Kế hoạch giảng dạy lớp 1 - Tuần 19

Kế hoạch giảng dạy lớp 1 - Tuần 19

A.MỤC TIÊU :

 -Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo , cô giáo.

 - Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo , cô giáo .

 +HS khá,giỏi:Hiểu được thế nào là lễ phép với thầy giáo , cô giáo .

 Lồng ghép GDKNS : Kĩ năng giao tiếp , ứng xử lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

B.CHUẨN BỊ :

 -Vở bài tập Đạo đức , tranh BT 2.Bút chì màu .

C. Hoạt động dạy , học :

 

doc 43 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 1 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
œ & 
THỨ,NGÀY
TIẾT
MÔN DẠY
BÀI DẠY
THỨ HAI
 27/12/2010
1
19
ĐẠO ĐỨC
BÀI: LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY GIÁO,CÔ GIÁO (T1)
2
199
200
HỌC VẦN
BÀI 84 : op - ap
THỨ BA
 28/12/2010
1
201
202
HỌC VẦN
BÀI 85 : ăp - âp
2
19
TNXH
CUỘC SỐNG XUNG QUANH ( T2)
3
73
TOÁN
MƯỜI MỘT – MƯỜI HAI
THỨ TƯ 29/12/2010
1
203
204
HỌC VẦN
BÀI 86 : ôp - ơp
2
19
MĨ THUẬT
VẼ GÀ
3
74
TOÁN
MƯỜI BA – MƯỜI BỐN – MƯỜI LĂM
THỨ NĂM
30/12/2010
1
19
THỦ CÔNG
GẤP MŨ CA LÔ 
2
205
206
HỌC VẦN
BÀI 87 : ep - êp
3
75
TOÁN
MƯỜI SÁU – MƯỜI BẢY- MƯỜI TÁM-MƯỜI CHÍN
THỨ SÁU
31/12//2010
1
207
208
HỌC VẦN
BÀI 88 : ip - up
2
76
TOÁN
HAI MƯƠI – HAI CHỤC
3
209
TẬP VIẾT
Con ốc– đôi guốc– rước đèn – kênh rạch – viu thích – xe đạp
 MÔN : ĐẠO ĐỨC ( Tiết 19 )
 BÀI : LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( Tiết 1)
A.MỤC TIÊU :
 -Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo , cô giáo.
 - Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo , cô giáo .
 +HS khá,giỏi:Hiểu được thế nào là lễ phép với thầy giáo , cô giáo .
Lồng ghép GDKNS : Kĩ năng giao tiếp , ứng xử lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
B.CHUẨN BỊ :
 -Vở bài tập Đạo đức , tranh BT 2.Bút chì màu .
C. Hoạt động dạy , học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 I/ Ổn định: 
 II/ Bài cũ: Ôn tập và thực hành kỹ năng HKI
 III/ Bài mới:
 1.Giới thiệu :
 - Hôm nay chúng ta học bài : Lễ phép với thầy giáo , cô giáo .
-GV ghi tựa bài
 2. Những hoạt động :
 +Hoạt động 1 : Đóng vai bài tập 1.
-GV chia nhóm cử nhóm trưởng
- Cho HS quan sát tranh ,GV nêu yêu cầu hai tình huống ở bài tập 1.
 + Nhóm 1: Thảo luận phân vai , xử lý tình huống 1 
 + Nhóm 2: Thảo luận phân vai , xử lý tình huống 2 
 + Nhóm 3: Thảo luận phân vai , xử lý tình huống 3
 * Khi nhận sách vở từ tay thầy, cô giáo em hành động ra sao ? và nói gì?
 -Sau khi giao việc GV hỏi lại yêu cầu của bài và cho HS thảo luận
 -Từng nhóm lên đóng vai . 
 -GV hỏi HS trả lời :
GV: Em cần làm gì khi gặp thầy ,cô giáo ?
GV: Khi đưa sách vở cho thầy cô giáo em phải đưa như thế nào ? và nói gì ?
GV: Khi nhận sách vở từ tay thầy, cô giáo em phải lấy như thế nào ?và nói gì ?
 Kết luận : Khi gặp thầy giáo ,cô giáo cần phải chào hỏi lễ phép. Khi đưa hoặc nhận vật gi từ thầy giáo, cô giáo cần đưa bằng hai tay . 
Hát
- HS đọc
 -HS theo dõi 
 -HS lên đóng vai .
 -HS nhận xét
HS: Khi gặp thầy giáo, cô giáo em phải lễ phép chào hỏi. ( HS yếu)
HS:..phải đưa bằng hai tay ( HS yếu)
HS:nhận bằng hai tay (em cảm ơn thầy ( cô) (HS khá, giỏi)
THƯ GIÃN
 +Hoạt động 2: HS làm bài tập 2
-Các con quan sát tranh cho biết: Việc làm nào thể hiện bạn nhỏ biết vâng lời thầy giáo, cô giáo ?
 -GV chia lớp thành 5 nhóm , mỗi nhóm 1 tranh .
 -GV nhận xét 
GV:Các con chú ý đến hành động các bạn trong tranh nào có bạn biết vâng lời .
GV: Các con đánh dấu tranh thứ mấy thể hiện hành động đúng ?
GV:Bạn nào đánh dấu tranh 1 và 4 ?
 + GV kết luận: Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ các con. Để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo các con cần lễ phép lắng nghe và làm theo lời thầy cô dạy bảo .
 IV. Củng cố , dặn dò :
GV: Các con vừa học bài gì ?
GV: Khi gặp thầy ,cô giáo con cần làm gì ?
GV:Khi đưa hoặc nhận vật gì từ tay thầy, cô giáo con cần làm gì và nói gì ?
 + Dặn dò:
 -Từ bây giờ các con thực hành chào thầy giáo,cô giáo 
 -Mỗi em chuẩn bị 1 chuyện kể về 1 bạn biết vâng lời thầy giáo, cô giáo để tiết sau kể lại cho các bạn nghe .
Nhận xét tiết học
 -HS thảo luận
 -Đại diện nhóm lên trình bày
 -HS nhận xét
HS đánh dấu vào tranh
HS: Tranh 1 và 4
 -HS nhận xét
HS:Giơ tay
Lễ phép với thầy giáo , cô giáo .
HS: ..em phải chào hỏi lễ phép
HS:.phải bằng hai tay và nói cám ơn .
****************************************
 MÔN : HỌC VẦN (Tiết 84 ) 
 BÀI : op - ap
A.MỤC TIÊU :
 -Đọc được : op , ap , họp nhóm , múa sạp ; từ vàđoạn thơ ứng dụng.
 -Viết được : op , ap , họp nhóm , múa sạp .
 -Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo chủ đề: Chóp núi , ngọn cây, tháp chuông .
Lồng ghép BVMT: Nai là con vật quý hiếm và rất dễ thương .Vậy chúng ta phải yêu quý và bảo vệ chúng .
 B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Tranh + bộ chữ.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GV
HS
I.Ổn định : Hát.
II.Bài cũ :
III.Bài mới :
 1.Giới thiệu :
 -Hôm nay cô hướng dẫn các con 2 vần mới là vần : op , ap 
 -GV ghi tựa bài.
 2.Dạy vần :
 a.Vần op :
 -GV đọc : op
GV:Vần op được tạo nên từ những âm nào? 
 -GV gắn bảng cài : op
GV: Có vần op , thêm âm gì , dấu gì để có tiếng : họp .
 -GV gắn bảng cài và viết bảng : họp
+Bảng cài.
 -GV gắn tranh , hỏi :
GV: Tranh vẽ gì ?
 + Họp nhóm : Tập họp 1 nhóm với nhau lại 1 nơi để cùng làm 1 việc gì đó .
GV viết bảng : Họp nhóm
+Bảng con.
 -GV viết mẫu : op , họp nhóm nói cách nối nét
 -GV nhận xét.
 b.Vần ap :
 -GV đọc : ap
GV:Vần ap được tạo nên từ những âm nào?
 -GV gắn bảng cài: ap
 +So sánh op và ap :
GV:Có vần ap , dấu gì để có tiếng sạp
 -GV viết bảng : sạp
+Bảng cài.
 -GV treo tranh, hỏi:
GV:Tranh vẽ gì ?
 -GV viết bảng : Múa sạp 
+Bảng con.
 -GV hướng dẫn HS viết : ap , múa sạp nói cách nối nét.
 -GV nhận xét.
 -HS đọc.
-HS đọc.
HS:.tạo nên từ o và p ( HS yếu )
 - HS đánh vần ( có HS yếu ) , HS đọc trơn,ĐT 
HS: thêm âm h và dấu nặng
-HS phân tích, đánh vần, đọc trơn, đồng thanh ( có HS yếu ) : họp
 -HS cài tiếng : họp
HS: Họp nhóm .
 -HS đọc trơn từ.
 -HS đọc cảø cột (không thứ tự).
 -Cảø lớp đồng thanh.
 -HS viết bảng con .
-HS đọc
HS:..Tạo nên từ a và p
+Giống nhau : Cùng kết thúc bằng p
 +Khác nhau : op bắt đầu bằng o, ap bắt đầu bằng a
-HS đánh vần, đọc trơn ( có HS yếu)
HS: thêm dấu sắc
 -HS phân tích , đánh vần, đọc trơn, ĐT( có HS yếu
 -HS cài tiếng : sạp
HS:Múa sạp.
-HS đọc trơn từ.
 -HS đọc cảø cột (không thứ tự).
 -Cảø lớp đồng thanh.
 -HS viết BC
THƯ GIÃN
 c. Đọïc từ ứng dụng.
 -GV viết bảng : con cọp , đóng góp , giấy nháp , xe đạp .
 -Cho học sinh tìm tiếng có vần mới, gạch dưới.
 -Cho HS đọc tiếng vừa tìm.
 -HS đọc trơn từ nào, GV giải thích từ đó.
-HS tìm: cọp, góp, nháp, đạp .( phân tích)
 -HS đọc (không thứ tự).
 -HS đọc. ( mỗi em 1 từ ) 
- HS đọc từ ứng dụng (khôngtt, tt) có phân tích
- HS đọc cả 2 cột vần
- HS đọc từ ứng dụng
- 1 HS đọc hết bài
- Cả lớp đồng thanh.
TIẾT 2
Luyện tập :
 a.Luyện đọc:
 -GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài ở tiết 1.
 -GV nhận xét.
+ Đọc câu ứng dụng :
 -Cho HS quan sát tranh ở SGK thảo luận.
 -GV gắn tranh, hỏi :
GV: Tranh vẽ gì ?
Lồng ghép BVMT: Nai là con vật quý 
hiếm và rất dễ thương .Vậy chúng ta phải yêu quý và bảo vệ chúng .
-Đọc câu ứng dụng dưới tranh
GV: Tìm tiếng có vần mới học trong câu ứng dụng .
 -GV đọc mẫu
b.Luyện viết vở :
 -Đọc nội dung viết.
 -Nhận xét bài ở bảng và ở vở, 
 -Nhắc lại cách ngồi viết.
 -GV viết mẫu ở bảng: Vừa nói cách nối nét, độ cao con chữ và khoảng cách giữa tiếng, từ.
-GV thu bài, chấm 1 số vở, nhận xét.
 -1 HS đọc cột vần 1.
 -2 HS đọc cột vần 2.
 -1 HS đọc cả 2 cột vần .
 -2 HS đọc từ ứng dụng.
 -1 HS đọc hết bảng.
 -HS quan sát tranh SGK thảo luận
HS: Tranh vẽ 1 con hươu đang đi trong rừng, dưới chân có những chiếc lá vàng rơi .
 - 2 em đọc 
HS: tìm 
-Vài em đọc (có phân tích)
 -Cả lớp đọc
+ Đọc SGK.
 -1 HS đọc 2 cột vần.
 -1 HS đọc từ ứng dụng.
 -1 HS đọc câu ứng dụng.
 -1 HS đọc cả 2 trang.
 -HS đọc
 -Giống nhau ( HS yếu )
 -HS nhắc.
 -HS viết lần lượt vào vở theo sự hướng dẫn của GV.
THƯ GIÃN
 C . Luyện nói:
 -Cho HS quan sát tranh ở SGK
GV : Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?.
 -GV gắn tranh , hỏi :
GV: Tranh vẽ gì ?
GV: Bạn nào chỉ vị trí của chóp núi, ngọn cây, tháp chuông ? 
GV: Chóp núi là nơi nào của ngọn núi ?
GV: Kể tên 1 số đỉnh núi mà em biết ?
GV: Ngọn cây ở vị trí nào trên cây ?
GV:Tháp chuông là gì ?
GV: Phần cao nhất của tháp gọi là gì ?
GV: Chóp núi, ngọn cây ,tháp chuông có đặc điểm gì chung ?
GV:Tháp chuông thường có ở đâu ?
 IV.Củng cố dặn dò :
 -Các con vừa học vần gì ?.
 -Tiếng gì cóvần op – ap
 +Trò chơi : 3 tổ cử 3 bạn lên bảng cài tiếng : chóp .
 +Dặn dò : 
 - Về nhà học lại bài vần op – ap trong SGK
 Nhận xét tiết học.
 -HS lấy SGK.
 -HS quan sát tranh ở SGK thảo luận.
HS : Chóp núi , ngọn cây ,tháp chuông .
HS: Chóp núi , ngọn cây , tháp chuông .
HS: Lên chỉ .
HS: Chóp núi là nơi nào cao nhất của ngọn núi,còn gọi là đỉnh núi
HS: Đỉnh núi sam, núi cấm
HS: cao nhất trên cây.
HS: Công trình xây dựng hình chóp , có đặt chuông.
HS: Đỉnh tháp
HS: Cùng nằm ở vị trí cao nhất
HS: Tháp chuông thường có ở chùa, nhà thờ
 - op – ap
 - họp – sạp 
-3 HS lên thi đua
*************************************
 MÔN : HỌC VẦN (Tiết 85 ) 
 BÀI : ăp - âp
A.MỤC TIÊU :
 -Đọc được : ăp , âp , cải bắp ,cá mập ; từ vàđoạn thơ ứng dụng.
 -Viết được : ăp , âp , cải bắp ,cá mập .
 -Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo chủ đề: Trong cặp sách của em .
 ...  xét.
 -1 HS đọc cột vần 1.
 -2 HS đọc cột vần 2.
 -1 HS đọc cả 2 cột vần .
 -2 HS đọc từ ứng dụng.
 -1 HS đọc hết bảng.
 -HS quan sát tranh SGK thảo luận
HS: Tranh vẽ cây dừa và đàn cò đang bay .
- 2 em đọc 
HS: tìm 
-Vài em đọc (có phân tích)
 -Cả lớp đọc
+ Đọc SGK.
 -1 HS đọc 2 cột vần.
 -1 HS đọc từ ứng dụng.
 -1 HS đọc câu ứng dụng.
 -1 HS đọc cả 2 trang.
 -HS đọc
 -Giống nhau ( HS yếu )
 -HS nhắc.
 -HS viết lần lượt vào vở theo sự hướng dẫn của GV.
THƯ GIÃN
 C . Luyện nói:
 -Cho HS quan sát tranh ở SGK
GV : Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?.
 -GV gắn tranh , hỏi :
GV: Các bạn trong tranh đang làm gì ?
GV: Các con đã bao giờ giúp đỡ cha mẹ chưa GV: Các con đã làm gì để giúp đỡ cha , mẹ?
GV: Con đã làm việc đó lúc nào ?
GV: Em nào nói lại chủ đề trên ?
 IV.Củng cố dặn dò :
 -Các con vừa học vần gì ?.
 -Tiếng gì cóvần ip – up
 +Trò chơi : 3 tổ cử 3 bạn lên bảng cài tiếng : bịp .
 +Dặn dò : 
 - Về nhà học lại bài vần ip – up trong SGK
 Nhận xét tiết học.
 -HS lấy SGK.
 -HS quan sát tranh ở SGK thảo luận.
HS : Giúp đỡ cha mẹ .
HS: Một bạn đang quét sân , một bạn cho gà ăn . ( HS yếu)
HS: Dạ có .
HS: Quét nhà, trông nhà, trông em,..
HS: Lúc học bài xong . ( HS khá, giỏi )
HS: Giúp đỡ cha mẹ .
 - ip – up
 - nhịp , chụp 
-3 HS lên thi đua
*************************************
 MÔN : TOÁN ( TIẾT 76 )
 BÀI : HAI MƯƠI , HAI CHỤC
A. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được số hai mươi gồm hai chục ; biết đọc , viết số 20 ; phân biệt số chục, số đơn vị .
HS khá, giỏi làm bài 4
B. CHUẨN BỊ:
 Bó chục que tính và các que tính rời.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
GV
HS
 I. ỔN ĐỊNH:
 II. BÀI CŨ:
 -Tiết trước học bài gì?
 - Số 16 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
 - Số 17 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
 - Số 18 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
 - Số 19 gồm mấy chục, mấy đơn vị?
 -GV nhận xét
 III. BÀI MỚI:
1.Giới thiệu:
 Hôm nay cô dạy các con bài: số 20
 -GV ghi tựa bài.
 2. Giới thiệu số 20 :
GV: lấy 1 bó chục que tính rồi lấy thêm 1 bó chục qye tính nữa( GV gài 2 bó que tính lên bảng cài )
GV : Được tất cả bao nhiêu que tính ?
GV: Vì sao con biết ?
GV: Cô thấy các bạn đều nói đúng .Để chỉ là hai mươi que tính các con vừa lấy , các con viết số 29 : Viết số 2 rồi viết số 0 ở bên phải số 2 (GV viết vào cột viết số trên bảng)
 -Số 20 cô đọc là hai mươi( GV viết “hai mươi”vào cột đọc số)
GV:Số 20 có 2 chữ số là chữ số 2 và chữ số 0. Chữ số 2 chỉ 2 chục và chữ số 0 chỉ 0 đơn vị.
GV: Vậy 20 gồm mấy chục, mấy đơn vị ?
 -GV viết 2 vào cột chục, 0 vào cột đơn vị
 + GV: 20 còn gọi là 2 chục 
 GV: 20 là số có mấy chữ số ?
GV:Em nào nhắc lại cách viết số 20 ?
 -Bảng con
Hát
-16, 17, 18, 19 
HS 16 gồm 1 chục, 6 đơn vị
HS: 17 gồm 1 chục, 7 đơn vị
HS: 18 gồm 1 chục, 8 đơn vị
HS: 19 gồm 1 chục, 9 đơn vị
 -HS đọc
 -HS lấy 2 bó chục 
HS: 20 que tính 
HS: Vì 1 chục que tính và 1 chục que tính là 20 que tính
HS: nhắc lại
HS: 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị
 -3 HS nhắc lại
HS: 20 là số có 2 chữ số đó là chữ số 2 và chữ số 0
HS: Số 20 có 2 chữ số ; chữ số 2 và chữ số 0, viết chữ số 2 trước, chữ số 0 sau viết liền nhau ( HS khá, giỏi) 
HS: Viết BC: 20
THƯ GIÃN
 4. Thực hành:
 Bài 1 :
 - Nêu yêu cầu bài 1 
-Gọi HS đọc kết quả
 -GV nhận xét
 Bài 2 :
 -Nêu yêu cầu bài 2
 - Số 12, 16, 11, 10, 20 gồm có mấy chục và mấy đơn vị ?
-Cho HS đọc kết quả bài làm 
 -GV nhận xét
 Bài 3 :
 -Nêu yêu cầu bài 3
 -GV vạch tia số lên bảng .
 -GV nhận xét
 IV. CỦNG CỐ:
 -Các con vừa học bài gì ?
 -Hai mươi còn gọi là gì?
 -Số 20 có mấy chữ số ?
 -Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
 + Dặn dò:
 - Về viết số 20 vào BC và đếm số từ 10 đến 20, xem lại các bài tập cô vừa hướng dẫn.
+ Nhận xét tiết học.
-Viết các số từ 10 đến 20, từ 20 đến 10 rồi đọc các số đó .
-HS làm bài
-1 HS lên sửa
- HS nhận xét 
- Trả lời câu hỏi
 -HS làm bài
 - HS đọc
 - HS nhận xét
 - Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó .
 -HS làm bài
 -HS lên sửa ( HS đọc lại )
 - HS nhận xét
 - Số 20
-Hai chục
-Số 20 có 2 chữ số, chữ số 2 và chữ số 0
-Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị
 - 3 HS lên thi đua
******************************************
 MÔN : TẬP VIẾT ( TIẾT 19 )
 BÀI : con ốc , đôi guốc , rước đèn , 
 kênh rạch , vui thích , xe đạp
A. MỤC TIÊU:
 Viết đúng các chữ : con ốc , đôi guốc , rước đèn , kênh rạch , vui thích , xe đạp ,kiểu chữ viết thường , cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập một.
HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở Tập viết 1, tập một.
B. CHUẨN BỊ:
 Tập viết , BC
C. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
GV
HS
 I. ỔN ĐỊNH:
 II. BÀI CŨ:
 -GV nhận xét 1 số bài tập viết
 - BC: kết bạn , thời tiết
 -GV nhận xét.
 III. BÀI MỚI:
 1. Giới thiệu:
 Hôm nay , cô hướng dẫn các con viết: con ốc , đôi guốc , rước đèn , kênh rạch , vui thích , xe đạp
 - GV ghi bảng 
 2. Luyện viết BC:
 + đôi guốc :.
 -GV gạch dưới chữ : guốc , hỏi :
GV: Tiếng guốc có mấy chữ, gồm các con chữ nào?
 - GV viết mẫu nói: guốc cóchữ g kéo dài 5 ô li, nối chữ u cao 2 ô li nối chữ ô cao 2 ô li , nối chữ c cao 2 ô li
 -GV nhận xét.
 + rước đèn : 
 -GV gạch dưới chữ: rước .
GV: Tiếng rước có mấy chữ, gồm những chữ nào?
 -GV viết mẫu, nói: rước gồm chữ r cao hơn 2 ô li, nối chữ ư cao 2 ô li, nối chữ ơ cao 2 ô li , c 2 ô li dấu sắc trên ơ , viết liền nét
 -GV nhận xét.
 Ÿ Hướng dẫn như trên với tiếng : kênh rạch , vui thích , xe đạp , 
-Hát
 -HS viết BC.
-HS đọc
-HS:Có 4 con chữ: chữ g, u, ô, c ( HS yếu )
-HS viết BC.
-HS: Có 4 chữ: chữ r , ư, ơ ,c dấu sắc 
-HS viết BC .
THƯ GIÃN
 3. Viết vở:
GV nhận xét bài ở bảng , ở vở
GV: Nhắc lại cách ngồi viết 
 -GV đi kiểm tra .
GV: Khi viết giữa từ vàtừ cách 2 con chữ, giữa tiếng và tiếng cách 1 con chữ
 + con ốc :
 -Cách 2 con chữ viết tiếng con , cách 1 con chữ viết tiếng ốc (GV nói độ cao con chữ )
 -GV đọc : con ốc
 +Tiếp tục hướng dẫn như trên với :rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp 
 -GV thu 1 số bài, chấm điểm , nhận xét.
 V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
 -Cô vừa hướng dẫn viết chữ gì?
 -Về nhà viết lại các từ vào BC cho đẹp. Lấy vở ô li viết 1 từ 1 dòng, chú ý cách nối nét .
Nhận xét tiết học.
-HS lấy vở tập viết.
 -Giống nhau.( HS yếu )
- Khi viết lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, tay cầm viết, chân song song mặt đất. ( HS khá, giỏi )
-HS viết vào vở.
 - con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích, xe đạp .
***************************************
MÔN : SINH HOẠT LỚP (TIẾT 19 )
BÀI : ĐI THƯA VỀ TRÌNH
A. MỤC TIÊU:
 - Giúp HS có ý thức: Khi đi đâu phải xin phép, khi về cũng phải chào hỏi.
 -Tập thành thói quen : Đi thưa về trình .
 - Tập thành thói quen : Thực hành nề nếp đã học .
Lồng ghép bệnh cúm A ( H1N1) : Các biện pháp phòng ..
B. CHUẨN BỊ:
 -Một số yêu cầu giao việc
 C.HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU:
GV
HS
 I . Bệnh cúm A ( H1N1) :
 -Để giữ nhà cửa sạch sẽ, hằng ngày các con phải làm gì ?
 -Còn lau gì nữa ?
 -Các con lau bằng nước hay xà phòng?
 -Nếu không có xà phòng thì ta nên lau bằng nước tẩy hoặc cồn(nhưng nhớ phải cẩn thận để tránh vào mắt, mũi
 -Ngoài lau, chùi ra ta còn phải làm gì ?
 -Có khạc nhổ bừa bãi không ?
 * Chốt ý : 
 -Song song các việc nêu trên : Khi ở nhà chúng ta cần phải mở cửa sổ, cho thoáng khí.
 -Ở lớp học thì sao ?
 * Chốt ý :
 II .Sinh hoạt lớp :
 1. Kiểm điểm công việc tuần qua.
 - yêu cầu các tổ báo cáo kết quả theo dõi nếp đã sinh hoạt :
 +Tổ 2:
 -Mấy bạn vi phạm ?
 -Bạn nào không vi phạm ?
 -Yêu cầu các tổ còn lại bào cáo kết quả
 -GV nhận xét
 -Tuyên dương.
 -Nhắc nhở
 2.Công việc thực hiện :
 -Hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt nếp “Đi thưa về trình”
 -GV ghi tựa bài
 -Yêu cầu HS thảo luận:
 1 . Thế nào là đi thưa về trình ?
 2. Tại sao ta phải đi thưa về trình ?
 3. Thực hiện đi thưa về trình là thể hiện đức tính gì của người HS ?
 4. Nêu 1 vài TD mà em cần thực hiện nếp đi thưa về trình 
 -Sau khi thảo luận xong yêu cầu từng tổ lên trình bày 
 -Vậy lớp mình đã có những bạn nào thực hiện tốt ?
 -Còn những bạn nào chưa thực hiện tốt?
 GV kết luận : 
 -Tuyên dương những HS tốt
 -Nhắc nhở HS chưa tốt
 3.Công việc tuần tới :
 + Giao việc :
 -Tổ trưởng theo dõi các bạn tổ mình xem đã thực hiện tốt nếp vừa sinh hoạt chưa ?
 -Tiết sau báo cào kết quả cho cô 
 -Tuần sau: Sinh hoạt nếp “ Đi học phải mang dép”
Nhận xét tiết sinh hoạt lớp
-lau nhà, lau bàn ghế
-Lau dụng cụ học tập.
-.xà phòng
-..Nêu
-.không
-.mở cửa lớp học
 - Tổ trưởng từng tổ báo cáo.
-..đứng dậy
 - ..đứng dậy
-Các tổ khác bổ sung , góp ý.
 -Vỗ tay
 -Đi đâu phải xin phép, khi về phải chào ..
 -Để ông bà, cha mẹ và mọi người khỏi lo lắng
 -Là tôn trọng người khác, là HS ngoan và lễ phép .
 -.HS tự nêu 
-Các tổ khác nhận xét, bổ sung
 -Đứng lên 
-Đứng lên
-Nghe
 -Tổ trưởng nhận nhiệm vụ và làm tốt công việc của mình.
***********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc