Kế hoạch giảng dạy lớp 1 - Tuần 20 năm 2009

Kế hoạch giảng dạy lớp 1 - Tuần 20 năm 2009

Học vần

 BÀI 81: ach

 I.MỤC TIÊU:

 - HS đọc được: ach, cuốn sách; từ và câu ứng dụng.

 - Viết được: ach, cuốn sách.

 - Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: cuốn sách.

 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.

 

doc 23 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 994Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 1 - Tuần 20 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ Hai, ngày 18 tháng 1 năm 2009
Học vần
 Bài 81: ach
	I.Mục tiêu:
 - HS đọc được: ach, cuốn sách; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ach, cuốn sách.
 - Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Giữ gìn sách vở. 
	II. Đồ dùng dạy- học 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: cuốn sách.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - HS viết vào bảng con: Tổ 1: cá diếc Tổ2: cái lược Tổ 3: thước kẻ
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Dạy vần ach
 * Nhận diện vần
 - HS cài âm a sau đó cài âm ch . GV đọc ach HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần ach có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 - Đánh vần: a - ch - ach
 - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: ach
 - GV: Vần ach có trong tiếng sách GV ghi bảng
 ? Tiếng sách có âm gì , vần gì và dấu gì?
 - HS đánh vần : sờ - ach - sách - sắc - sách theo cá nhân, tổ, lớp
 - HS đọc trơn: sách theo cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì?
 - GV: Tiếng sách có trong từ cuốn sách GV ghi bảng.
 - HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS đọc: ach, sách, cuốn sách, cuốn sách, sách, ach.
 - GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS.
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
 - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
 - Tìm tiếng có chứa vần vừa học
đ. Luyện viết:
 - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
 - HS viết vào bảng con: ach, cuốn sách.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
 - HS đọc lại bài của tiết 1
 + HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
 - Đọc câu ứng dụng
 + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
 - GV ghi câu ứng dụng lên bảng
 - HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
b. Luyện viết :
 - HS viết vào vở tập viết : ach, cuốn sách.
 - GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
 - HS đọc tên bài luyện nói 
 - HS quan sát tranh trong SGK và nêu câu hỏi như SHD để HS trả lời
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ach vừa học.
	IV. Củng cố - dặn dò:
 - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
 - GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------
Toán
 Phép cộng dạng 14 + 3
	I. Mục tiêu: 
 - Biết làm tính cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 20; biết cộng nhẩm dạng 14 + 
	II. Đồ dùng dạy học:
 - Gv: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 1, phiếu BT1,2.
 - HS : Bộ đồ dùng học toán, bảng con, phấn.
	III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 	- Gọi h/s K lên bảng làm BT số 4 trong SGK của tiết 73.
- HS dưới lớp và GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính cộng dạng 14 + 3.
 - Hoạt động với đồ vật. HS thao tác trên que tính ( lấy một chục que tính và 4 que tính rời, lấy thêm 3 que tính nữa).
 ? Có tất cả bao nhiêu que tính (h/s TB,Y trả lời,h/s K, G nhận xét).
 - GV: Gài lên bảng gài một chục que tính, viết 1 ở cột “chục”.
 - Gài 4 que rời, viết số 4 ở hàng đơn vị. Gài 3 que xuống hàng rưới thẳng với 4 que tính rời.
 ? Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta phải làm như thế nào (h/s K,G trả lời, h/s TB,Y nhắc lại).
 - GV viết bảng:	14 + 3 = 17.
 * Hoạt động 3: Đặt tính và thực hiện phép tính . 
 - Đặt 14 que tính sau đó viết 1 ở hàng chục 4 ở hàng đơn vị. Lấy thêm 3 que tính rồi viết 3 dưới 4 ở cột đơn vị. GV hướng dẫn HS lần lượt thực hiện các phép tính.
 - HS thực hành cách đặt phép tính và thực hiện phép tính vào bảng con.
 * Hoạt động 3. Luyện tập.
 Bài 1: HS nêu y/c BT (h/s TB,Y làm 2 cột các câu còn lại về nhà làm. h/s K,G làm cả và nhắc lại cách tính). 3 h/s K, TB lên bảng làm bài. GV nhận xét.
