Kế hoạch giảng dạy lớp 1 - Tuần 19 năm 2009

Kế hoạch giảng dạy lớp 1 - Tuần 19 năm 2009

Học vần

Vần ăc - âc

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Mục đích chung:

- Học sinh đọc và viết được ăc, âc, mắc áo, quả gấc.

- Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: bài 77 trang 156 – 157.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ruộng bậc thang.

- Hiểu nghĩa các từ: màu sắc, giấc ngủ, nhấc chân.

Mục tiêu riêng:

- Khôi, Sinh đọc và viết được: ăc, âc.

- Biết quan sát nói được một số chi tiết trong tranh minh hoạ.

- Đọc theo cô và các bạn tiếng, từ ngữ, câu ứng dụng trong bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV; Bộ ghép chữ, bảng cài, Sử dụng tranh SGK bài 77.

- HS: Bộ thực hành Tiếng Việt. bảng con, vở tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ

- HS đọc các từ ứng dụng bài 76.

- Cả lớp viết từ bản nhạc. Khôi, Sinh đọc và viết vần oc.

 

doc 23 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 1 - Tuần 19 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KÕ ho¹ch gi¶ng d¹y tuÇn 19
 (Tõ ngµy 29/12 ®Õn 19/12/2008)
Thø 
Ngµy
Tiết
TKB
Tiết
PPCT
Môn học
Tên bài dạy
Hai
29/12
1
2
3
4
 165
 166
73
Chµo cê
Häc vÇn
Häc vÇn
To¸n
Bµi 77: ¨c - ©c 
 ¨c - ©c
 M­êi mét – m­êi hai 
Ba
30/12
1
2
3
167
168
74
Häc vÇn
Häc vÇn
To¸n
Bµi78: uc – ­c
 uc – ­c
 M­êi ba, m­êi bèn, m­êi l¨m
Tư
31/12
1
2
3
169
170
75
Häc vÇn
Häc vÇn
To¸n
 Bµi 79: «c – u«c
 «c – u«c
 M­êi s¸u, m­êi b¶y, m­êi t¸m, m­êi chÝn.
Năm
1/1
1
2
3
4
171
172
76
19
Häc vÇn
Häc vÇn
To¸n
§¹o ®øc 
 Bµi 80: iªc – ­¬c
 iªc – ­¬c
 Hai m­¬i – hai chôc
 ªm trang khi chµo cê(tiÕp)N	 LÔ p LÔ phÐp v©ng lêi thÇy gi¸o, c« gi¸o.
Sáu
2/1
1
2
3
4
17
 18
19
TËp viÕt
TËp viÕt
TNXH
 Sinh ho¹t
 Tuèt lóa, h¹t thãc,.
 Con èc, ®«i guèc, c¸ diÕc,
 Cuéc sèng xung quanh( tiÕp)
Sinh ho¹t líp
 Thứ hai, ngày 29 tháng 12 năm 2008
Học vần
Vần ăc - âc
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Mục đích chung:
- Học sinh đọc và viết được ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
- Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: bài 77 trang 156 – 157.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ruộng bậc thang.
- Hiểu nghĩa các từ: màu sắc, giấc ngủ, nhấc chân.
Mục tiêu riêng: 
- Khôi, Sinh đọc và viết được: ăc, âc.
- Biết quan sát nói được một số chi tiết trong tranh minh hoạ.
- Đọc theo cô và các bạn tiếng, từ ngữ, câu ứng dụng trong bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV; Bộ ghép chữ, bảng cài, Sử dụng tranh SGK bài 77.
- HS: Bộ thực hành Tiếng Việt. bảng con, vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc các từ ứng dụng bài 76.
- Cả lớp viết từ bản nhạc. Khôi, Sinh đọc và viết vần oc.
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
HĐ1: Giới thiệu bài: Thông qua tranh minh hoạ và vật thật.
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần ăc, âc
- GV đọc HS đọc theo.
HĐ2: Dạy vần:
Vần ăc
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét cấu tạo vần ăc trên bảng .
+ HS thực hành ghép vần ăc. 1HS lên ghép mẫu.
GV hỗ trợ thêm cho HS yếu, HS KT để ghép được.
b. Phát âm, đánh vần:
- HS phát âm( cá nhân, đồng thanh). GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét.
+ HS yếu đọc lại ă - cờ - ăc/ ăc 
+ HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng mắc từ mắc áo và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.
+ HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc ăc – mắc – mắc áo
- HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). Khôi, Sinh đọc theo các bạn.
- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần..
Vần âc
(Quy trình dạy tương tự vần ăc)
