Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần học 14 năm 2007

Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần học 14 năm 2007

Tiếng việt

ENG – IÊNG

I.Mục tiêu:

- HS đọc và viết được eng, iêng, lưỡi xẻng , trống , chiêng

- Đọc được câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng

 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Ao , hồ , giếng

II . Chuẩn bị:

-Bộ đồ dùng học tiếng việt

III Các hoạt động:

1/Hoạt động 1: Bài cũ

-Đọc : Cây sung , trung thu , củ gừng , vui mừng .

 -Câu đố : Không sơn mà đỏ

 Không gõ mà kêu

 Không khều mà rụng

 

doc 16 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần học 14 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 03 tháng 12 năm 2007
Tiếng việt
ENG – IÊNG
I.Mục tiêu:
- HS đọc và viết được eng, iêng, lưỡi xẻng , trống , chiêng
- Đọc được câu ứng dụng: Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Ao , hồ , giếng
II . Chuẩn bị:
-Bộ đồ dùng học tiếng việt 
III Các hoạt động:
1/Hoạt động 1: Bài cũ 
-Đọc : Cây sung , trung thu , củ gừng , vui mừng .
 -Câu đố : Không sơn mà đỏ 
 Không gõ mà kêu 
 Không khều mà rụng
-Viết : cây sung , trung thu , củ gừng , vui mừng
2/Hoạt động 2: Bài mới:
a/ Vần eng : - Nhận diện vần: vần eng được tạo nên từ e và ng
- So sánh eng với ong ( giống nhau: kết thúc bằng ng; khác nhau eng bắt đầu 
bằng e )
* Đánh vần: GV đánh vần: e- ng - eng HS đánh vần, đọc trơn .
Muốn có tiếng” xẻng ” ta làm thế nào?- HS cài tiếng xẻng- đánh vần : x- eng - xeng - hỏi - xẻng
 -Hs đánh vần và đọc trơn
-GV rút từ từ tranh : lưỡi xẻng – HS đọc
b/ Vần iêng 
* Nhận diện vần: vần iêng được tạo nên từ i - ê - và ng
- So sánh eng với iêng ( giống nhau: kết thúc là ng; khác nhau: iêng bắt đầu là i - ê)
* Đánh vần: GV đánh vần: i - ê –ng -iêng HS đánh vần.
Muốn có tiến”chiêng“ ta làm thế nào?- HS cài tiếáng chiêng- Đánh vần : ch – iêng -chiêng
-Hs đánh vần và đọc trơn
-GV rút từ từ tranh: trống chiêng – HS đọc 
 c/ Hướng dẫn viết : Gv hướng dẫn HS viết bảng con :eng , iêng ,lưỡi xẻng, trống chiêng 
-Nhắc hs chú ý nét nối 
d/ Từ ứng dụng: GV cho HS gạch chân những tiếng có vần eng và iêng sau đó đọc- GV nhận xét
tiết 2
1/Hoạt động 1: Luyện đọc:
- Đọc bài tiết 1.
- Câu ứng dụng: Thảo luận tranh vẽ.Viết câu ứng dụng lên bảng HS đọc cá nhân, đồng thanh
- G V nhận xét
2/Hoạt động 2: Luyện viết:- HS viết bài vào vở: eng , iêng ,lưỡi xẻng, trống chiêng 
Hướng dẫn cách viết (chú ý nét nối)
3/Hoạt động 3: Luyện nói : Ao , hồ , giếng 
Hs quan sát tranh
Hỏi : - Trong tranh vẽ những gì ?
- Tranh nào vẽ cái giếng ?
- Những tranh này đều nói về cái gì ?(về nước)
- Làng em ( nơi em ở ) có ao , hồ , giếng không?
- Ao , hồ , giếng có gì giống nhau và khác nhau
Củng cố – dặn dò :Dặn hs học lại bài , tự tìm chữ có vần vừa học ở nhà , xem trước bài học vần tiếp theo. Và làm VBT
______________________
TOÁN
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8
I . Mục tiêu :Giúp HS 
-Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 8
II .Chuẩn bị:
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán lớp 1 .
- Các mô hình , vật thật phù hợp với nội dung bài học
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8
a/ Hướng dẫn HS học phép tính :8-1=7 ;8-7=1
-Hs thực hành trên que tính :Lấy 8 que tính ,bớt 1 que tính .Hỏi còn mâùy que tính ?
Hs trả lời :8 que tính bớt 1 que tính còn 7 que tính 
Gv :8 bớt 1 còn mấy ? (8 bớt 1 còn 7 )- Hs nhắc lại 
-Gv viêùt phép tính lên bảng :8-7 =1 
-Tương tự hs tự thực hành :Lấy 8 que tính bớt 7 que tính sau đó viết phép tính vào bảng con 
-Các phép tính còn lại hs tự thựïc hành và rút ra phép tính –Gv ghi lên bảng –hs đọc 
b Hướng dẫn hs học thuộc bảng trừ trong phạm vi 8 
-Hs đọc đồng thanh –cá nhân
-Gv xoá dần cho hs đọc đến khi thuộc 
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1: Cho hs nêu yêu cầu bài rồi làm bài và chữa bài .Lưu ý hs phải viết các số thật thẳng cột .
Bài 2: Hs tự nêu cách làm ( tính rồi viết kết quả vào chỗ chấm ) rồi làm bài và chữa bài .
Chú ý :-Hướng dẫn hs làm bài theo từng cột .
- Bài này nhằm củng cố về mối quan hệ giữa phép công và phép trừ .
Bài3:Tương tự như bài 2, khi chữa bài , có thể cho hs nhận xét về kết quả làm bài ở cột nào đóví dụ 
	8 – 4 = 4 
	8 – 1 – 3 = 4
	8 – 2 – 2 = 4 
( 8 trừ 4 cũng bằng8 trừ 1 , rồøi trừ 3; và cũng bằng 8 trừ 2 , rồi trừ 2 ).
Bài 4 : Gv hướng dẫn Hs quan sát từng hình vẽ , rồi viết phép tính thích hợp vào dòng các ô vuông dưới hình vẽ đó .
Ví dụ , ở hình vẽ đầu tiên , viết 8 – 4 = 4 ( hs có thể nêu bài toán tương ứng : Có 8 Quả lê , đã ăn hết 4 quả . Hỏi còn lại mấy quả lê?).
Chú ý : Ứng với mỗi bức tranh , ta có thể nêu các phép tính khác nhau , Gv vẫn chấp nhận nếu như phép tính đó phù hợp với bài toán nêu ra
Tuy nhiên , nếu hs chỉ nêu được phép cộng , gv nên gợi ý để hs nêu bài toán ứng với phép tính trừ rồi cho hs viết phép tính phù hợp với bài toán đó .
Củng cố – dặn dò :
-Hs đọc lại bảng trừ trong phạm vi 8 
-Nhận xét tiết học –Dặn hs học bài ở nhà và làm VBTT
______________________
ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (TIẾT 1)
I Mục tiêu :
- Hs biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình .
- Hs thực hiện việc đi học đều và đúng giờ.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập đạo đức1.
- Tranh bài tập 1 , bài tập 4 phóng to (nếu có thể)
- Điều 28 công ước quốc tế về quyền trể em .
- Bài hát “Tới lớp , tới trường “ ( Nhạc và lời :Hoàng Vân ).
III . Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận nhóm .
1- Gv giới thiệu tranh bài tập 1 : Thỏ và rùa là hai người bạn học cùng lớp.Thỏ thì nhanh nhẹn còn Rùa vốn tính chậm chạp .Chúng ta hãy đóan xem chuyện gì xảy ra với hai bạn ?
2- Hs làm việc theo nhóm 2 người .
3- Hs trình bày ( kết hợp chỉ tranh).
Nội dung : Đến giờ vào học , bác gấu đánh trống vào lớp .Rùa đã ngồi vào bàn học .Thỏ đang la cà nhởn nhơ ngoài đường hái hoa , bắt bướm chưa vào lớp học 
 4- Hỏi :Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn , còn Rùa chậm chạp lại đi học 
đúng giờ ?
- Qua câu chuyện ,em thấy bạn nào đáng khen ? Vì sao?
5- Gv kết luận :
- Thỏ la cà nên đi học muộn .
- Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ .
- Bạn rùa thật đáng khen.
 Hoạt động 2 : Học sinh đóng vai theo tình huống” Trước giờ đi học”(bài tập 2)
1- Gv phân loại hs ngồi cạnh nhau làm thành một nhóm đóng vai hai nhân vật trong tình huống 
2 -Các nhóm chuẩn bị đóng vai .
3- Học sinh đóng vai trước lớp .
4 -Học sinh nhận xét và thảo luận :
Nếu em có mặt ở đó , em sẽ nói gì với bạn ?Vì sao ?
Hoạt động 3 : Học sinh liên hệ .
- Bạn nào lớp mình luôn đi học đúng giờ ?
- Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ ?
Giáo viên kết luận :
- Được đi học là quyền lợi của trẻ em .Đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền được đi học của mình .
- Đểû đi học đúng giờ cần phải :
 + Chuẩn bị quần áo , sách vở đầy đủ từ tối hôm trước .
 + Không thức khuya.
 + Đểû đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy đúng giờ
Củng cố - dặn dò 
-Dăïn hs thực hện đi học đều và đúng giờ 
-Nhận xét tiết học 
 vRút kinh nghiệm
Ưu điểm:	
Tồn tại:	
_______________________________________________________________
Thứ ba ngày 04 tháng 12 năm 2007
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp hs củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 8.
II.Chuẩn bị: Đồ dùng phục vụ trò chơi
III.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs làm bài 1 ,2,3, 5 
*Mục tiêu :Củng cố phép tính cộng trừ trong phạm vi 8
Bài 1 : HS tính nhẩm , rồi ghi kết quả .GV cho HS nhận xét tính chất phép cộng :
 7 + 1 = 1 + 7, Và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ :1 + 7 = 8 , 8 – 1 = 7 , 8 – 7 = 1 
Bài 2 : Trò chơi: Vào rừng hái nấm
Gọi Hs nêu yêu cầu của bài ( Viết số thích hợp vào ô trống ).yêu cầu Hs nhẩm rồi ghi kết quả .Cho Hs tự làm bài và chữa bài .
Bài 3 : Cho HS làm và đọc kết quả .
Bài 5 : Trò chơi tiếp sức.
 Hướng dẫn HS cách làm bài chẳng hạn phần bên phải dòng đầu tiên:
-Ta tính 5+2=7 
-Vì 8>7; 9>7 nên ta nối ô trống với số 8 và số 9 
-Tương tự HS làm bài và chữa bài 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài 4 
*Mục tiêu : Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính thích hợp 
Bài 4 :Cho HS quan sát , nêu bài toán ( chẳng hạn : Có 8 quả táo, đã lấy ra 2 quả .Hỏi trong giỏ còn mấy quả táo ?)rồi nêu phép tính thích hợp : 8 – 2 = 6.
Hoạt động 3 :Củng cố 
-HS đọc lại bảng cộng, trừ trong phạm vi 8 
-Nhận xét tiết học , dặn dò HS tiếp tục học thuộc bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 8, làmVBTT
______________________
Tiếng Việt
UÔNG –ƯƠNG
I.Mục tiêu :
- HS đọc và viết được uông ương, quả chuông ,con đường 
- Đọc được câu ứng dụng: Nắng đã lên .Lúa trên nương chín vàng .Trai gái bản mường cùng vui vào hội 
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề :Đồng ruộng 
II. Chuẩn bị: 
-Bộ đồ dùng học tiếng việt 
III. Các hoạt động: 
1-Hoạt động 1: Bài cũ 
-Đọc : lưỡi xẻng , trống , chiêng
Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
-Viết : eng ,iêng ,trống, chiêng ,lưỡi xẻng 
2/Hoạt động 2: Bài mới:
a/ Vần uông : 
 - Nhận diện vần: vần uông được tạo nên từ uô và ng
- So sánh uông với iêng ( giống nhau: kết thúc bằng ng; khác nhau uông bắt đầu 
bằng uô )
* Đánh vần: GV đánh vần: u – ô –ng-uông HS đánh vần, đọc trơn .
Muốn có tiếng” chuông ” ta làm thế nào?- HS cài tiếng chuông- đánh vần : ch- uông - chuông 
 -Hs đánh  ... phép trừ 9-1=8 ; 9-8=1 
HS thực hành trên que tính : Lâùy 9 que tính , bớt 1 que tính . Hỏi còn lại mấy que tính ? 
GV : 9 bớt 1 còn mấy ?
GV viết phép tính :9 -1=8 –HS đọc lại 
-Tương tự HS tự thực hành : 9 que tính bớt 8 que tính sau đó viết phép tính vào bảng con phép tính 9-8=1 và đọc lại 
Các phép tính còn lại HS tự thực hành và nêu phép tính rồi đọc 
b/ Hướng dẫn HS học thuộc bảng trừ trong phạm vi 9 
-GV cho HS đọc đồng thanh ,cá nhân bảng trừ trong phạm vi 9 
-GV xoá dần cho HS đọc đến khi thuộc 
 Hoạt động 2 :Thực hành 
Bài1 :Cho hs nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài (Lưu ý hs phải đặt thẳng cột )
Bài 2 : Hs tự nêu cách làm rồi làm bài và chữa bài 
 HS làm theo từng cột sau khi HS làm xong cho HS nhận xét kết quả từng cột(để củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ )
Bài 3 :Hs tự làm và nhận xét kết quả từng cột 
Bài 4 : HS quan sát hình vẽ , đặt đề toán , viết phép tính ứng với tình huống trong tranh (8-4=4)
Hoạt động 3 :Củng cố 
-HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 9 
-Nhận xét tiết học 
-Dặn HS học bài ở nha, làm VBTTø
______________________
Tiếng Việt
INH –ÊNH
I. Mục tiêu :
- HS đọc và viết được inh , ênh , máy vi tính ,dòng kênh 
- Đọc được câu ứng dụng: Cái gì cao lớn lênh khênh 
 Đứng mà không dựa ngã kềnh ngay ra ?
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề :máy cày, máy nổ ,máy khâu ,máy tính 
II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng học tiếng việt 
III . Các hoạt động:
Hoạt động 1: Bài cũ 
-Đọc : ang ,anh ,cây bàng ,cành chanh
 Không có chân có cánh 
	Sao gọi là con sông ?
	Không có lá có cành 
 Sao gọi là ngọn gió?
-Viết : ang ,anh ,cây bàng ,cành chanh
Hoạt động 2: Bài mới:
a/ Vần inh : 
 - Nhận diện vần: vần inh được tạo nên từ i và nh
- So sánh inh với anh ( giống nhau: kết thúc bằng nh; khác nhau inh bắt đầu bằng i)
 Đánh vần: GV đánh vần: i – nh –inh HS đánh vần, đọc trơn .
Muốn có tiếng “ tính ” ta làm thế nào? HS cài tiếng : tính - đánh vần :t - inh – tinh – sắc - tính 
 -HS đánh vần và đọc trơn
-GV rút từ từ tranh : máy vi tính. HS đọc
b/ Vần ênh 
* Nhận diện vần: vần ênh được tạo nên từ ê và nh
- So sánh ênh với inh ( giống nhau : kết thúc là nh ; khác nhau: ênh bắt đầu là ê )
* Đánh vần: GV đánh vần: ê - nh - ênh HS đánh vần.
Muốn có tiếng “ kênh ” ta làm thế nào? HS cài tiếáng : kênh - Đánh vần: k – ênh – kênh 
-HS đánh vần và đọc trơn
-GV rút từ từ tranh: dòng kênh. HS đọc 
 c/ Hướng dẫn viết : GV hướng dẫn HS viết bảng con : ênh , inh , máy vi tính , dòng kênh
-Nhắc HS chú ý nét nối 
d/ Từ ứng dụng: GV cho HS gạch chân những tiếng có vần inh và ênh sau đó đọc. GV nhận xét
tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc:
- Đọc bài tiết 1.
- Câu ứng dụng: Thảo luận tranh vẽ.Viết câu ứng dụng lên bảng HS đọc cá nhân, đồng thanh
- G V nhận xét
 Hoạt động 2: Luyện viết:- HS viết bài vào vở inh ,ênh ,máy vi tính ,dòng kênh
Hướng dẫn cách viết (chú ý nét nối) 
 Hoạt động 3: Luyện nói : máy cày, máy nổ ,máy khâu ,máy tính
Hỏi : - Trong tranh vẽ những gì ?
-Nhìn trong tranh em thấy có những máy gì?
-Máy cày dùng làm gì?Thường thấy ở đâu ?
-Máy nổ dùng làm gì? 
-Máy tính dùng làm gì ? Em còn biết máy nào nữa ? Nó dùng vào việc gì?
Củng cố – dặn dò : Dặn HS học lại bài , tự tìm chữ có vần vừa học ở nhà , xem trước bài học vần tiếp theo. Làm VBTTV.
______________________
THỦ CÔNG
GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU 
I Mục tiêu :
-HS biết cách gấp và gấp được các đoạn thẳng cách đều 
II Chuẩn bị:Mẫu gấp ,giấy màu .Vở thủ công
III .Các hoạt động:
 Hoạt đôïng 1 : Hướng dẫn HS quan sát nhâïn xét 
-HS quan sát các mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều 
-HS chú ý các nếp gấp để rút ra nhận xét : Chúng cách đều nhau có thể chồng khít lên nhau khi xếp lại 
Hoạt động 2 :Hướng dẫn mẫõu cách gấp : 
*GV gấp mẫu , HS gấp theo
-Nếp gấp 1: Gấp mép giấy vào 1 ô theo đường dấu 
-Nếp gấp thứ 2 :GV ghim tờ giấy màu mặt màu ở phía ngoài để gấp nếp gấp thứ hai 
-Nếp gấp thứ 3 :GV lật tờ giấy và ghim lại mẫu gấp lên bảng gấp vào 1 ô như 2 nếp gấp trước được hình 4 
Các nếp gấp tiếp theo :Thực hiện như các nếp gấp trước 
Hoạt động 3 : HS thực hành :
HS nhắc lại cách gấp –thực hiện gấp theo đúng quy trình 
-GV nhắc nhở động viên và giúp đỡ HS còn lúng túng 
-HS dán sản phẩm vào vở thủ công 
Hoạt động 4 : Củng cố 
-Chấm vở 1 số HS và nhận xét 
-Nhận xét tiết học 
-Dặn HS chuẩn bị gấp cái quạt 
 vRút kinh nghiệm
Ưu điểm:	
Tồn tại:	
_______________________________________________________________
Thứ sáu ngày 07 tháng 12 măm 2007
ÂM NHẠC 
ÔN TẬP BÀI HÁT :SẮP ĐẾN TẾT RỒI
I.Mục tiêu :
-HS hát đúng giai điệu và lời ca 
-HS tập biểu diễn hát , kết hợp với vận động phụ hoạ
II. Chuẩn bị :Thanh phách ,máy hát 
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Ôn lại bài :Sắp đến tết rồi 
-GV treo tranh phong cảnh ngày tết cho HS coi 
-Ôn tâïp lại bài hát :Sắp đến tết rồi :
 +HS hát kết hợp với gõ thanh phách 
 Hoạt động 2 : Hát kết hợp với vận động phụ hoạ 
HS vừa hát vừa vận động phụ hoạ 
-Câu 1 ,2 : Hát kết hợp vỗ õ tay 
-Câu 3: Ngón tay trỏ từ từ đưa lên vai 
-Câu 4 : Hai bàn tay xoè ra rừ từ đưa lên ngang ngực 
Hoạt động3 : Tập đọc lời theo tiết tấu lời hát
 Một nhóm đọc tiết tấu lời ca ,một nhóm gõ thanh phách 
	Em đi đến trường 
	Vui bước trên đường 
	Chim ca chào đón 
	Ngàn hoa ngát hương 
 Hoạt động 4 :Củng cố :
-HS nghe băng nhạc 
-Hát lại toàn bài 
______________________
Tiếng Việt
ÔN TẬP
I.Mục tiêu :
-HS đọc viết một cách chắc chắn các vần có kết thúc bằng ng ,nh
-Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng 
-Nghe hiểu và kể lại một số tình tiết quan trọng trong truyện kể : Quạ và công 
II . Chuẩn bị:-Bảng ôn 
 -Tranh minh hoạ truyện kể : Quạ và công 
III .Các hoạt động:
 Hoạt động 1 : Bài cũ :
HS đọc : đình làng ,thông minh 
	Đọc câu ứng dụng :Cái gì cao lớn lênh khênh
 Đứng mà không dựa ngã kềnh ngay ra
 *Viết : inh , ang , đình làng , thông minh . Nhận xét.
Hoạt động 2 : Ôn tập 
Ôn các vần vừa học : GV treo bảng ôn 
-GV đọc âm – HS chỉ chữ 
-GV chỉ chữ – HS đọc âm 
*Ghép âm thành vần : HS đọc các vần ghép từng chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang 
*Đọc từ ngữ ứng dụng :
HS đọc các từ ngữ ứng dụng :nhóm ,cá nhân 
-GV chỉnh sửa cho HS 
*Tập viết các từ ngữ ứng dụng :
-HS tập viết bảng con :bình minh 
-GV chỉnh sửa chữ viết cho HS GV lưu ý HS vị trí dấu thanh và các chỗ nối giữa các chữ trong từ vừa viết 
-HS viêùt vào vở :bình minh –GV nhậân xét 
TIẾT 2
 Hoạt động 3 :Luyện tập 
Luyên đọc :
-HS đọc lại bài tiết 1 :HS lần lượt đọc các bảng ôn –GV chỉnh sửa phát âm 
-Đọc câu ứng dụng : GV viết câu ứng dụng :
	 Trên trời mây trắng như bông 
	Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây 
	 Mấy cô má đỏ hây hây 
	Đội bông như thể đội mây về làng 
HS đọc – GV chỉnh sửa phát âm khuyến khích HS đọc trơn 
b- Luyện viết :HS luỵện viết những chữ còn lại trong vở tâïp viết
c –Kể chuyện : Quạ và Công 
-GV kể chuyện cho HS nghe (lần 1 )
-Kể chuyện kết hợp với tranh 
*Tranh 1 : Quạ vẽ cho Công trước ,Quạ vẽ rất khéo 
*Tranh 2 : Vẽ xong Công còn phải xoè đuôi phơi cho thật khô 
*Tranh 3 :Công khuyên mãi chẳng được .Nó đành làm theo lời bạn 
*Tranh 4 : Cả bộ lông Quạ bỗng trở nên xám xịt , nhem nhuốc 
-HS thảo luận theo tổ tập kể lại câu chuyện theo đoạn dựa vào tranh 
-Gọi đại diện nhóm lên kể lại. Lớp nhận xét 
GV : Câu chuyện muốn nói điều gì ?(Vội vàng hấp tấp lại thêm tính tham lam thì chẳng bao giờ làm được việc gì )
 Hoạt động 4 : Củng cố 
-HS đọc lại toàn bài 
-Dặn HS đọc lại bài ở nhà, làm VBTTV. 
______________________
SINH HOẠT TUẦN 14 
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm các hoạt động thi đua trong tuần.
- Rút ra ưu điểm, khuyết điểm.
- Đề ra phương hướùng tuần tới.
II. Chuẩn bị: nội dung sinh hoạt
III. Các hoạt động:
 Hoạt động1: Khởi động : Hát
Hoạt động2: Kiểm điểm các hoạt động trong tuần:
1/Họctập:..
2/Vệsinh:.
3/Truybài:.
4/Tácphong:..
5/:Xếphàng:..
6/Chuyêncần:..
GV tổng kết: 
Tuyêndương:................................................................................
Nhắc nhở:.
Nhận xét chung:
 Hoạt động 3 : Đề ra phương hướng tuần tới.
- Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học phải cólý do chính đáng
- Vệ sinh lớp học và cá nhân sạch sẽ.
- Thêu số hiệu, phù hiệu. Tiết thể dục mặc đúng trang phục TD.
- Mang vở theo đúng thời khóa biểu.
- Lễ phép và chào hỏi khi có khách ra vào lớp
- Nhanh chóng xếp hàng ngay ngắn trật tự khi vào lớp học và ra về.
-Nghe trống biết nhanh chĩng xếp hàng.
-Biết chào hỏi lễ phép thầy cơ trong trường và người lớn.
-Trong giờ học biết giữ trật tự - nghe cơ giảng bài.
-Tan học biết xếp hàng ra về theo nhĩm.
-Truy bài đầu giờ tốt.
- Cần rèn chữ viết thường xuyên 
vRút kinh nghiệm
Ưu điểm:	
Tồn tại:	
________________________________________________________________________
 Duyệt của khối trưởng
Ngày 10 – 12 – 2007
Lương Ngọc Lan

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan(1).doc