 Bài 2: HS nêu y/c bài tập.
 - Gv tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn. Hình thức chơi: tiếp sức. Mỗi đội cử 5 bạn tham gia chơi. Chia lớp thành 2 đội chơi. Gv và những HS còn lại làm ban giám khảo. 
 - Cách chơi : Như đã hướng dẫn các tiết trước.
 Bài 3: H/s K,G nêu y/c bài tập.
? Muốn điền số được chính sác chúng ta phải làm gì (h/s K,G trả lời, h/s TB,Y, nhắc lại). Hai học sinh K,G lên bảng làm bài. ở dưới làm vào SGK bằng bút chì., G/v quan sát giúp đỡ h/s TB,Y. ( làm cột 1, 3 mỗi bảng)
 - H/s và G/v nhận xét bài h/s trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò. 
 ? Hãy nêu cách đặt tính và thực hiện tính 14 + 3 
 - Dặn h/s làm BT 2 vào vở BT vào giờ tự học. Xem trước bài luyện tập.
-----------------------------------------------------------------
 Buổi chiều Luyện Tiếng Việt
Luyện Đọc, viết bài ach
	I. Mục tiêu:
 - Luyện đọc, viết các tiếng, từ có vần ach.
 - Rèn luyện kỹ năng nghe viết đúng cho HS.
 	II. Các hoạt động dạy - học:
	1. Đọc bài ở SGK
 - HS đọc bài ach theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV nhận xét - cho điểm.
 	 2. HS viết bài vào bảng con:
 - GV đọc cho HS viết 1 số từ : cuốn sách, nhà sạch, ngõ ngách, sạch sẽ, lò gạch ....
 - GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
 	 3. Thực hành : HS làm bài tập vào vở BTTV
 - Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3 trang 82.
 - HS nêu yêu cầu của từng bài .
 Bài 1: Nối
 Bài 2: Điền vần ach.
 Bài 3: Viết từ con sạch sẽ, bạch đàn.
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - chữa bài .
 - Nhận xét tiết học - dặn dò.
---------------------------------------------------------------------
Luyện toán
 Luyện phép cộng dạng 14 + 3 
	I. Mục tiêu: 
 - Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép cộng và tính nhẩm.
	II. Hoạt động dạy- học:
HĐ1. HS làm bảng con: 
	16	 15	 13	12
	 +	 +	 +	 +
	 3 4 2	 4
 - HS nêu cách thực hiện.
 - GV nhận xét bổ sung
HĐ2: Luyện tập
 - HS làm vào vở 
 Bài 1: Đặt tính rồi tính:
	12 + 3 	11 + 5 	12 + 7	 
 13 + 2	16 + 4	 7 + 2 	
 Bài 2: Tính nhẩm:
	18 + 1 =	12 + 0 =	15 + 3 =
 Bài 3: Tính: 
10 + 1 + 3 =	15 + 3 + 1 =
 Bài 4: Nối: ( Theo mẫu):
12+2
11 + 7
17
19
13 + 3
15 + 1
12
16
14 + 3
17 + 2
14
18
 - HS làm bài - GV theo dõi.
 Chấm, chữa bài.
	III. Hoạt động củng cố: 
 - GV nhận xét giờ học. Tuyên dương những bạn làm bài tốt.
-------------------------------------------------------------------
Tự học
hoàn thành bài tập
	 I.mục tiêu:
 - HS tự kiểm tra và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
	 II. hoạt động dạy học:
 - GV nêu yêu cầu giờ học .
 - GV hướng dẫn tự kiểm tra và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
 * Những HS đã hoàn thành bài tập trong VBT, GV hướng dẫn HS luyện đọc lại bài 81 một lần và viết các từ ứng dụng trong bài.
 - GV quan sát hướng dẫn thêm.
 - Cuối tiết học GV nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------------------------
Thứ Ba, ngày 19 tháng 1 năm 2009
Thể dục
Động tác vươn thở , tay và chân của bài thể dục phát triển chung.
	I. Mục tiêu:
 - Biết cách thực hiện 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Bước đầu biết thực hiện động tác chân. 
 - Biết cách điểm số hàng dọc theo tổ.
	II. Địa điểm - Phương tiện
 - Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ nơi tập.
 - Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.
	III. Các hoạt động dạy- học
1. Phần mở đầu
 - GV nhận lớp, phổ biến ND, yêu cầu giờ học. Cán sự, tập hợp, điểm số báo cáo sĩ số.
 - Khởi động. Chạy nhẹ nhàng trên sân tập.
 - Xoay cổ tay, chân,hông,gối
 - Trò chơi: “Diệt các con vật có hại ” GV tổ chức cho HS chơi.
2. Phần cơ bản 
 - Tập 2 động tác vươn thở và tay: GV làm mẫu, giải thích động tác. Cán sự lớp điều khiển. GV theo dõi , quan sát biểu dương. Đội hình tập 2 hàng dọc.
 - Học động tác chân. GV làm mẫu,quan sát, uốn nắn, sửa sai.
 - Ôn 3 động tác đã học. Đội hình hàng ngang
3. Phần kết thúc.
 - Thả lỏng chân tay. Cả lớp thả lỏng chân tay, cúi người lỏng, hít thở sâu.
 - Nhận xét giờ học
 - Giao bài tập về nhà: Ôn 3 động tác thể dục đã học.
--------------------------------------------------------------------
Toán
luyện tập
	I. Mục tiêu