Lưu ý:
 Nhận diện:
- GV thay ă bằng â được âc
- HS đọc trơn và nhận xét vần âc gồm 2 âm â và c
Yêu cầu HS so sánh ăc và âc để thấy sự giống và khác nhau
 Đánh vần:
- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc
- HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc
- HS đọc cá nhân (nối tiếp)
- Đọc đồng thanh.
- HS phân tích đánh vần và đọc tiếng gấc.
- Ghép từ: quả gấc
- HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần.
HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.
- GV gọi 3 - 5 HS đọc lại trên bảng lớp, HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).
- Cả lớp đọc đồng thanh. 2HS KT đọc theo các bạn.
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: màu sắc, ăn mặc, giấc ngủ, nhấc chân.
- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
HĐ4: viết
- GV viết mẫu vần ăc, âc từ mắc áo, quả gấc. vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- Yêu cầu HS quan sát chữ viết và viết trên không trung.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
- GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa các con chữ, đồng thời viết đúng vị trí dấu thanh, đúng khoảng cách giữa các chữ.
- HS KT chỉ cần viết vần ăc, âc.
- HS viết vào bảng con.GV nhận xét 
TIẾT 2
* Luyện tập:
HĐ1: Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV chỉ theo thớ tự và không theo thứ tự cho HS đọc.
+ GV nhận xét chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụng SGK trang 157.
- Gv cho HS quan sát tranh nhận xét tranh vẽ gì?
- HS khá đọc nội dung câu ứng dụng.
- GV chỉnh sửa cách đọc. Hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.
- GV gọi 1 số HS đọc lại các dòng thơ đó.
- Tìm tiếng có vần vừa học trong các câu. HS phân tích tiếng mặc,
- GV nhận xét và đánh giá.
- Khôi, Sinh đọc theo các bạn.
HĐ2: Luyện nói:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Ruộng bậc thang.
- Cả lớp đọc lại.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi SGV )
- GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá.
- GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
HĐ3: Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 77.
- HS mở vở tập viết viết bài.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu. 
- Khôi, Sinh viết vần ăc, âc vào vở ô li.
- Thu chấm bài và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ có chứa vần ăc, âc, vừa học có ngoài bài.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
Toán
MƯỜI MỘT, MƯỜI HAI
I.MỤC TIÊU
Mục tiêu chung:
 Giúp HS:
- Nhận biết: số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị.
 Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
- Biết đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số.
Mục tiêu riêng:
- Khôi, Sinh đọc và viết được số 11, 12.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bó chục que tính và các que tính rời.
- Vở bài tập toán tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS trả lời: 1 chục bằng mấy đơn vị?
2. Dạy học bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu số 11
- GV yêu cầu HS lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời. Đếm xem được tất cả bao nhiêu que tính?
- HS đếm và nêu lên: Mười que tính và 1 que tính là 11 que tính.
- HS nhắc lại, GV cùng cả lớp nhận xét.
- GV ghi bảng: 11
- Yêu cầu HS khá đọc số là “Mười một”
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp 
- GV hỏi “ Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 
 + HS khá giỏi trả lời. GV nhận xét và cho HS yếu nhắc lại.
 + Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị, số 11 có hai chữ số 1 viết liền nhau.
- Khôi, Sinh đếm trên que tính từ 1 đến11.
 Hoạt động 2: Giới thiệu số 12
- GV hướng dẫn HS cách tiến hành tương tự như số 11.
- Số 12 đọc là “ Mười hai”, số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.Số 12 có hai chữ số chữ số 1 và chữ số 2 viết liền nhau: 1 ở bên trái và 2 ở bên phải.
- HS nêu và đọc lại.
 Hoạt động 3: Thực hành
 GV cho HS làm bài trong vở bài tập toán
Bài 1: Điến số thích hợp vào ô trống
- HS nêu yêu cầu và làm bài.
- GV lưu ý HS quan sát, đếm rồi ghi số.
- GV cùng HS cả lớp chữa bài.
Bài 2: Vẽ thêm chấm tròn (theo mẫu)
- HS xác định yêu cầu đề bài.
- HS làm bài rồi chữa bài. GV lưu ý khi HS vẽ thêm cho đủ số chấm tròn tương ứng.
 Bài 3: Tô màu vào 11 ngôi sao và 12 quả táo.
- GV cho HS đếm rồi tô màu cho đủ.
- Gv theo dõi giúp đỡ HS yếu, HS KT.
- GV củng cố và chốt lại cấu tạo số 11 và số 12.
Bài 4: HS nêu yêu cầu và làm bài.
- GV lưu ý HS đếm theo thứ tự từ 1 đến 11, từ 1 đến 12.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhấn mạnh nội dung bài học.
 Chuẩn bị bài sau.
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
 Thứ ba, ngày30 tháng 12 năm 2008
 Học vần
Vần uc - ưc
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Mục đích chung:
- Học sinh đọc và viết được uc, ưc, cần trục, lực sĩ.
- Đọc được từ và câu ứng dụng trong SGK: bài 78 trang 158 - 159
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất.
- Giúp HS hiểu nghĩa từ: máy xúc, cúc vạn thọ.
Mục đích riêng:
- Khôi, Sinh đọc và viết được: uc, ưc.
- Quan sát nói được một số chi tiết trong tranh minh hoạ.
- Đọc theo cô và các bạn tiếng, từ ngữ, câu ứng dụng trong bài. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bộ ghép chữ, bảng cài, Sử dụng tranh SGK bài 78.
- HS: Bộ thực hành Tiếng Việt,bảng con, vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc các từ và câu ứng dụng bài 77. 
- Cả lớp viết từ nhấc chân
2. Dạy học bài mới:
TIẾT 1
HĐ1: Giới thiệu bài: Thông qua tranh minh hoạ.
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS rút ra vần uc, ưc
- GV đọc HS đọc theo.
HĐ2: Dạy vần:
Vần uc
a. Nhận diện:
- GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét cấu tạo vần uc trên bảng.
+ HS thực hành ghép vần uc
GV hỗ trợ thêm cho HS yếu, HS KT để ghép được.
b. Phát âm, đánh vần:
-HS phát âm ( cá nhân, đồng thanh). GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc vần này? GV nhận xét.
+ HS yếu đọc lại u - cờ - uc/ ưc 
+ HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- GV yêu cầu HS ghép tiếng trục từ cần trục và suy nghĩ đánh vần rồi đọc trơn.
+ HS khá giỏi đọc trước. HS yếu đọc theo.
- HS khá đọc và hướng dẫn cách đọc cho bạn trong bàn chưa đọc được.
- Yêu cầu HS đọc uc – trục – cần trục
- HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
- GV kết hợp hỏi HS phân tích âm, vần..
Vần ưc
(Quy trình dạy tương tự vần uc)
Lưu ý:
 Nhận diện:
- GV thay u bằng ư được vần ưc
- HS đọc trơn và nhận xét vần ưc gồm 2 âm ư và c
Yêu cầu HS so sánh ưc và uc để thấy sự giống và khác nhau
 Đánh vần:
- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc
- HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc
+ HS đọc cá nhân (nối tiếp)
+ Đọc đồng thanh.
- HS tự đánh vần và đọc tiếng lực.
- Ghép từ: lực sĩ. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần.
 HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.
- GV gọi 4 - 5 HS đọc lại trên bảng lớp, HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: máy xúc, cúc vạn thọ, nóng nực.
- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
HĐ4: Viết
- GV viết mẫu vần uc, ưc từ cần trục lực sĩ, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa các con chữ, đồng thời viết đúng vị trí dấu thanh, đúng khoảng cách giữa các chữ.
