆT : 
 oc - ac 
I) Yêu cầu :
- Đọc được : oc, ac, con sóc, bác sĩ; từ và câu ứng dụng .
- Viết được : oc, ac, con sóc, bác sĩ .
- Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề : " vừa vui, vừa học".
II) Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ từ, câu ứng dụng và chủ đề luyện nói .Vật thật : hạt thóc .
III) Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :
Học sinh đọc và viết : bát ngát . Việt Nam, hiểu biết .
Đọc bài ứng dụng SGK .
2. Bài mới :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : - Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ được học hai vần mới . Đó là vần : oc và ac .
Hoạt động 2 : - Dạy vần .
* Vần oc :
Vần oc có mấy âm ? Đó là những âm nào ?
Yêu cầu HS ghép và diễn vần : o - cờ - oc .
Hãy tạo tiếng "sóc" từ vần oc.
Đây là con gì ? Cho HS xem tranh và trả lời .
Yêu cầu HS phân tích từ con sóc .
Yêu cầu HS ghép tiếng từ và đọc: sờ - oc - soc- sắc - sóc 
con sóc .
* Vần ac : ( Quy trình tương tự ) .
Cho HS so sánh oc và ac .
Bác sĩ là người làm công việc gì ?
Giải lao tích cực .
Hoạt động 3 : - Đọc từ ngữ ứng dụng .
Tiếng nào có vần oc ( ac ) .
Gọi HS đọc .
GV đọc mẫu và giải thích .
Hoạt động 4 : - Luyện viết 
GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết .
Gọi HS nhận xét, cấu tạo, độ cao của con chữ .
oc con sác
ac b¸c sÜ
Tiết 2 : + Luyện tập .
Hoạt động 5 : - Luyện đọc 
Gọi HS luyện đọc bài SGK .
Tìm tiếng trong bài có vần oc, ac .
GV giới thiệu tranh , Hỏi :
Tranh vẽ gì ?
Để xem nó là quả gì ? Nó như thế nào ? Chúng ta cùng đọc câu ứng dụng .
Gọi HS đọc .
GV chính sửa nhịp đọc cho HS .
Tìm tiếng có vần oc và vần ac .
GV đọc mẫu câu ứng dụng .
Hoạt động 6 : - Luyện viết .
GV hướng dẫn HS viết oc, ac và từ ứng dụng . 
Lưu ý : Các nét nối giữa âm o, a, với c, giữa chữ s, b với vần oc, ac .
GV theo dõi, hướng dẫn HS viết .
Hoạt động 7 : - Luyện nói .
Bài này luyện nói về chủ đề gì ?
Cho HS quan sát tranh .
- Tranh vẽ gì ?
- Bạn gái đang làm gì?
- Các em có thích vừa vui, vừa học không ?
- Em hãy kể tên cảc trò chơi được học trên lớp .
3. Củng cố - dặn dò :
Gọi HS đọc luyện bài trong SGK .
Tìm tiếng trong bài có vần oc, ac .
Về nhà đọc lại bài chuẩn bị bài sau .
Nghe GV giáo viên giới thiệu bài .
Cá nhân trả lời .
Ghép bộ THTV .
Đọc cá nhân , nhóm, lớp .
Ghép và đọc cá nhân, đồng thanh .
Cá nhân .
Cá nhân trả lời .
Đọc và trả lời cá nhân .
Đọc cá nhân, đồng thanh ,
Nghe GV hướng dẫn chữ viết .
Viết bảng con .
4 - 5 HS đọc .
Cá nhân nêu .
Đọc cá nhân, tổ nhóm .
Cá nhân tìm .
Nghe GV đọc mẫu .
HS viết vở Tập viết .
Quan sát trả lời câu hỏi cá nhân
4- 5 HS đọc cá nhân .
 ---------------------------------------------------
TOÁN 71 : THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI 
I) Yêu cầu :
- Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân .
- Thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lớp học .
* Thực hành đo bằng que tính, gang tay, bước chân .
II) Hoạt động dạy học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1/ Giới thiệu độ dài gang tay .
Gang tay là độ dài tính từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón tay giữa .
GV yêu cầu HS xác định độ dài gang tay của bản thân, bằng cách chấm 1 điểm nơi đặt đầu ngón tay cái và 1 điểm nơi đặt đầu ngón tay giữa, rồi nối 2 điểm để có 1 đoạn thẳng AB .
Độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng AB .
2/ Hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay :
Hãy đo độ dài cạnh bảng bằng gang tay .
GV làm mẫu và hướng dẫn cách đo .
GV yêu cầu HS đo cạnh bàn .
3/ Thực hành đo độ dài bằng bước chân : 
Hãy đo chiều dài bục giảng bằng bước chân .
GV làm mẫu và hướng dẫn HS làm .
4/ Thực hành :
a. Đo độ dài bằng gang tay .
b. Đo độ dài bằng bước chân .
c. Đo độ dài bằng que tính .
III) Củng cố - dặn dò :
Ôn bài chuẩn bị bài sau .
Cả lớp nghe GV giảng bài .
Cả lớp quan sát GV làm mẫu .
Thục hành cá nhân .
Cá nhân thực hành .
Thực hành theo tổ .
 óóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóóó
 Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2010.
TIẾNG VIỆT : ÔN TẬP .
I) Yêu cầu :
- Đọc được : Các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 76 .
- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 1 đến bài 76 .
- Nói được từ 2 - 4 câu theo chủ đề đã học .
II) Tiến hành :
1/ Gọi 1 HS nhắc lại các vần đã học .
Gọi HS đọc .
2/ Tổ chức trò chơi " hái hoa dân chủ" .
 -----------------------------------
TOÁN 72 : MỘT CHỤC - TIA SỐ .
I) Yêu cầu : 
- Nhận biết bước đầu về 1 chục .
- Biết quan hệ giữa chuc và đơn vị : 1 chục = 10 đơn vị .
- Biết đọc và viết số trên tia số .
* Làm bài : 1,2,3 .
II) Đồ dùng dạy học : 
Tranh vẽ, bó chục que tính .
III) Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ :
Gọi HS lên đo chiều dài cái bàn bằng gang tay .
Đo độ dài bàn học bằng bước chân .
2. Bài mới :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : - Giới thiệu : " Một chục" .
GV yêu cầu HS xem tranh, đếm số quả trên cây .
GV nêu : " 10 quả còn gọi là chục quả" .
Yêu cầu HS đếm que tính và nêu số lượng que tính .
Hỏi : 10 que tính còn gọi như thế nào ? ( 1 chục que tính) .
H: 10 đơn vị còn gọi là mấy chục ?
 10 đơn vị = 1 chục .
 1 chục bằng mấy đơn vị .
Hoạt động 2 : - Giới thiệu : " Tia số " .
GV vẽ tia số và giới thiệu .
Đây là tia số, trên tia số có điểm gốc là o........Các điểm cách đều nhau được ghi số : mỗi điểm ghi 1 số theo thứ tự tăng dần .
Hoạt động 3 : - Thực hành 
Bài 1 : Đếm số chấm tròn, rồi vẽ thêm vào đó cho đủ 1 chục chấm tròn .
. .
. .
. .
. .
 .
. .
. . .
. . . . 
. . .
. . .
. . 
. .
. . .
. .
. .
Bài 2 : Yêu cầu HS đếm số con vật ở mỗi hình rồi khoanh vào đủ 1 chục .
Bài 3 : Viết số dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần .
 | | | | | | | | | | | 
0.................................................................10
3. Củng cố - dặn dò :
Cả lớp quan sát tranh nghe GV giảng viên giảng bài .
Cả lớp chú ý nghe GV giảng bài .
Cả lớp làm vở bài tập .
2 học sinh lên bảng - dưới lớp cả lớp làm vào vở Bài tập .
Cá nhân lên bảng làm .
SINH HOẠT TẬP THỂ 18 SINH HOẠT LỚP .
I) Yêu cầu : 
Kiểm điểm các hoạt động .
Biết phê bình và tự phê bình ,
II) Tiến hành :
1. Nhận xét các hoạt động trong tuần :
- Chuyên cần : Lớp đi học đầy đủ 
- Học tập : Đã ôn tập thi HKI . .
2. Tiến hành tuần đến :
- Tiếp tục kèm em yÕu.
- Tiếp tục ủng hộ quỹ bạn nghèo .
- Tập kể chuyện về Bác Hồ .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan118.doc