Kế hoạch bài học – Lớp 3 - Trường tiểu học Thuận Hưng 1

Kế hoạch bài học – Lớp 3 - Trường tiểu học Thuận Hưng 1

I/ Mục tiêu :

A. Tập đọc :

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm,dấu phẩy và giữa các cụm từ; Biết ngắt , nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm; dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết học tập biết lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 

doc 37 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học – Lớp 3 - Trường tiểu học Thuận Hưng 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ hai, ngày 15 tháng 8 năm 2011
 Tập đọc-Kể chuyện 
	Ai có lỗi ?	
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm,dấu phẩy và giữa các cụm từ; Biết ngắt , nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm; dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết học tập biết lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện : phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Kể chuyện :
	Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. 
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động : ( 1’ )
2. Bài cũ : ( 4’ ) Đơn xin vào Đội
GV gọi học sinh đọc bài Đơn xin vào Đội 
Giáo viên hỏi :
+ Phần đầu đơn viết những gì ?
+ Ba dòng cuối đơn viết những gì ?
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ )
GV đọc mẫu toàn bài
Chú ý giọng đọc đọc của từng nhân vật :
+ Giọng nhân vật “tôi” [ En-ri-cô ] : ở đoạn 1 đọc chậm rãi, nhấn giọng các từ : nắn nót, nguệch ra, nổi giận, càng tức, kiêu căng.
+ Đọc nhanh, căng thẳng hơn ở đoạn 2, nhấn giọng các từ : trả thù, nay, hỏng hết, giận đỏ mặt. Lời Cô-rét-ti bực tức.
+ Trở lại chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn 3 khi En-ri-cô hối hận, thương bạn, muốn xin lỗi bạn, nhấn mnh các từ : lắng xuống, hối hận, 
+ Ở đoạn 4 và 5, nhấn giọng các từ : ngạc nhiên, ngây ra, ôm chầm,  Lời Cô-rét-ti dịu dàng. Lời bố En-ri-cô nghiêm khắc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, bài có 32 câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, có thể đọc liền mạch lời của nhân vật có xen lời dẫn chuyện 
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 5 đoạn.
Đoạn 1:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên viết vào cột luyện đọc : “Cô-rét-ti, En-ri-cô”
Gọi học sinh đọc.
+ En-ri-cô nghĩ Cô-rét-ti vừa được nhận phần thưởng nên có thái độ như thế nào ?
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ :
+ Kiêu căng nghĩa là gì ?
Đoạn 2:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 2.
Đoạn 3:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 3.
+ Khi cơn giận lắng xuống, En-ri-cô cảm thấy như thế nào ?
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ :
+ Hối hận nghĩa là gì ?
+ Vì sao En-ri-cô không dám xin lỗi Cô-rét-ti ?
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ :
+ Can đảm nghĩa là gì ?
Đoạn 4:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 4.
+ Khi Cô-rét-ti làm lành En-ri-cô, thì thái độ của En-ri-cô như thế nào ?
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ :
+ Ngây nghĩa là gì ?
Đoạn 5:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 5.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1.
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 2
Cho cả lớp đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và 2, hỏi :
+ Hai bạn nhỏ trong truyện tên gì ?
+ Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
+ Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và hỏi :
+ Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ?
+ Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ? Hãy nói một, hai câu ý nghĩ của Cô-rét-ti ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 5 và hỏi :
+ Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
+ Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen ?
Giáo viên gọi học sinh trả lời
Giáo viên chốt :
Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm đôi và trả lời :
+ Câu chuyện này nói lên điều gì ?
Hát
2 học sinh đọc
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân 
Cá nhân, Đồng thanh.
Kiêu căng
Học sinh đọc phần chú giải.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài
Khi cơn giận lắng xuống, En-ri-cô cảm thấy hối hận.
Học sinh đọc phần chú giải
En-ri-cô không dám xin lỗi Cô-rét-ti vì En-ri-cô không đủ can đảm.
Học sinh đọc phần chú giải
Cá nhân 
Khi Cô-rét-ti làm lành En-ri-cô, thì thái độ của En-ri-cô ngạc nhiên, ngây ra một lúc
Học sinh đọc phần chú giải 
Cá nhân
3 học sinh đọc.
Học sinh đọc theo nhóm đôi.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Cá nhân 
Đồng thanh 
( 18’ )
Học sinh đọc thầm.
En-ri-cô và Cô-rét-ti.
Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti.
Học sinh trả lời : sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
Học sinh trả lời.
Học sinh tự do phát biểu suy nghĩ của mình
Bố mắng : En-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn lại giơ thước doạ đánh bạn.
Học sinh thảo luận nhóm
Học sinh trả lời
Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
Kể chuyện
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
Giáo viên cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ )
Giáo viên nêu nhiệm vụ 
Giáo viên cho học sinh quan sát 5 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện ( phân biệt En-ri-cô mặc áo xanh, Cô-rét-ti mặc áo nâu )
Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn 
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Củng cố : ( 2’ )
4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học.
- Khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét.
Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn.
Học sinh quan sát.
Học sinh kể tiếp nối.
Lớp nhận xét. 
Học sinh trả lời
* Rút kinh nghiệm: 
Toán
Trừ các số có ba chữ số
( Có nhớ một lần )
I/ Mục tiêu : 
Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm )
Vận dụng vào giải toán có lời văn (có một phép trừ)ø. 
Bài tập cần làm: bài 1 (cột 1,2,3 ), bài 2 (cột 1,2,3), bài 3.
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học: trò chơi phục vụ bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : 
3. Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ) 
Hoạt động 1 : giới thiệu phép trừ 432 - 215 
GV viết phép tính 432 – 215 = ? lên bảng
Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc
Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên. 
Nếu học sinh tính đúng, Giáo viên cho học sinh nêu cách tính, sau đó Giáo viên nhắc lại để học sinh ghi nhớ.
Nếu học sinh tính không được, Giáo viên hướng dẫn học sinh :
+ Vậy 432 – 215 bằng bao nhiêu ?
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính
Hoạt động 2 : giới thiệu phép trừ 627 - 143 
GV viết phép tính 627 – 143 = ? lên bảng
Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc
Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên. 
Giáo viên lưu ý học sinh :
Phép tính 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ một lần ở hàng chục.
Phép tính 627 – 143 = 484 là phép cộng có nhớ một lần ở hàng trăm.
Hoạt động 3 : thực hành 
 Bài 1 : tính
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài 
Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét 
 Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
Yêu cầu HS làm bài
GV Nhận xét
 Bài 3 : Giải bài toán theo tóm tắt sau :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu HS làm bài.
GV cho HS cử đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài 
Nhận xét.
 Bài 4 : Đúng ghi Đ, Sai ghi S
Cho HS đọc yêu cầu bài 
Cho học sinh làm bài và sửa bài bằng bảng Đ, S
GV Nhận xét, tuyên dương 
4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 5 : luyện tập 
hát
Học sinh theo dõi
1 học sinh lên bảng đặt tính, học sinh cả lớp thực hiện đặt tính vào bảng con.
+
-
432
215
217
2 không trừ được 5, lấy 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1.
4 trừ 2 bằng 2, viết 2
432 – 215 = 217
Cá nhân
Học sinh theo dõi
1 học sinh lên bảng đặt tính, học sinh cả lớp thực hiện đặt tính vào bảng con.
HS đọc.
HS làm bài
HS nêu
HS đọc.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
HS đọc.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài. 
Lớ ... å học sinh tự sửa lỗi. 
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 10’ )
	Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Giáo viên nêu yêu cầu : các em phải tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho, tìm được càng nhiều tiếng càng tốt và viết đúng chính tả các tiếng đó.
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 3 bạn thi tiếp sức.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Giáo viên chốt 
4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
2 học sinh.
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.
Học sinh đọc thầm
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn có 5 câu
Học sinh đọc
Cuối mỗi câu có dấu chấm.
Chữ đầu câu viết hoa.
Bé– tên bạn đóng vai cô giáo.