- Yêu cầu HS quan sát chữ viết và viết trên không trung.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
- Khôi, Sinh viết vần uc, ưc.
TIẾT 2
* Luyện tập:
HĐ1: Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp). GV chỉ cho HS đọc theo thứ tự và không theo thứ tự.
+ GV nhận xét chỉnh sửa.
- Đọc câu ứn ...  âm ươ và c
Yêu cầu HS so sánh ươc và iêc để thấy sự giống và khác nhau
 Đánh vần:
- Học sinh khá giỏi tự đánh vần và đọc
- HS yếu: GV hướng dẫn cách đánh vần và đọc
+ HS đọc cá nhân (nối tiếp). Chú ý 2 HS KT đánh vần và đọc.
+ Đọc đồng thanh
- Ghép từ: rước đèn
- HS đọc lại kết hợp phân tích âm, vần.
HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi các từ ngữ SGK, thảo luận và tìm tiếng mới.
- GV gọi 4 - 5 HS đọc lại trên bảng lớp, HS lên gạch chân tiếng mới.
- HS đọc đánh vần (HS yếu); đọc trơn (HS giỏi).
- Cả lớp đọc đồng thanh. Khôi, Sinh đọc theo các bạn.
- GV gợi ý tìm hiểu nghĩa các từ: cá diếc, công việc. 
- HS đọc toàn bài tiết 1(đồng thanh).
HĐ4: Viết:
- GV viết mẫu vần iêc, ươc từ xem xiếc, rước đèn vừa viết vừa hướng dẫn quy trình.
- Yêu cầu HS quan sát chữ viết và viết trên không trung.
- GV hướng dẫn HS viết liền nét giữa các con chữ, đồng thời viết đúng vị trí dấu thanh, đúng khoảng cách giữa các chữ.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét chỉnh sửa.
- HS KT chỉ cần viết vần iêc, ươc.
TIẾT 2
* Luyện tập:
HĐ1: Luyện đọc:
- Yêu cầu HS đọc trên bảng lớp và SGK tiết 1.
+ HS đọc (cá nhân, nhóm, lớp)
+ GV nhận xét chỉnh sửa.
- Đọc câu ứng dụng SGK trang 163.
- Yêu cầu HS quan sát tranh rút ra câu đọc.
- HS khá đọc lại.
- GV chỉnh sửa cách đọc. Hướng dẫn cách đọc cho HS yếu.
- GV gọi 1 số HS đọc lại các câu thơ đó.
- HS đọc đồng thanh. 2 HS KT dọc theo các bạn.
- Tìm tiếng có vần vừa học trong các câu. HS phân tích tiếng biếc
- GV nhận xét.
HĐ2: Luyện nói:
- Yêu cầu 2 HS đọc tên chủ đề luyện nói: Xiếc, múa rối, ca nhạc
- Cả lớp đọc lại.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và thảo luận nhóm đôi (GV gợi ý 1 số câu hỏi SGV )
- GV giúp các nhóm nói đúng chủ đề.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Khôi, Sinh quan sát nhận xét tranh vẽ gì?
- GV lưu ý cách diễn đạt của HS.
HĐ3: Luyện viết:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ trong vở tập viết bài 80
- HS mở vở tập viết viết bài.
- GV lưu ý HS viết đúng quy trình.GV giúp đỡ HS yếu. 
- 2 HS KT viết vần iêc, ươc vào vở ô li.
- Thu chấm bài và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài.Tìm tiếng, từ có chứa vần iêc, ươc vừa học có ngoài bài.
- Chuẩn bị bài 81.
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
HAI MƯƠI. HAI CHỤC
I.MỤC TIÊU
 Giúp HS:
Mục tiêu chung:
- Nhận biết số lượng 20; 20 còn gọi là hai chục. Hai mươi gồm 2 chục và 0 đơn vị.
- Biết đọc, viết các số đó.
Mục tiêu riêng:
- Khôi, Sinh đọc và viết được số 20. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các bó chục que tính.
- Vở bài tập toán tập 2, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS trả lời: 1 chục bằng mấy đơn vị? Một chục còn gọi là mấy?
2. Dạy học bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu số 20
- GV yêu cầu HS lấy 1 bó chục que tính và lấy thêm 1 bó chục que tính nữa. Đếm xem được tất cả bao nhiêu que tính?
- HS đếm và nêu lên: Một chục que tính và 1 chục que tính là 2 chục que tính. Mười que tính và mười que tính là hai mươi que tính.
- HS nhắc lại, GV cùng cả lớp nhận xét.
- GV nói: Hai mươi còn gọi là hai chục.
- GV ghi bảng: 20
- Yêu cầu HS khá đọc số là “Hai mươi”
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp . Chú ý 2 HS KT đọc.
- GV hỏi “ Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 
+ HS khá giỏi trả lời. GV nhận xét và cho HS yếu nhắc lại.
+ Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị, số 20 có hai chữ số. Chữ số 2 và chữ số 0 viết liền nhau.
HS viết số 20 vào bảng con.
 Hoạt động 2: Thực hành
 GV cho HS làm bài trong vở bài tập toán
Bài 1: Viết ( theo mẫu)
- GV cho HS quan sát mẫu trong vở bài tập toán bài 1.
- HS suy nghĩ và làm bài. Gọi 1 HS lên bảng làm. Gv theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- HS đọc lại bài đã hoàn chỉnh.
- GV củng cố chốt lại cách đọc viết số, cấu tạo số 10, 11, 13, 15, 19, 20.
- Khôi, Sinh viết số 20 vào vở ô li.
Bài 2: Điến số thích hợp vào ô trống( theo mẫu)
- HS nêu yêu cầu và làm bài.
- GV lưu ý HS quan sát mẫu, nhận xét rồi ghi số.
- GV cùng HS cả lớp chữa bài, nhấn mạnh về cấu tạo số chục và dơn vị.
Bài 3: Viết (Theo mẫu) 
- HS xác định yêu cầu đề bài.
- HS làm bài rồi chữa bài. GV lưu ý số liền sau của một số là lấy số đó cộng thêm 1.
Ví dụ: Số liền sau của 15 là 16.
Bài 4: Điền số theo thứ tự từ bé đến lớn vào ô trống:
- GV cho HS đếm theo thứ tự từ 0 đến 20 sau đó ghi vào chỗ trống.
- GV củng cố và chốt lại thứ tự số từ bé đến lớn.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhấn mạnh nội dung bài học.
 Chuẩn bị bài sau: Phép cộng dạng 14 + 3.
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
Đạo đức
LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết: Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy, các em cần lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo.
- HS có tình cảm yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Có hành vi lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt hằng ngày.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Vở bài tập đạo đức.
- Tranh bài 9.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I, Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi: Tuần trước các con học bài gì?
II, Dạy bài mới:
 GV giới thiệu trực tiếp vào bài.
Hoạt động 1: Đóng vai(Bài tập 1)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1đóng vai theo tình huống của bài tập 1.
- HS đóng vai theo nhóm đôi. GV giúp các nhóm còn yếu.
- Gọi một số nhóm lên đóng vai trước lớp.
- Cả lớp thảo luận nhận xét.
- GV đặt 1 số câu hỏi để HS trả lời.
+ Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo.
+ Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách, vở từ tay thầy giáo, cô giáo.
- Kết luận: Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào hỏi lễ phép.Khi đưa hoặc nhận vật gì từ tay thầy giáo, cô giáo cần đưa bằng hai tay. 
 Hoạt động 2: HS làm bài tập 2
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS đánh dấu cộng vào bạn biết lễ phép , vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- HS trình bày và giải thích lí do tại sao lại đánh dấu + vào quần áo bạn đó?
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo,các em cần lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy giáo, cô giáo dạy bảo.
 Hoạt động nối tiếp: HS chuẩn bị kể về một bạn biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
 Thứ sáu, ngày 2 tháng 1 năm 2009
 Tập viết
TẬP VIẾT TUẦN 17
Tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc, giấc ngủ, máy xúc
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Mục tiêuchung:
- Học sinh biết viết đúng mẫu các từ: Tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc, giấc ngủ, máy xúc
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp, đảm bảo tốc độ.
- Giáo dục tính cẩn thận trong khi viết bài.
Mục tiêu riêng:
- Khôi, Sinh viết vần oc, âc, uc,at .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết các từ
- Bảng con, vở tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I, Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh viết bảng con từ: chim cút, thời tiết
II. Dạy học bài mới:
1,Giới thiệu bài: GV đưa bảng phụ để giới thiệu bài viết.
- Yêu cầu HS đọc to các từ trong vở tập viết hoặc trên bảng phụ.
 2,Hướng dẫn HS viết:
- GV hướng dẫn cấu tạo, quy trình viết từng chữ, từng từ. Tuốt lúa, hạt thóc, màu sắc, giấc ngủ, máy xúc.
- HS quan sát giáo viên viết mẫu trên bảng.
- HS viết bảng con, giáo viên nhận xét (Lưu ý HS yếu)
- Hướng dẫn viết vào vở.
- GV lưu ý học sinh điểm đặt bút và điểm dừng bút và giúp đỡ HS yếu.
- Khôi, Sinh viết các vần vào vở ô li.
- GV thu chấm vở một số HS.
- GV nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- HS viết vào vở ô li ở nhà.
Tập viết
TẬP VIẾT TUẦN 18
Con ốc, đôi guốc, cá diếc,
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Mục tiêu chung:
- Học sinh viết đúng mẫu các từ: Con ốc, đôi guốc, cá diếc,
- Rèn kĩ năng viết đẹp, đảm bảo tốc độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch
Mục tiêu riêng:
- 2 HS KT viết vần uôc, iêc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết bài tập viết
- Vở, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh viết bảng con: giấc ngủ
II. Dạy học bài mới:
1, Giới thiệu bài viết: GV giới thiệu thông qua bảng phụ
- Yêu cầu HS đọc bài viết: Con ốc, đôi guốc, cá diếc,
2. Hướng dẫn HS viết 
- GV hướng dẫn cấu tạo các chữ và quy trình viết các tiếng, từ
- HS nêu lại cách viết (1 số em khá giỏi)
- Học sinh viết vào bảng con
- GV nhận xét bài viết, giáo viên sửa từng chữ sai của HS.
- GV yêu cầu HS viết vào vở
(GV theo dõi uốn nắn HS yếu chỉ cần viết được nửa số dòng trong bài viết)
- 2 HS KT viết vần uôc, iêc vào vở ô li.
- GV thu chấm bài và nhận xét đánh giá bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV uốn nắn lại 1 số chữ HS viết còn sai.
- Về viết bài vào vở ô li ở nhà.
Tự nhiên và xã hội
CUỘC SÔNG XUNG QUANH
(Tiết 2)
I.MỤC TIÊU
 Sau giờ học HS:
- Nói được một số nét chính về họat động sinh sống của nhân dân ở thành phố. 
- Có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.
II.CHUẨN BỊ 
- Các hình ở bài 19 trong SGK- kịch bản trò chơi 
- Vở bài tập TNXH, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I, Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi tuần trước chúng ta học bài gì? HS trả lời.
II, Dạy bài mới 
- GV giới thiệu trực tiếp vào bài.
 Hoạt động 1: Làm việc với SGK. HS quan sát tranh thảo luận theo cặp.
- Mục đích : Nhận ra đây là bức tranh vẽ về cuộc sống ở thành phố . Kể được một số hoạt động ở thành phố.
- Cách tiến hành 
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
 Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? Đây là bức tranh vẽ cuộc sống ở đâu? Vì sao em biết?
+ Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động
- Bức tranh đó có cảnh gì đẹp nhất? Vì sao em thích?
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục đích: HS biết yêu quý gắn bó quê hương mình.
Cách tiến hành: 
+ Bước 1: GV chia nhóm 4 HS. Các em đang sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi em sống?
- HS so sánh cảnh vật ở nông thôn với thành phố.
+Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động
- GV gọi các nhóm phát biểu.
- Đại diện các nhóm phát biểu.
- HS nói về tình cảm của mình.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV hướng đẫn HS làm bài vào vở bài tập. Gv theo dõi giúp đỡ HS yếu.
3. Củng cố, dặn dò: Củng cố nội dung bài học.
 Chuẩn bị bài tiết sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 SINH HOẠT LỚP

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1 TUAN 19(9).doc