Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần thứ 17

Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần thứ 17

Học vần

Bài 69: ăt - ât

I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Học sinh đọc và viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.

- Đọc được các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng trong bài.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngày chủ nhật.

2.Kĩ năng: Bước đầu đọc và viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật. Đọc được các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng trong bài.

3. Thái độ: GDHS yêu thích môn tiếng việt

* HSKKVH : Bước đầu nhận biết được vần

II/CHUẨN BỊ:

- Bộ THBD, phấn màu, tranh vẽ rửa mặt, đấu vật.

- Bộ THTV, SGK, bảng con, phấn, vở tập viết, bút chì.

 

doc 35 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 537Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 1 - Tuần thứ 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
 Thứ hai ngày 7 /12 / 2009
Tiết 1: Chào cờ
Lớp trực tuần nhận xét.
Tiết 2 + 3: Học vần
Bài 69: ăt - ât
I . Mục tiêu 
1. Kiến thức: - Học sinh đọc và viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật.
- Đọc được các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ngày chủ nhật.
2.Kĩ năng: Bước đầu đọc và viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật. Đọc được các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng trong bài.
3. Thái độ: GDHS yêu thích môn tiếng việt
* HSKKVH : Bước đầu nhận biết được vần
II/Chuẩn bị:
- Bộ THBD, phấn màu, tranh vẽ rửa mặt, đấu vật. 
- Bộ THTV, SGK, bảng con, phấn, vở tập viết, bút chì.
III . Các bước hoạt động 
 Tiết 1 (30’)
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1.Giới thiệu bài: 
- ổn định tổ chức: - HS hát, kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra bài cũ: 
 - Nhận xét, cho điểm. 
- Giới thiệu bài mới :Bài 69: ăt - ât
2. Phát triển bài:
 a. Hoạt động1: Dạy vần mới
*Mục tiêu: Nhận biết được : ăt , ât , rửa mặt , đấu vật
* Các bước hoạt động:
* Dạy vần ăt:
* Nhận diện vần:
- GV viết lên bảng: ăt
+ Vần ăt gồm mấy âm chữ ghép lại? Nêu vị trí của từng âm, chữ?
- Cho HS so sánh ăt với ot ?
* Đánh vần:
- HD HS đánh vần, cho HS đ/vần vần ăt
- Phát âm mẫu: ăt 
- Cho HS cài bảng vần ăt 
+ Muốn có tiếng mặt ta cần thêm âm chữ và dấu thanh gì?
- Viết bảng: mặt
- Cho HS đánh vần mẫu.
+ Cho HS phân tích tiếng mặt
- Cho HS luyện đánh vần tiếng khoá.
- Cho HS quan sát tranh vẽ rửa mặt hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
- Viết bảng: rửa mặt
 * Cho HS đọc tổng hợp.
- Theo dõi, sửa sai.
Dạy vần ât:
+ Quy trình dạy tương tự như dạy vần ăt:
* Nhận diện chữ.
* Đánh vần. 
b. Hoạt động 2: Luyện viết
*Mục tiêu: HS viết đúng quy trình trên bảng con
* Các bước hoạt động:	
- Viết mẫu, cho HS quan sát, nêu cấu tạo và quy trình viết: ăt, rửa mặt
- Cho HS viết vào bảng con.
- Nhận xét, sửa sai.
 - Viết: ât, đấu vật
 c. Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng:
*Mục tiêu: HS đọc được từ ngữ ứng dụng
* Các bước hoạt động:
- Viết bảng các từ ngữ ứng dụng:
 đôi mắt mật ong
 bắt tay thật thà
- Cho HS luyện đọc các TNƯD.
- GV đọc mẫu và giải thích các TNƯD.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Cho HS đọc lại bài tiết 1.
- HS viết bảng con: trái nhót, bãi cát.
- HS đọc bài 68: ot - at( SGK – 138, 139
- HS đọc ĐT theo cô: ăt – ât (1lần)
- HS quan sát vần ăt
+ Vần ăt gồm 2 âm chữ ghép lại: âm ă đứng trước, âm t đứng sau.
* GN: đều có âm chữ t đứng sau.
* KN: vần ot có âm o, vần ăt có âm chữ ă đứng trước. 
- HS đánh vần mẫu: á – tờ - ăt 
- HS luyện phát âm: c/n, nhóm, lớp.
- HS cài bảng vần ăt 
+ Muốn có tiếng mặt ta cần thêm âm chữ m vào trước vần ăt và dấu nặng dưới ă.
- HS cài bảng: mặt
- Đ/vần mẫu: mờ – ăt – măt – nặng – mặt.
+ Trong tiếng mặt gồm âm m đứng trước, vần ăt đứng sau và dấu nặng dưới ă.
- HS luyện đánh vần: c/n, nhóm, lớp.
- HS quan sát và nêu:
+ Tranh vẽ bạn gái đang rửa mặt. 
- HS luyện đọc trơn: c/n, nhóm, lớp.
* HS luyện đọc tổng hợp
 ăt
 mặt
 rửa mặt
- HS nhận diện, cài thẻ chữ, luyện phát âm, đánh vần tiếng và đọc tổng hợp: 
 ât
 vật
 đấu vật
- HS quan sát GV viết mẫu.
+ Vần ăt gồm ă ghép với t, khi viết ta viết ă nối sang t. 
+ mặt = m + ăt + dấu nặng.
- HS luyện viết bảng con: ăt, rửa mặt.
- HS đọc thầm.
- Đọc mẫuTNƯD: 2 -> 3 em.
- Gạch chân các tiếng có chứa vần mới.
- Luyện đọc TNƯD: c/n, nhóm, lớp
Tiết 2 (35’)
a. Hoạt động1: Luyện đọc: (10’)
*Mục tiêu: Đọc được bài tiết 1 và câu ứng dụng
* Các bước hoạt động:
* Luyện đọc lại bài tiết 1:
- Yêu cầu HS đọc lại bài trên bảng.
+ Theo dõi, sửa sai.
* Đọc câu ứng dụng:
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng và thảo luận nội dung của tranh.
- Giới thiệu đoạn thơ ứng dụng.
- Cho HS luyện đọc đoạn thơ ứng dụng.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc lại.
+ Nhận xét cho điểm.
- Cho HS mở SGK 140, 141
- Cho HS luyện đọc bài trong SGK.
- Theo dõi, sửa sai.
b. Hoạt động 2: Luyện viết: (10’)
*Mục tiêu: Viết đúng các vần từ ngữ vào vở tập viết
* Các bước hoạt động:	
- Yêu cầu HS lấy vở tập viết.
- Hướng dẫn cách viết.
- Cho HS viết bài vào vở tập viết.
* Chấm bài: Thu vở TV của HS chấm điểm, nhận xét, tuyên dương.
c. Hoạt động 3: Luyện nói: (10’)	
*Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Ngày chủ nhật .
* Các bước hoạt động:
- Cho HS đọc chủ đề luyện nói.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nội dung tranh.
+ Ngày chủ nhật, bố mẹ cho em đi chơi ở đâu?
+ Em thấy những gì ở công viên trong bức tranh?
+ Em có thích được bố mẹ cho đi chơi không?
+ Vì sao em lại thích được đi chơi vào những ngày nghỉ cuối cùng?
- Cho HS luyện nói trước lớp.
- GV theo dõi, tuyên dương.
3. Kết luận:
- Cho HS đọc lại toàn bài.
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS học ở nhà.
- HS đọc bài trên bảng lớp: c/n, nhóm, lớp.
+ Đọc các vần, tiếng, từ khoá.
+ Đọc các từ ngữ ứng dụng
- Quan sát tranh và thảo luận nhóm nội dung của tranh.
- HS đọc thầm.
- HS đọc mẫu đoạn thơ ứng dụng: 2 em.
- HS gạch chân tiếng chứa vần vừa học, phân tích và luyện đọc.
- HS luyện đoạn thơ ứng dụng:
 Cái mỏ tí hon
 Cái chân bé xíu
 Lông vàng mát dịu
 Mắt đen sáng ngời
 - HS mở SGK- 140, 141
- Luyện đọc bài SGK: c/n, nhóm, lớp.
+ Đọc vần, tiếng, từ khoá.
+ Đọc các từ ngữ ứng dụng.
+ Đọc đoạn thơ ứng dụng. 
- HS lấy vở tập viết.
- HS viết bài vào vở tập viết mỗi vần và từ 1 dòng theo mẫu.
- HS đọc : Ngày chủ nhật.
- HS quan sát tranh và TL nhóm 2.
- HS luyện nói theo cặp.
- HS luyện nói trước lớp.
- HS đọc lại toàn bài.
- Chuẩn bị bài sau: Bài 70: ôt - ơt.
Tiết 4: Toán 
$ 65 : Luyện tập chung
I . Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về 
- Cấu tạo của mỗi số trong phạm vi 10.
- Viết các số theo thứ tự cho biết.
- Xem tranh, tự nêu bài toán rồi giải và viết phép tính giải bài toán. 
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết các số theo thứ tự cho biết . Xem tranh tự nêu bài toán rồi giải viết phép tính giải bài toán. 
3. Thái độ: Ham thích học toán
* HSKKVH: Làm được 1 số phép tính đơn giản
II/Chuẩn bị:
- Phiếu bài tập, bảng con, vở, 
III . Các bước hoạt động 
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1. Giới thiệu bài: 
- ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: 
-Giới thiệu bài mới: 
- Gv nêu yêu cầu và nội dung của bài.
2. Phát triển bài :
a.Hoạt động1: Cá nhân
*Mục tiêu: Củng cố về cấu tạo của các số trong phạm vi 10.
* Bài 1(90): Số?
=> Củng cố về cấu tạo của các số trong phạm vi 10.
b. Hoạt động 2:
*Mục tiêu: Củng cố về thứ tự của các số. 
* Bài 2(90): Viết các số 7, 5, 2, 9, 8
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn:
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé:
- HD rồi cho HS làm bài.
=> Củng cố về thứ tự của các số.
c.Hoạt động3:
*Mục tiêu: Củng cố cách nêu bài toán theo tình huống trong tranh và viết phép tính thích hợp.
* Bài 3(90): Viết phép tính thích hợp
- Cho HS nêu bài toán và phép tính của mình.
- Nhận xét, tuyên dương.
 3. Kết luận:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bảng con, lên bảng:
* HSKK:Làm 5 phép tính cột1
 2 = 1 +  6 = 2 +  8 =  + 3
 3 = 1 +  6 =  + 3 8 = 4 +  
 4 =  + 1 7 = 1 +  9 =  + 1 
 4 = 2 +  7 =  + 2 9 =  + 3
 5 =  + 1 7 = 4 +  9 = 7 +  
 5 = 3 +  8 =  +1 9 = 5 +  
 6 =  + 1 8 = 6 +  10 =  + 1
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở, 2 em lên bảng:
a. 2, 5, 7, 8, 9.
b. 9, 8, 7, 5, 2
- HS nêu yêu cầu của bài.
 a. HS quan sát hình, nêu bài toán: 
- Viết phép tính:
4
+
3
=
7
b. HS đọc tóm tắt bài toán, nêu bài toán.
- Viết phép tính:
7
-
2
=
5
- Về nhà làm bài tập 1, 2, 3 vào vở ô li.
Tiết 5: Đạo đức 
$ 17 :Trật tự trong trường học (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu:
- Cần phải giữ trật tự trong trường học và khi ra, vào lớp.
- Giữ trật tự trong trường học và khi ra, vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em.
2.Kĩ năng: HS có ý thức giữ gìn trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học.
3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học.
II/Chuẩn bị: 
- Vở bài tập Đạo đức.
- Tài liệu tham khảo.
III. Các bước hoạt động 
 Hoạt động dạy học của GV
 Hoạt động dạy học của GV
1.Giới thiệu bài: 
- ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: 
- Giới thiệu bài mới: 
- GV nêu nội dung và yêu cầu của bài.
2. Phát triển bài:
a. Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận.
*Mục tiêu: HS quan sát thảo luận biết được cần trật tự khi nghe giảng 
* Các bước hoạt động:
- GV cho HS chia nhóm, yêu cầu HS quan sát tranh BT 3 và thảo luận: Các bạn trong tranh ngồi học như thế nào? 
- Cho các nhóm trình bày trước lớp.
- Cho cả lớp trao đổi, tranh luận.
* GV kết luận: Học sinh cần trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch, nói chuyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
b. Hoạt động 2: Đánh dấu + tranh bài tập 4.
*Mục tiêu: HS đánh được dấu cộng vào quần áo của những bạn ngồi học ngay ngắn và giữ trật tự
* Các bước hoạt động:
 * GV nêu yêu cầu của bài tập: Em hãy đánh dấu + vào quần áo của những bạn ngồi học ngay ngắn và giữ trật tự trong tranh bài tập 4.
+ Vì sao em lại đánh dấu vào quần áo các bạn đó?
+ Chúng ta có nên học tập các bạn đó không? Vì sao?
c. Hoạt động 3: HS làm bài tập 5.
*Mục tiêu: Hiểu không nên mất trật tự trong giờ học
* Các bước hoạt động:
- Cho HS quan sát tranh bài tập 5.
+ Em có nhận xét gì về việc làm của hai bạn nam ngồi bàn dưới. 
- Cho cả lớp thảo luận:
+ Việc làm của hai bạn đó đúng hay sai?
+ Mất trật tự trong lớp có hại gì?
* GV kết luận: Hai bạn đã giằng nhau quyển truyện, gây mất trật tự trong giờ học. Tác hại của mất trật tự trong giờ học: Bản thân không được nghe giảng, không hiểu bài, làm mất thời gian của cô giáo, làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh
3. Kết luận:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn tự học.
- Đọc đầu bài.
- Chia lớp nhóm 2.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày: Các bạn ngồi học rất nghiêm túc và giơ tay phát biểu ý kiến. 
- HS quan sát.
- HS thực hành đánh dấu +
- HS thảo luận và nêu:
+ Vì bạn đó giữ trật tự khi ngồi học. 
+ Chúng t ... t tranh hỏi - đáp theo nhóm 2
+ Tranh 1: Các bạn đang quét nhà ( bằng chổi và hót rác), lau bàn ghế ( bằng khăn)
 + Tranh 2: Các bạn đang trang trí lớp học của mình ( bằng tranh ảnh). 
- HS trả lời câu hỏi trước lớp.
+ HS nêu:
+ HS nêu:
+ HS nêu:
+ HS nêu:
+ HS nêu:
+ HS nêu:
+ HS nêu:
- Lớp chia làm 3 tổ, nhận dụng cụ
- Các nhóm thảo luận: Tên đụng cụ, tác dụng của dụng cụ, cách sử dụng dụng cụ đó ( chổi để quét lớp, hót rác để hót rác, khăn để lau bàn ghế,)
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- HS thực hành giữ gìn về sinh lớp học của mình thường xuyên.
 Thứ sáu ngày 11 / 12 / 2009.
Tiết 1: Toán 
$ 68 :Điểm - Đoạn thẳng.
I . Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nhận biết được “ điểm”, “ đoạn thẳng”.
- Biết kẻ đoạn thẳng qua hai điểm.	
- Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng.
2.Kĩ năng: - Bước đầu nhận biết được “ điểm”, “ đoạn thẳng”. Kẻ được đoạn thẳng qua hai điểm và đọc tên các điểm và đoạn thẳng.
3. Thái độ: Ham thích học toán	
* HSKKVH: Bước đầu làm quen với điểm , đoạn thẳng
II/Chuẩn bị:
- Mỗi học sinh có một thước kẻ và một bút chì.
III. Các bước hoạt động 
 Hoạt động dạy học của GV
 hoạt động học của HS
1.Giới thiệu bài: 
- ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: 	
-Giới thiệu bài mới: 
- Gv nêu yêu cầu và nội dung của bài.
2. Phát triển bài :
a.Hoạt động1: Giới thiệu “ điểm”, “ đoạn thẳng”:
*Mục tiêu: Nhận biết được “ điểm”, “ đoạn thẳng”.
* Các bước hoạt động:
- GV vẽ điểm A, điểm B lên bảng và nói: “ Đây là điểm A, đây là điểm B”.
+ GV vẽ thêm một số điểm C, N, M, P, Qvà hướng dẫn HS cách đọc.
- GV lấy thước thẳng nối điểm A với điểm B và nói: “ Nối điểm A với điểm B ta được đoạn thẳng AB”. 
b. Hoạt động 2: Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng: 
*Mục tiêu: - Biết kẻ đoạn thẳng qua hai điểm.	
- Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng.
* Các bước hoạt động:
* Giới thiệu dụng cụ để vẽ đoạn thẳng:
- GV giơ thước thẳng và nêu: Để vẽ đoạn thẳng ta dùng thước thẳng.
- Cho HS lấy thước thẳng, HD HS quan sát mép thước, dùng ngón tay di động theo mép thước để biết mép thước thẳng.
* HD học sinh vẽ đoạn thẳng:
* Bước 1: Dùng bút chấm 1 điểm rồi chấm 1 điểm nữa vào tờ giấy. Đặt tên cho từng điểm ( GV làm mẫu).
* Bước 2: Đặt mép thước qua 2 điểm A và B, dùng tay trái giữ cố định thước. Tay phải cầm thước, đặt đâud bút tựa vào mép thước và tì trên mặt giấy tại điểm A, cho đầu bút trượt nhẹ trên mặt giấy từ điểm A đến điểm B( GV làm mẫu).
* Bước 3: Nhấc thước và bút ra. Trên mặt giấy có đoạn thẳng AB.
- GV cho HS thực hành vẽ đoạn thẳng AB trên giấy nháp.
c.Hoạt động3: Thực hành
*Mục tiêu:Đọc được tên các điểm đoạn thẳng. Biết kẻ đoạn thẳng . Nhận biết đoạn thẳng .
* Bài 1(94): Đọc tên các điểm và đoạn thẳng
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- HD cách đọc tên các điểm và đoạn thẳng ( GV đọc mẫu).
- Cho HS thực hành đọc tên các điểm và đoạn thẳng trong bài tập 1( 94)
- Nhận xét, sửa cách đọc cho HS.
* Bài 2(94): Dùng thước thẳng và bút để nối thành:
a. 3 đoạn thẳng.
b. 4 đoạn thẳng.
c. 5 đoạn thẳng.
d. 6 đoạn thẳng.
- Cho HS nối vào SGK ( VBT), 4 em lên bảng nối.
- GV nhận xét, sửa sai.
* Bài 3(95): Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng?
- Cho HS nêu số đoạn thẳng rồi đọc tên từng đoạn thẳng trong mỗi hình vẽ.
- GV nhận xét, sửa sai.
3. Kết luận:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học ở nhà.
- HS quan sát.
- HS đọc: “ Điểm A, điểm bê” 
- HS đọc: c/n, nhóm, ĐT.
- HS quan sát và đọc: Đoạn thẳng AB.
- HS quan sát thước thẳng của GV.
- HS lấy thước và sở trên mép thước của mình xem thước có thẳng không.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS thực hành vẽ đoạn thẳng AB trên giấy nháp.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS đọc: 4 -> 5 em, lớp đọc ĐT 1 lần.
+ Điểm M, điểm N, đoạn thẳng MN.
+ Điểm C, điểm D, đoạn thẳng CD.
+ Điểm K, điểm H, đoạn thẳng KH.
+ Điểm P, điểm Q, đoạn thẳng PQ.
+ Điểm X, điểm Y, đoạn thẳng XY.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS thực hành nối trên SGK hoặc VBT.
a. 3 đoạn thẳng: d. 6 đoạn thẳng:
 . A . 
 . .
B . . C . . 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS nêu và đọc tên từng đoạn thẳng: 
+ Hình 1 có 4 ĐT: AB; BC; AD; DC.
+ Hình 2 có 3 ĐT: MN; NP; MP.
+ Hình 3 có 6 ĐT: HK; HG; KL; GL; HO; OK.
- Về nhà thực hành vẽ vào vở 4 đoạn thẳng và đặt tên cho các đoạn thẳng đó.
 Tiết 2: Tập viết	
$ 15: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm...
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: - Giúp cho học sinh nắm được quy trình viết các từ ngữ: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà.
2.Kĩ năng: - HS viết đúng các chữ trên theo quy trình, đúng cỡ chữ nhỡ, trình bày sạch, đẹp.
3. Thái độ: - HS có ý thức giữ gìn vở sạch rèn chữ đẹp.	
* HSKKVH: Viết 1/2 bài
II/Chuẩn bị:
- Chữ mẫu: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà. 
- Vở tập viết, bảng con, bút chì, phấn.
III. Các bước họat động 
 Hoạt động dạy học của GV
hoạt động học của HS
1.Giới thiệu bài 
- ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Kiểm tra đồ dùng học tập, vở tập viết.
-Giới thiệu bài mới: 
 - GV nêu nội dung và yêu cầu của bài.
2. Phát triển bài :	
a. Hoạt động1: Hướng dẫn viết bảng
*Mục tiêu: Viết được các từ ngữ trên bảng con .
* Các bước hoạt động:
- Đính chữ mẫu cho HS lần lượt quan sát và nêu cấu tạo của từng chữ.
- Viết mẫu cho HS quan sát rồi viết bảng con lần lượt từng từ:
- Nhận xét, sửa sai.
 b. Hoạt động 2: Thực hành viết vào vở
*Mục tiêu: Viết các từ ngữ vào vở theo đúng quy trình
* Các bước hoạt động:	
- GV hướng dẫn HS lấy vở tập viết, HD cách viết, cách trình bày.
- Cho HS thực hành viết bài vào vở tập viết.
- Theo dõi, uốn nắn HS viết bài.
* Chấm, chữa bài:
- GV thu vở của HS, chấm 1 số bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Kết luận:
- Nhận xét giờ học. 
- Tuyên dương những HS viết đẹp.
- HD chuẩn bị bài.
- Học sinh đọc lại: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà. 
- HS quan sát chữ mẫu.
- Quan sát và nêu cách viết. 
- Viết bảng con.
- HS lấy vở, chú ý.
- HS lần lượt viết các từ: thanh kiếm, âu yếm, ao chuôm, bánh ngọt, bãi cát, thật thà theo mẫu trong VTV mỗi từ viết 1 dòng.
- Thu vở tập viết.
- Chú ý.
Tiết 3: Tập viết	 
$ 16:xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút...
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Giúp cho học sinh nắm được quy trình viết các từ ngữ: xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết. 
2.Kĩ năng: - HS viết đúng các chữ trên theo quy trình, đúng cỡ chữ nhỡ, trình bày sạch, đẹp.
3. Thái độ: - HS có ý thức giữ gìn vở sạch rèn chữ đẹp.	
II/Chuẩn bị:
- Chữ mẫu: xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết. 
- Vở tập viết, bảng con, bút chì, phấn.
III . Các bước họat động 
1.Giới thiệu bài: 
- ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng học tập, vở tập viết.
- Giới thiệu bài mới: 
 - GV nêu nội dung và yêu cầu của bài.
2. Phát triển bài :	
a. Hoạt động1: Hướng dẫn viết bảng
*Mục tiêu: Viết được các từ ngữ trên bảng con .
* Các bước hoạt động:
- Đính chữ mẫu cho HS lần lượt quan sát và nêu cấu tạo của từng chữ.
- Viết mẫu cho HS quan sát rồi viết bảng con lần lượt từng từ:
- Nhận xét, sửa sai.
b. Hoạt động 2: Thực hành viết vào vở
*Mục tiêu: Viết các từ ngữ vào vở theo đúng quy trình
* Các bước hoạt động:	
- GV hướng dẫn HS lấy vở tập viết, HD cách viết, cách trình bày.
- Cho HS thực hành viết bài vào vở tập viết.
- Theo dõi, uốn nắn HS viết bài.
* Chấm, chữa bài:
- GV thu vở của HS, chấm 1 số bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Kết luận:
- Nhận xét giờ học. 
- Tuyên dương những HS viết đẹp.
- HD chuẩn bị bài.
- Học sinh đọc lại: xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết. 
- HS quan sát chữ mẫu.
- Quan sát và nêu cách viết. 
- Viết bảng con.
- HS lấy vở, chú ý.
- HS lần lượt viết các từ: xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết theo mẫu trong VTV mỗi từ viết 1 dòng.
- Thu vở tập viết.
- Chú ý.
Tiết 4: Thủ công.
$ 17 :Gấp cái ví (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh biết cách gấp cái ví bằng giấy.
2.Kĩ năng: - Học sinh gấp được cái ví bằng giấy.
3. Thái độ: Tự giác có ý thức
II . Chuẩn bị:
- Cái ví mẫu bằng giấy màu, một tờ giấy màu hình chữ nhật.
- Vở thủ công, giấy thủ công.
III. Các bước hoạt động 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
. 1. Giới thiệu bài: 
- ổn định tổ chức:- HS hát, kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài mới: 
2. Phát triển bài :
a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
* Mục tiêu: HS quan sát và nắm được cấu tạo của cái ví bằng giấy có 2 ngăn đựng và được gấp từ tờ giấy hình chữ nhật
* Các bước hoạt động:
- Nêu nội dung và yêu cầu của bài.
- Giáo viên cho HS quan sát mẫu gấp cái ví bằng giấy.
+ Ví được gấp như thế nào ?
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách gấp
* Mục tiêu: HS quan sát và nắm được các thao tác, kỹ thuật khi gấp cái ví bằng giấy theo 3 bước.
* Các bước hoạt động:
* GV làm mẫu và hướng dẫn:
a. Bước 1: Lấy đường dấu giữa.
- Đặt tờ giấy màu hình chữ nhật trước mặt, để dọc giấy. Mặt màu ở dưới. Gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa. Sau khi lấy dấu xong, mở tờ giấy ra như ban đầu.
 b. Bước 2: Gấp hai mép ví.
- Gấp mép 2 đầu tờ giấy vào khoảng 1 ô.
c. Bước 3: Gấp ví.
- Gấp tiếp hai phần ngoài vào trong sao cho hai miệng ví sát vào đường dấu giữa.
- Lật mặt sau theo bể ngang giấy. Gấp hai phần ngoài vào trong sao cho cân đối giữa bề dài và bể ngang của ví.
- Gấp đôi ngược lại theo đường dấu giữa, ta được cái ví đã hoàn chỉnh.
+ Cho HS nhắc lại các bước gấp theo quy trình mẫu.
 3. Kết luận:ch.
 dán. dán , trình bầy sản phẩm thành bức tranh tơng đối hoàn chỉnh.
- Nhận xét tinh thần và ý thức học tập; kỹ năng gấp và đánh giá sản phẩm của HS. 
- Về nhà chuẩn bị vở, giấy thủ công, để giờ sau thực hành gấp cái ví.
- Đọc đầu bài.
- HS quan sát.
+ Ví được gấp từ một tờ giấy HCN, có hai ngăn đựng.
- HS quan sát .
- HS làm nháp theo giáo viên.
- HS quan sát .
- HS làm nháp theo giáo viên.
- HS quan sát .
- HS làm nháp theo giáo viên.
- HS nhắc lại: 2 em.
Tiết 4: Sinh hoạt lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc