Kế hoạch dạy học theo phương pháp dự án Đan Mạch (SEAPS) môn Mĩ thuật tiểu học

Kế hoạch dạy học theo phương pháp dự án Đan Mạch (SEAPS) môn Mĩ thuật tiểu học

EM TRONG CUỘC SỐNG/hoăc EM TỰ GIỚI THIỆU

Bài 33: Vẽ tranh Bé và hoa

Bài 12: Vẽ tự do/Những điều em thích.

Bài 16: Vẽ hoặc xé dán lọ hoa/ Em giới thiệu về mình

 3 tiết HS biết cách quan sát, hình dung, khám phá về bản thân mình và những hoạt động yêu thích để vẽ tranh về chính mình theo cảm nhận.

Vẽ được chân dung của bản thân hoặc các hoạt động yêu thích được tham gia hàng ngày.

HS phát huy được khả năng diễn đạt cảm xúc của bản thân. Vẽ biểu đạt

 HS có thể nhìn gương tự vẽ

Có thể nhớ lại những đặc điểm riêng của chính mình như: khuôn mặt, đầu tóc, trang phục,

Dựa vào các hoạt động yêu thích ở nhà hoặc nơi công cộng để vẽ theo cảm nhận riêng.

 

doc 25 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học theo phương pháp dự án Đan Mạch (SEAPS) môn Mĩ thuật tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN ĐAN MẠCH (SEAPS)
MÔN/HĐGD: MĨ THUẬT TIỂU HỌC 
LỚP 1
TT
CHỦ ĐỀ/ Tên bài
Thời lượng
Mục tiêu
Vận dụng quy trình MT
Gợi ý
1
EM TRONG CUỘC SỐNG/hoăc EM TỰ GIỚI THIỆU
Bài 33: Vẽ tranh Bé và hoa
Bài 12: Vẽ tự do/Những điều em thích.
Bài 16: Vẽ hoặc xé dán lọ hoa/ Em giới thiệu về mình
3 tiết
HS biết cách quan sát, hình dung, khám phá về bản thân mình và những hoạt động yêu thích để vẽ tranh về chính mình theo cảm nhận.
Vẽ được chân dung của bản thân hoặc các hoạt động yêu thích được tham gia hàng ngày.
HS phát huy được khả năng diễn đạt cảm xúc của bản thân.
Vẽ biểu đạt
HS có thể nhìn gương tự vẽ
Có thể nhớ lại những đặc điểm riêng của chính mình như: khuôn mặt, đầu tóc, trang phục, 
Dựa vào các hoạt động yêu thích ở nhà hoặc nơi công cộng để vẽ theo cảm nhận riêng...
2
NGÔI NHÀ CỦA EM
Bài 2: Vẽ nét thẳng
Bài 4: Vẽ hình tam giác
Bài 8: Vẽ hinh vuông và hình chữ nhật
Bài 17: Vẽ tranh Ngôi nhà của em
Bài 27: Vẽ hoặc nặn cái ô tô
 5 tiết
HS phát triển được khả năng quan sát và phát hiện về hình khối đơn giản xung quanh mình 
HS xử dụng được các hình khối để tạo nên các hình dáng đơn giản, cụ thể về ngôi nhà và khung cảnh xung quanh. 
HS phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói.
Vật tìm được 
3D hoặc 2D
- HS có thể vẽ, nặn, tạo hình cá nhân từ các vật tìm được đơn giản.
- HS hoạt động nhóm để tạo nên không gian về ngôi nhà và khung cảnh xung quanh.
3
EM VÀ NHỮNG VẬT NUÔI YÊU THÍCH
Bài 13: Vẽ cá
Bài 19: Vẽ gà
Bài 22: Vẽ vật nuôi trong nhà
Bài 29: Vẽ đàn gà
4 tiết
HS hiểu biết những đặc điểm hình dáng đơn giản về các con vật thân quen, gần gũi.
HS vẽ hoặc xé dán được những con vật nuôi đơn giản.
HS tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện về những con vật yêu thích.
HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
PP cốt truyện
Có thể chia nhóm hoạt đông theo các hình thức khác nhau như: Nhóm vẽ tranh, nhóm xé dán, nhóm nặn hoặc tạo hình từ vật tìm được.
4
THIÊN NHIÊN 
QUANH EM
Bài 5: Vẽ nét cong
Bài 15: Vẽ cây
Bài 24: Vẽ cây, vẽ nhà
Bài 26: Vẽ chim và hoa
Bài 28: Vẽ cảnh thiên nhiên
5 tiết
- HS được tham gia vận động với âm nhạc để tạo nên bức tranh màu sắc.
 - HS khám phá được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng của thiên nhiên thông qua trí tưởng tượng về đường nét, màu sắc của bức tranh
HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân. 
 Vẽ theo nhạc
Có thể chia nhóm, theo cặp hoặc vẽ cá nhân tùy theo điều kiện về khuôn khổ giấy, chất liệu màu...
 Có thể dung bản nhạc, bài hát, dân ca, đồng dao... tùy điều kiện thực tế để tạo hưng phấn, kich thích trí tưởng tượng, cảm nhận của HS khi nghe nhạc, nghe lời ca, giai điệu...
5
EM SÁNG TẠO VỚI ĐỒ VẬT
Bài 3: Vẽ màu vào hình đơn giản/ Đồ vật ở gia đình
Bài 11: Vẽ màu vào hình vẽ ở Đường diềm/ Đồ vật ở lớp em
Bài 14: Vẽ màu vào các họa tiết ở Hình vuông/ Đồ vật em yêu thích
Bài 28: Vẽ tiếp hình và màu vào hình vuông
Bài 32: Vẽ đường diềm trên váy áo/ Gian hàng của em
5 tiết
HS hiểu được sự đa dạng, phong phú về hình dáng, màu sắc của các đồ vật. 
HS tạo được các đồ vật đơn giản và trang trí theo cảm nhận và ý thich.
Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm.
Vật tìm được 
2D và 3D
Học sinh tạo hình cá nhân từ các vật tìm được hoặc vẽ theo các hình thức vẽ khác nhau: Quan sát, Tưởng tượng, nhớ lại, biểu đạt ...về đồ vật 
Gợi ý HS phát triển ý tưởng sáng tạo nên các cửa hàng và cách trình bày, sắp xếp đồ vật theo ý thích của các nhóm.
6
EM VỚI NGÔI TRƯỜNG CỦA EM
Bài 18: Vẽ tiếp Hình và màu vào hình vuông
Bài 21: Vẽ màu vào hình vẽ phong cảnh
Bài 25:Vẽ màu vào hình vẽ tranh Dân gian
Bài 34:Vẽ tự do
4 tiết
- HS được quan sát thiên nhiên, quang cảnh và các hoạt động trong nhà trường.
- HS vẽ được các hình ảnh quen thuộc về ngôi trường của mình theo cảm nhận riêng.
- HS tạo đươc bức tranh về ngôi trường theo cặp hoặc theo nhóm.
HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản than trong hoạt động nhóm. 
Vẽ cùng nhau
Tổ chức vẽ cá nhân, chia nhóm tùy theo điều kiện về khuôn khổ giấy, chất liệu màu...
7
CÙNG XEM TRANH
Bài 1: Xem tranh thiếu nhi vui chơi
Bài 9: Xem tranh Phong cảnh
Bài 23: Xem tranh các con vật
Bài 30: Xem tranh Thiếu nhi về ĐT Sinh hoạt
Bài 35: Trưng bày sản phẩm.
4 tiết
HS cảm nhận được vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc của các hình ảnh trong tranh...
HS có cảm hứng để tự mình vẽ được một bức tranh yêu thích.
Các PP liên kết học sinh với tác phẩm
 Bài 35 dùng để HS cùng GV trưng bày, triển lãm các bức tranh đã vẽ. 
 LỚP 2
TT
CHỦ ĐỀ/ Tên bài
Thời lượng
Muc tiêu
Vận dụng quy trình MT
Gợi ý
1
HỘP MÀU CỦA EM
Bài 1: Vẽ đậm nhạt/ Màu cơ bản.
Bài 6: Màu săc/ Màu đậm màu nhạt.
Bài 11: Vẽ tiếp Họa tiết vào đường diềm/ Vũ điệu của màu sắc
Bài 14: Vẽ tiếp Họa tiết vào hình vuông/Sắc màu em yêu.
4 tiết
HS nhận biết được ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.
HS biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh. HS có kiến thức đơn giản về màu sắc và phân biệt được đậm nhạt của màu sắc khi sử dụng trong trang trí.
Vận dụng được vào trang trí Khung ảnh, bưu thiếp...
HS phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói.
Vẽ theo nhạc
Có thể dùng bản nhạc, bài hát, dân ca, đồng dao... tùy điều kiện thực tế để tạo hưng phấn, kich thích trí tưởng tượng, cảm nhận của HS khi nghe nhạc, nghe lời ca, giai điệu...
Sử dụng kết quả hoạt động vào trang trí nhiều loại sản phẩm có trang trí đường diềm như: nhãn vở, sổ tay, túi xách, váy áo...
2
EM VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU
Bài 10: Vẽ chân dung
Bà 23: Vẽ mẹ hoăc cô giáo
2 tiết
HS biết cách quan sát, hình dung các bộ phận trên khuôn mặt để vẽ tranh chân dung theo cảm nhận
Vẽ được chân dung của bản thân hoặc người mình yêu thích
HS phát huy được khả năng diễn đạt cảm xúc của bản thân đối với người khác.
Vẽ chân dung biểu đạt
HS có thể nhìn gương tự vẽ
Có thể quan sát trực tiếp người mình vẽ
Có thể nhớ lại đặc điểm người mình vẽ...
3
TRƯỜNG EM
Bài 7: Em đi học
Bài 19: Sân trường giờ ra chơi
Bài 21: Nặn hoặc vẽ hình dáng người
Bài 2: Xem tranh thiếu nhi
4 tiết
HS phát triển được những hiểu biết cơ bản về các hoạt động ở trường
Hiểu được hình dáng đơn giản của con người trong cac hoạt động để tạo hình dáng bằng cách vẽ, nặn hoặc xé dán.
HS phát triển được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường.
HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân.
Vẽ cùng nhau
Có thể chia nhóm hoạt đông theo các hình thức khác nhau như: Nhóm vẽ tranh, nhóm xé dán, nhóm nặn hoặc tạo hình từ vật tìm được.
4
THIÊN NHIÊN 
QUANH EM
Bài 3: Vẽ lá cây
Bài 4: Vườn cây
Bài 5: Nặn, vẽ, xé dán con vật
Bài 13: Vẽ tranh đề tài Vườn hoa, công vien
Bài 28: Vẽ tiếp hình và tô màu
5 tiết
 HS tich cực, chủ động kham phá, hiểu được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng của thiên nhiên 
HS tạo được các hình dáng đơn giản về cây cối, hoa lá, con vật...
HS biết sắp xếp các hình đơn lẻ từ ngân hang hình ảnh để tạo được bức tranh về thiên nhiên.
 HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ của bản thân. 
 Vẽ cùng nhau
Vẽ qua quan sát
Tạo ngân hàng hình ảnh theo các chất liệu khác nhau.
Có thể chia nhóm thực hiện theo các chất liệu khác nhau: vẽ, xé dán, nặn, tạo hình từ vật tìm đươc...
5
TK THỜI TRANG ĐẾN TRƯỜNG CỦA EM
Bài 9: vẽ cái mũ
Bài 20: Vẽ cái túi xách
Bài 27: Vẽ cái cặp xách
Bài 31: Trang trí hinh vuông
Bài 29: Nặn, vẽ, xé dán hình con vật ( trùng lặp và quá nhiều nên sử dung vào tiết Trình bày SP của quy trình)
5 tiết
HS hiểu được sự đa dạng, phong phú về hình dáng, màu sắc của các đồ vật quen thuộc, gần gũi với các em
HS biết cách quan sát, hình dung các bộ phận trên mỗi đồ vật để vẽ được các đồ vật theo quan sát và cảm nhận.
Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm.
Vẽ biểu đạt 
Học sinh tạo hình cá nhân theo các hình thức vẽ khác nhau: Quan sát, Tưởng tượng, nhớ lại, biểu đạt 
Gợi ý HS phát triển ý tưởng sáng tạo nên các cửa hàng thời trang và cách trình bày, sắp xếp theo ý thích của các nhóm
6
THƯỞNG THƯC VÀ TRẢI NGHIỆM CÙNG TÁC PHẨM MỸ THUẬT
Bài 8: Xem tranh
Bài 17: Xem tranh Dân gian
Bài 18: Tô màu vào tranh Dân gian
Bài 32: Tìm hiểu về tượng
4 tiết
HS biết phân tích một tác phẩm về mặt hình thức, tạo dáng, màu sắc, chất liệu...
 HS phát triển khả năng phát hiện cái đẹp tìm tòi cái mới khi tiếp xúc với tranh vẽ, tác phẩm điêu khắc, các buổi trình bày về tác phẩm, và các buổi triển lãm.
HS sử dụng được phương pháp tái hiện để tự mình tái hiện lại một tác phẩm yêu thích 
qua đó học cách thể hiện bản thân.
Các PP liên kết học sinh với tác phẩm
 Có thể cho HS tìm hiểu tác phẩm với phương pháp đóng vai thú vị và hấp dẫn
Trải nghiệm cách thể hiện hình ảnh và không gian 3 chiều.
Bài 18 dùng để HS có thể tô màu, vẽ lại hoặc sắm vai theo nhân vật trong tác phẩm được xem theo ý thích 
7
ĐỒ VẬT THÂN QUEN
Bài 15: Vẽ cái cốc
Bài 33: Vẽ cái bình nước
Bài 25: Vẽ họa tiết dạng hình vuông, hình tròn
Bài 22: Trang trí đường diềm
4 tiết
HS hiểu được sự đa dạng, phong phú về hình dáng, màu sắc của các đồ vật quen thuộc, gần gũi với các em
HS biết cách quan sát, hình dung các bộ phận trên mỗi đồ vật để vẽ được các đồ vật theo quan sát và cảm nhận.
Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm.
Vẽ biểu đạt 
Học sinh tạo hình cá nhân theo các hình thức vẽ khác nhau: Quan sát ngoài trời, Tưởng tượng, nhớ lại, biểu đạt 
Gợi ý HS phát triển ý tưởng sáng tạo nên các cửa hang thời trang và cách trình bày, sắp xếp theo ý thích của các nhóm
8
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
Bài 24: Vẽ con vật
Bài 26: Vẽ vật nuôi
Bài 34: Vẽ tranh phong cảnh
Bài 30: Vẽ tranh đề tài Vệ sinh môi trường
4 tiết
 HS hiểu được vẻ đẹp, sự phong phú đa dạng về hình dáng, các bộ phận của con vật, cây cối trong thiên nhiên; HS tạo được các hình dáng đơn giản về các con vật nuôi, cây cối... gần gũi xung quanh.
HS biết sắp xếp các hình đơn lẻ từ ngân hàng  ... cộng...
Cùng nhau vẽ, tạo hình 2 D, 3D tạo thành những bức tranh, hoạt cảnh không gian từ ngân hàng hình ảnh. 
Tổ chức trưng bày, biểu diễn những câu chuyện của các nhóm.
7
THƯỞNG THƯC VÀ TRẢI NGHIỆM CÙNG TÁC PHẨM MỸ THUẬT
Bài 5: Xem tranh Phong cảnh
Bài 11: Xem tranh của họa sĩ
Bài 19: Xem tranh Dân gian VN
Bài 26: Xem tranh thiếu nhi
4 tiết
- HS biết phân tích một tác phẩm về mặt hình thức, tạo dáng đường nét, hình khối, màu sắc, chất liệu...
 - HS phát triển khả năng phát hiện cái đẹp tìm tòi cái mới khi tiếp xúc với tranh vẽ, các buổi trình bày về tác phẩm, và các buổi triển lãm.
HS sử dụng được phương pháp tái hiện để tự mình tái hiện lại một tác phẩm yêu thích theo cảm nhận riêng.
Các PP liên kết học sinh với tác phẩm
 Có thể cho HS tìm hiểu tác phẩm với phương pháp đóng vai thú vị và hấp dẫn theo các nhân vật trong tranh.
Trải nghiệm cách thể hiện hình ảnh và không gian 3 chiều.
LỚP 5
TT
CHỦ ĐỀ/ Tên bài
Thời lượng
Muc tiêu
Vận dụng quy trình MT
Gợi ý
1
MÀU SẮC VÀ SỰ ĐỐI XỨNG TRONG TRANG TRÍ
Bài 1: Màu sắc trong trang trí
Bài 6: Vẽ họa tiết đối xứng qua trục
Bài 10: Trang trí đối xứng qua trục
Bài 14: Trang trí đường diềm ở đồ vật.
Bài 18: Trang trí hình chữ nhật
tiết
- HS hiểu sơ lược về vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí.
Biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí.
- HS hiểu cách sắp xếp họa tiết đối xứng và biết cách vẽ họa tiết đối xứng trong trang trí hình cơ bản.
 - Biết cách trang trí đường diềm, hình chữ nhật và vận dụng được trong trang trí đồ vật.
- HS phát huy trí tưởng tượng sáng tạo và biết vận dụng linh hoạt cách trang trí đối xứng trong đời sống. 
Vẽ theo nhạc. 
Vẽ cùng nhau
Có thể chia nhóm, theo cặp hoặc vẽ cá nhân tùy theo điều kiện về khuôn khổ giấy, chất liệu, màu...; 
Tùy theo điều kiện về nhạc, bài hát, giai điệu, tiết tấu để HS có cảm hứng, tạo nên các đường nét, hình mảng để tô màu và pha trộn màu theo ý tưởng của nhóm, cặp.
Có thể xử dụng các hòa sắc màu từ bức tranh vẽ theo nhạc để cắt hình đối xứng tạo họa tiết trong trang trí 
2
VỄ ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH KHỐI
Bài 4: Vẽ khối hộp và khối cầu
Bài 8: Vẽ mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
Bài 12+ 16: Vẽ mẫu có 2 vật mẫu
4 tiết
HS hiểu hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ của vật mẫu có dạng khối hộp và khối cầu, hình trụ và hình cầu.
HS biết cách vẽ vật mẫu có dạng khối hộp và khối cầu; hình trụ và hình cầu.
Vẽ được hình theo mẫu có 2 vật dạng hình khối đơn giản bằng độ đậm nhạt đen trắng và màu.
HS phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích và cảm nhận riêng.
- HS phát triển được khả năng diễn đạt khi giao tiếp, đánh giá kết quả HT.
Vẽ cùng nhau.
Có thể chia nhóm, theo cặp hoặc vẽ cá nhân tùy theo điều kiện về khuôn khổ giấy
- Mẫu cho từng nhóm, cặp do HS chuẩn bị.
3
HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG EM
Bài 3: Vẽ ĐT trường em 
Bài 11: ĐT Ngày Nhà giáo VN
Bài 13: Nặn dáng người
Bài 15: Vẽ ĐT Quân đội
Bài 34: Vẽ ĐT tự chọn
5 tiết
- HS hiểu về các hoạt động ở trường về chủ đề ngày nhà giáo VN, về chủ đề Quân đội và biết cách vẽ, nặn, tạo hình những hình ảnh về bạn bè, thầy cô giáo, về bộ đội...
- Hiểu được hình dáng của con người trong các hoạt động để tạo được những bức tranh, nghệ thuật sắp đặt về đề tài Nhà trường, đề tài Quân đội.
- HS phát triển được khả năng tưởng tượng và sáng tạo về một câu chuyện của chính các em ở trường, ở nơi công cộng khác....
- HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
Vẽ cùng nhau.
Tạo hình 3D, uốn dây thép, nặn...
Xây dựng cốt truyện.
Con rối và Nghệ thuật biểu diễn
- HS vẽ, nặn, tạo hình 3D những hình ảnh bạn bè, thầy cô giáo, về các quân binh chủng bộ đội...
 Có thể quan sát trực tiếp, có thể nhớ lại đặc điểm người mình vẽ... và các hoạt động, hình ảnh quen thuộc ở trường, các không gian nơi công cộng...
- Cùng nhau vẽ, tạo hình 2 D, 3D tạo thành những bức tranh, hoạt cảnh từ ngân hàng hình ảnh. 
Tổ chức trưng bày, biểu diễn những câu chuyện của các nhóm.
4
 CHỮ TRONG TRANG TRÍ
Bài 22: Tìm hiểu về chữ nét thanh, nét đậm
Bài 26: Tập kẻ chữ nét thanh, nét đậm
Bài 30: Trang trí đầu báo tường
Bài 33: Trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi
5 tiết
HS nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
Xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách sắp xếp dòng chữ, 
cách kẻ chữ.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của báo tường và trang trí trại cho thiếu nhi.
Biết cách trang trí và sử dụng chữ để trang trí được đầu báo tường, cổng trại, lều trại thiếu nhi.
- Phát triển khả năng trang trí, sáng tạo của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các sản phẩm tự thiết kế và trang trí theo yêu cầu.
Vẽ cùng nhau.
Tạo hình 2D, 3D từ vật tìm được
Học sinh tạo hình cá nhân theo các hình thức vẽ khác nhau: Quan sát mẫu, Tưởng tượng, nhớ lại, biểu đạt 
Gợi ý HS phát triển ý tưởng sáng tạo nên các thiết kế đầu Báo tường và cổng trại, lều trại thiếu nhi và cách trình bày, sắp xếp theo ý thích của các nhóm
5
VẼ TRANH TĨNH VẬT
Bài 20+24: Vẽ mẫu có 2 hoặc 3 đồ vật
Bài 28+32: Vẽ tĩnh vật mầu tự do
4 tiết
HS hiểu đặc điểm, hình dáng của mẫu.
Biết cách vẽ mẫu có 2 hoặc 3 đồ vật.
Vẽ được hình và đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu theo quan sát và cảm nhận riêng. 
- Phát triển khả năng tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích.
- HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ , cảm nhận của bản thân khi giao tiếp, đánh giá kết quả HT.
Vẽ cùng nhau
Vẽ biểu đạt
Học sinh tạo hình cá nhân theo các hình thức vẽ khác nhau: Quan sát mẫu, Tưởng tượng, nhớ lại, biểu đạt 
Gợi ý HS phát triển ý tưởng sáng tạo nên các bức tranh tĩnh vật theo ý thích của các cá nhân, hoặc nhóm 
6
EM VÀ CỘNG ĐỒNG
Bài 5+21+29: Nặn con vật, dáng người, tự do
Bài 19: Vẽ ĐT Ngày Tết, Lễ hội, mùa xuân
Bài 27: Vẽ ĐT môi trường
Bài 31: Vẽ ĐT Ước mơ của em.
Bài 7: Vẽ ĐT An toàn giao thông
5 tiết
- HS có những hiểu biết về các hoạt động cộng đồng và những hình ảnh diễn ra trong các hoạt động. 
- Hiểu được hình dáng của con vật, người trong các hoạt động để tạo được những bức tranh về đề tài Môi trường, mùa xuân, ngày tết, lễ hội, An toàn giao thong và những ước mơ của em.
- HS phát triển được khả năng tưởng tượng, tạo hình của cá nhân và năng lực hợp tác nhóm để sáng tạo được một câu chuyện của chính các em ở cộng đồng
- HS phát triển được khả năng diễn đạt những suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc của bản thân.
Vẽ cùng nhau.
Tạo hình 3D, uốn dây thép, nặn...
Xây dựng cốt truyện.
Con rối và Nghệ thuật biểu diễn
HS cùng nhau vẽ, nặn, tạo hình 2 D, 3D tạo thành những bức tranh, hoạt cảnh không gian từ ngân hàng hình ảnh. 
Tổ chức trưng bày, biểu diễn những câu chuyện của các nhóm.
7
THƯỞNG THƯC VÀ TRẢI NGHIỆM CÙNG TÁC PHẨM MỸ THUẬT
Bài 1: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ 
Bài 9: Giới thiệu sơ lược về Điêu khắc cổ Việt Nam
Bài 17: Xem tranh Du kích tập bắn
Bài 25: Xem tranh Bác Hồ đi công tác.
4 tiết
- HS biết được một số thông tin sơ lược về họa sĩ.
- HS hiểu nội dung bức tranh qua bố cục, hình ảnh, màu sắc, chất liệu....
- HS phát triển khả năng phát hiện cái đẹp khi tiếp xúc với tranh vẽ của họa sĩ, các tác phẩm, công trình điêu khắc cổ Việt Nam 
HS sử dụng được phương pháp trải nghiệm qua vẽ lại, sắm vai để tự mình tái hiện lại một tác phẩm yêu thích theo cảm nhận riêng.
Các PP liên kết học sinh với tác phẩm
 Có thể cho HS tìm hiểu tác phẩm với phương pháp đóng vai thú vị và hấp dẫn theo các nhân vật trong tranh.
Trải nghiệm cách thể hiện hình ảnh và không gian 3 chiều.
LƯU Ý: Hướng dẫn thực hiện các nội dung trong kế hoạch trên:
1. CHỦ ĐỀ/ Tên bài: Các Chủ đề/tên bài là những gợi ý giúp GV thuận tiện lựa chọn các bài học trong Chương trình hiện hành cho phù hợp với chủ đề hoặc có thể sử dụng bài học nào đó không phù hợp với chủ đề thay thế vào thời gian cần thiết của một chủ đề đã lựa chọn. Tên của chủ đề cũng không nhất thiết phải đóng khung cứng nhắc, các GV có thể chọn tên khác tương tự cho phù hợp hơn với thực tế địa phương, khu vực của mình. Trật tự các chủ đề có thể linh hoạt, không nhất thiết theo tuần tự trước, sau.
2. Thời lượng: Số tiết học của một chủ đề cũng linh hoạt, có thể là 2, 3, 4 hoặc 5 tiết mới kết thúc 1 chủ đề tùy thuộc vào nội dung, quy trình Mỹ thuật lựa chọn theo kế hoạch của các GV. Có thể bố trí theo thời khóa biểu, ngắt quy trình từng tiết học theo thời gian thực tế của từng tuần. Có thể bố trí học liền 2-3 tiết để kết thúc1quy trình trong 1 tuần; sau đó tuần tiếp theo HS có thể nghỉ học Mỹ thuật để trả thời gian cho môn học khác.
3. Muc tiêu: Dựa trên mỗi chủ đề, GV xác định mục tiêu về kiến thức, kỹ năng của HS cần đạt được sau khi học xong chủ đề nhằm phát triển cho HS 5 năng lực cơ bản (Trải nghiệm, Kiến thức/ Kỹ năng, Biểu đạt, Giao tiếp, Đánh giá). 
	Một số nội dung bài học độc lập, có nội dung cần thiết trong chủ đề ít liên quan đến nhau có thể xác định mục tiêu riêng theo nội dung bài học, ko cứng nhắc phải tích hợp các bài với nhau.
4. Vận dụng quy trình MT: Dựa trên nội dung chủ đề, điều kiện thực tế, đối tượng học sinh, khả năng của GV để lựa chọn Quy trình Mỹ thuật theo PP mới cho phù hợp, hiệu quả. Một chủ đề có thể vận dụng 1, 2 hoặc 3 PP tích hợp cho số tiết trong kế hoạch.
Các PP liên kết học sinh với tác phẩm được thực hiện với chủ đề các bài Thường thức Mỹ thuật, có thể tích hợp trong 1 chủ đề, có thể đan xen độc lập giữa các chủ đề khác. (Phần các Phương pháp này sẽ được bổ sung vào tài liệu).
5. Gợi ý: GV có thể linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động, vận dụng phương pháp, lựa chọn vật liệu, không gian học tập cho HS thực hiện quy trình Mỹ thuật trong chủ đề. Có thể cho HS hoạt động ngoài không gian lớp học như: sân trường, hội trường, tại phòng học chức năng, hoặc tại phòng học của từng lớp. Hoạt động theo nhóm cũng không nhất thiết phải kê lại bàn ghế nếu điều kiện khó khăn, không thuận lợi khi HS đông, thời gian ít...; chỉ cần GV giao nhiệm vụ theo nhóm bàn, HS quay lại với nhau tại chỗ theo từng nhóm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_my_thuat_theo_pp_dan_mach.doc