 - Thực hiện phép cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 20, cộng nhẩm dạng 14 + 3.
	II. Đồ dùng dạy học:
 - Gv: Phiếu học tập phục vụ trò chơi.
 - HS : Bảng con, phấn.
	III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 	- Gọi h/s K lên bảng làm BT số 3 trong SGK của tiết 74.
- HS dưới lớp và GV nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
 * Hoạt động 1: Củng cố làm tính cộng dạng: 14 + 3
 Bài 1: HS đọc y/c bài.
 - GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở ô li. (h/s TB,Y, KT làm cột 1,2. HS K, G làm cột 1, 2, 4 cột 3 về nhà tự làm ).
 - Gọi lần lượt 4 hs lên bảng làm bài, G/v nhận xét, chữa bài.
 Bài 2: H/s K,TB nêu y/c bài tập.
 - Gv tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn, Hình thức chơi tiếp sức. 2 đội chơi, mỗi đội cử 4 bạn tham gia chơi.
 - Cách chơi: Như đã hướng dẫn các tiết trước.
* Hoạt động 2: Củng cố dạng tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu tính trong một biểu thức.
 Bài 3: H/s K,TB nêu y/c bài tập (h/s K,G nêu cách làm).
 - Ba h/s K,G lên bảng làm bài. ở dưới làm vào vở bài tập.G/v quan sát giúp đỡ h/s TB, Y.
 - H/s và G/v nhận xét bài trên bảng.
 Bài 4: Hướng dẫn h/s về nhà làm bài.
3. Củng cố, dặn dò. 
 - Trò chơi: Tiếp sức. G/v gắn các phiếu bài tập đã chuẩn bị lên bảng, chọn 2 đội chơi mỗi đội 5 em, chơi theo hình thức tiếp sức. Thi trong 1 phút,đội nào nhanh và đúng k/q đội đó thắng cuộc.
 - G/v nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------------------
Học vần
Bài 82: ich, êch
	I.Mục tiêu:
 - HS đọc được: ich, êch, tờ lịch, con ếch; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ich, êch, tờ lịch con ếch.
 - Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Chúng em đi du lịch. 
	II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: tờ lịch, con ếch.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - 4 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ ứng dụng.
 - HS viết vào bảng con: Tổ 1: viên gạch Tổ2: sạch sẽ Tổ 3: kênh rạch.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Dạy vần ich
 * Nhận diện vần
 - HS cài âm i sau đó cài âm ch . GV đọc ich HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần ich có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 - Đánh vần: i - ch - ich
 - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: ich
 - GV: Vần ich có trong tiếng lịch GV ghi bảng
? Tiếng l ... uả đúng lên bảng.
 Bài 2: HS nêu y/c bài tập (h/s K,TB nêu). 
 - GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn. Hình thức chơi tiếp sức. 2 đội chơi, mỗi đội cử 4 bạn tham gia chơi.
 - Cách chơi: Như đã hướng dẫn các tiết trước. HS đọc lại toàn bài sau khi đã nhận xét kết quả đúng.
* Hoạt động 3: Củng cố thực hiện phép tính có đến 2 dấu tính trong một biểu thức. Bài 3: H/s K,G nêu y/c bài tập. G/v hướng dẫn:
 - H/s K,G nêu cách làm, h/s TB,Y, nhắc lại.
 - Gọi 3 h/s K,TB lên bảng làm, ở dưới làm vào vở ô li . G/v quan sát giúp đỡ h/s TB,Y.
- H/s và g/v nhận xét bài trên bảng.
 Bài 4: G/v treo bảng phụ. H/s yêu cầu. 
 ? Muốn nối được chính xác thì ta phải làm gì trước tiên (h/s K,G trả lời, h/s TB,Y nhắc lại).
 - HS chơi trò chơi : Ong tìm chữ. 2 đội chơi, mỗi đội cử 4 bạn lên tham gia chơi, HS sẽ tiếp sức nhau nối phép tính với kết quả sao cho đúng.
 - Sau 2 phút đội nào nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò. 
 - Qua tiết luyện tập này giúp ta củng cố kiến thức gì ?
 - Dặn h/s làm BT 4 vào giờ tự học.
 - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những bạn làm bài tốt.
-------------------------------------------------------------------
Đạo đức 
	lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo ( T2)
	I. Mục tiêu
 - Như đã trình bày ở tiết 1.
	II. Đồ dùng dạy học:
+ GV : Điều 12 về công ước quốc tế về quyền trẻ em.
+ HS : Kể về một bạn biết lễ phép và vâng lời thầy, cô giáo.
	III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
 ? Khi gặp thầy cô giáo các em cần làm gì?
2. Bài mới: 
 * Hoạt động 1: Kể những tấm gương đã biết lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
 - H/s kể trước lớp câu chuyện đã chuẩn bị.
 - Cả lớp trao đổi, nhận xét.
 - G/v kể một vài tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường biết lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo.
 - Sau mỗi câu chuyện, h/s có thể nhận xét: Bạn nào trong câu chuyện đã lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo ?
 * Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
 - G/v chia nhóm 4 và yêu cầu: 
 ? Em sẻ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô giáo.
 - Các nhóm thảo luận. G/v quan sát giúp đỡ các nhóm.
 - Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp trao đổi nhận xét.
 * Kết luận: Khi bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy.
* Hoạt động 3: HS vui múa hát về chủ đề “lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”.
 - H/s K, G đọc hai câu thơ cuối, h/s TB,Y đọc lại.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị trước bài: Em và các bạn.
------------------------------------------------------------------------ 
Học vần
Bài 84: op, ap
	 I.Mục tiêu:
 - HS đọc được: op, ap, họp nhóm, muá sạp; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: op, ap, họp nhóm, muá sạp.
 - Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông. 
	II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: họp nhóm, múa sạp.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - 4 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ ứng dụng.
 - HS viết vào bảng con: Tổ 1: thác nước Tổ2: chúc mừng Tổ 3: ích lợi
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Dạy vần op
 * Nhận diện vần
 - HS cài âmô sau đó cài âm p . GV đọc op HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần op có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 - Đánh vần: o - p - op
 - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: op
 - GV: Vần op có trong tiếng họp GV ghi bảng
? Tiếng họp có âm gì , vần gì và dấu gì?
 - HS đánh vần : hờ - op - hóp - nặng - họp theo cá nhân, tổ, lớp
 - HS đọc trơn: họp theo cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì?
 - GV: Tiếng họp có trong từ họp nhóm GV ghi bảng.
 - HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS đọc: op, họp, họp nhóm, họp nhóm, họp, op.
 - GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS
c.Dạy vần ap
 (Quy trình dạy tương tự như vần op )
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
 - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
 - Tìm tiếng có chứa vần vừa học
đ. Luyện viết:
 - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
 - HS viết vào bảng con: op, ap, họp nhóm, múa sạp.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
 - HS đọc lại bài của tiết 1
+ HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
 - Đọc câu ứng dụng
+ HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì?
 - GV ghi câu ứng dụng lên bảng
 - HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
b. Luyện viết :
 - HS viết vào vở tập viết : op, ap, họp nhóm, múa sạp.
 - GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
 - HS đọc tên bài luyện nói: Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông.
 - HS quan sát tranh trong SGK và nêu câu hỏi như SHD để HS trả lời
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần op, ap vừa học.
	IV. Củng cố - dặn dò:
 - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
 - GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------
 Buổi chiều Luyện Tiếng Việt
Luyện Đọc, viết bài op, ap
	I. Mục tiêu:
 - Luyện đọc, viết các tiếng, từ có vần op, ap
 - Rèn luyện kỹ năng nghe viết đúng cho HS.
 	II. Các hoạt động dạy - học:
	1. Đọc bài ở SGK
 - HS đọc bài op, ap theo cá nhân , nhóm , cả lớp
 - GV nhận xét - cho điểm.
 	 2. HS viết bài vào bảng con:
 - GV đọc cho HS viết 1 số từ : múa sạp, đóng góp, xe đạp, chóp núi, tháp chuông, ....
 - GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
 	 3. Thực hành : HS làm bài tập vào vở BTTV
 - Hướng dẫn HS làm bài tập 1 , 2 , 3.
 - HS nêu yêu cầu của từng bài .
 Bài 1: Nối
 Bài 2: Điền vần op hay ap.
 Bài 3: Viết từ .
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - chữa bài .
 - Nhận xét tiết học - dặn dò.
-----------------------------------------------------------------------
Luyện Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Luyện trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 20. Trừ dạng 17 - 4 .
II. hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
 - HS làm vào bảng con, 2 HS lên bảng làm, nhận xét, chữa bài.
 27 - 3 47 - 3
2. Bài mới:
 - GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong vở bài tập Toán bài : Phép trừ dạng 17 - 4
 - HS nêu yêu cầu từng bài tập.
 - GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu bài.
 - HS làm bài ở VBT. GV quan sát, giúp đỡ thêm HS yếu.
3. Chấm, chữa bài.
 - GV chấm bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những bạn làm bài tốt.
------------------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt sao
-----------------------------------------------------------------------
Thứ Sáu, ngày 22 tháng 1 năm 2010
Học vần
Bài 85: ăp, âp
	 I.Mục tiêu:
 - HS đọc được: ăp, âp, cải bắp, cá mập; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ăp, âp, cải bắp, cá mập.
 - Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Trong cặp sách của em. 
	II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: cải bắp, cá mập.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - 4 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ ứng dụng.
 - HS viết vào bảng con: Tổ 1: con cọp Tổ2: giấy nháp Tổ 3:ĩe đạp
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Dạy vần ăp
 * Nhận diện vần
 - HS cài âm ă sau đó cài âm p . GV đọc ăp HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần ăp có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 - Đánh vần: ă - p - ăp
 - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: ăp
 - GV: Vần ăp có trong tiếng bắp GV ghi bảng
? Tiếng bắp có âm gì , vần gì và dấu gì?
 - HS đánh vần : bờ - ắp - bắp - sắc - bắp theo cá nhân, tổ, lớp
 - HS đọc trơn: bắp theo cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì?
 - GV: Tiếng bắp có trong từ cải bắp GV ghi bảng.
 - HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS đọc: ăp, bắp, cải bắp, cải bắp, bắp, ăp.
 - GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS
c.Dạy vần âp
 (Quy trình dạy tương tự như vần ăp )
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
 - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
 - Tìm tiếng có chứa vần vừa học
đ. Luyện viết:
 - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
 - HS viết vào bảng con: ăp, âp, cải bắp, cá mập.
Tiết 2
3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
 - HS đọc lại bài của tiết 1
+ HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
 - Đọc câu ứng dụng
+ HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì?
 - GV ghi câu ứng dụng lên bảng
 - HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
b. Luyện viết :
 - HS viết vào vở tập viết : ăp, âp, cải bắp, cá mập.
 - GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
c. Luyện nói: 
 - HS đọc tên bài luyện nói: Trong cặp sách của em.
 - HS quan sát tranh trong SGK và nêu câu hỏi như SHD để HS trả lời
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ăp, âp vừa học.
	IV. Củng cố - dặn dò:
 - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
 - GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------
Thủ công
gấp mũ ca lô (tiết 2)
	I. Mục tiêu
 - Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
 - Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
	II. Đồ dùng dạy học:	
 - GV: Một chiếc mũ ca nô có kích thước lớn, một tờ giấy hình vuông to.
 - HS một tờ giấy mầu, một tờ giấy vở thủ công, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:	
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của h/s.	
2. Bài mới:	
 * Hoạt động 1: Học sinh thực hành.
 ? Nhắc lại quy trình gấp mũ ca nô. H/s K,G trả lời, h/s TB,Y nhắc lại).
 - Cả lớp thực hành gấp mũ ca nô. G/v q/sát giúp đỡ h/s TB,Y.
 * Lưu ý: Nếu nhiều học sinh còn lúng túng, G/v có thể h/d trước lớp.
 - Gấp song mũ G/v hướng dẫn h/s trang trí bên ngoài mũ theo ý thích của mỗi em.
* Hoạt động 2: Học sinh trưng bày sản phẩm.
 - G/v tổ chức trưng bày sản phẩm, chọn một vài sản phẩm đẹp để tuyên dương.
 - G/v nhắc h/s dán sản phẩm vào vở thủ công.
3. Củng cố,dặn dò:
 - G/v nhận xét thái độ học tập, sự chuẩn bị và kỹ năng gấp của học sinh.
 - Gv dặn h/s ôn lại các bài đã học và chuẩn bị giấy màu cho bài kiểm tra tuần tới.
-----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 20 ca ngay CKTKN.doc