Tên riêng phải viết hoa
Nên bắt đầu viết từ ô thứ 2 trong vở
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS nghe Giáo viên đọc bài chính tả và viết vào vở
Học sinh sửa bài 
Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép vào trước hoặc sau mỗi tiếng đã cho có âm đầu là s/x hoặc ăn/ăng 
HS làm bài vào vở bài tập.
HS thi tiếp sức làm bài tập
Lớp nhận xét.
* Rút kinh nghiệm: ..
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu : 
-Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có 1 phép nhân)
 - Bài tập cần làm: bài 1,2,3.
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học, trò chơi phục vụ cho bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động : ( 1’ )
2. Bài cũ : Ôn tập các bảng chia ( 4’ )
Giáo viên gọi học sinh nhắc lại một số bảng chia đã học.
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
3. Các hoạt động :
Giới thiệu bài : luyện tập ( 1’ )
Luyện tập : ( 32’ )
 Bài 1 : tính
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên đưa ra biểu thức : 4 x 7 + 222
Gọi học sinh thực hiện tính giá trị biểu thức trên.
Giáo viên đưa ra cách tính khác :
4 x 7 + 222 = 4 x 229 
= 8116
Giáo viên cho học sinh nhận xét :
+ Trong 2 cách tính trên, cách nào đúng, cách nào sai ?
Giáo viên : vậy khi tính biểu thức có 2 dấu phép tính cộng và nhân, ta thực hiện phép tính nhân trước.
Cho HS làm bài 
GV cho học sinh lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai đúng, ai sai”.
GV gọi HS nêu lại cách tính
Giáo viên lưu ý học sinh ở biểu thức : 200 x 2 : 2 ta tính lần lượt từ trái sang phải.
GV Nhận xét 
 Bài 2 : khoanh vào số con vịt
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV cho HS đếm số con vịt ở hình a) 
Cho HS làm bài 
GV Nhận xét
 Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
Yêu cầu học sinh làm bài.
 Bài 4 : xếp 4 hình tam giác thành hình “cái mũ”
Cho HS đọc yêu cầu bài 
Yêu cầu học sinh làm bài
 Bài 5 : 
Cho HS đọc yêu cầu bài 
GV cho HS sửa bài qua trò chơi : “Thử trí thông minh” 
GV Nhận xét, tuyên dương
4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : bài Ôn tập về hình học
hát
Cá nhân 
HS đọc.
Học sinh thực hiện :
4 x 7 + 222 = 28 + 222 
= 250
Cách tính 1 đúng, cách 2 sai
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
HS đọc
Học sinh đếm và nêu : có 9 con vịt
HS làm bài
HS đọc 
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
HS đọc 
Học sinh làm bài
HS thi đua ghép hình
Với các số 2, 4, 8 và dấu x, :, =, hãy viết các phép tính đúng
HS thi đua sửa bài
Lớp nhận xét
* Rút kinh nghiệm: 
Tập làm văn
Viết đơn
I/ Mục tiêu : 
Bước đầu viết được xin vào đội TNTP HCM dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào đội (SGK tr.9).
GV Y/C tất cả HS đọc kĩ bài Đơn xin vào đội trước khi học bài TLV.
II/ Chuẩn bị :
GV : mẫu đơn : Đơn xin vào Đội 
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động : ( 1’ )
2. Bài cũ : ( 4’ )
Hãy nói những điều em biết về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
Giáo viên kiểm tra vở của 3 – 4 học sinh viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
Nhận xét 
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : trong các tiết Tập đọc và Tập làm văn tuần trước, các em đã được đọc một lá đơn xin vào Đội, nói những điều em đã biết về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Trong tiết Tập làm văn hôm nay, dựa theo mẫu đơn xin vào Đội, mỗi em sẽ tập viết một lá đơn xin vào Đội của chính mình.
Ghi bảng.
Hoạt động 1:hướng dẫn viết đơn (17’)
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài.
+ Hãy nêu lại những nội dung chính của đơn xin vào Đội.
Giáo viên nghe học sinh trả lời, viết lại lên bảng.
Mở đầu viết tên Đội ( Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) 
Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
Tên của đơn : Đơn xin vào Đội
Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường của người viết đơn.
Trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn.
Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng
Họ tên và chữ ký của người làm đơn
+ Trong các nội dung trên, nội dung nào cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu ?
Giáo viên nhận xét : phần trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn không cần viết theo khuôn mẫu vì khi viết đơn mỗi người có một lí do, nguyện vọng khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Các nội dung còn lại cần viết theo mẫu cho rõ ràng, cụ thể.
Giáo viên gọi một số học sinh tập nói trước lớp về lá đơn của mình theo các nội dung cụ thể đã ghi trên bảng.
Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh : đơn viết phải đúng mẫu nhưng cần thể hiện được những hiểu biết của em về Đội, tình cảm tha thiết của em muốn được vào Đội. 
Hoạt động 2: thực hành viết đơn (15’ )
Giáo viên cho học sinh thực hành viết đơn vào VBT
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Giáo viên cho lớp nhận xét 
Giáo viên chấm điểm một số bài, nhận xét và tuyên dương những học sinh viết đúng lá đơn của mình.
 4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- Yêu cầu học sinh nhớ một mẫu đơn.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn.
Hát
Em hãy điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu đơn dưới đây :
Học sinh tiếp nối nhau trả lời, mỗi học sinh chỉ cần nêu 1 nội dung của đơn.
Học sinh trả lời 
Học sinh thực hành nói trước lớp. 
Học sinh thực hành viết đơn.
Cá nhân. 
Lớp nhận xét. 
* Rút kinh nghiệm: ..
Thủ công 
Gấp tàu thủy hai ống khói
(TIẾT 2 )
I/ Mục tiêu : 
Biết cách gấp tàu thủy 2 ống khói.
Gấp được tàu thủy 2 ống khói. Xếp gấp tương đối thẳng,phẳng. Tàu thủy tương đối cân đối.
Với HS khéo tay: Gấp được tàu thủy 2 ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng tàu thủy cân đối.
II/ Chuẩn bị :
	GV : Mẫu tàu thủy hai ống khói được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
Mẫu hình vuông. 
Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói
Kéo thủ công, bút chì.
	HS : bút chì, kéo thủ công, giấy nháp.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: ( 1’ ) 
2. Bài cũ: ( 4’ )
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Nhận xét.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài : gấp tàu thủy hai ống khói ( Tiết 2 ) ( 1’ )
Hoạt động 1 : ôn quy trình gấp tàu thủy hai ống khói ( 10’ )
Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu tàu thủy hai ống khói được gấp bằng giấy và gợi ý cho HS nhớ lại quy trình gấp. 
GV hỏi :
+ Gấp tàu thủy hai ống khói có mấy bước ? Kể ra.
+ Màu sắc của tàu thủy có màu gì ?
+ Tàu thủy có đặc điểm gì ? 
+ Hình dáng của mỗi bên thành tàu ra sao ? 
Hoạt động 2 : thực hành gấp tàu thủy hai ống khói ( 23’ )
GV cho HS thực hành gấp theo 3 bước. 
Bước 1 : gấp, cắt tờ giấy hình vuông .
Giáo viên chỉ hình 2 và nói : gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật sao cho 1 cạnh của chiều rộng trùng với 1 cạnh của chiều dài, miết đường gấp và cắt bỏ phần giấy thừa. Mở ra được hình vuông
Bước 2 : gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông .
Giáo viên : Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần bằng nhau để lấy điểm O và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. Mở tờ giấy ra.
Bước 3 : gấp thành tàu thủy hai ống khói .
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
4. Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
- Chuẩn bị : gấp con ếch ( tiết 1 )
- Nhận xét tiết học
Hát
Học sinh quan sát 
Gấp tàu thủy hai ống khói có 3 bước
Tàu thủy có hai ống khói giống nhau ở giữa tàu.
Mỗi bên thành tàu có hai hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng.
- HS thực hành
Học sinh trình bày sản phẩm
* Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 lop 3.doc